MENU

BILINGUAL BLOG – BLOG SONG NGỮ ANH VIỆT SHARE KNOWLEGE AND IMPROVE LANGUAGE

--------------------------- TÌM KIẾM TRÊN BLOG NÀY BẰNG GOOGLE SEARCH ----------------------------

TXT-TO-SPEECH – PHẦN MỀM ĐỌC VĂN BẢN

Click phải, chọn open link in New tab, chọn ngôn ngữ trên giao diện mới, dán văn bản vào và Click SAY – văn bản sẽ được đọc với các thứ tiếng theo hai giọng nam và nữ (chọn male/female)

- HOME - VỀ TRANG ĐẦU

CONN'S CURENT THERAPY 2016 - ANH-VIỆT

150 ECG - 150 ĐTĐ - HAMPTON - 4th ED.

VISUAL DIAGNOSIS IN THE NEWBORN

Thursday, March 7, 2013

What Fracking Means for Southeast Asia Fracking có ý nghĩa gì đối với khu vực Đông Nam Á





What Fracking Means for Southeast Asia

Fracking có ý nghĩa gì đối với khu vực Đông Nam Á
Luke Hunt
Luke Hunt
The Diplomat
March 07, 2013
The Diplomat
07 Tháng Ba 2013


Despite the rhetoric, Southeast Asian governments have been slow to tap their oil reserves. Fracking could make progress even slower.

Bất chấp những lời lẽ khoa trương, chính phủ các nước Đông Nam Á đã chậm chạp trong việc khai thác trữ lượng dầu mỏ của họ. Fracking có thể làm cho tiến độ thậm chí còn chậm hơn.

 

Oil and gas have long held the promise of untold riches for Southeast Asian countries. Yet, success in the region has been mixed: Brunei has flourished and Malaysia has seen steady progress, but Burma, Cambodia, the Philippines, Vietnam and East Timor have struggled to exploit their reserves.

Dầu và khí đốt từ lâu đã hứa hẹn về sự giàu có chưa được nói đến cho các nước Đông Nam Á. Tuy nhiên, thành công trong khu vực này vẫn còn khác biệt nhau: Brunei đã phát triển mạnh mẽ và Malaysia đã có tiến bộ vững chắc, nhưng Miến Điện, Campuchia, Philippines, Việt Nam và Đông Timor đang vất vả phấn đấu để khai thác trữ lượng của họ.

Negotiations with oil companies and powerful neighbors are already tough as it is. However, the advent of hydraulic fracturing (a.k.a. fracking) will make this process even more difficult, especially when it comes to developing reserves in the South China Sea, the Gulf of Thailand, the Timor Sea and the Andaman Sea.

Các cuộc đàm phán với các công ty dầu mỏ và các láng giềng hùng mạnh, như ta thấy, là rất khó khăn. Tuy nhiên, sự ra đời của phương pháp mở rộng vết nứt thủy lực (hay còn gọi là fracking) sẽ làm cho quá trình này thậm chí còn khó khăn hơn, đặc biệt là khi đề cập đến phát triển các trữ lượng tại Biển Đông, Vịnh Thái Lan, Biển Timor và biển Andaman.
The term "fracking" refers to the practice of making fractures in rocks and rock formations by injecting various fluids into cracks to force them to further open. The bigger fissures permit added oil and gas to gush out of the formation and into the wellbore, where it can then be extracted. This innovative technique for tapping reserves has revolutionized the oil and gas industry. To be sure, many harbor deep concerns for the damage it can cause to the environment. Nonetheless, its ability to extend the life of existing oil fields has changed the industry’s outlook.

Thuật ngữ "fracking" đề cập đến việc thực hiện mở rộng vết nứt trong đá và kết cấu đá bằng cách đưa vào các chất lỏng khác nhau vào các vết nứt của đá khiến cho các vết nứt phải tiếp tục mở rộng ra. Các vết nứt lớn hơn cho phép có thêm nhiều dầu và khí phun ra từ các kết cấu đá và đi vào giếng khoan, nơi nó có thể được hút lên. Kỹ thuật sáng tạo nhằm khai thác các mỏ dầu khí này đã cách mạng hóa ngành công nghiệp dầu khí. Chắc chắn rằng nhiều người sẽ bày tỏ mối quan ngại sâu sắc đối với tác hại mà phương pháp này có thể gây ra cho môi trường. Tuy nhiên, khả năng kéo dài tuổi thọ của các mỏ dầu hiện có đã thay đổi quan điểm của ngành công nghiệp này.

The use of fracking is most suitable for mature energy producers with established markets, developed oil fields and infrastructure already in place. Countries such as the United States, Australia, Canada, and in Europe and Central Asia will benefit most from this innovative method. For example, disused oil refineries on the U.S. East Coast are being reopened to accommodate producers whose fields were once thought spent.

