MENU

BILINGUAL BLOG – BLOG SONG NGỮ ANH VIỆT SHARE KNOWLEGE AND IMPROVE LANGUAGE

--------------------------- TÌM KIẾM TRÊN BLOG NÀY BẰNG GOOGLE SEARCH ----------------------------

TXT-TO-SPEECH – PHẦN MỀM ĐỌC VĂN BẢN

Click phải, chọn open link in New tab, chọn ngôn ngữ trên giao diện mới, dán văn bản vào và Click SAY – văn bản sẽ được đọc với các thứ tiếng theo hai giọng nam và nữ (chọn male/female)

- HOME - VỀ TRANG ĐẦU

CONN'S CURENT THERAPY 2016 - ANH-VIỆT

150 ECG - 150 ĐTĐ - HAMPTON - 4th ED.

VISUAL DIAGNOSIS IN THE NEWBORN

Saturday, June 22, 2013

Paracel and Spratly Archipelagos – Sovereignty: Historical and Legal Aspects (Part II) Hoàng Sa và Trường Sa - Chủ quyền: Các khía cạnh lịch sử và pháp lý (Phần II)





Paracel and Spratly Archipelagos – Sovereignty: Historical and Legal Aspects (Part II)

Hoàng Sa và Trường Sa - Chủ quyền: Các khía cạnh lịch sử và pháp lý (Phần II)
Discussions and debates during the one-day workshop – ‘Sovereignty over Paracel and Spratly Archipelagos: Historical and Legal Aspects’ – held in the Quang Ngai province at the end of April and organized by the Pham Van Dong University focused mostly on two topics related to the South China Sea issue: historical and legal aspects over the sovereignty of the Paracel (Hoang Sa) and Spratly (Truong Sa) archipelagos. A flashpoint that is involving more and more international actors with implications not solely at a regional level.

Thảo luận và tranh luận trong hội thảo kéo dài một ngày - "Chủ quyền trên quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa: Các khía cạnh về lịch sử và pháp lý" - được trường Đại học Phạm Văn Đồng tổ chức tại tỉnh Quảng Ngãi vào cuối tháng Tư và tập trung chủ yếu vào hai chủ đề liên quan đến vấn đề biển Đông: khía cạnh lịch sử và pháp lý về chủ quyền của Hoàng Sa (Paracel) và Trường Sa (Spratly). Một điểm nhấn đó là sự tham gia của nhiều diễn giả quốc tế với những tác động không chỉ ở cấp độ khu vực.

 
In presenting their arguments, a number of scholars and academics, both Vietnamese and foreign, stressed the importance of the role the international community could and should play in this context. For this reason, what was emphasized the most, particularly from the Vietnamese side, was the importance of providing historical proof of whose claims are valid and the unwillingness by the Chinese authorities to respect international law, underlining their “illegal occupations” of the islands and rocks of the two archipelagos.

Khi trình bày lập luận của mình, một số học giả và nhà nghiên cứu, cả Việt Nam và nước ngoài, đều nhấn mạnh tầm quan trọng của vai trò cộng đồng quốc tế có thể đảm đương trong bối cảnh này. Vì lý do này, cái được nhấn mạnh nhiều nhất, đặc biệt là từ phía Việt Nam, là tầm quan trọng của việc cung cấp bằng chứng lịch sử của nước có yêu sách chủ quyền nào là hợp lệ và sự thiếu sẵn lòng của chính quyền Trung Quốc trong việc tôn trọng luật pháp quốc tế, nhấn mạnh "sự chiếm đóng bất hợp pháp" của họ tại các đảo và đá của hai quần đảo này.
Historical evidence

Regarding the collection of historical evidence, the major point that emerged from the workshop was the clear proof of the jurisdiction exercised by the Nguyen Dynasty who ruled Dai Viet (The Great Viet) from 1802 to 1945. (1)

Bằng chứng lịch sử

Về việc thu thập bằng chứng lịch sử, các điểm chính nổi lên từ hội thảo là bằng chứng rõ ràng về thẩm quyền được thực hiện bởi triều đại nhà Nguyễn cai trị Đại Việt (Đại Việt) từ 1802 tới 1945. (1)

“The Nguyen Dynasty’s Official Document–administrative documents of the Vietnamese Feudal Royal Dynasties under the reign of the Nguyen Kings–feature the King’s red royal remarks of various types,” as stated in a recent Vietnamese publication: ‘Collection of Official Documents of the Nguyen Dynasty on the exercise of the Sovereignty of Vietnam over Hoang Sa (Paracel) and Truong Sa (Spratlys) archipelagos’, that is available in four languages: Vietnamese, English, French and Chinese. According to the National Archive centre I, State Records Management and Archives Department of Viet Nam, of the Ministry of Internal Affairs, “the Official Documents of the Nguyen Dynasty are categorized into 734 volumes with thousands of unit documents.”

