MENU

BILINGUAL BLOG – BLOG SONG NGỮ ANH VIỆT SHARE KNOWLEGE AND IMPROVE LANGUAGE

--------------------------- TÌM KIẾM TRÊN BLOG NÀY BẰNG GOOGLE SEARCH ----------------------------

TXT-TO-SPEECH – PHẦN MỀM ĐỌC VĂN BẢN

Click phải, chọn open link in New tab, chọn ngôn ngữ trên giao diện mới, dán văn bản vào và Click SAY – văn bản sẽ được đọc với các thứ tiếng theo hai giọng nam và nữ (chọn male/female)

- HOME - VỀ TRANG ĐẦU

CONN'S CURENT THERAPY 2016 - ANH-VIỆT

150 ECG - 150 ĐTĐ - HAMPTON - 4th ED.

VISUAL DIAGNOSIS IN THE NEWBORN

Wednesday, February 20, 2013

Security challenge in 2013 Thách thức an ninh năm 2013







Security challenge in 2013

Thách thức an ninh năm 2013
By Zhang Jie and Li Zhifei

Zhang Jie and Li Zhifei

China Daily
China Daily
Tuesday, Jan 15th
Thứ ba, 15 Tháng 1




The United States' move to bolster its strategic presence in the Asia-Pacific region to contain China's rise and Beijing's response to it will define the security environment in the region in 2013. If Washington is expected to continue exploiting maritime disputes in Asia-Pacific to strengthen its security ties with its allies in the region, China is likely to be more determined to safeguard its maritime territories and sovereignty and resolve the islands disputes in the East China Sea and the South China Sea.

Động thái tăng cường sự hiện diện chiến lược của Hoa Kỳ trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương nhằm ngăn chặn sự trỗi dậy của Trung Quốc và phản ứng đáp trả của Bắc Kinh đối sẽ xác định môi trường an ninh trong khu vực trong năm 2013. Nếu Washington dự kiến ​​sẽ tiếp tục khai thác các tranh chấp hàng hải trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương tăng cường quan hệ an ninh với các đồng minh trong khu vực, Trung Quốc có thể sẽ có thêm quyết tâm để bảo vệ lãnh thổ và chủ quyền biển của mình và giải quyết các tranh chấp các đảo ở Biển Hoa Đông và Biển Đông.


The US rebalancing in Asia-Pacific, irrespective of whether it succeeds or not, will create security uncertainties in China's neighborhood. It is too early to say whether John Kerry, who succeeds Hillary Clinton as the US secretary of state, will bring in the astute diplomacy of his predecessor to push forward Washington's "return to Asia" strategy. Also, it is uncertain whether the US, with fiscal budget cuts, can strengthen its military presence and hold more large-scale military drills in the Asia-Pacific.

Việc tái cân bằng ở châu Á-Thái Bình Dương Hoa Kỳ, bất chấp có thành công hay không, sẽ tạo ra bất ổn an ninh trong khu vực kế cận của Trung Quốc. Còn quá sớm để nói liệu John Kerry, người kế nhiệm Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton, sẽ thừa kế chính sách ngoại giao khôn ngoan của người tiền nhiệm của mình để thúc đẩy Chiến lược "trở lại châu Á" của Washington. Ngoài ra, vẫn không chắc chắn liệu Hoa Kỳ, với các cắt giảm ngân sách tài chính, có thể tăng cường sự hiện diện quân sự của mình và tổ chức nhiều cuộc tập trận quân sự quy mô lớn trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương hay không.

But come what may, China has to work on three fronts in 2013. First, China has to prepare for a new period of Sino-US relations, especially because its foreign policy will need time to adjust after the leadership transition.

Nhưng cho dù chuyện gì xảy ra đi nữa, Trung Quốc phải làm việc trên cả ba mặt trận trong năm 2013. Thứ nhất, Trung Quốc phải chuẩn bị một giai đoạn mới cho mối quan hệ Trung-Mỹ, nhất là khi chính sách đối ngoại của Bắc Kinh cần thời gian để điều chỉnh sau giai đoạn chuyển đổi lãnh đạo.

The report of the 18th Party Congress says that China will strive to establish relationships of long-term stability and sound growth with other major countries. As the most important world power, the US will continue to be a priority on China's diplomatic agenda. The two countries will enter a period of policy adjustment and adaptation this year, during which it will be a challenge for China to find ways to deal with the US' new Asia-Pacific strategy.

