MENU

BILINGUAL BLOG – BLOG SONG NGỮ ANH VIỆT SHARE KNOWLEGE AND IMPROVE LANGUAGE

--------------------------- TÌM KIẾM TRÊN BLOG NÀY BẰNG GOOGLE SEARCH ----------------------------

TXT-TO-SPEECH – PHẦN MỀM ĐỌC VĂN BẢN

Click phải, chọn open link in New tab, chọn ngôn ngữ trên giao diện mới, dán văn bản vào và Click SAY – văn bản sẽ được đọc với các thứ tiếng theo hai giọng nam và nữ (chọn male/female)

- HOME - VỀ TRANG ĐẦU

CONN'S CURENT THERAPY 2016 - ANH-VIỆT

150 ECG - 150 ĐTĐ - HAMPTON - 4th ED.

VISUAL DIAGNOSIS IN THE NEWBORN

Sunday, February 10, 2013

Vietnam's Land Law Reform: Is it Enough? Sửa đổi Luật Đất đai Việt Nam: Đã đủ hay chưa?




Vietnam's Land Law Reform: Is it Enough?
Sửa đổi Luật Đất đai Việt Nam: Đã đủ hay chưa?


by David Brown
by David Brown
Asia Sentinel
Wednesday, 06 February 2013
Asia Sentinel
06/2/2013


We conclude a six-part series on land in Vietnam with a look at the public debate on a revised law

Chúng tôi kết thúc loạt bài sáu phần về đất đai ở Việt Nam bằng một cái nhìn vào các cuộc tranh luận công khai về nội dung luật đất sửa đổ

Apparently no one, including its drafters, is entirely happy with the revision of Vietnam's Land Law that's been circulated for comment by the Ministry of Natural Resources and Environment.

Có lẽ không có ai, kể cả những người soạn thảo, hoàn toàn hài lòng với bản dự thảo sửa đổi Luật Đất đai của Việt Nam đang được Bộ Tài nguyên và Môi trường cho lưu hành để lấy ý kiến.


Experts, indigenous and foreign, have detailed problems they see with the current law and what needs to be done to fix it. The National Assembly argued about the draft for two days in October and may vote on a revised text in May. Another scenario has the arguments continuing until the legislature's next session late this year. Vietnam's newspapers have been full of reports and carefully calibrated comment, while in parallel a free-wheeling discussion animates the less well-supervised blogosphere. With all that as prologue, February 1 began an official two month period of public comment.


Với bộ luật hiện hành, các chuyên gia trong và ngoài nước nhìn ra nhiều vấn đề chi tiết và đưa ra những điều cần phải làm để chỉnh sửa chúng. Quốc hội đã tranh luận về dự thảo này trong hai ngày hồi tháng 10 và có thể sẽ biểu quyết theo một bản sửa đổi vào tháng 5 tới. Kịch bản khác là cho các tranh luận tiếp tục cho đến phiên họp kế của Quốc hội vào cuối năm nay. Trên báo chính thống đầy rẫy các bài viết và ý kiến đóng góp được hiệu đính cẩn thận, song song đó trên thế giới blog, ít bị giám sát hơn, sôi động các thảo luận tự do. Tất cả các điều đó như khúc dạo đầu, ngày 1 tháng 2 mở đầu một thời hạn hai tháng chính thức lấy ý kiến đóng góp của công chúng.


The debate so far is lively, not an orchestrated propaganda exercise on the Stalinist model. It is addressing problems that bear importantly, perhaps decisively, on the vitality of Vietnam's political process and the health of its economy. Some commentators have argued that the process is a critical test of the Communist regime's ability to repair its mistakes, to "fix itself."


Các cuộc tranh luận cho đến nay là sinh động, không phải là thuộc dạng tuyên truyền được dàn dựng theo kiểu Stalin. Nó đề cập đến các vấn đề có liên quan mật thiết và có lẽ có tính quyết định tới sức sống của tiến trình chính trị của Việt Nam và sức khỏe của nền kinh tế. Một số nhà bình luận đã cho rằng quá trình sửa đổi là một thử nghiệm quan trọng về khả năng sửa chữa sai lầm của chế độ Cộng sản, khả năng “tự sửa mình”.


