MENU

BILINGUAL BLOG – BLOG SONG NGỮ ANH VIỆT SHARE KNOWLEGE AND IMPROVE LANGUAGE

--------------------------- TÌM KIẾM TRÊN BLOG NÀY BẰNG GOOGLE SEARCH ----------------------------

TXT-TO-SPEECH – PHẦN MỀM ĐỌC VĂN BẢN

Click phải, chọn open link in New tab, chọn ngôn ngữ trên giao diện mới, dán văn bản vào và Click SAY – văn bản sẽ được đọc với các thứ tiếng theo hai giọng nam và nữ (chọn male/female)

- HOME - VỀ TRANG ĐẦU

CONN'S CURENT THERAPY 2016 - ANH-VIỆT

150 ECG - 150 ĐTĐ - HAMPTON - 4th ED.

VISUAL DIAGNOSIS IN THE NEWBORN

Monday, July 29, 2013

Putin’s Petroleum Problem VẤN ĐỀ DẦU MỎ CỦA PUTIN





Putin’s Petroleum Problem

VẤN ĐỀ DẦU MỎ CỦA PUTIN
By Thane Gustafson
Foreign Affairs, số 11-12/2012

How Oil Is Holding Russia Back—and How It Could Save It

Dầu mỏ đang cản trở nước Nga như thế nào – và Nga phải làm gì để cứu mình.

Last winter, a wave of mass demonstrations suddenly broke the surface calm of Russian politics. A new middle class, born of the oil-based prosperity of the last decade, took to the streets to voice its opposition to the perceived corruption of the political elite, especially United Russia, the ruling party of then Prime Minister Vladimir Putin. For a time, as the protest movement gained momentum, the very foundations of the regime appeared to shake. But in the March 2012 presidential election, Putin managed to win comfortably in the first round, and despite widespread charges of manipulation, even the opposition conceded that he had earned a convincing victory.

Mùa Đông năm 2011, một làn sóng biểu tình trên quy mô lớn đột ngột phá vỡ sự bình yên trên bề mặt của nền chính trị Nga. Một tầng lớp trung lưu mới, được sinh ra trong sự thịnh vượng dựa trên dầu mỏ của thập kỷ trước, đã kéo xuống đường phố để lên tiếng phản đối sự tham nhũng được nhận thấy ở giới tinh hoa chính trị, đặc biệt là Đảng nước Nga thống nhất, đảng cầm quyền của Thủ tướng Vladimir Putin. Trong một thời gian ngắn, khi phong trào phản kháng bắt đầu có đà, chính những nền móng của chế độ dường như bị lung lay. Nhưng trong cuộc bầu cử Tổng thống vào tháng 3/2012, Putin đã giành chiến thắng một cách dễ dàng ở vòng đầu tiên, và bất chấp những lời cáo buộc thao túng lan rộng, ngay cả phe đối lập cũng phải thừa nhận rằng ông đã có một chiến thắng thuyết phục.


The unprecedented protests and Putin’s return to the presidency renewed speculation about whether Russia will keep moving toward political and economic modernity or lapse back into Soviet-style stagnation instead. The answer to that question can be found in the country’s most important economic sector: oil. Since the collapse of the Soviet Union, the Russian government has become increasingly dependent on revenue from oil exports. It taxes the lion’s share of the profits of producers and transfers them to the rest of the economy through state-mandated investment programs and state-funded welfare, pensions, and subsidies. The spectacular growth of state income generated by oil has helped keep Putin in power, enabling him to secure the support of key interest groups and maintain, at least until recently, a high level of popularity.

Các cuộc phản kháng chưa từng thấy này và sự quay trở lại chức Tổng thống của Putin đã gợi lại những dự đoán về việc liệu Nga sẽ tiếp tục tiến lên hiện đại hoá chính trị và kinh tế hay thay vào đó, sẽ quay lại với tình trạng đình trệ theo phong cách Xô Viết. Câu trả lời cho câu hỏi này có thể được tìm thấy trong lĩnh vực kinh tế quan trọng nhất của Nga: dầu mỏ. Kể từ khi Liên Xô sụp đổ, Chính phủ Nga ngày càng trở nên phụ thuộc vào nguồn doanh thu từ xuất khẩu dầu mỏ. Nước này đánh thuế phần lớn lợi nhuận của các nhà sản xuất và chuyển giao những khoản thuế này cho phần còn lại của nền kinh tế thông qua các chương trình đầu tư do nhà nước ủy quyền và phúc lợi, lương hưu và trợ cấp do nhà nước tài trợ. Sự tăng trưởng ngoạn mục của thu nhập quốc gia, được tạo ra nhờ dầu mỏ, đã giúp Putin tiếp tục nắm quyền, cho phép ông đảm bảo sự ủng hộ của các nhóm lợi ích chu yếu và duy trì, ít nhất cho đến tận gần đây, sự ủng hộ của dân chúng ở mức độ cao.

For now, high oil prices are keeping this system running. But sustaining it requires a steadily expanding stream of revenue from commodities, especially oil. In the coming years, however, oil profits are more likely to shrink than grow. For the past two decades, Russia has coasted on an oil legacy inherited from Soviet days. The assets of that era are now deteriorating. Russia is not running out of oil, but it is running out of cheap oil. Much of the oil still in the ground will be more difficult and costly to find and produce. As expenses go up, profit margins will decline. At the same time, the oil industry will have to spend more of its remaining profits on its own renewal.

Hiện nay, giá dầu ở mức cao đang giúp cho hệ thống này tiếp tục vận hành. Nhưng để duy trì nó, đòi hỏi một dòng doanh thu mở rộng ổn định từ hàng hóa, đặc biệt là dầu mỏ. Tuy nhiên trong những năm tới, lợi nhuận từ dầu mỏ có nhiều khả năng hơn sẽ thu hẹp thay vì tăng trưởng. Trong hai thập kỷ qua, Nga đã phát triển một cách dễ dàng nhờ di sản dầu mỏ được thừa hưởng từ thời kỳ Liên Xô. Tài sản của kỷ nguyên đó giờ đang ngày càng giảm giá trị. Nga không cạn kiệt dầu mỏ mà nước này đang cạn kiệt nguồn dầu giá rẻ. Một số lượng lớn dầu mỏ, vẫn nằm dưới lòng đất, sẽ ngày càng khó khăn và tốn kém để tìm thấy và sản xuất. Khi chi phí tăng, cận biên lợi nhuận sẽ giảm. Đồng thời, nền công nghiệp dầu mỏ sẽ phải dành nhiều hơn phần lợi nhuận còn lại của mình để tái thiết chính nó.

Neither Russia’s oil industry nor the Russian state, however, is adequately prepared to deal with the coming challenge. Both have spent the last two decades competing for control of the country’s oil assets instead of cooperating to modernize the industry and prepare for the next stage of development. The state’s fiscal and regulatory system, although it has been successful in extracting revenue, constrains investment and stifles innovation. The result is an industry that lags behind its foreign peers, and this at the very moment that the global oil industry is experiencing an unprecedented technological revolution. At the same time, Russia is showing some of the classic signs of what economists call “Dutch disease,” the economic stagnation, especially in manufacturing, caused by an overreliance on commodity exports at the expense of other parts of the economy. In the words of Alexei Kudrin, Russia’s finance minister from 2000 to 2011, “The oil industry, from being a locomotive for the economy, has become a brake.”

Tuy nhiên, cả nền công nghiệp dầu mỏ của Nga và nhà nước Nga đều chưa đủ sẵn sàng để đối phó với thách thức sắp tới. Cả hai đều dành hai thập kỷ trước để tranh giành quyền kiểm soát các tài sản dầu mỏ cua nước này thay vì hợp tác để hiện đại hóa nền công nghiệp và chuẩn bị cho giai đoạn phát triển tiếp theo. Mặc dù hệ thống tài chính và quy chế của nước này đã thành công trong việc tạo doanh thu, nhưng nó lại hạn chế đầu tư và kìm hãm sự đổi mới. Kết quả là một nền công nghiệp đang tụt lại đằng sau các nước bạn, vào đúng thời điểm nền công nghiệp dầu mỏ toàn cầu đang trải qua một cuộc cách mạng công nghệ chưa từng có. Đồng thời Nga đang cho thấy một số dấu hiệu kinh điển về cái mà các nhà kinh tế học gọi là “Căn bệnh Hà Lan”, sự đình trệ về kinh tế, đặc biệt trong sản xuất, gây ra bởi sự phụ thuộc quá mức vào xuất khẩu hàng hóa mà các thành phần khác của nền kinh tế phải chịu thiệt hại. Theo lời của Alexei Kudrin, Bộ trưởng Tài chính của Nga từ năm 2000 đến 2011: “Nền công nghiệp dầu mỏ, từ vị trí đầu tàu nền kình tế, giờ đã trở thành một cái phanh”.

