MENU

BILINGUAL BLOG – BLOG SONG NGỮ ANH VIỆT SHARE KNOWLEGE AND IMPROVE LANGUAGE

--------------------------- TÌM KIẾM TRÊN BLOG NÀY BẰNG GOOGLE SEARCH ----------------------------

TXT-TO-SPEECH – PHẦN MỀM ĐỌC VĂN BẢN

Click phải, chọn open link in New tab, chọn ngôn ngữ trên giao diện mới, dán văn bản vào và Click SAY – văn bản sẽ được đọc với các thứ tiếng theo hai giọng nam và nữ (chọn male/female)

- HOME - VỀ TRANG ĐẦU

CONN'S CURENT THERAPY 2016 - ANH-VIỆT

150 ECG - 150 ĐTĐ - HAMPTON - 4th ED.

VISUAL DIAGNOSIS IN THE NEWBORN

Saturday, February 9, 2013

Why the Poor Need Property Rights Tại sao người nghèo lại cần quyền sở hữu




Why the Poor Need Property Rights

Tại sao người nghèo lại cần quyền sở hữu


James Peron
FEE,
OCTOBER 01, 2002

James Peron
FEE,
01/10/2002

Early in the morning the streets below my flat would become a beehive of activity. Small stands were scattered everywhere, cramming every available inch of sidewalk. Small bundles of bananas, packets of tomatoes, or potatoes were for sale. Newspaper vendors grabbed the busy corners. Hawkers with every imaginable product had set up business.

Ngay từ sáng sớm những dãy phố bên dưới căn phòng của tôi đã hoạt động nhộn nhịp như một tổ ong. Những quầy hàng nhỏ bé nằm rải rác khắp nơi, chen nhau trong từng khoảng trống trên vỉa hè. Những rổ chuối nhỏ, những túi khoai tây hay cà chua được bày bán khắp nơi. Những người bán báo bám lấy từng góc phố đông đúc. Những người bán hàng rong với mọi thứ sản phẩm có thể tưởng tượng được tiến hành công việc làm ăn của mình.

As the day waned the activity didn’t cease, though it did slow down. The vendors of vegetables went home. Now the streets were perfumed with the aroma of boerewors (sausage) on the grill. Walking down the streets well after dark, I was surrounded by food vendors hoping to cash in with those looking for a late-night snack.

Chiều tà, hoạt động có giảm đi nhưng không chấm dứt hẳn. Những người bán rau đã trở về nhà. Bây giờ phố xá sặc mùi xúc xích nướng. Đi dọc phố sau khi trời đã tối được một lúc, tôi bị những người bán thức ăn vây quanh, họ hi vọng bán món hàng của mình cho những người tìm món ăn nhẹ vào buổi tối.

These vendors are among the first memories I have of living in Africa. Not only was I in Africa, I was in the most densely populated area on the entire continent–the Hillbrow section of Johannesburg. Those vendors were a key element of the life in Hillbrow. Some even say they were responsible for its demise. Today Hillbrow is a slum, filled with prostitutes, drug pushers, illegal aliens, and rundown buildings. But just ten years ago it was the center for the chic of Johannesburg.

Những người bán hàng này là những thứ đầu tiên tôi nhớ lại khi rời châu Phi. Tôi không chỉ ở châu Phi, tôi đã ở trong những khu vực đông dân nhất trên lục địa này – đấy là khu Hillbrow ở Johannesburg. Những người bán hàng rong là thành phần chủ yếu của đời sống ở Hillbrow. Một số người thậm chí còn nói rằng chính họ làm cho nó suy sụp. Hiện nay Hillbrow là một khu ổ chuột, đầy gái điếm, bọn buôn bán ma túy, người nước ngoài rất đáng ngờ và những ngôi nhà đổ nát. Thế mà mới mười năn trước nó chính là trung tâm thời trang của Johannesburg.