Báo cáo của Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ 18 cho rằng Trung Quốc sẽ cố gắng thiết lập các mối quan hệ ổn định lâu dài và phát triển lành mạnh với các nước lớn khác. Là cường quốc thế giới quan trọng nhất, Mỹ sẽ tiếp tục là một ưu tiên trong chính sách đối ngoại của Trung Quốc. Hai nước sẽ bước vào một giai đoạn điều chỉnh chính sách và thích nghi trong năm nay, mà Trung Quốc sẽ gặp khó khăn trong việc tìm kiếm các biện pháp để đối phó với chiến lược châu Á-Thái Bình Dương mới của Mỹ.

Second, China has to respond to the challenges from the Indochina Peninsula. Since Indochina is the meeting point of the Pacific and Indian oceans, the US has been bolstering its strategic presence there. That US President Barack Obama chose Myanmar, which is undergoing political transition, as the first foreign country to visit after his re-election is of more than symbolic significance.

Thứ hai, Trung Quốc phải đối phó với những thách thức từ bán đảo Đông Dương. Bởi vì Đông Dương là giao điểm của các đại dương Thái Bình Dương và Ấn Độ, Mỹ đã được củng cố sự hiện diện chiến lược của họ ở đó. Tổng thống Mỹ Barack Obama đã chọn Myanmar, đất nước đang trải qua quá trình chuyển đổi chính trị, là nước ngoài đầu tiên ông đến thăm sau khi tái đắc cử có nhiều ý nghĩa hơn  chứ không phải chỉ là tượng trưng.


For China, the Indochina Peninsula is of great security importance, because it is contiguous to the country's southern and southwestern regions and vital for China-Myanmar energy cooperation. The Myanmar-China oil and gas pipeline, which can help China overcome the "Malacca Dilemma", is likely to be completed by the end of this year. But political changes and ethnic conflicts in Myanmar, and the debate on the oil and gas pipeline combined with Washington's changing policy toward Myanmar could make Myanmar's political landscape more complex and uncertain, create new challenges for China-Myanmar energy cooperation and threaten China's energy security.

Đối với Trung Quốc bán đảo Đông Dương rất quan trọng về mặt an ninh tại, bởi khu vực này tiếp giáp với khu vực phía Nam và Tây Nam Trung Quốc và đóng vai trò then chốt trong hợp tác năng lượng Trung Quốc-Mianma. Tuyến đường ống dẫn dầu và khí đốt Mianma-Trung Quốc có khả năng được hoàn thành cuối năm nay. Nhưng những thay đổi chính trị, xung đột sắc tộc ở Mianma và cuộc tranh luận về đường ống dẫn dầu, cùng với chính sách thay đổi của Oasinhtơn đối với Mianma có thể làm cho bức tranh chính trị của Mianma trở nên phức tạp hơn, từ đó gây nhiều trở ngại mới cho hợp tác năng lượng Trung Quốc-Mianma và đe dọa an ninh năng lượng của Trung Quốc.
In short, an unstable Indochina Peninsula will weaken the security environment in China's neighborhood. Therefore, Beijing should prepare for the challenges ahead.

Về ngắn hạn, một bán đảo Đông Dương không ổn định sẽ làm suy yếu môi trường an ninh trong khu vực kế cận của Trung Quốc. Vì vậy, Bắc Kinh cần phải chuẩn bị cho những thách thức phía trước.
Third, China has to meet the challenges posed by maritime disputes. The Diaoyu Islands dispute has become a major diplomatic thorn in China-Japan relations. Now it is up to the new leaders of the two countries to handle the issue. At a meeting of the Central Military Commission, Xi Jinping, China's top political leader and head of the military, told the military to always give priority to the country's sovereignty and security, and improve its deterrent capacity and capability of real combat to protect China's sovereignty, security and development interests. This shows the determination of the new Chinese leadership to safeguard national territory and sovereignty.

Thứ ba, Trung Quốc phải giải quyết những thách thức xuất phát từ các tranh chấp trên Biển Hoa Đông và Biển Đông. Tranh chấp quần đảo Điếu Ngư đã trở thành trở ngại ngoại giao lớn trong quan hệ Trung-Nhật. Tại một cuộc họp gần đây của Quân ủy Trung ương Trung Quốc, Chủ tịch nước Tập Cận Bình tuyên bố quân đội phải luôn luôn ưu tiên bảo đảm chủ quyền và an ninh của đất nước, nâng cao khả năng ngăn chặn và khả năng tác chiến thực sự để bảo vệ chủ quyền, an ninh và lợi ích phát triển của Trung Quốc. Điều này thể hiện quyết tâm của ban lãnh đạo mới ở Trung Quốc trong việc bảo vệ lãnh thổ và chủ quyền quốc gia.