Although Russia’s leaders view the country’s dependence on oil with growing anxiety, there is no realistic escape: oil will dominate the future of Russia for years to come. But Moscow can still choose how to deal with that dominance. On the one hand, the state could further expand its role in the oil industry, squeezing out private shareholders, forcing down dividends, and dictating where the oil companies invest their resources. But that is unlikely to provide much incentive for efficiency or innovation. On the other hand, it could follow a more productive path. The government could rein in its spending, thereby reducing the need for oil revenues, and loosen its grip on the oil industry, so as to encourage the type of innovation that will renew it.

Mặc dù các nhà lãnh đạo của Nga đang ngày càng lo lắng về sự phụ thuộc vào dầu mỏ của nước này nhưng vẫn chưa có một lối thoát thực sự nào: dầu mỏ sẽ chi phối tương lai của Nga trong nhiều năm tới. Nhung Mátxcơva vẫn có thể chọn cách để đối phó với sự chi phối đó. Một mặt, nhà nước có thể mở rộng hơn nữa vai trò của mình trong ngành công nghiệp dầu mỏ bằng cách tạo sức ép lên các cổ đông tư nhân, dìm cổ tức xuống, và ra lệnh cho các công ty dầu mỏ đầu tư nguồn lực của họ vào đâu. Nhưng điều đó dường như không có khả năng tạo ra nhiều động lực cho hiệu quả và đổi mới. Mặt khác, nhà nước có thể đi theo một con đường hiệu quả hơn. Chính phủ có thể hạn chế chi tiêu của mình, nhờ đó sẽ làm giảm nhu cầu đối với doanh thu từ dầu mỏ, và nới lỏng sự phụ thuộc vào nền công nghiệp dầu mỏ, để khuyến khích một hình thức đổi mới mà sẽ làm mới nền công nghiệp này.

And so oil, paradoxically, is both a force for prolonged political and economic stasis and Russia’s best hope for escaping it. For political leaders in Moscow, the oil industry inherited from Soviet times still generates enough income to support a comfortable political and economic system in which it is all too tempting to linger. Only if this industry modernizes will Russia have the revenues to support any sort of transition — and that will happen only if the state and its policies modernize along with it. Yet for now, thanks to high oil prices, the leadership seems more inclined to choose the status quo than adaptation.

Và do đó, thật nghịch lý, dầu mỏ vừa là nguyên nhân dẫn đến sự đình trệ chính trị và kinh tế kéo dài, vừa là động lực cho hi vọng lớn nhất của Nga để thoát khỏi sự đình trệ đó. Đối với các nhà lãnh đạo ở Mátxcơva, nền công nghiệp dầu mỏ, được thừa hưởng từ thời kỳ Xô Viết vẫn tạo ra đủ thu nhập để hỗ trợ một hệ thống chính trị và kinh tế sung túc mà vẫn còn quá cám dỗ để không rời bỏ nó. Chỉ khi nền công nghiệp này hiện đại hóa, Nga mới có doanh thu để hỗ trợ cho bất cứ sự chuyển giao nào – và điều đó sẽ chỉ xảy ra khi nhà nước và các chính sách của mình hiện đại hóa cùng với nó. Tuy nhiên hiện nay, nhờ có giá dầu ở mức cao, ban lãnh đạo dường như có xu hướng lựa chọn nguyên trạng thay vì điều chỉnh cho thích nghi.

BUST AND BOOM

The origins of the present dilemma lie in Russia’s difficult exit from its Soviet past. Russia wasn’t always so addicted to oil. Only in the last decade and a half of the Soviet Union’s existence did its leaders use oil and gas exports as a means of propping up their sagging system and avoiding change. Then, when the Soviet industrial economy imploded, it left natural resources, most notably oil and gas, as the chief remaining sources of value.


Tan vỡ và bùng nổ

Nguồn gốc của thế tiến thoái lưỡng nan hiện tại nằm ở lối thoát khó khăn của Nga khỏi quá khứ Xô Viết. Nga không phải luôn ham mê dầu mỏ đến vậy. Chỉ trong một thập kỷ rưỡi cuối cùng tồn tại của Liên Xô, các nhà lãnh đạo của nước này mới dùng đến xuất khẩu dầu mỏ và khí đốt là phương tiện để chống đỡ cho hệ thống đang ngày càng suy sụp của họ và né tránh sự thay đổi. Sau đó, khi nền kinh tế công nghiệp Xô Viết nổ tung, nó để lại nguồn tài nguyên thiên nhiên, đáng chú ý nhất là dầu mỏ và khí đốt, như những nguồn giá trị quan trọng còn lại.

The oil industry of the Soviet era was highly developed but flawed. Most of its production came from a handful of giant fields in western Siberia that had been damaged by shortsighted practices caused by political pressure to maximize production. Keeping the oil flowing required massive increases in capital investment, but with the sudden drop in world oil prices in 1986 and the financial crisis that followed, the weakened Soviet state was no longer able to provide the requisite financing. With the end of the Soviet system, oil investment collapsed, and production plummeted. Russia’s oil output, which was the highest in the world as late as 1987, dropped steadily over the following nine years, before bottoming out in 1996 at around half the Soviet-era peak.

Nền công nghiệp dầu mỏ của kỷ nguyên Xô Viết đã rất phát triển nhưng lại có những sai lầm. Hầu hết sản lượng của ngành này đều đến từ một số mỏ dầu khổng lồ ở miền Tây Siberia, đã bị tổn hại do những hành động thiển cận gây ra bởi sức ép chính trị buộc tối đa hóa sản xuất. Duy trì dòng chảy dầu mỏ đòi hỏi phải tăng vốn đầu tư lên rất nhiều, nhưng với sự sụt giảm đột ngột trong giá dầu mỏ thế giới vào năm 1986 và cuộc khủng hoảng tài chính tiếp theo đó, nhà nước Xô Viết suy yếu không còn đủ khả năng để cung cấp nguồn vốn cần thiết nữa. Với sự kết thúc của hệ thống Xô Viết, đầu tư vào dầu mỏ đã sụp đổ, và sản xuất dầu giảm mạnh. Sản lượng dầu, đang ở mức cao nhất thế giới vào năm 1987, đã giảm dần trong 9 năm tiếp theo, trước khi chạm đáy vào năm 1996 xuống mức chỉ bằng khoảng một nửa sản lượng cao nhất trong kỷ nguyên Xô Viết.

The government began denationalizing the oil industry in 1992, and a new generation of privately owned oil companies was born. But the oil in Russia’s ground still belonged to Moscow, as did the pipeline system. The state still controlled the borders and the customs posts, however tenuously. It retained the authority, if not always the actual power, to control exports, especially of crude oil. Thus, despite its apparent liberation, the oil industry remained enmeshed in a system of government controls that, although half comatose in the 1990s, could be revived at virtually a moment’s notice.

Chính phủ nước này đã bắt đầu tư nhân hóa nền công nghiệp dầu mỏ vào năm 1992, và một thế hệ các công ty dầu mỏ tư nhân ra đời. Nhưng dầu ở Nga vẫn thuộc về Mátxcơva, và hệ thống đường ống dẫn dầu cũng như vậy. Nhà nước vẫn kiểm soát các biên giới và trạm hải quan, tuy nhiên theo một cách hời hợt. Nhà nước vẫn giữ quyền kiểm soát nếu không nói là luôn luôn duy trì quyền lực thực sự đối với hàng xuất khẩu, đặc biệt là dầu thô. Do đó, bất chấp sự tự do bề ngoài, nền công nghiệp dầu mỏ vẫn bị mắc kẹt trong một hệ thống các quyền kiểm soát của chính phủ mà mặc dù một nửa trong số các quyền đó đã suy yếu trong những năm 1990, có thể được phục hồi gần như ngay lập tức.

Nevertheless, privatization, combined with a timely recovery of oil prices, had its effect. Oil production began growing again in 1999 and by 2002 was increasing at nearly ten percent per year, with seemingly no end in sight. In 2002, the newly privatized oil companies accounted for over 83 percent of Russian oil output. Two new industry leaders, Yukos and Sibneft, under the command of two self-made entrepreneurs, Mikhail Khodorkovsky and Roman Abramovich, applied production methods and management techniques — chiefly, hydraulic fracturing and horizontal drilling — never seen before in Russia. Other private oil companies were following close behind, and investors snapped up shares in them on Western stock exchanges.