The hawkers were blamed for much of the demise because their stands were run down. Each day they left behind growing piles of rubbish and rotting food. Just walking down the sidewalk became impossible as each square foot was crammed with more and more hawkers as the weeks went by.

Những người bán hàng rong bị lên án là nguyên nhân của sự suy sụp vì hàng quán của họ chiếm hết vỉa hè. Mỗi ngày những đống rác và thức ăn thiu thối mà họ bỏ lại càng cao thêm mãi lên. Không thể đi bộ trên vỉa hè vì tuần nào cũng có thêm những người bán hàng rong mới chen chúc nhau ở đó.

The honorable attempt to make a living had become a nuisance. As the politics of South Africa changed, government enforcement of hawking regulations changed. At first the new government attempted to curry favor with the hawkers and no regulations were enforced. As time went by the central business district became a no-go area. The luxurious Carlton Hotel closed its doors and 50 floors of hotel rooms now sit empty. Even the Johannesburg Stock Exchange fled Johannesburg for the cleaner affluence of Sandton. Where I once walked well past midnight I refuse to enter in broad daylight. As the inner city crumbled the government fluctuated between strict enforcement and no enforcement of the hawking laws.

Cố gắng rất đáng trân trọng trong việc kiếm sống của người này lại trở thành khó chịu đối với người khác. Khi đời sống chính trị ở Nam Phi thay đổi, việc thực thi quy định của chính phủ về bán hàng rong cũng thay đổi theo. Thời gian đầu chính phủ mới tìm cách bợ đỡ những người bán hàng rong và không đưa ra quy định nào hết. Nhưng sau một thời gian, khu phố buôn bán trung tạm trở thành nơi không thể đi lại được nữa. Khách sạn sang trọng tên là Carlton Hotel đóng cửa và phòng nghỉ của cái khách sạn 50 tầng này đành bỏ không. Thậm chí thị trường chứng khoán Johannesburg cũng chạy sang khu vực thịnh vượng và sạch sẽ hơn của Sandton. Tôi sẽ không dám đi vào ban ngày nơi tôi từng một lần đi qua vào lúc nửa đêm. Khi khu vực trung tâm suy sụp, chính phủ lúng túng không biết nên nghiêm khắc hay không cần thực thi luật lệ về bán hàng rong nữa.

But whatever sins are ascribed to the hawkers, can you really fault them? In a nation of over 40 million, less than 25 percent are employed–a problem exacerbated by new labor laws. Sidewalks were designed for pedestrians not for street trading. Yet without street trading, the hawkers’ children would go hungry.

Nhưng dù người ta có gán cho những người bán hàng rong những tội lỗi gì đi nữa thì bạn có thật sự phê phán họ hay không? Trong một đất nước với trên 40 triệu dân, mà chỉ có dưới 25% người có việc làm thì luật lao động mới chỉ làm cho vấn đề trầm trọng thêm mà thôi. Vỉa hè là để dành cho người đi bộ chứ không phải cho hàng quán. Nhưng không có hàng quán thì con em những người bán hàng rong sẽ bị đói.

Anger would flare up over the hawkers, and to this day the conflict continues, since even now the sidewalks are considered public property or a commons. Economists have written of the “tragedy of the commons,” and this is just one more example of how communally owned property is overexploited in ways that end up counterproductive for just about everyone.

Sự giận dữ sẽ còn tiếp tục đổ lên đầu lên cổ những người bán hàng rong, và hiện nay cuộc xung đột vẫn còn tiếp tục vì ngay cả bây giờ vỉa hè vẫn được coi là tài sản công cộng hay là “của chung”. Các nhà kinh tế học đã và đang viết về “bi kịch của tài sản chung” và đây là một ví dụ nữa của việc tài sản chung bị bóc lột một cách quá mức, đến nỗi trở thành có hại cho tất cả mọi người.

Even the litter problem is a problem of common ownership. Economist Walter Block has noted that litter is something that takes place only on public property. Sure, trash is thrown down on private property open to public use–places like shopping malls, ballparks, and movie theaters. But in those venues the owners, instead of sending police out to give tickets to litterers, send out cleaners. Cleaning is just part of doing business.