"Các tài liệu văn bản hành chính chính thức của triều Nguyễn - triều đại Hoàng gia phong kiến Việt Nam dưới sự cai trị của các vua Nguyễn các châu bản do các vua Nguyễn bút phê," như đã nêu trong một ấn phẩm gần đây của Việt Nam: "Bộ sưu tập văn bản chính thức của triều Nguyễn về việc thực hiện chủ quyền của Việt Nam trên quần đảo Hoàng Sa (Paracel) và Trường Sa (Trường Sa)", có sẵn trong bốn thứ tiếng: Việt, Anh, Pháp và Trung. Theo trung tâm Lưu trữ Quốc gia I, Cục văn thư và lưu trữ Nhà nước Việt Nam, thuộc Bộ Nội vụ, "các tài liệu chính thức của triều Nguyễn được phân thành 734 tập với hàng ngàn tài liệu đơn vị."
The Nguyen Dynasty’s Official Document is important in terms of both form and substance. With regard to form, “these documents are original with the direct order from the Kings,” which makes it highly valuable from a legal standpoint. With regard to its substance, they “provide valuable information concerning the administration of the country in different aspects, including the exercise of sovereignty, which is of particular interest […] Although a number of the documents have been lost, the collected ones are more than enough to show the broad picture of the exercise of sovereignty over the two archipelagos by the Nguyen Dynasty.”

Tài liệu chính thức của triều Nguyễn là quan trọng cả về hình thức và nội dung. Xét nề hình thức "các tài liệu này là bản gốc với mệnh lệnh trực tiếp từ các vị vua", mà làm cho nó có giá trị cao theo một quan điểm pháp lý. Về nội dung, nó "cung cấp thông tin có giá trị liên quan đến việc quản lý đất nước trong các khía cạnh khác nhau, bao gồm cả việc thực thi chủ quyền, điều này được đặc biệt quan tâm [...] Mặc dù một số các tài liệu đã bị thất lạc, những tại liệu đã thu thập được là quá đủ để cho thấy bức tranh toàn cảnh của việc thực hiện chủ quyền đối với hai quần đảo của triều Nguyễn".
As regards the Paracels the evidence is as follows: “During the period when Vietnam was divided into two lordships under King Le—write Jonathan London and Vu Quang Viet (2)–the analyst Le Qui Don wrote in 1774 in his Phu bien tap luc recorded annual trips by Nguyen Lord of the South to the Paracels. When Vietnam was unified, the first King, King Gia Long declared sovereign claims over the Paracels in 1816. Gia Long and two subsequent Kings demonstrated effective sovereignty and control over the islands through repeated and well-documented official visits and reports over five decades. King Minh Mang annually from 1835-1838 sent troops to the Paracels, so did King Thieu Tri until 1854. These continuous actions clearly signify the effective control over the Paracels.” (3)

Về quần đảo Hoàng Sa, bằng chứng như sau: "Trong thời gian khi Việt Nam được chia hai miền dưới thời vua Lê - theo Jonathan London và Vũ Quang Việt (2) – học giả Lê Quý Đôn đã viết năm 1774 trong Phủ biên tạp lục, ghi lại các chuyến đi hàng năm của chúa Nguyễn ở miền Nam tới quần đảo Hoàng Sa. Khi Việt Nam được thống nhất, vị vua đầu tiên, vua Gia Long đã tuyên bố tuyên bố chủ quyền trên quần đảo Hoàng Sa vào năm 1816. Gia Long và hai vị vua sau đó đã chứng minh chủ quyền và kiểm soát các hòn đảo thông qua nhiều tài liệu và các chuyến thăm được ghi lại chính thức trong hơn năm thập kỷ. Vua Minh Mạng hàng năm từ 1835-1838 đều phái quân đội đến quần đảo Hoàng Sa, vua Thiệu Trị cũng thực hiện điều này cho đến năm 1854. Những hành động liên tục biểu hiện rõ quyền kiểm soát quần đảo Hoàng Sa. "(3)

An illegal occupation
The Republic of China (ROC) made its first claims to the Paracels in 1932 in a written communiqué to the French. From 1949 to 1973, the People’s Republic of China (PRC) maintained a physical presence on only one feature in the South China Sea, the Amphitrite group (Nhom Tuyen Duc) in the eastern Paracel Islands (Quan Dao Hoang Sa). In January 1974, Chinese naval forces engaged and defeated the armed forces of the Republic of Viet Nam (Viet Nam Cong Hoa) and occupied the Crescent group (Dao Nguyet Thiem) of islands in the western Paracels, over which Vietnam, China and Taiwan have laid claims.

