MENU

BILINGUAL BLOG – BLOG SONG NGỮ ANH VIỆT SHARE KNOWLEGE AND IMPROVE LANGUAGE

--------------------------- TÌM KIẾM TRÊN BLOG NÀY BẰNG GOOGLE SEARCH ----------------------------

TXT-TO-SPEECH – PHẦN MỀM ĐỌC VĂN BẢN

Click phải, chọn open link in New tab, chọn ngôn ngữ trên giao diện mới, dán văn bản vào và Click SAY – văn bản sẽ được đọc với các thứ tiếng theo hai giọng nam và nữ (chọn male/female)

- HOME - VỀ TRANG ĐẦU

CONN'S CURENT THERAPY 2016 - ANH-VIỆT

150 ECG - 150 ĐTĐ - HAMPTON - 4th ED.

VISUAL DIAGNOSIS IN THE NEWBORN

Tuesday, February 19, 2013

The Horrific Accident That Created the Regulatory State Tai nạn kinh hoàng dẫn đến sự hình thành Nhà nước kiểm soát





The horrific explosion of the Moselle steamboat led to the earliest federal regulation of business. Source: Kentucky Historical Society
Vụ nổ kinh hoàng của tàu hơi nước Moselle đã dẫn tới sự ra đời quy định liên bang đầu tiên về hoạt động kinh doanh. Nguồn: Hội Lịch sử Kentucky.

The Horrific Accident That Created the Regulatory State

Tai nạn kinh hoàng dẫn đến sự hình thành Nhà nước kiểm soát

By Robert Gudmestad
Bloomberg
Jan 31, 2013

Robert Gudmestad
Bloomberg
Jan 31/1/2013

The Moselle isn’t remembered for being one of the fastest steamboats on the Ohio and Mississippi rivers, even though it was. Instead, it is usually remembered for its cataclysmic demise, a product of speed and shoddy construction, and especially for what followed.

Tàu Moselle không được nhớ tới như là một trong những tàu hơi nước nhanh nhất trên các dòng sông Ohio và Mississippi, mặc dù nó đúng như vậy. Thay vào đó, nó thường được nhớ đến vì tai nạn kinh hoàng, một sản phẩm của tốc độ nhưng được xây dựng kém chất lượng, và đặc biệt là vì những điều dưới đây.

The sudden and violent end of the Moselle, combined with other highly publicized riverboat explosions, prompted the creation of the first federal agency responsible for regulating American private industry.

Sự chấm dứt bạo lực và đột ngột của Moselle, kết hợp với các vụ nổ tàu trên sông được công bố rộng rãi, đã thúc đẩy sự ra đời cơ quan liên bang đầu tiên chịu trách nhiệm điều tiết ngành tư nhân Mỹ.

On April 25, 1838, the Moselle shot upstream from the Cincinnati wharf to pick up two families of German immigrants. While the new passengers ambled aboard the craft, the engineer kept the steam pressure high so that the boat could dart away from the shore with great speed. This was a common, but dangerous, practice: When the engineer engaged the paddlewheels, a sudden influx of steam pushed against the boiler walls and could be so intense that if it exploited a crack, weak spot or seam in the boiler wall, the boiler could detonate.

Vào này 25/4/1838, tàu hơi nước Moselle lao ngược dòng từ bến tàu  Cincinnati để đón hai gia đình nhập cư người Đức. Trong khi các hành khách mới thong thả lên tàu, kỹ sư vẫn giữ áp lực hơi nước cao để tàu có thể phóng ra khỏi bờ với tốc độ lớn. Đây là thông lệ bình thường nhưng nguy hiểm: khi kỹ sư gài số bánh xe, một luồng hơi nước đột ngột đẩy vào thành nồi hơi và có thể ở cường độ cao đến mức nếu nó tạo ra một vết nứt, một chỗ yếu hay vết 'sẹo' trong thành nồi hơi, nồi hơi có thể nổ tung.

