MENU

BILINGUAL BLOG – BLOG SONG NGỮ ANH VIỆT SHARE KNOWLEGE AND IMPROVE LANGUAGE

--------------------------- TÌM KIẾM TRÊN BLOG NÀY BẰNG GOOGLE SEARCH ----------------------------

TXT-TO-SPEECH – PHẦN MỀM ĐỌC VĂN BẢN

Click phải, chọn open link in New tab, chọn ngôn ngữ trên giao diện mới, dán văn bản vào và Click SAY – văn bản sẽ được đọc với các thứ tiếng theo hai giọng nam và nữ (chọn male/female)

- HOME - VỀ TRANG ĐẦU

CONN'S CURENT THERAPY 2016 - ANH-VIỆT

150 ECG - 150 ĐTĐ - HAMPTON - 4th ED.

VISUAL DIAGNOSIS IN THE NEWBORN

Monday, March 4, 2013

Democracy's Laboratory: Are Science and Politics Interrelated? Phòng thí nghiệm của dân chủ: Khoa học và chính trị có liên quan với nhau?





Democracy's Laboratory: Are Science and Politics Interrelated?

Phòng thí nghiệm của dân chủ: Khoa học và chính trị có liên quan với nhau?

Mixing science and politics is tricky but necessary for a functioning polity

Kết hợp khoa học và chính trị là khó khăn nhưng cần thiết cho một chính thể hoạt động.


By Michael Shermer

Michael Shermer

Do you believe in evolution? I do. But when I say "I believe in evolution," I mean something rather different than when I say “I believe in liberal democracy.” Evolutionary theory is a science. Liberal democracy is a political philosophy that most of us think has little to do with science.

Bạn có tin vào quá trình tiến hóa hay không? Tôi thì có. Nhưng khi tôi nói "Tôi tin vào quá trình tiến hóa," Ý tôi muốn nói một cái gì đó khá là khác biệt so với khi tôi nói "Tôi tin vào dân chủ tự do." Thuyết Tiến hóa là một khoa học. Dân chủ tự do là một triết lý chính trị mà hầu hết chúng ta nghĩ rằng ít có liên quan tới khoa học.

That science and politics are nonoverlapping magisteria (vide Stephen Jay Gould’s model separating science and religion) was long my position until I read Timothy Ferris’s new book The Science of Liberty (HarperCollins, 2010). Ferris, the best-selling author of such science classics as Coming of Age in the Milky Way and The Whole Shebang, has bravely ventured across the magisterial divide to argue that the scientific values of reason, empiricism and antiauthoritarianism are not the product of liberal democracy but the producers of it.

Việc khoa học và chính trị là các quan tòa có thẩm quyền không chồng lấn lên nhau (xem: mô hình tách biệt khoa học và tôn giáo của Stephen Jay Gould) tự lâu là lập trường của tôi cho đến khi tôi đọc cuốn sách mới của Timothy Ferris Khoa học của Tự do (HarperCollins, 2010). Ferris, tác giả bán chạy nhất của những cuốn sách kinh điển về khoa học như Thời đại đang đến trong dải Ngân hàToàn bộ vấn đề rối rắm, đã mạnh dạn mạo hiểm vượt qua giải phân cách quyền uy mà lập luận rằng các giá trị khoa học của lý luận, chủ nghĩa kinh nghiệm, lý do và chủ nghĩa phản toàn trị không phải là sản phẩm của nền dân chủ tự do mà là nhà sản xuất ra dân chủ tự do.




Democratic elections are scientific experiments: every couple of years you carefully alter the variables with an election and observe the results. If you want different results, change the variables. “The founders often spoke of the new nation as an ‘experiment,’” Ferris writes. “Procedurally, it involved deliberations about how to facilitate both liberty and order, matters about which the individual states experimented considerably during the eleven years between the Declaration of Independence and the Constitution.” As ­Thomas Jefferson wrote in 1804: “No experiment can be more interesting than that we are now trying, and which we trust will end in establishing the fact, that man may be governed by reason and truth.”