Ngay cả vấn đề rác cũng là vấn đề của sở hữu chung. Nhà kinh tế học Walter Block đã từng nhận xét rằng vứt rác chỉ xảy ra ở những nơi thuộc tài sản công mà thôi. Chắc chắn là rác rưởi thường bị ném vào những chỗ thuộc tài sản riêng nhưng được mở ra cho mọi người cùng sử dụng – đấy là những chỗ như siêu thị, sân thể thao, rạp chiếu phim. Nhưng ở những chỗ đó, người chủ sở hữu không gọi cảnh sát tới phạt, mà đưa người tới dọn dẹp. Dọn dẹp là một phần của việc kinh doanh.

But the world of street trading lacks property rights, and that brings a plethora of problems. The traders have no property right to their stands and know that they may be evicted at any moment. Periodically battalions of police sweep down on them and confiscate their goods and their stands. As a result, the traders never bother investing in decent trading stands. Any old piece of cardboard on the ground will do. Anything else would represent an investment they couldn’t afford to lose.


Nhưng thế giới của hàng rong lại không có quyền sở hữu, và vì vậy mà mới có nhiều vấn đề. Người buôn bán không có quyền sở hữu chỗ đặt quầy hàng và biết rằng họ có thể bị đuổi đi bất cứ lúc nào. Thỉnh thoảng lại có một đội cảnh sát tới đuổi, tịch thu hàng hóa và tịch thu cả hàng quán nữa. Kết quả là người bán hàng không quan tâm tới việc đầu tư vào hàng quán. Chỉ cần môt tấm bìa các tông trải ngay trên nền đất cũng xong. Thêm nữa, sẽ trở thành khoản đầu tư mà họ không thể kham nổi vì sợ mất.

Hernando de Soto noticed the same problem with street traders in Peru. He wrote: “The threat of eviction always hangs over street vendors, especially when there is traffic congestion or growing pressure from residents. Practically speaking, this rules out any long-term investment in improving the location, forcing the vendors to keep selling from barrows rather than from stalls made with proper building materials and equipped with running water, electricity, refrigeration, storage, display space, or any of the other facilities that permit the supply of a steady volume of merchandise. The installation of such improvements as toilets, parking lots, or gardens would be impracticable.”1

Hernando de Soto cũng nhận thấy vấn đề tương tự như thế ở những người bán hàng rong ở Peru. Ông viết như sau: “Nguy cơ bị đuổi luôn luôn đe dọa những người bán hàng rong, nhất là khi bị tắc đường hay dưới áp lực của người dân sống trong khu vực. Nói một cách thực tế, điều đó ngăn chặn mọi ý định đầu tư dài hạn nhằm cải thiện khu vực, buộc những người bán hàng rong tiếp tục sử dụng những chiếc xe đẩy chứ không làm hàng quán bằng vật liệu xây dựng, có điện, nước, tủ lạnh, kho và những vật dụng khác đủ chứa số hàng hóa cần thiết. Xây dựng những tiện nghi như toilet, chỗ để xe hay vườn cây sẽ là việc làm không thiết thực”1
One solution for the conflict that arises when competing interests attempt to grab a commons is privatization. As I have pointed out before, the only alternative is the use of authoritarian measures, such as police enforcement, fines, and confiscations.2
Giải pháp cho cuộc xung đột khi những quyền lợi cạnh tranh với nhau có ý định chộp giật những tài sản thuộc quyền sở hữu chung là tư nhân hóa. Như tôi đã nói bên trên, giải pháp thay thế còn lại duy nhất là những biện pháp có tính độc đoán: công an, phạt và tịch thu.2

Property Works

In one area of Johannesburg the private solution has been tried and is working. Private management districts have been created by business owners in attempts to solve the problems. One such district is just down the road from me, the Rosebank Management District (RBMD).