Macabre Scene

The Moselle’s paddlewheels turned twice before an explosion shredded the boat. All four boilers burst simultaneously in a deafening roar that one witness thought sounded like a “mine of gunpowder.” Chunks of flesh, splintered wood and twisted metal shot into the air, then splashed into the river. One of the boilers instantly decapitated the engineer while the explosion’s force threw the captain against the prow of another steamer, his body a bloody pulp that slid into the water.


Cảnh tượng hãi hùng

Bánh xe của tàu Moselle quay hai vòng trước khi một vụ nổ xé tan còn tàu. Tất cả 4 nồi hơi nổ cùng lúc trong tiếng gầm rú đinh tai mà một nhân chứng cho là giống như một 'lò thuốc súng'. Các khúc thịt, gỗ vụn và kim loại xoắn bắn tung lên trời, rồi văng xuống sông. Một trong những nồi hơi 'chặt đầu' người kỹ sư trong khi lực của vụ nổ hất văng thuyền trưởng vào mũi một tàu hơi nước khác, cơ thể ông ta như 'bột nhão' đầy máu, từ từ rơi xuống nước.


The macabre scene almost defied description. One man had a huge splinter shoved through his head, from ear to ear. Another flew 100 yards in the air and crashed into the roof of a house. When one of the immigrants tried to remove his clothes, he peeled the skin off his body. At least 80 people perished that day and an additional 35 went missing, probably blown to bits.

Cảnh tượng hãi hùng này gần như thách thức mọi lời miêu tả. Một người đàn ông bị một mảnh gỗ xuyên (shove) qua đầu, từ tai này sang tai khác. Một người đàn ông khác bay gần 100 mét trong không khí rồi rơi xuống một mái nhà. Khi một trong những người nhập cư cố gắng gỡ quần áo, ông ta lột từng mảng da khỏi cơ thể. Ít nhất 80 người chết ngày hôm đó và thêm 35 người nữa mất tích, có lẽ bị 'nổ tan' thành từng mảnh.

Although exceptionally gruesome, the Moselle’s demise was hardly the only such tragedy. From 1816 to 1848, a total of 1,433 people died in steamboat accidents along the western rivers, then defined as any waterway in the Mississippi Valley. The fatality rate on these boats has been estimated at 155 deaths per 1 million passengers, a figure 1,000 times higher than travel on modern jet aircraft. While many of these could be blamed on ordinary collisions and fires, exploding boilers claimed many victims and soon became notorious in the public imagination.

Mặc dù cực kì kinh khủng như vậy, sự sụp đổ của Moselle không phải là thảm kịch duy nhất. Từ năm 1816 đến năm 1818, tổng cộng 1.433 người đã chết từ các tai nạn tàu hơi nước dọc các con sông miền Tây, hồi đó được gọi là đường thủy ở Thung lũng Mississippi. Tỉ lệ tử vong trên những tàu này được ước tính là 155 người trên mỗi 1 triệu hành khách, một con số cao gấp 1.000 lần so với di chuyển bằng máy bay phản lực hiện đại. Trong khi nhiều (tử vong) này có thể được đổ lỗi cho các vụ đâm và cháy thông thường, các vụ nổ nồi hơi cũng lấy đi mạng sống của nhiều nạn nhân và nhanh chóng trở nên tai tiếng trong hình dung của công chúng.


The rash of explosions lay partly in the era’s emphasis on speed and winning races. Captains knew that fast boats made headlines in newspapers and generated talk in taverns, stores, levees and parlors. The editor of the Louisville Daily Democrat even speculated that a vessel called the A.L. Shotwell started racing “with the view of proving her speed and capacity as a matter of business reputation.” Speed became an obsession and the boat with the fastest time between two towns held the horns: Trophies, usually deer antlers, were coveted items on the Mississippi and Ohio rivers. The A.L. Shotwell proudly displayed a silver plate hanging from a set of gilded deer horns. Its inscription dared competitors to “Take us if you can.”