Tuy nhiên, tư nhân hóa, kết hợp với sự phục hồi đúng lúc của giá dầu mỏ đã có tác động của nó. Sản xuất dầu bắt đầu tăng lại trong năm 1999 và vào năm 2002, sản xuất đã tăng gần 10% mỗi năm, và dường như không có dấu hiệu dừng lại. Vào năm 2002, các công ty dầu mỏ mới được tư nhân hóa chiếm 83% sản lượng dầu của Nga. Hai đầu tàu của nền công nghiệp mới, Yukos và Sibneft, thuộc sở hữu của hai doanh nhân thành đạt bằng chính sức mình, Mikhail Khodorkovsky và Roman Abramovich, đã áp dụng các phương pháp sản xuất và kỹ thuật quản lý – chủ yếu là nứt vỉa thủy lực và khoan ngang – trước đó chưa từng xuất hiện ở Nga. Các công ty dầu mỏ tư nhân khác lúc đó đang theo sát đằng sau, và các nhà đầu tư đã chộp mua ngay cổ phần trong các công ty này trên thị trường chứng khoán phương Tây.

Putin, when he was elected president in 2000, initially sounded like a classic economic liberal, championing capitalism and economic reform. He appeared to have reached a modus vivendi with the private-sector oligarchs of the Yeltsin years, based on a principle of mutual noninterference. Foreign oil companies became increasingly active in Russia, and the new Russian oil industry launched ambitious plans for investment in Caspian Sea reserves, a pipeline to China, refineries in Europe, and a major new supply line to North America. To many observers at the time, it appeared that the victory of free-market capitalism in Russia was all but complete.

Putin, khi được bầu làm Tổng thống vào năm 2000, ban đầu có vẻ như một người theo chủ nghĩa tự do về kinh tế cổ điển, ông ủng hộ chủ nghĩa tư bản và các cải cách kinh tế. Ông dường như đã đạt đến một hình thức thỏa hiệp tạm thời với các đầu sỏ chính trị trong khu vực tư nhân trong những năm tháng Yeltsin, dựa trên nguyên tắc không can thiệp lẫn nhau. Các công ty dầu mỏ nước ngoài đã trở nên ngày càng chủ động ở Nga, và nền công nghiệp dầu mỏ mới của Nga đã khởi xướng những kế hoạch đầu tư đầy tham vọng vào dự trữ dầu tại biển Caspian, một đường ống dẫn dầu tới Trung Quốc, các nhà máy lọc dầu ở châu Âu và dây chuyền cung ứng lớn mới tới Bắc Mỹ. Đối với rất nhiều quan sát viên vào thời điểm đó, dường như chiến thắng của chủ nghĩa tư bản thị trường tự do ở Nga đã gần như trọn vẹn.

But as oil prices rose throughout the decade, Russia’s young oil companies became irresistible prizes for an increasingly powerful state. Behind the apparent dominance of the private companies, a newly resurgent state-owned oil corporation, Rosneft, was rapidly gaining strength. The Russian government, armed with powerful new tax laws, was already capturing a growing share of the private companies’ profits and would go on to capture far more. Khodorkovsky’s resistance to the state’s reassertion of power brought him into bitter conflict with Putin (especially when Khodorkovsky’s political ambitions became clear), and in 2003, Khodorkovsky was arrested on charges of tax evasion, and the government began expropriating Yukos. In the wake of the Yukos affair, the double-digit growth in Russian oil production soon subsided. By the middle of the decade, the private sector had been clipped back, the private owners had been humbled, the oil boom was over — and the state was back.

Nhưng khi giá dầu đã tăng trong suốt thập kỷ đó, các công ty dầu mỏ non trẻ của Nga đã trở thành những phần thưởng không thể cưỡng lại đối với một nhà nước ngày càng quyền lực. Đằng sau sự thống trị bề ngoài của các công ty tư nhân, một tập đoàn dầu mỏ nhà nước mới trỗi dậy, Rosneft, đã mạnh lên nhanh chóng. Chính phủ Nga, với những luật thuế mới, đã giành được ngày càng nhiều hơn phần lợi nhuận của các công ty tư nhân và sẽ tiếp tục giành được nhiều hơn nữa. Sự chống đối của Khodorkovsky trước sự tái khẳng định quyền lực của nhà nước đã khiến ông có mâu thuẫn gay gắt với Putin (đặc biệt khi các thầm vọng chính trị của Khodorkovsky trở nên rõ ràng), và vào năm 2003, Khodorkovsky đã bị bắt vì tội trốn thuế, và chính phủ bắt đầu sung công Yukos. Tiếp nối sự kiện Yukos, tỷ lệ tăng trưởng hai con số trong sản xuất dầu của Nga chăng bao lâu sau đã giảm xuống. Vào giữa thập kỷ đó, khu vực tư nhân đã lại bị thu hẹp, nhũng chủ sở hữu tư nhân bị hạ thấp, thời kỳ bùng nổ dầu mỏ đã kết thúc – và nhà nước đã quay trở lại.

Even so, oil production continued to grow, if more slowly than before, and for a time, the Russian political and economic system seemed to have reached a stable equilibrium. But then came the 2008 global financial crisis and the recession that followed. Global oil prices dropped sharply, and in 2009, Russia’s GDP fell by 7.8 percent — the steepest drop of any major economy. The oil companies cut back spending, and in 2008, Russian oil production declined for the first time since the mid-1990s.


Mặc dù vậy, sản xuất dầu đã tiếp tục phát triển, nếu không nói là với tốc độ chậm hơn trước rất nhiều, và trong một thời gian, hệ thống chính trị và kinh tế Nga dường như đã đạt đến trạng thái cân bằng ổn định. Nhưng cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 đã đến và kéo theo nó là tình trạng suy thoái, Giá dầu toàn cầu giảm mạnh, và trong năm 2009, GDP của Nga rớt xuống mức 7,8% – sự sụt giảm mạnh mẽ nhất đối với bất cứ nền kinh tế lớn nào. Các công ty dầu mỏ đã cắt giảm chi tiêu và vào năm 2008, sản xuất dầu của Nga lần đầu tiên sụt giảm kể từ giữa những năm 1990.

PROFITS IN PERIL

In the years since the crisis, overall oil output has recovered, but signs of trouble are everywhere. Russian oil production is on track to increase this year by about one percent, but only at the price of a skyrocketing rise in capital spending. Investment in the oil fields, which was up by 34 percent in 2011 to a record $31 billion, could well reach $40 billion this year. Despite the industry’s best efforts, its western Siberian core has entered a long-term decline. If overall output is still growing, it is only thanks to a handful of new fields, located mainly in the frontier regions of eastern Siberia, where production is more expensive. The Energy Ministry has warned Russia’s leadership that, on the current trajectory, oil production could well be in decline by 2020.

Lợi nhuận bị đe dọa

Trong vòng nhiều năm kể từ cuộc khủng hoảng, tổng sản lượng dầu đã phục hồi, nhưng những dấu hiệu về tình trạng rối loạn vẫn ở khắp mọi nơi. Sản xuất dầu của Nga trên đà tăng thêm khoảng 1% trong năm 2012, nhưng ở mức giá rất cao vì sự gia tăng mạnh trong chi tiêu vốn. Đầu tư vào các giếng dầu, đã tăng 34% trong năm 2011 lên mức kỷ lục 31 tỷ USD, lên đến 40 tỷ USD trong năm 2012. Bất chấp những nỗ lực cao nhất của nền công nghiệp này, trung tâm ở miền Tây Siberia của nó đã rơi vào suy giảm trong dài hạn. Nếu tổng sản lượng vẫn tăng, đó là nhờ vào số lượng lớn các mỏ dầu mới, phần lớn được đặt ở các khu vực biên giới của miền Đông Siberia, nơi mà việc sản xuất dầu đắt đỏ hơn. Bộ Năng lượng đã cảnh báo ban lãnh đạo Nga rằng, với chiều hướng phát triển như hiện nay, sản xuất dầu rất có thể sẽ giảm vào năm 2020.

To prevent that outcome, the industry will have to search beyond its Soviet-era perimeter for new sources of oil: offshore in the Arctic, in the remote eastern Siberian wilderness, and in the deeper horizons of western Siberia. The fields in these places are variously deeper, hotter (or colder), higher in pressure, higher in sulfur content, more remote, or more geologically complex than those tapped in Russia today. So it will take more time and more money to extract oil from them.