Two issues generate impassioned argument: the scope of a farmer's rights to exploit a piece of land and how and when the state may require farmers to yield that land for other uses. These were at the heart of the Tien Lang and Van Giang confrontations between police and farmers last year and -- as nearly any Vietnamese can attest from direct knowledge -- of countless more obscure disputes, arguments that clog the local courts and have fueled farmers' disenchantment with the regime in every part of the country. There's rarely a respite. In December, holdouts against expropriation barricaded a major highway east of Hanoi. As January ended, farmers on Hanoi's western fringe fought an hour-long battle with police and bullies arriving to clear the way for bulldozers.


Hai vấn đề gây ra sự tranh luận sôi nổi là quyền hạn người nông dân được khai thác mảnh đất tới mức độ nào và quyền nhà nước thu hồi đất đó để sử dụng vào mục đích khác bằng cách nào và vào lúc nào. Hai vấn đề này là tâm điểm của cuộc đối đầu giữa cảnh sát và nông dân ở Tiên Lãng và ở Văn Giang năm ngoái và của vô số các tranh chấp mơ hồ hơn – mà hầu như bất kỳ người Việt nào cũng đều có thể thấy được từ kinh nghiệm trực tiếp của mình – các tranh luận làm cản trở tòa án địa phương và làm bừng lên nỗi thất vọng của nông dân ở mọi miền đất nước đối với chế độ. Hiếm khi có lúc ngơi đi. Trong tháng 12, nông dân phản kháng lại việc tước đoạt quyền sở hữu đã chặn ngang QL 18 ở vừng Đông Triều, phía đông Hà Nội. Vào cuối tháng 1, nông dân Dương Nội, một làng giáp với phía tây Hà Nội đã chống trả khoảng một giờ với cảnh sát và bọn côn đồ đến dọn đường cho xe ủi đất.


In Vietnam ideology still matters when decisions are made within its ruling Communist Party (VCP). Its constitution proclaims Vietnam a "socialist law-based state." Because the nation is ostensibly "socialist," land is "owned by the people and managed by the State on their behalf." However, when Vietnam abandoned collective farms and other failed attempts to run the economy along classic socialist principles circa 1990, the right to use pieces of farmland was distributed to family units. Subsequent reforms permitted farmers to swap or sell their land use rights certificates.


Việt Nam là một nước mà ý thức hệ vẫn còn ảnh hưởng lớn đối với các quyết định đưa ra trong Đảng Cộng sản cầm quyền. Hiến pháp tuyên bố Việt Nam là một “nhà nước pháp quyền XHCN”. Vì nước này trên hình thức vẫn là “XHCN” nên đất đai phải “thuộc sở hữu của toàn dân và do Nhà nước thay mặt họ quản lý”. Tuy nhiên, khi Việt Nam loại bỏ các hợp tác xã nông nghiệp và bị thất bại trong nhiều nỗ lực khác nhằm phát triển nền kinh tế theo những nguyên tắc XHCN vào khoảng năm 1990, thì quyền sử dụng các mảnh đất nông nghiệp đã được phân về cho các hộ gia đình. Các cải cách tiếp theo đã cho phép nông dân được trao đổi hoặc bán giấy chứng nhận quyền sử dụng của họ.


Deadline ahead

Over the years, Vietnam's effort to build "socialist legality" has resulted in a thicket of laws intended to anticipate and solve every question arising in national life, including the real estate sector. The revision of the Land Law that's being debated is 158 pages long, paragraph after prescriptive paragraph.


Hạn chót cận kề

Trong những năm qua, việc cố gắng xây dựng “tính hợp pháp XHCN” đã dẫn đến trong một rừng luật có ý tiên liệu và giải quyết mọi vấn đề phát sinh trong đời sống quốc gia, gồm cả lĩnh vực bất động sản. Dự thảo sửa đổi Luật Đất đai đang được tranh luận dài 158 trang, hết đoạn quy định này tới đoạn khác.