Các vụ nổ trở nên lan tràn một phần do sự nhấn mạnh của thời kì đó đối với tốc độ và chiến thắng các cuộc đua. Các thuyền trưởng biết rằng những chiếc tàu chạy nhanh sẽ được lên báo và được nhắc tới nhiều trong các quán rượu, gian hàng, tiệc chiêu đãi và phòng khách. Chủ biên của tờ Nhật báo Dân chủ Louisville thậm chí dự đoán rằng một tàu tên là 'A.L. Shotwell' bắt đầu cuộc đua 'với quan điểm chứng minh tốc độ và khả năng của tàu như danh tiếng kinh doanh'. Tốc độ trở thành nỗi ám ảnh và con tàu với thời gian nhanh nhất giữa hai thị trấn được nâng cúp: thường là gạc hươu, là vật được thèm muốn (covet) trên các dòng sông Ohio và Mississippi. Tàu A.L. Shotwell tự hào trưng bày đĩa bạc treo từ một bộ sừng hươu mạ vàng. Chữ khắc trên đĩa thách thức các đối thủ 'Hãy lấy chúng tôi nếu bạn có thể'.


Steamboat races were usually impromptu contests that tested the crew to their limits and excited the passengers. One participant thought the sensation produced by a steamboat race was “the most powerful that can be conceived.” Passengers cheered on the firemen (who threw wood into the furnaces and tended the flames) and taunted their counterparts on the other boat. Crewmembers broke open barrels of oil, turpentine or tar and threw the contents into the roaring infernos. The boats seemed to almost come to life during a race. The pounding of the piston rod caused the vessels to throb up and down, popping nails loose and cracking seams. The boats roared and snorted “like angry hippopotami,” wrote one observer.


Các cuộc đua tàu hơi nước thường là những cuộc thi ngẫu hứng để kiểm tra giới hạn khả năng của các thủy thủ và làm hành khách phấn chấn. Một người tham gia nghĩ rằng  sự xúc động mạnh được tạo ra bởi đua tàu hơi nước là 'mạnh mẽ nhất có thể hấp thụ được'. Các hành khách cổ vũ công nhân đốt lò, (người ném gỗ vào lò cao - và giữ ngọn lửa) và chế giễu đối thủ của họ trên những tàu khác. Các thủy thủ đoàn mở các thùng dầu, nhựa thông hay hắc ín và ném chúng vào hỏa ngục gầm rú. Các con tàu dường như bừng sống trong cuộc đua. Tiếng đập của piston làm tàu trồi lên thụt xuống, đẩy các đinh lỏng ra và làm nứt đường nối. Các con tàu gầm lên và phì hơi 'như hà mã nổi giận', một người quan sát viết.


The prospect of danger in such races, at least in the early days, only added to the thrill.

Viễn cảnh nguy hiểm trong những cuộc đua như vậy, ít nhất là trong những ngày đầu tiên, chỉ càng làm tăng thêm niềm phấn khích.

No Oversight

Steamboats of the era might sound like a personal-injury lawyer’s dream, but the government was slow to regulate either their construction or operation. Sporadic calls for federal oversight in the early 19th century were met with stiff opposition from owners. In 1824, the captain of the Rob Roy argued that so few people were killed in steamboat explosions that there was no need for safety valves on boilers. Laissez- faire assumptions about government regulation, social inertia and ignorance further forestalled oversight.

Không giám sát

Các tàu hơi nước thời kì đó có lẽ là ước mơ của luật sư biện hộ thương tích cá nhân, nhưng chính phủ đã chậm trễ trong việc điều tiết việc đóng (tàu) hay vận hành của chúng. Một số lời kêu gọi thưa thớt  yêu cầu giám sát của chính phủ liên bang vào đầu thế kỉ 19 đã bị chống đối mạnh mẽ từ những người chủ tàu. Năm 1824, thuyền trưởng của tàu Rob Roy biện hộ rằng rất ít người bị chết từ các vụ nổ tàu hơi nước nên không cần có van an toàn ở nồi hơi. Các giả định thị trường tự do về điều tiết của chính phủ, sự trì trệ và không hiểu biết của xã hội càng ngăn chặn việc giám sát.

But after the Moselle and other notable explosions, Congress felt compelled to act.

Nhưng sau vụ Moselle và các vụ nổ nổi tiếng khác, Quốc hội thấy bắt buộc phải hành động.