Bầu cử dân chủ là thí nghiệm khoa học: mỗi vài năm, bạn cẩn thận thay đổi biến số với một cuộc bầu cử và quan sát kết quả. Nếu bạn muốn kết quả khác, hãy thay đổi các biến số. "Những người lập quốc  thường nói về quốc gia mới này (Hoa Kỳ) như là một "thí nghiệm", Ferris viết. "Xét về mặt thủ tục, nó liên quan đến cuộc thảo luận về việc làm thế nào để tạo điều kiện thuận lợi cho cả tự do và trật tự, vấn đề mà các tiểu bang riêng lẽ đã thử nghiệm đáng kể trong 11 năm từ Tuyên ngôn Độc lập tới Hiến pháp." Như Thomas Jefferson đã viết vào năm 1804: "Không thử nghiệm nào có thể thú vị nhiều hơn thử nghiệm mà chúng ta đang thực hiện, và chúng ta tin tưởng sẽ dẫn đến việc thiết lập một thực tế rằng có thể cai quản/trị người con người bằng vì lý lẽ và sự thật."

Many of the founding fathers were scientists who deliberately adapted the method of data gathering, hypothesis testing and theory formation to their nation building. Their understanding of the provisional nature of experimental findings led them naturally to form a social system wherein doubt and disputation were the centerpieces of a functional polity. “The new government, like a scientific laboratory, was designed to accommodate an ongoing series of experiments, extending indefinitely into the future,” Ferris explains. “Nobody could anticipate what the results might be, so the government was structured, not to guide society toward a specified goal, but to sustain the experimental process itself.
Nhiều người trong số những nhà lập quốc là những nhà khoa học, họ đã cố tình áp dụng các phương pháp thu thập dữ liệu, kiểm tra giả thuyết và hình thành lý thuyết vào việc xây dựng đất nước của họ. Sự hiểu biết của họ về tính chất tạm thời của các kết quả thực nghiệm một cách tự nhiên đã dẫn họ đến chỗ hình thành một hệ thống xã hội trong đó nghi ngờ và tranh luận là tâm điểm của một chính thể đang hoạt động. "Chính phủ mới, giống như một phòng thí nghiệm khoa học, được thiết kế để điều hành một loạt các thí nghiệm liên tục, kéo dài vô thời hạn tới tương lai", Ferris giải thích. "Không ai có thể dự đoán những kết quả có thể, do đó, chính phủ đã được cấu trúc không phải để hướng dẫn xã hội hướng tới một mục tiêu xác định, mà là để duy trì quá trình thử nghiệm của chính xã hội."

For example, the political belief of John Locke that people should be treated equally under the law—which factored heavily in the construction of the U.S. Constitution—was an untested theory in the 17th century. In fact, Ferris told me in an interview, “few thinkers prior to the advent of the American liberal-democratic experiment thought democracy could work in any but the most limited forms” and that most political theorists believed that “the common people are too stupid and ignorant to be trusted electing their leaders.” And yet, Ferris continued, “liberal democracy did succeed and is today the stated preference of the majority of the world’s peoples, including both those who live in democratic nations and those who don’t.” What would constitute a failed experiment in the political laboratory? "If it ceased to exist in the nation under examination and was replaced by something else. Such was widely predicted to be the fate of the liberal democracies, but the verdict of experiment was otherwise: liberal democracy turned out to be the most stable and long-lasting form of government ever instituted."