The technicality that's driving the current reform effort is the fact that nearly all land use rights certificates will expire in 2013, because they were granted in 1993 for a twenty year term. To relieve anxiety, Hanoi has announced that existing certificates will extend automatically until the law is definitively revised. It seems almost settled, further, that the revised law will stretch the lease period for farmland to 50 years. Liberal economists and foreign experts had argued that land use rights ought to be granted in perpetuity -- de facto privatized -- to ensure that farmers don't fail to make productivity-raising investments. That proved too bold a step for the Party. A VCP Central Committee resolution published in early November declared that the State would continue to allocate the land that households farm, though for a longer term "in order to encourage farmers to identify themselves with their land and set their minds at rest when they invest in production."


Về mặt kỹ thuật, động cơ thúc đẩy các nỗ lực cải cách hiện nay là vì gần hết các giấy chứng nhận quyền sử dụng đất sẽ hết hạn vào năm 2013, vì chúng đã được cấp vào năm 1993 với thời hạn là hai mươi năm. Để giảm lo lắng, mới đây Hà Nội thông báo rằng các giấy chứng nhận hiện có sẽ được tự động gia hạn cho đến khi luật được sửa đổi xong. Hơn nữa, có vẻ gần như đã được quyết định là luật sửa đổi sẽ tăng thời hạn cho thuê đất nông nghiệp lên 50 năm. Nhiều nhà kinh tế cùng với chuyên gia nước ngoài đã lập luận rằng, quyền sử dụng đất nên được cấp vĩnh viễn – tư nhân hoá trên thực tế – để bảo đảm nông dân sẽ không bỏ bê việc đầu tư gia tăng năng suất. Điều đó có vẻ như là một bước đi quá táo bạo đối với Đảng. Nghị quyết BCH TW ĐCSVN công bố vào đầu tháng 11 cho rằng, Nhà nước sẽ tiếp tục giao đất nông nghiệp mà các hộ gia đình canh tác, mặc dù cho một thời hạn dài hơn “để khuyến khích nông dân khẳng định mình với đất đai và yên tâm khi đầu tư sản xuất”.

Also settled, it appears, is that the regime will remain intimately engaged in deciding land use plans, setting land prices and reviewing private decisions to lease, give away, mortgage, bequeath or sell land use rights. Only the State can decide if rice land can be used to grow other crops or farmland can be used for other purposes. With these matters effectively off the table, attention has focused more and more on the vexing issue of when, how and for how much the State will manage the process of "recovering" land assigned to farmers so that it may be used for other purposes.


Có vẻ như cũng đã được quyết định là việc chế độ sẽ vẫn can dự sâu vào việc quyết định các kế hoạch sử dụng đất, định giá đất, và duyệt xét các quyết định cho thuê tư nhân, cho đứt, thế chấp, thừa kế hoặc bán quyền sử dụng đất của tư nhân. Chỉ có Nhà nước mới có quyền quyết định việc chuyển đất ruộng để phát triển các cây trồng khác hoặc chuyển đất nông nghiệp sử dụng cho các mục đích khác. Với hai vấn đề này trên thực tế không còn bàn tới nữa, sự chú ý đã tập trung ngày càng nhiều hơn vào vấn đề gây nhiều tranh cãi là khi nào, bằng cách nào và tới mức nào Nhà nước sẽ quản lý quá trình “thu hồi” đất đã được giao cho nông dân để có thể sử dụng nó cho các mục đích khác.


The current system has manifestly failed to serve either the interest of farmers (by providing fair compensation) or of property developers (by speeding land clearance).


Hệ thống hiện tại rõ ràng không phục vụ lợi ích của người nông dân (qua việc đền bù chưa công bằng) hoặc của các nhà đầu tư phát triển bất động sản (qua việc chưa đẩy nhanh việc giải phóng mặt bằng).


Market forces

The underlying reality is that Vietnam is well embarked on an economic transformation that demands the conversion of great expanses of farmland into industrial estates, housing estates, golf courses, airports, highways and all the other trappings of a modern industrial society. Meanwhile, the percentage of the work force engaged in full-time farming is falling steadily, from 73.5 percent in 1993 to 59 percent in 2003, 48 percent in 2010 and a projected 35 percent or less by 2020.