Quyền sở hữu có tác dụng

Trong một khu vực ở Johannesburg, biện pháp tư hữu đã được đem ra thử nghiệm và có tác dụng. Các chủ doanh nghiệp tư nhân đã thành lập những khu vực quản lí tư nhân nhằm giải quyết những vấn đề phát sinh. Một khu vực như thế nằm ngay trên con đường trước khu nhà tôi, gọi là Ban quản lí Rosebank (RBMD).

There was a hawker problem there. A small stretch of Craddock Avenue runs between the Mall of Rosebank and a few smaller malls across the road. Some 140 hawkers crammed into this two-block area. Attempts to restrict the amount of sidewalk used were fruitless since once the enforcement stopped, hawkers would capture as much space as possible for themselves. Pedestrians were often forced to walk in the street. Just one person stopping to look at a curio for sale would block the walking space that was left. Each hawker, acting in his own rational self-interest, had engaged in behavior that collectively was detrimental–all because no one had a right to the property he was using.


Ở đây cũng có vấn đề hàng rong. Một đoạn phố nhỏ tên là Craddock chạy giữa siêu thị Rosebank và một vài cửa hàng nhỏ ở bên kia đường. Khoảng 140 người bán hàng rong chen chúc trong khu vực này. Mọi cố gắng nhằm ngăn chặn việc chiếm đoạt vỉa hè đều không đem lại kết quả vì khi lực lượng cưỡng chế vừa ra đi là những người bán hàng rong lại chiếm lấy càng nhiều chỗ càng tốt. Người đi bộ nhiều khi buộc phải bước xuống đường. Chỉ cần một người dừng lại để xem món đồ là lối đi đã không còn. Mỗi người bán hàng rong, trong khi hành động vì lợi ích cá nhân của mình, lại có những hành vi mà tất cả đều bị thiệt hại – tất cả, bởi vì không người nào có quyền sở hữu cái tài sản mà người đó đang sử dụng.


The RBMD had a solution. First, the street itself was ceded to it. The street was closed off to through traffic. Second, most of the street was turned into an outdoor area for the public. A two-story market for street traders was built and a private flea-market firm was hired to run the premises. Some 60 street traders were then chosen to occupy the building at minimal rent. Just below the building, where the hawkers used to trade, the RBMD has traditional African dancers putting on regular shows. Restaurants in the area have tables outside. The district, which was starting to run down, has become a major tourist attraction.


RBMD có giải pháp. Thứ nhất, dãy phố được nhượng lại cho họ. Con phố bị đóng cửa, không cho xe chạy qua nữa. Thứ hai, hầu như toàn bộ dãy phố được biến thành khu vực ngoài trời cho công chúng sử dụng. Một khu chợ hai tầng được xây dựng cho những người bán hàng rong và một công ty quản lí được thuê để cai quản công việc. Khoảng 60 người bán hàng rong được chọn vào bán trong tòa nhà này với khoản phí tối thiểu. Ngay bên dưới tòa nhà, nơi những người bán hàng rong từng sử dụng làm chỗ bán hàng, được RBMD dùng làm nơi biểu diễn của các diễn viên múa truyền thống. Các khách sạn ở đây đặt cả bàn ra ngoài vỉa hè. Khu vực từng xuýt bị lụn bại lại trở thành nơi thu hút khách du lịch.

The RBMD also hired a team of security guards and cleaners. With improved security, shoppers, formal traders, and hawkers benefit. In addition, the city no longer has to worry about cleaning up, as the RBMD takes care of that as well.


RBMD còn thuê cả đội bảo vệ và vệ sinh viên nữa. An ninh được cải thiện, cả người mua, người bán hàng có môn bài và cả những người bán hàng rong đều được lợi. Ngoài ra, thành phố không còn phải lo dọn dẹp nữa vì RBMD đã quan tâm tới chuyện này rồi.

Previously, conflict was inevitable, because clashing incentives were allowed to operate. Once the informal traders were brought into a market system with property rights, formal and informal traders could cooperate for mutual benefit.