Việc sử dụng fracking là thích hợp nhất cho các nhà sản xuất năng lượng có uy tín với thị trường chắc chắn, với các mỏ dầu đã được phát triển và cơ sở hạ tầng đã được thiết lập. Các quốc gia như Hoa Kỳ, Úc, Canada, và ở châu Âu và Trung Á, sẽ được hưởng lợi nhiều nhất từ ​​phương pháp sáng tạo này. Ví dụ, nhà máy lọc dầu bỏ hoang trên Bờ Đông của Hoa Kỳ đang được mở cửa trở lại dành cho các nhà sản xuất có các mỏ dầu khí mà trước đây đã được cho là cạn kiệt.

Alongside extending the life of existing oil fields, fracking has helped to substantially lower oil prices. According to a report by PricewaterhouseCoopers, fracking could keep oil prices up to 40 percent lower than the levels they were previously expected to reach by 2035.

Cùng với việc kéo dài tuổi thọ của các mỏ dầu hiện có, fracking cũng giúp hạ giá dầu xuống mức thấp hơn đáng kể. Theo một báo cáo của PricewaterhouseCoopers, fracking có thể giữ giá dầu thấp hơn đến 40% so với mức trước đây đã dự kiến sẽ đạt ​​ vào năm 2035.
This means crude could be valued at less than U.S. $90 per barrel, compared with the current price of about U.S. $100 a barrel and the peak oil price of U.S. $145 per barrel that producers were earning in 2008 amid dwindling supplies.

Điều này có nghĩa là dầu thô có thể được định giá ít hơn 90 đô la một thùng, so với mức giá hiện tại khoảng 100 đô la một thùng và giá dầu cao điểm 145 đô la một thùng mà các nhà sản xuất đã thu được trong năm 2008 giữa bối cảnh suy giảm nguồn cung.

“There’s no doubt fracking offers a technical solution to countering rising hydrocarbon costs and helping end energy dependency on often volatile source countries,” Gavin Greenwood, a risk analyst with Hong Kong-based Allan & Associates, told The Diplomat.
Gavin Greenwood, một nhà phân tích rủi ro làm việc cho Allan & Associates có trụ sở tại Hồng Kông, nói với tạp chí The Diplomat (Nhà ngoại giao), "Chắc chắn rằng fracking sẽ cung cấp một giải pháp kỹ thuật để đối phó với tăng chi phí hydrocarbon và giúp chấm dứt sự phụ thuộc năng lượng vào các nước có nguồn dầu khí thường không ổn định."

For the last ten years, Cambodia and Thailand have failed to reach a production sharing agreement over reserves held in overlapping claims. Likewise, the future of agreements East Timor has forged with Australia is uncertain.

Trong mười năm qua, Cam-pu-chia và Thái Lan đã thất bại trong việc đạt được một thỏa thuận về phân chia sản lượng đối với các mỏ nằm trong các khu vực có chủ quyền chồng lấn. Tương tự như vậy, tương lai của thỏa thuận mà Đông Timor đã ký kết với Australia cũng không chắc chắn.

Meanwhile, an agreement on production sharing in the South China Sea is as elusive as the much vaunted Code of Conduct for dispute resolution. China, the Philippines, Vietnam, Malaysia, Brunei and Taiwan all have competing claims.


Trong khi đó, một thỏa thuận về phân chia sản lượng ở Biển Đông cũng lỏng lẻo như cái Quy tắc ứng xử vốn hay được tán dương nhằm giải quyết tranh chấp. Trung Quốc, Philippines, Việt Nam, Malaysia, Brunei và Đài Loan tất cả đều có các yêu sách chủ quyền  cạnh tranh nhau.

Gunboat diplomacy has dominated regional politics in the South China Sea and is particularly disheartening for the Philippines and Vietnam. Their claims surrounding the hotly contested Paracel and Spratly islands are particularly convincing. These island chains are believed to contain vast reserves of natural resources, including oil.

Ngoại giao háo hạm đã thống trị chính trị khu vực Biển Đông và đặc biệt làm nản lòng Philippines và Việt Nam. Yêu sách chủ quyền của hai nước này xung quanh các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa đang tranh chấp kịch liệt đặc biệt thuyết phục. Những quần đảo này được cho là có trữ lượng tài nguyên thiên nhiên rất lớn, bao gồm cả dầu.
Conservatively, Cambodia has an estimated 400 million barrels within its jurisdiction. Prime Minister Hun Sen, who loathes criticism of his government’s handling of the issue, has promised Khmers that oil would flow and standards of living would rise by 2012. To date, however, nothing has been produced.
Với thái độ dè dặt, Cam-pu-chia ước tính khoảng 400 triệu thùng trong phạm vi quyền tài phán của nước này. Thủ tướng Hun Sen, vốn căm ghét những lời chỉ trích về việc xử lý của chính phủ Cam-pu-chia về vấn đề này, cũng đã hứa hẹn với người dân rằng dầu sẽ được khai thác và mức sống sẽ tăng lên vào năm 2012. Tuy nhiên, đến nay, chưa có giọt dầu nào được sản xuất.