Thế lực thị trường

Thực tế ở đây là Việt Nam đang bước sâu vào một chuyển đổi kinh tế đòi hỏi phải chuyển những diện tích lớn đất nông nghiệp thành các khu công nghiệp, nhà ở, sân gôn, sân bay, đường cao tốc và tất cả các đặc trưng khác của một xã hội công nghiệp hiện đại. Trong khi đó, tỉ lệ phần trăm lực lượng lao động nông nghiệp toàn thời gian đang giảm xuống đều đặn, từ 73,5% năm 1993 xuống 59% năm 2003, 48% năm 2010 và 35% hoặc thấp hơn ước lượng năm 2020.


Reformers maintain that Vietnam would gain in efficiency if the State's right to take back land were limited to situations where national security or the public interest is clearly at stake. They argue that leaving other land conversions to "the market," ie, to negotiations between would-be developers and farmers whose land the developers want, is far more likely to establish a price that persuades farmers to relinquish their land use rights.


Các nhà cải cách vẫn cho rằng Việt Nam sẽ lợi về hiệu quả nếu quyền thu hồi đất của Nhà nước chỉ có thể được áp dụng trong trường hợp liên quan đến an ninh quốc gia hoặc lợi ích công cộng. Họ cho rằng cứ để việc chuyển đổi đất khác cho “thị trường” quyết định, tức là cứ để cho các nhà phát triển thương lượng với các nông dân chủ đất, thì có rất nhiều khả năng sẽ xác lập ra một mức giá thuyết phục được nông dân từ bỏ quyền sử dụng đất của mình.


Under current rules, land clearing for development is a tortuous process, and an important reason that Infrastructure development lags throughout Vietnam. Emerging markets guru-of-the-moment Ruchir Sharma has branded the allegedly high cost of land clearance and Hanoi's consequent failure to build an efficient system of roads and ports as fatal impediments to foreign investment in Vietnam's manufacturing sector. Real estate developers insist that the threat of state intervention is necessary to prevent a handful of holdouts from tying up a project indefinitely. From that perspective, it's understandable that some state planners are loath to give up their right, when persuasion fails, to compel farmers to yield their land.


Theo quy định hiện hành, việc giải toả đất để phát triển là một quá trình vòng vèo, và đó là một lý do quan trọng khiến việc phát triển cơ sở hạ tầng bị chậm đi trên khắp Việt Nam. Ruchir Sharma — được xem như là “guru” mới về việc đầu tư vào những thị trường đang nổi lên — cho rằng chi phí giải phóng mặt bằng ở Việt Nam là đặc biệt cao. Vì đó, hệ thống giao thông còn tụt hậu, và, theo R. Sharma, một lý do chính làm các nhà đầu tư nước ngoài đang tránh việc mở các hãng xưởng sản xuất ở Việt Nam. Các nhà phát triển bất động sản khăng khăng rằng mối đe dọa của việc nhà nước can thiệp là cần thiết để ngăn chặn một nhúm người chống đối, làm chậm lại một dự án vô thời hạn. Theo cách nhìn đó, dễ hiểu tại sao một số nhà hoạch định chính phủ miễn cưỡng từ bỏ quyền của họ, khi thuyết phục không thành công thì cưỡng chế nông dân phải giao đất.


Proposals to leave price-setting to the market when farmland is taken for commercial development were rejected in 1993 and 2003 on ideological grounds. Then as in the current draft revision, the 'solution' chosen was better oversight and better Party discipline.


Đề xuất cứ để việc định giá cho thị trường quyết định khi thu hồi đất nông nghiệp để phát triển những dự án kinh tế không được chấp nhận vào năm 1993 và 2003 vì lý do ý thức hệ. Sau đó, như trong dự thảo sửa đổi hiện tại, “giải pháp” được chọn là giám sát và kỷ luật đảng tốt hơn.


That orthodoxy is also embodied in the current draft revision of the Land Law, though popular discontent with the manner in which forced takings are carried out has grown exponentially since the Land Law's last revision. This discontent is largely a consequence of the online information revolution. With access to reports of protests from all over Vietnam, farmers have learned to push back against abuse of power. Allegations of corruption are rife. Over 700,000 official complaints have been recorded in the past three years, mostly related to compensation.