Trước đây, xung đột là không tránh khỏi. Nhưng khi những người bán hàng không có môn bài được đưa vào hệ thống thị trường với quyền sở hữu thì những người bán hàng có môn bài và không có môn bài có thể hợp tác với nhau vì quyền lợi chung.

Another way to end the commons is the creation of street-trading stands. Here specific sites are established, and traders who operate there are given ownership of the stand itself. By granting a property right in the land they are using anyway, the city can create a new set of incentives for street traders.


Một cách nữa là dựng những quầy hàng trên hè phố. Người ta dành ra những khu vực riêng và người bán hàng được giao quyền sở hữu quầy hàng đó. Bằng cách bảo đảm cho người ta quyền sở hữu khu đất mà đằng nào người ta cũng sử dụng, thành phố có thể động viên những người bán hàng rong.

Under current law, each stand represents dead capital: its value can’t be used properly because it lacks legal recognition. Throughout the Third World, as de Soto has so aptly pointed out in The Mystery of Capital, there exists vast amounts of dead capital.3 Informal housing without title, underground businesses, street traders–all represent a portion of the Third World’s dead capital. Legal recognition alone would create vast amounts of wealth almost over night, wealth the poor could tap into for expansion and to create further wealth.


Theo luật hiện hành, quầy hàng là vốn chết: giá trị của nó không được sử dụng một cách đúng đắn vì không được pháp luật công nhận. Trong các nước thuộc thế giới thứ III, như de Soto đã chỉ rõ trong tác phẩm Bí ẩn của vốn (The Mystery of Capital), có một số lớn vốn chết.4 Nhà chưa có quyền sở hữu, doanh nghiệp ngầm, những người bán hàng rong – tất cả đều là một phần vốn chết của thế giới thứ III. Chỉ cần công nhận về mặt pháp lí là một số tài sản khá lớn đã được hình thành chỉ sau một đêm, đấy là số tài sản mà người nghèo có thể sử dụng để mở rộng và tạo thêm tài sản mới.

Transferable Sites

A property-rights system allows transfer of sites. Current trading regulations amount to a law of capture. A trader can use a site provided he has grabbed it before other traders do so. But transferring sites under such a system can be difficult, since the traders have no property rights. This creates economic stagnation and makes it difficult for street traders to take advantage of an evolving marketplace. It will quickly become apparent that not all sites have equal economic value for all traders. If traders have property rights, they will be able to arrange site usage according to economic value. Some sites will increase in value, and just as formal businesses sort themselves out according to profitability in a specific location, the same thing will happen with these street traders as well. In Peru, de Soto discovered that extralegal systems of property ownership eventually evolved allowing vendors to sell specific sites. And like all products, the sites varied in price.

Vị trí có thể sang nhượng

Quyền sở hữu tạo điều kiện cho người ta sang nhượng các vị trí. Những quy định về buôn bán hiện hành chẳng khác gì luật ăn cướp. Người bán hàng có thể sử dụng vị trí với điều kiện là người đó giành được nó trước khi những người khác kịp làm như thế. Nhưng với hệ thống pháp luật như thế, chuyển giao vị trí là việc khó khăn vì người bán hàng không có quyền sở hữu. Điều đó làm cho kinh tế trì trệ và những người bán hàng khó lợi dụng được ưu thế của vị trí buôn bán. Điều này là rõ ràng bởi vì không phải tất cả mọi chỗ đều có giá trị kinh tế như nhau cho tất cả những người bán hàng. Nếu những người bán hàng có quyền sở hữu thì họ sẽ có thể thu xếp việc sử dụng vị trí phù hợp với giá trị kinh tế cả nó. Giá trị một số vị trí sẽ tăng, những người bán hàng có lợi nhuận cao nhờ vị trí đặc thù, người bán hàng rong cũng thế. Ở Peru, de Soto phát hiện ra rằng quyền sở hữu bên ngoài hệ thống pháp luật hiện hành tạo điều kiện cho những người bán hàng rong bán vị trí của họ. Và cũng giống như mọi hàng hóa khác, vị trí cũng có giá khác nhau.