Để ngăn chặn hậu quả ấy, ngành công nghiệp này sẽ phải vượt qua ranh giới kỷ nguyên Xô Viết của nó để tìm ra những nguồn dầu mới: ngoài khơi Bắc Băng Dương, vùng hoang dã xa xôi ở miền Đông Siberia, và những tầng địa chất sâu hơn ở miền Tây Siberia. Các mỏ dầu ở những nơi này sâu hơn, nóng (hoặc lạnh) hơn, áp suất không khí, nồng độ lưu huỳnh cao hơn, ở xa hơn hoặc có địa lý phức tạp hơn những khu mỏ đang được khai thác ở Nga ngày nay, ở những mức độ khác nhau. Do đó, sẽ cần nhiều thời gian và nhiều tiền hơn để khai thác dầu từ những khu vực này.

The problem, however, is that Russia’s oil industry has been slow to replace the inefficient practices of the command-economy era with more modern management structures and techniques. Although hydraulic fracturing and horizontal drilling have by now become standard throughout the Russian industry, global oil technology has since moved on, and the Russian oil companies have yet to follow. In particular, the Russian oil companies have only limited experience in the Arctic offshore, which will likely provide much of Russia’s oil and gas in the future.


Tuy nhiên, vấn đề ở đây là nền công nghiệp dầu mỏ của Nga đã chậm chễ trong việc thay thế các cách thức thiếu hiệu quả của kỷ nguyên kinh tế kế hoạch tập trung bằng các cấu trúc và kỹ thuật quản lý hiện đại hơn. Mặc dù kỹ thuật nứt vỉa thủy lực và khoan ngang giờ đã trở thành tiêu chuẩn trong nền công nghiệp của Nga, công nghệ dầu mỏ toàn cầu vẫn tiếp tục phát triển, và các công ty dầu mỏ của Nga giờ đây vẫn còn phải tiếp tục noi theo. Đặc biệt, các công ty dầu mỏ của Nga có rất ít trải nghiệm ở ngoài khơi Bắc Băng Dương, nơi có khả năng sẽ mang đến cho Nga rất nhiều dầu mỏ và khí đốt trong tương lai.

The basic reason for the industry’s failure to evolve is straightforward: so long as the inherited fields continue to produce, companies see little need to change. In addition, the state’s heavy tax burden and restrictive regulations have left the companies — both state-owned and private — little incentive to invest in new technology or to improve their efficiency. And without progress on these fronts, expenses will continue to rise inexorably. Higher costs will mean lower profits and, ultimately, lower revenues for the state.

Lý do cơ bản cho thất bại trong việc phát triển của nền công nghiệp này rất dễ hiểu: chừng nào mà các mỏ dầu được thừa hưởng từ kỷ nguyên Xô Viết vẫn tiếp tục sản xuất, các công ty hầu như đều thấy không cần thiết phải thay đổi. Hơn nữa, gánh nặng thuế của nhà nước và các quy định hạn chế đã khiến cho các công ty – cả các công ty nhà nước và tư nhân – gần như không còn động lực để đầu tư vào công nghệ mới hoặc cải thiện năng suất của họ. Và không có tiến bộ trong những mặt trận này, các chi phí sẽ tiếp tục gia tăng mà không thể ngăn lại được. Các chi phí cao hơn sẽ đồng nghĩa với lợi nhuận thấp hơn và cuối cùng là doanh thu thấp hơn cho nhà nước.


In other words, the Russian state’s primary source of income is in jeopardy, even as its dependence on it continues to grow. Oil and gas (the price of which is largely linked to oil) together account for about 30 percent of Russian GDP, and since 2000, the steady rise in prices has driven about half of Russia’s GDP growth. Today, oil provides nearly 40 percent of the government’s tax revenues. Thus, the Russian economy and state are acutely vulnerable to any decline in oil profits.

Nói cách khác, nguồn thu nhập chính của nhà nước Nga đang lâm nguy, ngay cả khi sự phụ thuộc của nhà nước vào nó vẫn tiếp tục gia tăng. Dầu mỏ và khí đốt (giá của mặt hàng này phần lớn có liên quan đến dầu mỏ) chiếm 30% GDP của Nga, và kể từ năm 2000, sự gia tăng đều đặn trong giá của các mặt hàng này đã là động lực kích thích khoảng 50% tăng trưởng GDP của Nga. Hiện nay, dầu mang lại gần 40% doanh thu thuế của chính phủ nước này. Do đó, nền kinh tế và nhà nước Nga sẽ bị tổn thương sâu sắc trước bất cứ sự sụt suy giảm nào trong lợi nhuận từ dầu mỏ.

The pressure would be especially severe in the event of a decline in oil prices. Oil prices are back to record-high levels, and it is easy to imagine them staying that way. Rising demand from Asia and the Middle East, continuing increases in the costs of finding and producing oil, and growing instability in places where oil is produced (including the Middle East and Africa) could well keep pushing oil prices higher and higher. But it is not difficult to imagine the opposite scenario. In North America, the production of gas found in underground shale basins and of “tight oil” trapped in compact rock formations, made possible by new technology, is gathering speed at an astonishing rate, far outstripping all forecasts. As innovative techniques for producing shale gas and tight oil spread to the rest of the world, they are dramatically altering the outlook for energy production. The global economy may now stand on the threshold of a new era of more abundant hydrocarbons, possibly at lower prices.

Áp lực này sẽ đặc biệt nghiêm trọng khi giá dầu giảm. Giá dầu đang quay trở lại những mức cao kỷ lục, và rất dễ có thể hình dung ra rằng chúng sẽ duy trì tình trạng này. Nhu cầu ngày càng tăng từ châu Á và Trung Đông, sự gia tăng liên tục trong chi phí tìm kiếm và sản xuất dầu mỏ, và sự bất ổn ngày càng gia tăng ở những nơi sản xuất dầu mỏ (bao gồm Trung Đông và châu Phi) rất có thể đẩy giá dầu lên cao hơn nữa. Nhưng không khó để hình dung ra một kịch bản trái ngược. Ở Bắc Mỹ, việc sản xuất khí đốt, được tìm thấy ở các lưu vực đá phiến dưới lòng đất và “dầu đá phiến” bị mắc kẹt trong các cấu tạo đá rắn, trở nên khả thi bằng công nghệ mới, đang tiến bộ với tốc độ đáng ngạc nhiên, vượt xa tất cả các dự báo. Bởi vì các kỹ thuật đổi mới trong sản xuất khí đốt đá phiến và dầu đá phiến đang lan đến phần còn lại của thế giới, những kỹ thuật này đang làm biến đổi mạnh mẽ triển vọng cho ngành sản xuất năng lượng. Nền kinh tế toàn cầu hiện nay có lẽ đang đứng trên ngưỡng cửa của một kỷ nguyên mới dồi dào dầu mỏ, có khả năng ở những mức giá thấp hơn.


Normally, one might expect plentiful supplies and lower prices to stimulate consumption, but that may not be true for tomorrow’s oil demand. Today’s high prices have eaten into demand so much that the effects will be felt for a long time (just as they were for two decades after the oil shocks of the 1970s). Oil use has already peaked in the industrialized world, chiefly in Europe and the United States. Meanwhile, economic growth has slowed in many of the emerging-market countries, particularly in China and India, causing the growth of oil demand to slow as well. Lastly, some of the potential growth of oil demand will be met by natural gas. All these forces could combine to hold back oil demand and keep oil prices in check.

Thông thường, người ta có thể kỳ vọng về nguồn cung dồi dào và các mức giá thấp hơn để kích thích tiêu dùng, nhưng điều đó có lẽ không đúng với nhu cầu về dầu mỏ trong tương lai. Các mức giá cao hiện nay đã làm giảm nhu cầu nhiều đến mức các tác động này sẽ còn được cảm thấy trong một thời gian dài (như đã từng trong vòng 2 thập kỷ sau các cú sốc dầu mỏ vào những năm 1970). Việc sử dụng dầu đã đạt đỉnh ở các nước công nghiệp hóa, chủ yếu là ở châu Âu và Mỹ. Trong khi đó, tăng trưởng kinh tế đã chậm lại ở nhiều nước là những thị trường mới nổi, đặc biệt ở Trung Quốc và Ấn Độ, khiến tỷ lệ tăng trưởng trong nhu cầu về dầu mỏ cũng giảm. Cuối cùng, một phần tỷ lệ tăng trưởng tiềm năng của nhu cầu về dầu mỏ sẽ được đáp ứng bởi khí đốt tự nhiên. Tất cả những tác động này có thể kết hợp lại để kiềm chế nhu cầu về dầu mỏ và ngăn giá dầu tăng lên.