Quan điểm chính thống đó cũng được lồng vào bản dự thảo sửa đổi Luật Đất đai hiện hành, dù sự bất mãn của người dân đối với cách thực hiện các vụ cưỡng chế đã tăng theo cấp số nhân từ năm 2003. Sự bất mãn này chủ yếu là hậu quả của cuộc cách mạng thông tin trực tuyến. Với khả năng tiếp cận báo cáo về các cuộc biểu tình trên khắp Việt Nam, người nông dân đã học được cách đẩy lùi việc lạm dụng quyền lực. Các cáo buộc tham nhũng đang lan tràn. Hơn 700.000 khiếu kiện chính thức đã được ghi nhận trong ba năm qua, chủ yếu liên quan đến việc đền bù.


Local officials are instructed to set compensation at levels "close to market prices" for agricultural land but in practice the offers fall far short of reasonable compensation. Then, when land clearance falls far behind schedule, the same officials are forced to resort to heavy-handed tactics.

Quan chức địa phương được hướng dẫn để định mức đền bù “gần với giá thị trường” đối với đất nông nghiệp, nhưng trên thực tế mức giá đưa ra luôn thấp hơn rất nhiều so với mức đền bù phải chăng. Sau đó, khi việc giải toả đất diễn ra chậm quá xa so với kế hoạch, các quan chức buộc phải trông cậy vào chiến thuật nặng tay.


Stuck in a bad system

It's possible to see the officials as both bad guys and tragic pawns. Development companies very often persuade local governments to take over the responsibility for land clearance. Applying present law, officials can offer farmers only a few dollars per square meter for land that, converted to housing tracts or factory sites, will sell for as much as 50 or 100 times more. Predictably, not all farmers succumb to demands that they "cooperate," and in the end, holdouts must be forcibly evicted.


Bám chặt vào một hệ thống tồi

Có thể thấy các quan chức vừa là kẻ xấu vừa là những con tốt thí. Các công ty phát triển thường thuyết phục chính quyền địa phương nhận lấy trách nhiệm giải phóng mặt bằng. Áp dụng luật hiện tại, các quan chức chỉ có thể ra giá cho nông dân vài đô la mỗi mét vuông đất, mà sau khi chuyển thành những khu nhà ở hoặc mặt bằng nhà máy, sẽ được bán với giá cao gấp 50 hoặc 100 lần. Có thể thấy trước là không phải tất cả nông dân sẽ được thuyết phục bằng những yêu cầu “hợp tác,” và rốt cuộc thì những người chống đối đến cùng phải bị cưỡng bức ra khỏi đất.

Fully aware that playing this middleman role compromises their image, officials rarely pass up the chance to reap windfall gains through kickbacks from the developers. Not all are corrupt, to be sure, but the current system is undoubtedly corrupted. In the wake of the January 2012 Tien Lang incident, Vietnamese public opinion became certain of that. There is virtual consensus that farmers have not shared the benefits of the nation's economic growth and in far too many cases have been its victims, deprived of their land for a fraction of its worth.


Dù biết rõ rằng giữ vai trò trung gian này sẽ làm tổn hại đến uy tín của mình, các quan chức hiếm khi bỏ qua cơ hội để gặt hái lợi lộc có được thông qua việc lại quả của các nhà đầu tư. Chắc chắn không phải tất cả các quan chức địa phương đều tham ô, nhưng hệ thống hiện tại rõ ràng là bị hỏng. Với sự trỗi dậy của vụ Tiên Lãng tháng 1 năm 2012, dư luận Việt Nam đã không còn mơ hồ về điều đó. Có một sự nhất trí thật sự rằng nông dân đã không được chia sẻ những lợi ích của tăng trưởng kinh tế quốc gia và trong rất nhiều trường hợp lại là nạn nhân của nó, bị tước đoạt đất đai mà chỉ được đền bù lại một phần nhỏ giá trị của nó.


The regime, though loath to limit its power to reclassify land or require its surrender, is at least striving to make the land system more resistant to collusion between officials and speculators. Experiments with a system of voluntary recourse to arbitration in Ho Chi Minh City have reportedly been successful. That's an innovation that may find its way into the revised Land Law.

Chế độ, dù miễn cưỡng hạn chế quyền lực của mình trong việc phân loại lại đất hoặc yêu cầu giao lại, ít nhất đang cố làm cho hệ thống đất đai có sức kháng cự hơn đối với sự thông đồng giữa các quan chức và các nhà đầu cơ. Các thử nghiệm với một hệ thống tự nguyện đưa ra trọng tài ở Thành phố Hồ Chí Minh được coi như là đã thành công. Đó là một đổi mới có thể sẽ len lỏi đi vào Luật Đất đai sửa đổi.