The result was the 1838 Steamboat Act, the first federal regulation of a private industry. Under the new law, all steamboats had to be licensed and agree to regular inspections of their hulls, boilers and machinery. When boats were stopped, engineers had to open the safety valve and keep the steam pressure low. Tiller ropes were replaced with chains or rods. Captains and crew could be fined or imprisoned for disobeying the law while owners could be sued for negligence.

Kết quả là Luật Tàu hơi nước năm 1838, quy định liên bang đầu tiên về ngành kinh doanh tư nhân. Theo luật mới này, tất cả các tàu hơi nước phải được cấp phép và phải kiểm định thường xuyên về vỏ tàu (hull), nồi hơi và máy móc. Khi tàu dừng, các kĩ sư phải mở van an toàn và giữ áp lực hơi nước thấp. Dây thừng tay bánh lái được thay thế bằng dây xích hay que. Các thuyền trưởng và thủy thủ đoàn có thể bị phạt hoặc bị tù nếu không tuân theo luật trong khi các chủ tàu có thể bị kiện vì không giám sát.

Other legislation went even further. Most notable was the creation of the Steamboat Inspection Service, the first federal regulatory agency. It granted and revoked boat licenses; required that all boilers be checked regularly; and licensed pilots and engineers. When combined with industry self- correction, such as the “doctor” (a small pump that brought water into boilers when the paddlewheels weren’t turning), nighttime running lights, life preservers and fire hoses, steamboat travel became reasonably safe by the mid-1850s.

Các quy định khác thậm chí còn tiến xa hơn. Nổi tiếng nhất là việc hình thành Cơ quan Kiểm định Tàu hơi nước, cơ quan giám sát liên bang đầu tiên. Cơ quan này cấp và thu hồi giấy phép; yêu cầu tất cả các nồi hơi phải được kiểm tra thường xuyên, và cấp phép cho hoa tiêu (pilot) và kỹ sư. Khi kết hợp với sự tự điều chỉnh của ngành, như bộ phận điều chỉnh doctor, một bơm nhỏ thêm nước vào nồi hơi khi bánh xe không quay), đèn chạy ban đêm, phao cứu hộ và ống nước cứu hỏa, du lịch tàu hơi nước đã trở nên tương đối an toàn vào giữa những năm 1850.

The explosion of the Moselle and other steamboats forced Americans to consider the degree to which unregulated private industry could endanger lives and property. Although many people were wary of government interference in a private industry, the Steamboat Inspection Service became the model for later regulatory agencies, such as the Interstate Commerce Commission, the Food and Drug Administration, and the Consumer Product Safety Commission. Such was the enduring power of a single steamboat explosion in 1838.

Vụ nổ tàu Moselle và các tàu hơi nước khác đã buộc người Mỹ phải cân nhắc mức độ mà một ngành tư nhân không được điều tiết có thể gây nguy hiểm tới mạng sống và của cải như nào. Mặc dù nhiều người lo ngại sự can thiệp của chính phủ trong một ngành tư nhân, Cơ quan Kiểm định Tàu hơi nước đã trở thành điển hình cho các cơ quan giám sát sau này, như Ủy ban Thương mại Liên bang, Cục Thực phẩm, dược phẩm Mỹ và Ủy ban An toàn Sản phẩm tiêu dùng. Đó là sức mạnh lâu dài của một vụ nổ tàu hơi nước vào năm 1838.

(Robert Gudmestad teaches history at Colorado State University and is the author of “Steamboats and the Rise of the Cotton Kingdom.” The opinions expressed are his own.)
(Robert Gudmestad giảng dạy lịch sử ở Trường đại học bang Colorado và là tác giả cuốn 'Tàu hơi nước và sự trỗi dậy của Vương quốc bông' - "Steamboats and the Rise of the Cotton Kingdom.")







Translated by Sơn Phạm


http://www.bloomberg.com/news/2013-01-31/the-horrific-accident-that-created-the-regulatory-state.html

No comments:

Post a Comment

your comment - ý kiến của bạn