For now, the forces pushing prices higher are still dominant. But those that will eventually depress prices are getting stronger, and the likelihood of a longer-term environment of lower oil prices is increasing. Yet even if oil prices do no more than remain at today’s levels, the combination of higher oil costs, lower profits, and a lower tax take for the government places Russia’s entire system of distributing oil wealth at risk.


Trong thời điểm hiện nay, những động lực đẩy giá cao hơn vẫn có ảnh hưởng lớn. Nhưng những động lực cuối cùng sẽ đẩy giá xuống đang ngày càng mạnh hơn, và khả năng của một môi trường giá dầu thấp hơn trong dài hạn đang gia tăng. Tuy nhiên ngay cả nếu giá dầu không gì khác ngoài giữ nguyên ở những mức như hiện nay, sự kết hợp của chi phí sản xuất dầu lớn hơn, lợi nhuận thấp hơn và nguồn thu thuế cho chính phủ thấp hơn đang đặt toàn bộ hệ thống phân phối tài sản dầu mỏ của Nga vào tình thế nguy hiểm.

ESCAPE PLANS

Many in Russia’s ruling elite realize that trouble lies ahead. Since the 2008 crash, a remarkable debate has begun about the dangers of natural resource dependence — one of those periodic self-examinations for which the Russians are famous. But although the goal is clear, there is no consensus on how to achieve it. Instead, there are three competing plans for escaping from oil dependence:
    a program of high-tech modernization, associated with Russian Prime Minister Dmitry Medvedev;
    a market-reform model, championed by Russia’s former finance minister, Kudrin;
    and Putin‘s preferred plan of maintaining the same strong state role as today.

Những kế hoạch thoát hiểm

Nhiều người trong giới tinh hoa cầm quyền của Nga nhận ra rằng khó khăn đang nằm ở phía trước. Kể từ cuộc khủng hoảng dầu mỏ năm 2008, một cuộc tranh luận đáng chú ý đã bắt đầu về những nguy cơ của việc phụ thuộc vào tài nguyên thiên nhiên – một trong những sự tự kiểm tra định kỳ mà người Nga rất nổi tiếng về nó. Nhưng mặc dù mục tiêu rõ ràng, vẫn không có sự nhất trí về việc làm thế nào để đạt được nó. Thay vào đó, có ba kế hoạch cạnh tranh để thoát khỏi sự phụ thuộc vào dầu mỏ: một chương trình hiện đại hóa công nghệ cao, gắn với Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev; một mô hình cải cách thị trường, được cựu Bộ trưởng Tài chính của Nga, Kurdin ủng hộ; và một kế hoạch được ưa thích của Putin nhằm duy trì vai trò nhà nước mạnh mẽ giống như hiện nay.

During his four years as president, Medvedev put forward an ambitious agenda of economic modernization and diversification, amounting to a call for a change of direction from the policies of the previous decade. “For centuries,” he declared in 2010, “we have shipped our raw materials abroad, and imported all the ‘smart’ products.” This state of affairs has profoundly discouraged would-be innovators and entrepreneurs. One of Medvedev’s supporters, Andrei Klepach, a deputy economic development minister, put the situation even more pungently: “Russia,” he said, has become “a country that exports oil, girls, and future Nobel Prize laureates.”

Trong vòng 4 năm giữ chức Tổng thống, Medvedev đã thúc đẩy một chương trình nghị sự đầy tham vọng về hiện đại hóa và đa dạng hóa kinh tế, giống như một lời kêu gọi cho sự thay đổi về đường hướng khỏi các chính sách của thập kỷ trước. Ông đã tuyên bố vào năm 2010 rằng: “Trong hàng thế kỷ, chúng ta đã vận chuyển nguyên vật liệu thô của chúng ta ra nước ngoài, và nhập khẩu tất cả sản phẩm ‘thông minh’”. Tình thế này đã làm nhụt chí những nhà cải cách hoặc các doanh nhân tương lai. Một trong những người ủng hộ Medvedev, Andrei Klepach, Thứ trưởng Bộ Phát triển Kinh tế Nga, đã đánh giá tình hình này thậm chí còn nhức nhối hơn: Ông nói “Nga” đã trở thành “một nước xuất khẩu dầu mỏ, các cô gái và những người đoạt giải Nobel Hòa bình tương lai”.

The program Medvedev advanced centered on high-tech innovation, in computers, nanotechnology, advanced medicine, nuclear power, and space. Drawing inspiration from Silicon Valley, he announced plans for a new innovation center called Skolkovo. He even opened a Twitter account to signal the new direction. Energy played an important role in his program, but the focus was not on increasing supply but on limiting consumption by becoming more energy efficient. Meanwhile, Medvedev and his supporters contended, the government should invest oil revenues in high-tech manufacturing and put as little as possible back into the oil sector itself. For many Russians, however, Medvedev’s program, in its ambition and sweep, was disturbingly reminiscent of the Soviet five-year plans. It involved the same top-down modernization by political mandate, the same drive to overcome decades of lag in one giant leap.

Chương trình mà Medvedev thúc đẩy tập trung vào đổi mới công nghệ cao, máy tính, công nghệ nano, y học tiên tiến, năng lượng hạt nhân, và không gian vũ trụ. Lấy cảm hứng từ Thung lũng Silicon, ông tuyên bố những kế hoạch về một trung tâm đổi mới mới mang tên Skolkovo, ông thậm chí còn lập một tài khoản trên trang mạng xã hội Twitter để báo hiệu về hướng đi mới này. Năng lượng đóng vai trò quan trọng trong chương trình của ông, nhưng trọng tâm không phải là gia tăng nguồn cung mà là hạn chế tiêu thụ bằng cách trở nên hiệu quả hơn về năng lượng. Đồng thời, Medvedev và những người ủng hộ ông đã cho rằng, chính phủ nên đầu tư nguồn doanh thu dầu mỏ vào sản xuất công nghệ cao và đầu tư ngược trở lại khu vực dầu mỏ càng ít càng tốt. Tuy nhiên, đối với nhiều người Nga, chương trình của Medvedev, về tham vọng và phạm vi của nó, gợi nhớ một cách đáng lo ngại về những kế hoạch 5 năm Xô Viết. Nó liên quan đến sự hiện đại hóa từ trên xuống bởi sự ủy quyền về chính trị, cùng nỗ lực để vượt qua hàng thập kỷ tụt hậu bằng một bước nhảy vọt phi thường.

In contrast, the vision put forward by Kudrin — whose policies did much to keep Russians’ finances on an even keel — marks a return to the agenda of market-oriented reform. In his view, state budgets have spiraled out of control, and the days of rapidly increasing oil production and high oil prices are coming to an end. Kudrin openly criticized Medvedev’s modernization program and the Kremlin’s plans to increase military spending. He reserved special ire for the Ministry of Economic Development’s aim to fund Russia’s modernization through annual deficits. The state should strive to create the best possible investment climate, Kudrin argued, and stop trying to channel investment through large state corporations, since these breed corruption and lead to capital flight. Only if inflation remains low, the currency stays stable, and property rights are protected will entrepreneurs have an incentive to take risks and invest in Russia. In many ways, Kudrin’s formula represents a revival of the program Putin appeared to back in his first term. But in 2011, finding no support for his proposals, Kudrin resigned from the government.