The revised law may also to prescribe in great detail how local officials are to establish a schedule of prices for land reclamations "on the basis of land use purposes at the time of pricing," ie, before it is repurposed for commercial development. It will also specify how those same officials will carry out "land recovery, compensation, assistance and resettlement... in a democratic, transparent, objective and equal manner."

Luật sửa đổi cũng có thể quy định rất chi tiết cách thức mà quan chức địa phương thiết lập một bản định giá cho việc thu hồi đất “trên cơ sở mục đích sử dụng đất tại thời điểm định giá”, tức là, trước khi nó được chuyển mục đích sử dụng cho phát triển kinh tế. Nó cũng sẽ xác định cách thức mà cũng chính những quan chức đó sẽ thực hiện “thu hồi đất, bồi thường, trợ giúp và tái định cư … theo cách minh bạch, dân chủ, khách quan và công bằng”.

It's unlikely that changes of these modest proportions will satisfy Vietnam's farmers. That's a huge problem for the regime. Hanoi has long taken the loyalty and support of the rural population for granted. However, farmers no longer see land issues solely as a matter of greedy village or district officials colluding with developers. They and the rest of Vietnam's "public opinion" tend to regard the problem of fair compensation also as a systemic cancer that top officials cannot or will not treat. Simply put, farmers are losing faith in the Party's leadership.


Không chắc rằng những thay đổi ở mức này sẽ thoả mãn nông dân Việt Nam. Đó là một vấn đề lớn đối với chế độ. Hà Nội từ lâu đã coi sự trung thành và ủng hộ của dân cư nông thôn là một đảm bảo đương nhiên. Tuy nhiên, nông dân không còn thấy các vấn đề đất đai chỉ đơn giản là chuyện của các quan chức xã huyện tham lam, thông đồng với các nhà đầu tư phát triển. Họ và “công luận” Việt Nam có xu hướng xem vấn đề đền bù thiếu công bằng cũng là một bệnh ung thư hệ thống mà các quan chức chóp bu sẽ không hoặc không thể chữa trị. Nói một cách đơn giản, nông dân đang mất đi niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng.

In Party councils, reformers continue to press for more robust reforms. It's said that they argue that failure to deliver change is not only economically incorrect but also erodes belief in the Party's leadership. Their non-Party allies keep up a fusillade of pro-reform argument in the media.

Trong các cuộc họp của Đảng, các nhà cải cách tiếp tục thúc đẩy nhiều cải cách mạnh mẽ hơn. Được biết, họ lập luận rằng thất bại trong việc thực hiện thay đổi chẳng những không đúng về mặt kinh tế mà còn làm xói mòn niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng. Những người ngoài Đảng cùng phía với họ tiếp sức với họ bằng hàng loạt lập luận ủng hộ cải cách trên các phương tiện truyền thông.


Will this lead to a change in direction? Perhaps, but first representatives of Vietnam's provincial governments, industrial ministries and the construction and property development sectors must be convinced. So must Party theoreticians. All these groups are all well represented in the Central Committee, and all have a stake in the status quo.
Điều này sẽ dẫn đến một sự thay đổi đường lối chăng? Có lẽ thế, nhưng trước hết đại diện của chính quyền các tỉnh, các bộ công nghiệp và các khu vực phát triển bất động sản và xây dựng phải được thuyết phục. Rồi các nhà lý thuyết của Đảng cũng phải được thuyết phục. Tất cả các nhóm này đều có đại diện đủ cả trong BCH Trung ương.

David Brown is a former US diplomat who served in several different Asian posts and has a particular affinity for Vietnam. He can be reached at nworbd@gmail.com.
David Brown là một cựu nhân viên ngoại giao từng có nhiều bài viết về châu Á và có tình cảm đặc biệt đối với Việt Nam. Liên hệ: nworbd@gmail.com.

Translated by Huỳnh Phan


http://asiasentinel.com/index.php?option=com_content&task=view&id=5165&Itemid=213


No comments:

Post a Comment

your comment - ý kiến của bạn