Một sự chiếm đóng bất hợp pháp
Cộng hòa Trung Hoa (Trung Hoa Dân Quốc) đầu tiên  tuyên bố chủ quyền quần đảo Hoàng Sa vào năm 1932 trong một thông cáo bằng văn bản cho người Pháp. Từ năm 1949 đến năm 1973, Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (PRC) duy trì một sự hiện diện vật lý chỉ trên một thực thể địa lý trên Biển Đông, nhóm đảo Amphitrite (Tuyên Đức) trong quần đảo Hoàng Sa Đông (quần đảo Hoàng Sa). Vào tháng Giêng năm 1974, lực lượng hải quân Trung Quốc tham chiến và đánh bại các lực lượng vũ trang của nước Việt Nam Cộng hòa và chiếm đóng nhóm đảo Nguyệt Thiềm (Crescent) thuộc quần đảo quần đảo Hoàng Sa Tây, mà cả Việt Nam, Trung Quốc và Đài Loan đều tuyên bố chủ quyền.

Regarding the Spratly islands, in March 1988, Chinese forces engaged naval forces of the Socialist Republic of Vietnam and took control of the Johnson South (Da Gac Ma) and Fiery Cross (Da Chu Thap) reefs. Between 1994 and 1995 Beijing took control also of the unoccupied Mischief Reef (Panganiban or Da Vanh Khan) belonging to the Philippines.

Về quần đảo Trường Sa, tháng 3 năm 1988, các lực lượng Trung Quốc tấn công lực lượng hải quân của nước CHXHCN Việt Nam và nắm quyền kiểm soát Đá Gạc Ma (Johnson South) và rạn san hô Đá Ch Thp Cross (Fiery Cross). Giữa năm 1994 và 1995 Bắc Kinh cũng nắm quyền kiểm soát Đá Vành Khăn không có người chiếm giữ (Mischief Reef hay Panganiban) thuộc về Philippines.

“China has also occupied McKennan Reef (Chigua), Gaven Reef (Burgos) Subi Reef (Zamora), Johnson Reef (Da Gac Ma), Cuarteron Reef (Bai Chau Vien/Dao Chau Vien) and Fiery Cross Reef. During the 1990s China and Vietnam moved to take control of as many of the unoccupied features they could,” Prof. Carlyle A. Thayer, of the University of New South Wales at the Australian Defence Force Academy in Canberra (Australia), writes in his research paper presented at the workshop. (4)

"Trung Quốc cũng đã chiếm đá san hô McKennan (Chigua), san hô Gaven (Burgos), san hô Subi (Zamora), Đá Gạc Ma (Johnson Reef), bãi cạn Châu Viên (Cuarteron Reef) và Đá Chữ Thập (Fiery Cross Reef). Trong những năm 1990 Trung Quốc và Việt Nam đến kiểm soát càng nhiều thực thể địa lý mà họ có thể", giáo sư Carlyle A. Thayer, thuộc trường Đại học New South Wales tại Học viện Quốc phòng Australia ở Canberra (Úc), viết trong bài nghiên cứu được trình bày tại hội thảo. (4)


These two military actions, followed by more recent administrative and political actions promoted by Chinese authorities, like raising the administrative status of Sansha City from country-level to prefecture level with continuing jurisdiction over the Paracel (Xisha) and Spratly (Nansha) and Macclesfield Bank (Zhongsha), “are part of calculated actions to take control and occupy the South China Sea,” Prof. Do Tien Sam from the Hanoi’s Institute of Chinese Studies stated. This despite the fact that the Chinese decision to raise Sansha’s status has also been described as a reaction to the Vietnamese National Assembly’s decision to adopt the Law of the Sea in June 2012.