Trái lại, tầm nhìn được đề xuất bởi Kurdin – mà chính sách của ông đã làm rất nhiều để giữ cho ngân sách của người Nga ổn định – đánh dấu sự quay trở lại với một chương trình nghị sự về cải cách theo định hướng thị trường. Theo quan điểm của ông, ngân sách nhà nước đã tăng vượt ra ngoài tầm kiểm soát, và những ngàv tháng sản lượng dầu tăng nhanh và giá dầu ở mức cao đang sắp kết thúc. Kurdin đã công khai chỉ trích chương trình hiện đại hóa của Medvedev và các kế hoạch của điện Kremlin nhằm gia tăng chi tiêu quân sự, ông đặc biệt tức giận trước mục tiêu của Bộ Phát triển Kinh tế nhằm cấp vốn cho chương trình hiện đại hóa của Nga qua những khoản thâm hụt hàng năm. Kurdin lập luận rằng nhà nước Nga nên cố gắng thiết lập một môi trường đầu tư tốt nhất có thể và dừng những nỗ lực nhằm phân phối các khoản đầu tư qua các tập đoàn nhà nước lớn, bởi vì những điều này là mầm mống gây ra tham nhũng và dẫn đến hiện tượng “tháo chạy vốn”. Chỉ khi lạm phát duy trì ở mức thấp, đồng tiền nước này mới tiếp tục ổn định, và các quyền sở hữu được bảo vệ, các doanh nghiệp mới có động lực để chấp nhận rủi ro và đầu tư vào Nga. Bằng nhiều cách, kế hoạch của Kurdin đại diện cho sự hồi sinh của chương trình mà dường như Putin đã ủng hộ trong nhiệm kỳ đầu tiên của mình. Nhưng vào năm 2011, cảm thấy những đề xuất của mình không được ủng hộ, Kurdin đã từ chức khỏi chính phủ.


Putin’s vision differs from Medvedev’s and Kudrin’s not so much in its goals as in its means. For Putin, oil and gas remain the only realistic source of capital for Russia’s growth, and the best way to enhance the industry’s performance is to maintain strong state control. He sees oil as still abundant in Russia and contends that if supplies seem short, companies must simply look harder. In his conception, private oil companies’ loyalties should lie not with their shareholders but with the state. In fact, Putin’s preferred vehicle for finding, producing, and transporting oil is a large state-owned company that mostly exports refined products, rather than crude oil. In his view, the state remains the engine of growth and progress; the job of the oil industry is simply to provide the fuel for it.

Tầm nhìn của Putin không khác nhiều với Medvedev và Kurdin trong những mục tiêu cũng như cách thức thực hiện nó. Đối với Putin, dầu mỏ và khí đốt vẫn là nguồn vốn thực tế duy nhất đối với sự tăng trưởng của Nga, và cách tốt nhất để nâng cao khả năng hoạt động của ngành công nghiệp là duy trì quyền kiểm soát mạnh mẽ của nhà nước. Ông quan niệm rằng dầu mỏ vẫn còn rất dồi dào ở Nga và cho rằng nếu các nguồn cung cấp có vẻ thiếu, đơn giản là công ty phải cố gắng tìm kiếm nhiều hơn nữa. Theo quan niệm của ông, lòng trung thành của các công ty dầu mỏ tư nhân không nên dành cho các cổ đông mà nên dành cho nhà nước. Quả thực, phương tiện ưa thích của Putin đối với việc tìm kiếm, sản xuất và vận chuyển dầu mỏ là một công ty nhà nước lớn, chủ yếu xuất khẩu các sản phẩm đã được tinh chế, thay vì dầu thô. Theo ông, nhà nước vẫn là đầu máy tăng trưởng và tiến bộ; công việc của ngành công nghiệp dầu mỏ đơn giản chỉ là cung cấp nhiên liệu cho nó.

Putin denounces Russia’s dependence on oil just as Medvedev and Kudrin have. But his view is tempered by the belief that oil can play an indispensable role for decades to come, not only as a source of revenue but also as an instrument of regional development at home and geopolitical influence abroad. Unlike Medvedev and his team, Putin praises the oil industry as a potential technological leader, although to him, it takes second place to supposedly more advanced industries, such as the military sector. As he sees it, the state should continue to channel revenues from oil to support other strategic sectors.


Putin cũng kịch liệt phản đối sự phụ thuộc của Nga vào dầu mỏ, giống như Medvedev và Kurdin. Nhưng quan điểm của ông được dung hòa bởi niềm tin rằng dầu mỏ có thể đóng một vai trò tất yếu trong hàng thập kỷ tới, không chỉ như là nguồn doanh thu mà còn như một công cụ phát triển mang tầm khu vực ở trong nước và tầm ảnh hưởng địa chính trị ở nước ngoài. Không giống như Medvedev và êkíp của ông, Putin tán dương ngành công nghiệp dầu mỏ là đầu tàu công nghệ đầy tiềm năng, mặc dù đối với ông, nó chỉ đứng ở vị trí thứ hai trong những ngành công nghiệp được cho là tiên tiến hơn, như lĩnh vực quân sự. Như cách ông quan niệm về ngành công nghiệp này, nhà nước nên tiếp tục phân phối các nguồn doanh thu từ dầu mỏ để hỗ trợ cho các lĩnh vực chiến lược khác.


Characteristically, Putin has sought to push the Russian oil companies toward change through a combination of exhortation and administrative pressure, along with an assortment of ad hoc tax breaks. He has encouraged Rosneft, now under the leadership of his longtime associate Igor Sechin, to conclude a series of alliances with major foreign oil companies to develop Russia’s skills in Arctic offshore exploration and production. These partnerships could mark an important new chapter in the relationship between the Russian oil companies and the global oil industry. Putin and Sechin’s strong support for them suggests they understand the urgency of the situation and are responding to it — yet by essentially the same state-led means that they have favored in the past.

Nét đặc trưng của Putin là tìm cách để thúc đẩy các công ty dầu mỏ của Nga thay đổi thông qua sự kết hợp giữa những lời cổ vũ và áp lực hành chính, đi cùng với một loạt các khoản giảm thuế đặc biệt. Ông đã khuyến khích Rosneft, giờ đang nằm dưới quyền lãnh đạo của người cộng sự trong thời gian dài của ông, Igor Sechin, liên minh với các công ty dầu mỏ lớn ở nước ngoài để phát triển khả năng của Nga trong việc thăm dò và sản xuất ngoài khơi Bắc Băng Dương. Những quan hệ đối tác này có thể đánh dấu một chương quan trọng mới trong mối quan hệ giữa các công ty dầu mỏ của Nga và ngành công nghiệp dầu mỏ toàn cầu. Sự ủng hộ mạnh mẽ của Putin và Sechin đối với họ cho thấy họ hiểu sự khẩn cấp của tình huống này và đang đối phó với nó – tuy nhiên về bản chất cùng những biện pháp do nhà nước chỉ đạo mà họ đã ủng hộ trong quá khứ.

So far, as Putin begins his third term as president, his vision dominates. One might suppose, indeed, that with Medvedev’s demotion to the premiership and Kudrin’s departure from the government, their views have lost influence altogether. Yet in reality, all three remain strongly represented, and the actual direction of policy is likely to reflect a continuing competition among them.

Cho đến nay, khi Putin bắt đầu nhiệm kỳ thứ ba của mình với tư cách Tổng thống, tầm nhìn của ông sẽ chi phối. Quả thực, người ta có thể cho rằng với việc “giáng cấp” Medvedev xuống chức Thủ tướng và việc Kurdin rời khỏi chính phủ, những quan điểm của họ nhìn chung đã mất đi tầm ảnh hưởng. Tuy nhiên trên thực tế, cả ba nhân vật này vẫn hiện diện một cách mạnh mẽ, và đường hướng chính sách thực sự dường như đang phản ảnh một sự cạnh tranh liên tục giữa họ.

Despite their apparent differences, all three visions are bullish on Russia’s capacity to compete in the global economy as a leading producer of high-tech products and services. But that, to put it mildly, is a brave bet, no matter whose vision prevails. Russia, with its diminished human and physical capital, will be hard-pressed to keep up with the emerging economies of Asia and the mature knowledge economy of the United States, which continues to lead the world in innovation and entrepreneurship. For the foreseeable future, hydrocarbons will remain Russia’s chief comparative advantage.

Bất chấp những sự khác biệt rõ ràng của họ, cả ba tầm nhìn đều làm tăng khả năng của Nga để cạnh tranh trong nền kinh tế toàn cầu với tư cách nhà sản xuất hàng đầu về các sản phẩm và dịch vụ công nghệ cao. Nhưng điều đó, nói một cách đơn giản, là một vụ cá cược đầy dũng cảm, cho dù tầm nhìn của ai thắng thế. Nước Nga, với nguồn vốn về nhân lực và vật chất đang bị thu hẹp, sẽ gặp nhiều khó khăn để theo kịp các nền kinh tế mới nổi của châu Á và nền kinh tế tri thức trưởng thành của Mỹ, mà vẫn tiếp tục dẫn đầu thế giới trong đổi mới và tinh thần kinh doanh. Trong tương lai gần, dầu mỏ sẽ vẫn là lợi thế cạnh tranh chủ yếu của Nga.