Ví dụ, niềm tin chính trị của John Locke rằng mọi người phải được đối xử bình đẳng trước pháp luật là yếu tố ảnh hưởng rất nhiều đến việc xây dựng Hiến pháp Mỹ - là một lý thuyết chưa được kiểm nghiệm vào thế kỷ 17. Quả thật, Ferris có nói với tôi trong một cuộc phỏng vấn, "rất ít nhà tư tưởng vào thời kỳ trước khi có thử nghiệm dân chủ tự do ở Mỹ nghĩ rằng dân chủ có thể hoạt động trong bất kỳ hình thức nào trừ các hình thức hạn chế nhất" và phần lớn các lý thuyết gia chính trị tin rằng "người dân bình thường là quá ngu ngốc và dốt nát nên không thể đáng tin cậy để bầu ra lãnh đạo của họ." Tuy nhiên, Ferris nói tiếp, "dân chủ tự do đã thực sự thành công và ngày nay là ưu tiên được khẳng định của đa số các dân tộc thế giới, bao gồm cả những dân tộc sống ở các quốc gia dân chủ và những dân tộc sống ở các quốc gia không dân chủ. "Điều gì tạo ra một thử nghiệm bất thành trong phòng thí nghiệm chính trị? "Nếu nó ngừng tồn tại trong cái quốc gia đang thí nghiệm và được thay thế bởi một cái khác. Điều đó được nhiều người dự đoán như là số phận của các nền dân chủ tự do, nhưng phán quyết về thực nghiệm thị lại khác: dân chủ tự do hóa ra là ổn định nhất, và là hình thức chính phủ lâu bền nhất đã từng được thiết lập."



But, I protest, aren’t all political claims types of beliefs? No, Ferris responded: “Liberalism and science are methods, not ideologies. Both incorporate feedback loops through which actions (e.g., laws) can be evaluated to see whether they continue to meet with general approval. Neither science nor liberalism makes any doctrinaire claims beyond the efficacy of its respective methods—that is, that science obtains knowledge and that liberalism produces social orders generally acceptable to free peoples.”

Tuy nhiên, tôi phản đối, liệu có phải tất cả các sách lược chính trị đều là các loại hình niềm tin nào đó? Không, Ferris trả lời: "Chủ nghĩa tự do và khoa học là phương pháp, chứ không phải ý thức hệ. Cả hai kết hợp các luồng phản hồi, thông qua đó mà các hành động (ví dụ, pháp luật) có thể được đánh giá để xem liệu chúng còn tiếp tục được mọi người cùng chấp thuận nữa không. Cả khoa học lẫn chủ nghĩa tự do đều không khiến cho bất kỳ sách lược giáo điều vượt qua được hiệu quả của các phương pháp tương ứng của nó – tức là, rằng khoa học thu được tri ​​thức và chủ nghĩa tự do tạo được trật tự xã hội mà được các dân tộc tự do chấp nhận rộng rãi."

The myth of the scientific method as a series of neat and tidy steps from hypothesis and prediction to experiment and conclusion is busted once you go into a lab and observe the more haphazard and messy realities of how researchers feel their way toward discovery. So it is with liberal democracies, which almost never work out as planned but somehow progress ever closer to finding the right balance between individual liberty and social order. The constitutions of nations are grounded in the constitution of humanity, which science is best equipped to understand.

Huyền thoại về phương pháp khoa học như là một loạt các bước gọn gàng và ngăn nắp từ giả thuyết và dự đoán đến thực nghiệm và kết luận được phá vỡ một khi bạn đi vào một phòng thí nghiệm và quan sát các thực tế rối rắm và hỗn độn về cách mà các nhà nghiên cứu cảm nhận về con đường đi đến khám phá của họ. Điều đó cũng đúng với các nền dân chủ tự do, mà hầu như không bao giờ hoạt động theo kế hoạch đã định mà bằng cách nào đó tiến gần hơn đến chỗ tìm ra sự cân bằng giữa tự do cá nhân và trật tự xã hội. Hiến pháp của quốc gia có căn cứ vững chắc là hiến pháp nhân loại, mà khoa học được trang bị tốt nhất để hiểu.

This article was originally published with the title Democracy's Laboratory.

Bài viết gốc đã được xuất bản với tiêu đề Phòng thí nghiệm Dân chủ.

Translated by nguyenquangy

http://www.scientificamerican.com/article.cfm?id=democracys-laboratory

No comments:

Post a Comment

your comment - ý kiến của bạn