Hai hành động quân sự này, được tiếp tục bởi các hành động hành chính và chính trị gần đây được chính quyền Trung Quốc thúc đẩy, như nâng cao cấp hành chính của thành phố Tam Sa từ thành phố cấp huyện lên cấp tỉnh có thẩm quyền tiếp tục trên các quần đảo Hoàng Sa (Tây Sa) và Trường Sa (Nam Sa) và Macclesfield Bank (Trung Sa), "là một phần của hành động tính toán để kiểm soát và độc chiếm Biển Đông", giáo sư Đỗ Tiến Sâm từ Viện Nghiên cứu Trung Quốc của Hà Nội tuyên bố. Tuyên bố này bất chấp sự kiện cho rằng quyết định của Trung Quốc nâng cao cấp độ hành chính của Tam Sa cũng đã được mô tả như một phản ứng đối với quyết định của Quốc hội Việt Nam thông qua Luật Biển tháng chín năm 2012.
“Taking control of the South China Sea is a long aim for Beijing,” Prof. Sam remarked, convinced that “every Chinese activity in the region is taken to deter the other claimants—Brunei, Malaysia, Philippines, Taiwan and Vietnam.” In Prof. Sam’s opinion, China not only has violated Vietnamese sovereignty and the agreements reached with Vietnam in 2011, when Beijing and Hanoi reaffirmed their commitment to deal with the South China Sea dispute “through negotiations and peaceful friendly consultations,” but most importantly the “Declaration on Conduct of Parties in the South China Sea (DOC).”

"Nắm quyền kiểm soát biển Đông là một mục tiêu lâu dài của Bắc Kinh", giáo sư Sam nhận xét, tin rằng "mọi hoạt động của Trung Quốc trong khu vực được thực hiện để ngăn chặn các bên tranh chấp khác, Brunei, Malaysia, Philippines, Đài Loan và Việt Nam." Theo ý  Giáo sư Sam, Trung Quốc không chỉ đã vi phạm chủ quyền Việt Nam và các thoả thuận với Việt Nam vào năm 2011, khi Bắc Kinh và Hà Nội đã tái khẳng định cam kết của họ để đối phó với các tranh chấp Biển Đông "thông qua đàm phán và hiệp thương hữu nghị hòa bình", nhưng quan trọng nhất là " Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC).”
One consensus that emerged among the majority of participants is that Vietnam should defend its positions with the support of the international community. By contrast, Beijing made quite clear that there is no need to internationalise the South China Sea issue, remarking that every single dispute has to be discussed between the claimants at a bilateral level. It is quite possible that the Vietnamese authorities are still uncertain about their option to play the international card in a game where China is becoming more assertive and inflexible.

Một sự đồng thuận nổi lên trong phần lớn những người tham gia là Việt Nam phải bảo vệ lập trường của mình với sự hỗ trợ của cộng đồng quốc tế. Ngược lại, Bắc Kinh bộc lộ khá rõ ràng rằng không có cần phải quốc tế hóa vấn đề biển Đông, lưu ý rằng mọi tranh chấp đơn lẽ được thảo luận giữa các bên tranh chấp ở cấp độ song phương. Rất có thể là chính quyền Việt Nam vẫn chưa chắc chắn về lựa chọn của họ để chơi quân bài quốc tế trong một ván bài mà Trung Quốc đang trở nên quyết đoán và cứng rắn hơn.
Notes
1. From 1858 to 1945 the Nguyen Dynasty ruled under the French occupation.

2. Dr. Jonathan London is a professor at the City University of Hong Kong. Dr. Vu Quang Viet is an independent analyst and formerly a statistical analyst at the United Nations.

3. ‘Viet Nam, China and the conflict in the Southeast Asian Sea’.

4. ‘The Philippines’ Claim to the UNCLOS Arbitral Tribunal: Implications for Viet Nam’.
Ghi chú
1. Từ năm 1858 đến năm 1945, triều đại nhà Nguyễn cai trị dưới sự chiếm đóng của Pháp.

2. Tiến sĩ Jonathan London là một giáo sư tại Đại học Thành phố Hồng Kông. Tiến sĩ Vũ Quang Việt là một nhà phân tích độc lập và trước đây là một nhà phân tích thống kê tại Liên Hiệp Quốc.

3. 'Việt Nam, Trung Quốc và cuộc xung đột ở Biển Đông Nam Á.

4.
Việc Philippines kiện ra tòa trọng tài UNCLOS: Những gợi ý cho Việt Nam.


http://www.sudestasiatico.com/2013/05/10/paracel-and-spratly-archipelagos-sovereignty-historical-and-legal-aspects-part-ii/


No comments:

Post a Comment

your comment - ý kiến của bạn