Flexibility in usage could also mean that one vendor might use a site in the morning while a different vendor uses it in the afternoon. Exactly such flexibility was noted among the informal traders by de Soto. He writes:

Tính linh hoạt trong sử dụng còn có nghĩa là một người có thể sử dụng vị trí vào buổi sáng, còn người khác thì sử dụng vào buổi chiều. De Soto đã nhận thấy hiện tượng như thế, ông viết:

It is not unusual, for instance, to see the pitch occupied by the breakfast seller in the early morning hours who then, around 9 or 10 in the morning, makes way for the juice seller who, at midday, makes way for the lunch seller who, after four in the afternoon, is followed by the vendor of herbal remedies, who later gives way to the vendor of Chinese food, who stays until the end of the day. These shifts enable a single barrow to operate like a large store, maximizing its commercial value. On their own, the different vendors offer only a small range of goods and services. When proximity does not operate satisfactorily, they try to improve it by establishing shifts, adapting the barrow’s use to the different demands of consumers as they arise in the course of the day, thus exploiting the location’s commercial value around the clock.4


Thí dụ, không có gì bất thường khi thấy một chỗ mà buổi sáng có người bán đồ điểm tâm, khoảng 9 hay 10 giờ thì lại có người bán nước ngọt, rồi đến trưa thì nhường cho người bán cơm trưa, sau đó, khoảng 4 giờ chiều lại được thay bằng người bán thuốc làm bằng thảo mộc, rồi đến tối lại được thay bằng người bán các món ăn Trung Hoa. Việc quay vòng như thế có thể biến một cái xe đẩy thành một tiệm lớn, góp phần tối đa hóa giá trị của nó. Tự mình, những người bán hàng khác nhau này chỉ cung cấp được một ít loại hàng hóa và dịch vụ. Nếu bán mãi một vài thứ không hiệu quả thì họ sẽ cải thiện vị trí bằng cách xoay vòng, làm cho cái xe đẩy đáp ứng được nhu cầu khác nhau của người tiêu dùng suốt cả ngày, tức là tận dụng được giá trị thương mại của vị trí suốt hai mươi bốn giờ một ngày”4
The creation of property rights will also change the behavior of street traders. It gives them new incentives to improve their businesses. It allows for investment that is currently discouraged. And it permits the transfer of business rights. Such a system of property rights will help move informal traders into the formal arena. Instead of being a dead end, street trading could become the incubator for vibrant, growing businesses. An entire class of entrepreneurs could be created, with all the benefits such individuals bestow on society.

Việc thiết lập quyền sở hữu còn làm thay đổi cả hành vi của những người bán hàng rong. Nó khuyến khích người ta cải thiện công việc kinh doanh của chính họ. Nó tạo điều kiện cho người ta đầu tư. Nó cho phép người ta chuyển nhượng quyền kinh doanh. Hệ thống quyền sở hữu như thế giúp biến những người bán hàng không có môn bài thành khu vực có môn bài. Buôn bán trên đường phố có thể trở thành nơi ươm mầm cho những doanh nghiệp có khả năng tăng trưởng và đầy sức sống. Cả một tầng lớp doanh nhân có thể được hình thành, với tất cả những lợi ích mà họ có thể cống hiến cho xã hội.

A property-rights approach induces not only greater flexibility but also more efficient policing of trading areas. Local management districts know their areas. They know who should or should not be on a specific site. They are aware when a trader is causing problems for other traders and who is responsible for refuse problems. So they are better able to micromanage specific street locations. A mega-city with millions of people and tens of thousands of streets can’t possibly compete in flexibility with such localized management.


