MENU

BILINGUAL BLOG – BLOG SONG NGỮ ANH VIỆT SHARE KNOWLEGE AND IMPROVE LANGUAGE

--------------------------- TÌM KIẾM TRÊN BLOG NÀY BẰNG GOOGLE SEARCH ----------------------------

TXT-TO-SPEECH – PHẦN MỀM ĐỌC VĂN BẢN

Click phải, chọn open link in New tab, chọn ngôn ngữ trên giao diện mới, dán văn bản vào và Click SAY – văn bản sẽ được đọc với các thứ tiếng theo hai giọng nam và nữ (chọn male/female)

- HOME - VỀ TRANG ĐẦU

CONN'S CURENT THERAPY 2016 - ANH-VIỆT

150 ECG - 150 ĐTĐ - HAMPTON - 4th ED.

VISUAL DIAGNOSIS IN THE NEWBORN

Saturday, February 23, 2013

China’s Truman-Style Resource Quest Tests UN Law and Neighbors TQ lùng tài nguyên kiểu-Truman thử thách luật LHQ và các láng giềng





A member of China's People's Liberation Army holds back a curtain during a media tour in Beijing on July 21, 2011. China has until tomorrow to appoint a member of the dispute resolution body after the Philippines selected Rudiger Wolfrum, one of 21 members of the UN-backed International Tribunal for the Law of the Sea.

Một thành viên của Giải phóng quân Trung Quốc giữ bức màn trong một tour du lịch phương tiện truyền thông ở Bắc Kinh vào ngày 21 tháng 7 năm 2011. Cho đến ngày mai Trung Quốc có quyền bổ nhiệm một thành viên của cơ quan giải quyết tranh chấp sau khi Philippines chọn Rudiger Wolfrum, một trong 21 thành viên thuộc Tòa án quốc tế Liên Hợp Quốc về Luật Biển.

China’s Truman-Style Resource Quest Tests UN Law and Neighbors

TQ lùng tài nguyên kiểu-Truman thử thách luật LHQ và các láng giềng

By Daniel Ten Kate
Bloomberg
Feb 19, 2013
Daniel Ten Kate
Bloomberg
19/2/2013



When President Harry Truman’s push for oil in 1945 prompted him to claim all resources on the U.S. continental shelf, he unleashed a global race for the seas that led the United Nations to create rules for asserting territory.

Khi Tổng thống Mỹ Harry Truman lao vào cuộc tìm kiếm dầu lửa năm 1945 với tuyên bố chủ quyền mọi tài nguyên ở thềm lục địa Mỹ, ông đã tạo ra một cuộc chạy đua hàng hải trên toàn cầu khiến LHQ phải thiết lập các quy tắc về khẳng định lãnh thổ.

Seven decades later, China is making a broader claim in its drive for resources in the South China Sea, a move that would reinterpret the UN Convention on the Law of the Sea. Last month the Philippines sought UN arbitration over China’s nine-dash map that asserts sovereignty of waters almost 800 miles away.

Bảy thập niên sau đó, Trung Quốc lại đưa ra yêu sách chủ quyền ngày một rộng lớn hơn khi tìm kiếm tài nguyên ở Biển Đông, một động thái mà sẽ giải thích lại Công ước Liên hiệp quốc về Luật biển. Tháng trước, Philippines đã quyết định tìm kiếm sự phân xử của LHQ đối với cái gọi là bản đồ 9 đoạn của Trung Quốc yêu sách chủ quyền xa đến 800 dặm.

An unfavorable ruling for China would provide insight into whether it will heed diplomatic pressure as it pushes to keep foreign militaries from its shores and gain access to the area’s oil, gas and fish. The Philippines and Vietnam, whose combined defense budgets amount to about 4 percent of Chinese outlays, reject the nine-dash line as a basis for joint oil exploration.