Greenwood says that family elites involved with running many of these countries may have glimpsed a rare opportunity to pursue policies that would enrich themselves at the expense of their respective countries.

Greenwood nói rằng tầng lớp tinh hoa tham gia điều hành nhiều quốc gia trong số này có thể đã nhận thấy một cơ hội hiếm hoi để theo đuổi các chính sách nhằm làm giàu cho bản thân với cải giá mà đất nước họ phải trả.
“For most of the countries the problems of developing an oil and gas sector are technical and legal,” Greenwood said. “None of those above have the resources to develop their usually offshore oil and gas sectors without foreign investment and skills.”

"Đối với hầu hết các quốc gia các vấn đề phát triển ngành dầu khí vấn đề kỹ thuật và vấn đề pháp lý", Greenwood nói. "Không nước nào trong những nước nêu trên có đủ các nguồn lực để có thể phát triển ngành dầu khí của họ mà thường nằm ngoài khơi nếu không có đầu tư và kỹ năng nước ngoài."

He added, “In the case of Cambodia, Vietnam and the Philippines, competing territorial claims either with neighbors or with China also hamper development as oil/gas companies cannot justify the massive investment involved unless there is legal certainty over ownership and contractual obligations.”

Ông nói thêm, "Trong trường hợp của Cam-pu-chia, Việt Nam và Phi-líp-pin, yêu sách chủ quyền lãnh thổ cạnh tranh hoặc với các nước láng giềng hoặc với Trung Quốc cũng cản trở sự phát triển bởi vì các công ty dầu khí không thể chấp thuận đưa ra những đầu tư lớn trừ phi có sự chắc chắn về mặt pháp lý đối với quyền sở hữu và nghĩa vụ hợp đồng."

In short, these countries are becoming much less attractive as potential sources of oil given the diminished financial returns and improved oil and gas recovery rates from fracking, coupled with the political risks of doing business in these countries.

Trong ngắn hạn, các quốc gia này đang ngày càng trở nên ít hấp dẫn như là nguồn tiềm năng dầu giảm sút lợi nhuận tài chính và dầu cải thiện và tỷ lệ thu hồi khí từ fracking, cùng với những rủi ro chính trị của hoạt động kinh doanh ở các nước này.

East Timor has its own issues, in particular its sometimes prickly relations with Canberra and the Treaty on Certain Maritime Arrangements in the Timor Sea, which was supposed to guarantee the revenue split between Australia and East Timor for the next 50 years.

Đông Timor cũng có những vấn đề riêng của mình, đặc biệt là quan hệ đôi gay gắt với Canberra và Hiệp ước về một số quy hoạch hàng hải ở Biển Timor, vốn được cho là để đảm bảo phân chia doanh thu giữa Australia và Đông Timor trong 50 năm tới.

Recently an agreement between East Timor and Australia expired and now Dili must decide whether to construct a liquefied natural gas (LNG) processing plant with operator Woodside Petroleum. Such a plant is necessary to develop the Greater Sunrise field. Dili wants to build the plant on East Timorese soil, but Woodside insists this is neither economical nor technically advisable. It wants to construct the plant on a floating pontoon.

Gần đây, một thỏa thuận giữa Đông Timor và Australia đã hết hạn và tại Dili phải quyết định liệu có nên xây dựng một nhà máy chế biến khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG) do Woodside Petroleum điều hành hay không. Một nhà máy như vậy là cần thiết để phát triển mỏ Greater Sunrise. Dili muốn xây dựng nhà máy này trên đất Đông Timor, nhưng Woodside nhấn mạnh rằng điều này không thích hợp về mặt kinh tế cũng như về mặt kỹ thuật. Họ muốn xây dựng nhà máy trên phao nổi.

Nevertheless, some analysts are more optimistic about East Timor’s prospects.

Tuy nhiên, một số nhà phân tích lạc quan hơn về triển vọng của Đông Timor.

Charles Scheiner of La'o Hamutuk, the East Timor Institute for Development Monitoring and Analysis, explained that, on one hand, fracking has capped the price of oil and made these fields less lucrative. Yet, he also noted that the Greater Sunrise field was considered commercially viable in 2003 when oil was trading for around U.S. $30 per barrel.