Tiếp cận bằng quyền sở hữu đem lại không chỉ sự uyển chuyển mà còn hiệu quả hơn trong việc giữ gìn trật tự trong khu vực buôn bán. Ban quản lí tại chỗ biết rõ khu vực của mình. Họ biết ai cần hay ai không cần có mặt tại vị trí nào. Họ còn biết ngay khi người bán hàng này gây khó khăn cho người bán hàng kia và ai là người chịu trách nhiệm giải quyết. Nghĩa là, họ có khả năng quản lí những khu vực nhỏ, đặc thù trên đường phố. Những thành phố lớn với hàng chục triệu dân và hàng ngàn đường phố không thể cạnh tranh về mặt uyển chuyển với sự quản lí đã được địa phương hóa như thế.


In Lima, Peru, the city government came to recognize that attempts to ban street trading were useless. The city government then decided to create specific market locations for street traders. But according to de Soto, the municipality “did not try to monopolize the building of markets. On the contrary, with the agreement of the central government, it exempted anyone interested in building such markets from paying taxes and even fees for building permits, and it even established more favorable rules for vendors’ organizations.” The result was that between 1964 and 1970 informal traders “built four markets for each market built by the state.”5


Ở Lima, Peru, chính quyền thành phố đã phải công nhận rằng cấm buôn bán trên hè phố là việc làm vô ích. Sau đó, chính quyền thành phố quyết định tạo ra những khu chợ cho người bán hàng rong. Nhưng theo de Soto, chính quyền thành phố “không tìm cách giữ độc quyền trong việc xây chợ. Ngược lại, được sự đồng ý của chính quyền trung ương, những người muốn xây chợ còn được miễn thuế, thậm chí miễn cả phí xin phép xây dựng nữa, chính quyền thậm chí còn đưa ra những luật lệ có lợi cho các tổ chức của người buôn bán”. Kết quả là từ năm 1964 đến năm 1970, “hễ nhà nước xây một chợ thì những người buôn bán không có môn bài xây được bốn cái”.5
Street traders represent the beginning of what de Soto calls “a long march” to capitalism. When hampered and harassed by government, the natural evolution of property rights is prevented. The result is decline and decay. But when, instead of controlling, government acts as a protector of property rights, then street trading is the first step toward prosperity.
Những người bán hàng rong đại diện cho cái mà de Soto gọi là “cuộc trường chinh” tới chủ nghĩa tư bản. Nếu bị chính quyền cản trở và quấy rầy thì quyền sở hữu không thể phát triển được. Kết quả sẽ là suy sụp và đổ nát. Nhưng nếu thay vì kiểm soát, chính phủ lại hành động như là người bảo vệ quyền sở hữu thì việc buôn bán trên đường phố sẽ là bước khởi đầu trên con đường dẫn tới thịnh vượng.

 James Peron was the president of Laissez Faire Books responsible for reviving LFB.
James Peron nguyên là chủ tịch dự án Laissez Faire Books và biên tập viên tạp chí Laissez Faire!


Translated by Phạm Nguyên Trường

Notes

[1] Hernando de Soto, The Other Path (New York: Harper & Row, 1989), pp. 66-67.
[2] “Liberty, Property and Crime,” Ideas on Liberty, November 2001, p. 11.
[3] Hernando de Soto, The Mystery of Capital (New York: Basic Books, 2000).
[4] Hernando De Soto, The Other Path, p. 67.
[5] Ibid., p. 81.



Chú thích:

 [1] Hernando de Soto, Con đường khác (The Other Path), New York: Harper & Row, 1989), trang 66-67.
 [2] Quyền tự do, quyền sở hữu và tội phạm (Liberty, Property and Crime), Ideas on Liberty, November 2001, trang 11.
 [3] Hernando de Soto, Bí ẩn của vốn (The Mystery of Capital), New York: Basic Books, 2000.
 [4] Hernando de Soto, Con đường khác (The Other Path), trang 67.
 [5] Sách đã dẫn, trang 81.
http://www.thefreemanonline.org/features/why-the-poor-need-property-rights/


No comments:

Post a Comment

your comment - ý kiến của bạn