THE COMING FISCAL CRISIS

Although Putin managed to win the presidential election with ease this time, in 2018, when he could run yet again, it will not be so easy. By then, Putin will have been president for 14 years and the de facto head of the country for nearly 19. The opposition will be better organized, and given the rapid spread of the Internet and social networking in Russia, it will have gained strength and depth outside the capital. By that time, a whole post-Soviet generation will have come of age. New leaders will have emerged, possibly from regions outside Moscow, where political life is waking up. The opposition will find increased support from a population that will feel even more alienated by the perceived excesses of the favored elites than it does today. Whatever signs of wear the regime is showing today will be all the more severe by the end of the decade.

Cuộc khủng hoảng tài chính đang đến gần

Mặc dù lần này Putin đã giành được chiến thắng trong cuộc bầu cử Tổng thống một cách dễ dàng, nhưng vào năm 2018, khi ông vẫn có thể ra ứng cử một lần nữa, mọi việc sẽ không dễ dàng đến như vậy. Đến lúc đó, Putin sẽ giữ chức Tổng thống được 14 năm và trên thực tế là nguyên thủ quốc gia trong gần 19 năm. Phe đối lập sẽ được tổ chức tốt hơn, và do sự phổ biến rộng rãi của mạng Internet và mạng xã hội ở Nga, đến năm 2018, phe này sẽ đạt đến sức mạnh và độ sâu sắc vưọt ra ngoài thủ đô. Vào thời điểm đó, toàn bộ thế hệ hậu Xô Viết sẽ đến tuổi trưởng thành. Những nhà lãnh đạo mới lúc đó sẽ nổi lên, có thể từ những khu vực bên ngoài Mátxcơva, nơi mà đời sống chính trị đang thức tỉnh. Phe đối lập sẽ tìm thấy sự hỗ trợ được gia tăng từ dân chúng, những người sẽ cảm thấy thậm chí bị xa lánh hơn so với hiện nay bởi những gì được hiểu là những sự thái quá của giới tính hoa được ưu đãi. Bất cứ những dấu hiệu của sự biến chất nào mà chế độ hiện đang cho thấy sẽ còn nghiêm trọng hơn vào cuối thập kỷ này.

Still, so long as the Kremlin is able to retain the loyalty of the business and political elites and continue running the welfare system on which the majority of the population depends, the regime is likely to remain stable. But sometime in the coming decade — just when is impossible to predict, because it hinges on so many variables — the state could well see oil revenues decline, even as its reliance on them grows. Even if world oil prices remain at their current highs, Russia’s budget and trade balance surpluses will shrink, and the tide of money that has enabled the Kremlin to meet everyone’s growing expectations for the past decade will vanish. Then and only then will the preconditions for the end of the Putin era be present.

Tuy nhiên, chừng nào mà Kremlin có thể duy trì sự trung thành của giới tinh hoa kinh doanh và chính trị và tiếp tục vận hành hệ thống phúc lợi mà phần lớn dân số phụ thuộc vào đó, chế độ này có thể vẫn tiếp tục ổn định. Nhưng một lúc nào đó trong thập kỷ tới – đúng khi nào thì không thể dự đoán, bởi vì nó xoay quanh rất nhiều biến số – nhà nước này rất có thể sẽ hiểu ra rằng nguồn doanh thu từ dầu mỏ đang giảm, thậm chí khi sự phụ thuộc của nhà nước này vào nguồn doanh thu ấy tăng lên. Mặc dù giá dầu thế giới vẫn duy trì ở những mức cao như hiện nay, ngân sách và cán cân thặng dư cán cân thương mại của Nga sẽ thu hẹp, và dòng tiền, đã cho phép Kremlin đáp ứng những kỳ vọng ngày càng gia tăng của tất cả mọi người trong thập kỷ qua sẽ biến mất. Khi đó và chỉ khi đó, những điều kiện tiên quyết cho sự kết thúc của kỷ nguyên Putin sẽ xuất hiện.


At that point, Russia will not necessarily plunge into crisis overnight. Thanks to a decade of prudent fiscal and monetary management — largely the work of Kudrin — the government will likely have plenty of room to borrow; Russia’s external debt is currently at an ultralow 15 percent of GDP. The ruble could be allowed to devalue, which would curtail imports and make exports more competitive. Russia could spend from its foreign currency reserves, which rank today as the third largest in the world. Yet these are only temporary fixes. Major spending programs will have to be cut back, including socially sensitive ones, such as pensions and subsidies. The state’s rainy-day funds will be depleted. Inflation will eat away at the population’s savings. The promise of growing prosperity, which has sustained the popularity and legitimacy of the present regime for so long, will erode.

Vào thời điểm đó, nước Nga không nhất thiết sẽ rơi vào cuộc khủng hoảng chỉ trong một sớm một chiều. Nhờ có một thập kỷ quản lý tài chính và tiền tệ thận trọng – phần lớn là đóng góp của Kurdin – chính phủ dường như sẽ có rất nhiều khả năng để vay tiền. Nợ nước ngoài của Nga hiện nay đang ở mức rất thấp, 15% GDP. Đồng rúp có thể được phép phá giá, điều này sẽ làm giảm nhập khẩu và khiến hàng hóa xuất khẩu trở nên cạnh tranh hơn. Nga có thể dùng những khoản dự trữ ngoại tệ của mình để chi tiêu, mà hiện nay đang đứng vị trí thứ ba về dự trữ ngoại tệ trên thế giới. Tuy nhiên những điều này chỉ là những biện pháp ổn định tạm thời. Các chương trình chi tiêu lớn sẽ phải cắt giảm, bao gồm nhũng chương trình nhạy cảm về mặt xã hội như lương hưu và trợ cấp. Các quỹ dự phòng trường hợp khẩn cấp của nhà nước sẽ dần cạn kiệt. Lạm phát sẽ làm giảm giá trị các khoản tiền gửi tiết kiệm của dân chúng. Lời hứa về sự thịnh vượng ngày càng tăng, điều đã duy trì lòng tin của dân chúng và tính hợp pháp của chế độ hiện tại trong thời gian dài, sẽ phai nhạt dần.

In the midst of all this, the state will finally be driven to confront head-on the difficult choice it has long avoided: whether to lessen the tax burden it imposes on the oil industry so as to enable the industry to invest in the next generation of fields and technologies. What the state was unwilling to do more than marginally in the past it will be forced to do on a much larger scale in the future, when it will no longer enjoy comfortable surpluses. In this and other ways, the politics of the expanding pie will give way to the much more painful politics of the shrinking one.

Giữa tất cả những điều này, nhà nước Nga cuối cùng sẽ bị dồn vào thế phải đối mặt với sự lựa chọn khó khăn trước mắt mà từ lâu họ đã cố gắng tránh: liệu có nên giảm bớt gánh nặng thuế mà nhà nước áp đặt cho ngành công nghiệp dầu mỏ để tạo điều kiện cho ngành công nghiệp này có thể đầu tư vào thế hệ các mỏ dầu và công nghệ tiếp theo hay không. Điều mà nhà nước này không muốn làm ở quy mô lớn trong quá khứ sẽ buộc phải làm trên quy mô lớn hơn rất nhiều trong tương lai, khi nước này không còn được hưởng những khoản thặng dư lớn nữa. Bằng cách này hay cách khác, nền chính trị của chiếc bánh ngày càng to ra sẽ nhường chỗ cho nền chính trị rối ren hơn rất nhiều của chiếc bánh đang dần thu hẹp.

One can imagine two ways Russia could respond to this crisis. The first response would be counterproductive. Until now, oil profits have been divided among three main groups: shareholders, consumers, and the state. As the flow of profits tapers off, the temptation will grow for state players to squeeze out the remaining private owners, and the result would be a campaign of nationalizations. Were that to occur, the interest groups within the present power structure — the rival security services, the various generations of oligarchs, and so on — would fight with one another over the spoils, and a weakened Kremlin would have a hard time keeping order. Despite lower oil revenues, policymakers would remain reluctant to cut welfare payments to the population, causing budget deficits to grow. With taxes still prohibitively high, the oil companies, even though they will be increasingly state-owned, would respond by cutting back investment, leading to lower production. The result would be a downward spiral, as revenues shrank and the state sank deeper into debt.