Charles Scheiner La'o Hamutuk, thuộc Viện Theo dõi và phân tích phát triển Đông Timor, giải thích rằng, một mặt, fracking đã giới hạn giá dầu và làm cho các mỏ dầu này kém hấp dẫn. Tuy nhiên, ông cũng lưu ý rằng mỏ Greater Sunrise đã được coi là khả thi về mặt thương mại vào năm 2003, khi dầu được giao dịch với giá khoảng 30 đô la một thùng.
Scheiner added that East Timor is “not nearly as difficult as many other places where oil companies go to make money,” such as Nigeria, Saudi Arabia, Iraq and Iran.

Scheiner nói thêm rằng Đông Timor "gần như không khó khăn như nhiều nước khác nơi các công ty dầu mỏ đến kiếm tiền", chẳng hạn như Nigeria, Saudi Arabia, Iraq và Iran.


“Phillips Petroleum, Woodside and many other companies began exploring in TL's (East Timor’s) part of the Timor Sea in the early 1990s, under contracts with an illegal occupier in a war zone,” he said, referring to Indonesia’s occupation of East Timor from 1975 to 1999. He said, “They take political risk – and sometimes violate the law – to reap profits. Timor-Leste today is a piece of cake in comparison with then.”

Phillips Petroleum, Woodside và nhiều công ty khác đã bắt đầu thăm dò dầu khí ở khu vực Timor-Leste (Đông Timor) thuộc biển Timor đầu những năm 1990, theo hợp đồng với nước chiếm đóng bất hợp pháp trong khu vực chiến tranh", ông nói, khi đề cập đến việc In-đô-nê-xi-a chiếm đóng Đông Timor từ 1975 đến 1999. Ông nói, "Họ chấp nhận rủi ro chính trị và đôi khi vi phạm pháp luật - để gặt hái lợi nhuận. Timor-Leste hôm nay là một miếng bánh so với hồi đó."

Scheiner has a point, but fracking has enabled oil companies to reopen old sites and put equipment to work that has lain dormant for years – in their own backyards where the return on investment is much greater. Thanks to fracking, the U.S. is expected to eventually be self-sufficient and could become the world’s largest oil and gas producer within the next five years.

Scheiner nói , nhưng fracking đã cho phép các công ty dầu mỏ để mở lại các mỏ dầu cũ và vận hành các thiết bị vỗn đã nằm không nhiều năm nay tại sân sau của họ nơi lợi tức đầu tư lớn hơn nhiều. Nhò có fracking, Mỹ dự kiến cuối cùng sẽ tự cung tự cấp năng lượng và có thể trở thành nhà sản xuất dầu khí lớn nhất thế giới trong vòng năm năm tới.

This game changer will effectively leave countries like Cambodia, East Timor, Vietnam, the Philippines and perhaps even Burma back where they were five to ten years ago. Political rhetoric in Southeast Asia during that time promised much from the oil industry. To date, however, it has delivered little.

Sự thay đổi cuộc chơi này sẽ có hiệu quả đẩy các quốc gia như Campuchia, Đông Timor, Việt Nam, Phi-líp-pin và có lẽ ngay cả Miến Điện quay trở lại nơi họ xuất phát cách đây 5-10. Những lời lẽ hùng biện chính trị ở Đông Nam Á thời đó đã hứa hẹn rất nhiều từ ngành công nghiệp dầu mỏ. Tuy nhiên, đến nay, nó đã mang lại rất ít.



Luke Hunt is a South-east Asia correspondent for The Diplomat and has worked in journalism for more than 25 years. He has served as bureau chief for Agence France-Presse in Cambodia and in Afghanistan during the Taliban occupation where he was commended by the United Nations for the 'best and most insightful' coverage of the Afghan civil war.

Luke Hunt là phóng viên Đông Nam Á của tạp chí The Diplomat và đã làm việc trong ngành báo chí hơn 25 năm. Ông đã từng là trưởng văn phòng của Agence France-Presse ở Campuchia và ở Afghanistan trong thời gian Taliban chiếm đóng. Ở đó ông đã được Liên Hiệp Quốc khen thưởng với các phóng sự 'tốt nhất và sâu sắc nhất” về cuộc nội chiến Afghanistan.

Editor's Note: The text has been updated and corrected from the originally posted version.
Chú thích của Biên tập viên: Văn bản này đã được cập nhật và chỉnh sửa từ phiên bản được đăng ban đầu.


Translated by nguyễn quang

http://thediplomat.com/2013/03/07/what-fracking-means-for-southeast-asia/?all=true

No comments:

Post a Comment

your comment - ý kiến của bạn