The Japanese government's scheme is to occupy the Diaoyu Islands permanently. The "nationalization" of the Diaoyu Islands by the Japanese government is a move aimed at strengthening its "actual control" over the islands in an attempt to turn its illegal occupation into "legal possession".

Trong khi đó, Chính phủ Nhật Bản đang triển khai kế hoạch chiếm đóng lâu dài quần đảo Điếu Ngư. Nhiều khả năng Chính phủ mới của Nhật Bản sẽ tiếp tục chính sách quốc hữu hóa để hợp pháp hóa quần đảo Điếu Ngư và không thỏa hiệp với Trung Quốc. Do đó cuộc đối đầu giữa Trung Quốc và Nhật Bản ở Biển Hoa Đông có thể trở thành mối quan tâm thường trực của cả hai bên.

It is highly likely that the new Japanese government will continue with the "nationalization" policy to "legalize" its occupation of the Diaoyu Islands and refrain from reaching a compromise. As a result, the continued confrontation between China and Japan in the East China Sea could become a permanent concern with uncertainty writ large over it.

Rất có khả năng rằng chính phủ mới của Nhật Bản sẽ tiếp tục chính sách "quốc hữu hóa" để "hợp pháp hóa" việc chiếm đóng quần đảo Điếu Ngư và từ chối thỏa hiệp. Kết quả là, tiếp tục các cuộc đối đầu giữa Trung Quốc và Nhật Bản ở Biển Hoa Đông có thể trở thành nỗi lo thường trực với sự không chắc chắn về diến biến của nó.
So China has to devise ways to strengthen its legal protection mechanisms and grasp the initiative in dealing with the dispute.

Và Trung Quốc sẽ phải tìm cách tăng cường các cơ chế bảo vệ pháp lý và sáng kiến để giải quyết tranh chấp.
With China moving on the road to national rejuvenation, its relations both with the US and neighboring countries will pose huge challenges. On one hand, despite its rising influence overseas, China must adopt a calm, rational and objective attitude to assess its power projection. On the other hand, it must know that it cannot necessarily transform all its strength into "positive energy" to safeguard its interests.

Khi Trung Quốc đang trên đường phát triển, mối quan hệ của Trung Quốc với Mỹ và các nước láng giềng sẽ đặt ra những thách thức lớn. Một mặt, bất chấp ảnh hưởng ngày càng tăng của Trung Quốc ở nước ngoài, Bắc Kinh phải có một thái độ bình tĩnh, hợp lý và khách quan để đánh giá đúng sức mạnh của họ. Mặt khác, Bắc Kinh cần nhận thức được rằng họ nhất thiết biến tất cả sức mạnh thành “năng lượng tích cực” để bảo vệ lợi ích quốc gia.

This makes using its growing strength positively and convincing the US and neighboring countries of China's commitment to peaceful development a comprehensive project beyond the diplomatic realm.

Điều này sẽ khiến Trung Quốc sử dụng sức mạnh đang gia tăng của mình và khiến cho Mỹ cũng như các nước láng giềng nhận thấy Trung Quốc chỉ cam kết phát triển hòa bình trong lời nói, nhưng thực tế đang tăng cường sức mạnh toàn diện.

The year 2013 not only signifies a major point on the road to building a moderately prosperous society in all respects for China, but also the beginning of a difficult period for China and its neighboring countries. And China has to see the new situation more prudently with an eye to seizing the initiatives to decrease the risks for a long-term and interactive resolution to the disputes.

Như vậy, năm 2013 không những sẽ là năm quan trọng của Trung Quốc trên con đường xây dựng một xã hội thịnh vượng trên tất cả các lĩnh vực, mà cũng là sự khởi đầu của một giai đoạn khó khăn trong việc tìm các sáng kiến giảm bớt rủi ro nhằm giải quyết các tranh chấp lâu dài với các nước láng giềng. Và Trung Quốc để xem xét tình hình mới thận trọng hơn, lưu tâm nắm bắt được những sáng kiến ​​để giảm rủi ro đối với một giải pháp lâu dài và tương tác với các tranh chấp.

The authors are with the National Institute of International Strategy under the Chinese Academy of Social Sciences. The article is an excerpt from China's Regional Security Environment Review: 2013.
Các tác giả cộng tác với Viện Chiến lược quốc tế thuộc Viện Khoa học Xã hội Trung Quốc. Bài viết này là một đoạn trích từ đánh giá môi trường an ninh khu vực của Trung Quốc: 2013.




http://usa.chinadaily.com.cn/china/2013-01/10/content_16100364.htm

No comments:

Post a Comment

your comment - ý kiến của bạn