Người ta có thể hình dung ra hai cách mà nước Nga có thể đối phó với cuộc khủng hoảng này. Phản ứng đầu tiên sẽ là phản tác dụng. Cho đến nay, lợi nhuận từ dầu mỏ được phân chia giữa ba nhóm chính: các cổ đông, người tiêu dùng và nhà nước. Khi dòng lợi nhuận bị thu hẹp, các bên tham gia thuộc nhà nước sẽ bị cám dỗ nhiều hơn trong việc gây áp lực lên những chủ sở hữu tư nhân còn lại, và kết quả sẽ là một chiến dịch quốc hữu hóa. Nếu việc đó xảy ra, các nhóm lợi ích trong cấu trúc quyền lực hiện nay – các cơ quan an ninh đối lập, những thế hệ đầu sỏ chính trị khác nhau, v.v… – sẽ đấu tranh với nhau để giành quyền lợi, và một điện Kremlin suy yếu sẽ có một khoảng thời gian khó khăn để duy trì trật tự. Bất chấp nguồn doanh thu dầu mỏ thấp hơn, những nhà hoạch định chính sách sẽ cảm thấy miễn cưỡng trong việc cắt giảm các khoản phúc lợi cho dân chúng, khiến thâm hụt ngân sách gia tăng. Với các khoản thuế vẫn ở mức rất cao, các công ty dầu mỏ, mặc dù chúng sẽ ngày càng được quốc hữu hóa, sẽ phản ứng lại bằng cách cắt giảm đầu tư, dẫn đến sản lượng thấp hơn. Kết quả sẽ là sự sụt giảm theo đường xoắn ốc; khi các khoản doanh thu thu hẹp lại và nhà nước lún sâu hơn vào nợ nần.

But Russia’s leaders could pursue a second, more constructive response. The state would have to reduce its dependence on oil revenues. This would mean adopting the main recommendations of Kudrin’s program: reforming the pension and welfare systems, cutting back subsidies to regional governments and dying industries, trimming military expenditures, and generally restoring budgetary discipline and improving the investment climate. Meanwhile, the state would have to refrain from wasteful ad hoc tax breaks and subsidies for the state’s pet causes and replace them with a modern and predictable system of profit-based taxation. It would also have to improve the regulatory and legal systems and stimulate changes in the structure of the oil industry itself, so as to encourage the innovation and entrepreneurship that will bring about its renaissance. This combination of budgetary and industrial reform is crucial; Russia will not be able to manage the coming crisis unless it fixes both its oil dependence and its struggling oil industry.

Nhưng các nhà lãnh đạo của Nga có thể theo đuổi giải pháp đối phó thứ hai, mang tính xây dựng hơn. Nhà nước sẽ phải giảm sự phụ thuộc của mình vào các khoản doanh thu từ dầu mỏ. Điều này có nghĩa là áp dụng những đề xuất chính trong chương trình của Kurdin: cải cách hệ thống tiền lương và phúc lợi, cắt giảm trợ cấp đối với các chính quyền địa phương và những ngành công nghiệp đang hấp hối, giảm chi tiêu cho quân sự, và nói chung khôi phục kỷ luật ngân sách và cải thiện môi trường đầu tư. Đồng thời, nhà nước sẽ phải kiềm chế để không đưa ra những khoản giảm thuế và trợ cấp đặc biệt lãng phí vì những mục đích được ưa thích của nhà nước và phải thay thế những điều này bằng một hệ thống thuế dựa trên lợi nhuận hiện đại và có thể dự báo. Nhà nước này cũng sẽ phải cải thiện những hệ thống quy định và pháp lý và khuyến khích những thay đổi trong cấu trúc của chính ngành công nghiệp dầu mỏ, để khuyến khích đổi mới và tinh thần kinh doanh, điều này sẽ mang lại sự phục hưng. Sự kết hợp giữa cải cách ngân sách và cải cách công nghiệp là cần thiết; Nga sẽ không thể xử lý được cuộc khủng hoảng đang đến gần nếu nước này không điều chỉnh được cả sự phụ thuộc dầu mỏ lẫn ngành công nghiệp dầu mỏ đang vật lộn của mình.

Some of the country’s energy insiders see another way out, however. Lately, news of the accelerating revolution in the production of tight oil in the United States has taken Russia’s oil sector by storm. The surprise turnaround of oil production in the United States has suddenly raised hopes that the Russian oil industry could achieve, by essentially the same means and in equally short order, a revival of its western Siberian fields and a new lease on life.

Tuy nhiên, một số người bên trong ngành năng lượng của nước này nhìn thấy một lối thoát khác. Gần đây, tin tức về cuộc cách mạng đang ngày càng tăng tốc trong sản xuất dầu đá phiến ở Mỹ đã thu hút khu vực dầu mỏ của Nga. Sự thay đổi 180 độ đáng ngạc nhiên của sản xuất dầu ở Mỹ đã đột ngột làm dấy lên những hi vọng rằng ngành công nghiệp dầu mỏ của Nga, về cơ bản bằng những biện pháp và sự nhanh chóng giống như vậy, có thể mang lại sự hồi sinh cho các mỏ dầu ở miền Tây Siberia và cuộc sống trở lại tốt đẹp.

This is an alluring vision, but it depends on one big assumption: that the competition, innovation, and trial and error that have driven the tight-oil revolution in the United States can occur in Russia. But these are the very elements that are mostly missing in the Russian oil industry today, and unless Russia undertakes meaningful reforms, the potential of tight oil there will be only partly and slowly realized.

Đây là một tầm nhìn đầy hấp dẫn, nhung nó phụ thuộc vào một giả định lớn: rằng sự cạnh tranh, đổi mới cũng như thử nghiệm và sai lầm, đã thúc đẩy cuộc cách mạng dầu đá phiến ở Mỹ có thể xảy ra ở Nga. Nhưng đây chính là những yếu tố gần như thiếu hụt trong ngành công nghiệp dầu mỏ của Nga ngày nay, và trừ phi Nga thực hiện những cải cách có ý nghĩa, tiềm năng của dầu đá phiến ở nước này sẽ chỉ được nhận ra một phần hoặc một cách chậm chạp.

Will Moscow choose reform? Over the past two decades, the country has revolutionized its economy, rewritten its laws, and reentered the world. In the process, talented and determined people have laid valuable foundations for a modern state. At the same time, the Soviet past continues to hold both people and institutions in its grip. The attempt by Putin to create what he calls a “vertical of power” — his system of centralized control — has impeded progress and bred corruption. That formula will lead to a dead end. And so Russia now stands at a crossroads. Whichever path it chooses, oil will be a central part of the choice — whether as a prize in a new division of spoils or as a catalyst for reform.

Liệu Mátxcơva có chọn cải cách hay không? Trong hai thập kỷ vừa qua, nước này đã cách mạng hóa nền kinh tế, viết lại luật, và tái gia nhập thế giới. Trong tiến trình này, những người có tài năng và quyết tâm đã đặt những nền tảng có giá trị lớn cho một nhà nước hiện đại. Đồng thời, quá khứ Xô Viết tiếp tục gây ảnh hưởng lên người dân và các tổ chức của Nga. Nỗ lực của Putin nhằm thiết lập cái mà ông gọi là “quyền lực theo chiều dọc” – hệ thống quyền lực tập trung hóa – đã ngăn cản sự tiến bộ và nuôi dưỡng tình trạng tham nhũng. Công thức đó sẽ dẫn tới một kết thúc bế tắc. Và vì vậy Nga giờ đang đứng ở ngã tư đường. Dù nước này chọn con đường nào đi chăng nữa, dầu mỏ sẽ vẫn là trọng tâm của sự lựa chọn đó – cho dù với tư cách một chiến lợi phẩm trong một sự phân chia quyền lợi mới hay với tư cách một chất xúc tác cho cải cách.




THANE GUSTAFSON is Professor of Government at Georgetown University and Senior Director of IHS Cambridge Energy Research Associates. This essay is adapted by permission of the publisher from his book Wheel of Fortune: The Battle for Oil and Power in Russia, Cambridge, Mass.: The Belknap Press of Harvard University Press. Copyright © 2012 by Thane Gustafson.

THANE Gustafson là giáo sư Chính phủ hocj tại Đại học Georgetown và Giám đốc cấp cao của Liên hiệp ghiên cứu năng lượng Cambridge, IHS. Bài viết này được điều chỉnh bởi sự cho phép của nhà xuất bản cuốn sách Bánh xe may nắn: Trận chiến về dầu và Quyền lực ở Nga, Cambridge, Mass.: Belknap Press của Đại học Harvard. Bản quyền © 2012 của Thane Gustafson.


http://www.foreignaffairs.com/articles/138363/thane-gustafson/putins-petroleum-problem


No comments:

Post a Comment

your comment - ý kiến của bạn