Một phán quyết bất lợi cho Trung Quốc sẽ cung cấp cái nhìn thấu đáo về việc liệu TQ sẽ chú ý đến áp lực ngoại giao trong khi ra sức nó đẩy quân sự nước ngoài tránh xa bờ biển của họ và giành quyền tiếp cận dầu khí đốt và cá của khu vực này. Cả Philippines và Việt Nam, mà kết hợp ngân sách quốc phòng lại cũng chỉ bằng khoảng 4 phần trăm chi tiêu của Trung Quốc, từ chối đường chín đoạn như là một cơ sở cho việc thăm dò dầu khí chung.




A file photograph from 2007 shows a Philippine Navy ship run aground on Philippine-occupied Pag-Asa island, the largest of the disputed Spratly Islands. China’s map claims “indisputable sovereignty” over more than 100 islets, atolls and reefs that form the Paracel and Spratly Islands, and jurisdiction over the seabed and subsoil.

Một bức ảnh tư liệu chụp từ năm 2007 cho thấy một tàu Hải quân Philippines bị mắc cạn tại đảo Pag-Asa do Philippine chiếm đóng, đảo lớn nhất của Quần đảo Trường Sa. Bản đồ Trung Quốc tuyên bố "chủ quyền không thể tranh cãi" trên hơn 100 đảo nhỏ, đảo san hô và rạn san hô mà hình thành quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa, và thẩm quyền đối với đáy biển và đất dưới đáy biển.


“This has a much larger repercussion, which is about how will China in the coming years address disputes with neighboring countries?” said Ralf Emmers, an associate professor at Nanyang Technological University in Singapore. “That’s a very important question if you sit in Hanoi, Manila and also Tokyo.”

"Điều này có một tác dụng dội ngược lớn hơn nhiều, về việc Trung Quốc sẽ hành xử thế nào trong những năm tới khi giải quyết tranh chấp với các nước láng giềng", Ralf Emmers, phó giáo sư tại Đại học Công nghệ Nam Dương ở Singapore nói. “Đó là câu hỏi rất quan trọng nếu bạn ở Hà Nội, Manila và cả Tokyo".
China has until tomorrow to appoint a member of the dispute resolution body after the Philippines selected Rudiger Wolfrum, one of 21 members of the UN-backed International Tribunal for the Law of the Sea. China’s ambassador met with Philippine officials and told them it “does not accept such a notice and has returned it,” Foreign Ministry spokesman Hong Lei told reporters in Beijing yesterday.

Cho đến ngày mai Trung Quốc có quyền bổ nhiệm một thành viên của cơ quan giải quyết tranh chấp sau khi Philippines chọn Rudiger Wolfrum, một trong 21 thành viên của Tòa án quốc tế Liên Hợp Quốc về Luật Biển. Đại sứ Trung Quốc gặp với các quan chức Philippines và nói với họ " Trung Quốc không chấp nhận một thông báo như vậy và đã gửi trả lại," phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Hồng Lỗi nói với các phóng viên ở Bắc Kinh ngày hôm qua.

‘Unfounded Accusations’
'Các cáo buộc vô căn cứ'


“The Philippines’ act is against the consensus regarding the South China Sea reached between Asean and China,” Hong said, referring to the 10-member Association of Southeast Asian Nations. “It not only contained many legal and historical errors, but it also contained many unfounded accusations against China.”

"Hành động của Philippines chống lại sự đồng thuận về Biển Đông đạt được giữa ASEAN và Trung Quốc," Hồng Lỗi nói, khi đề cập đến Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á gồm 10 thành viên. "Nó không chỉ mắc nhiều lỗi pháp lý và lịch sử, nhưng nó cũng chứa nhiều lời cáo buộc vô căn cứ chống lại Trung Quốc ".
If China doesn’t appoint someone, the Philippines can ask the tribunal’s president to pick the remaining four arbiters. Rulings are valid even if one party doesn’t cooperate.

Nếu Trung Quốc không chỉ định một thẩm phán nào cả, Philippines có thể yêu cầu chủ tịch tòa án chọn bốn trọng tài còn lại. Phán quyết có hiệu lực ngay cả nếu một bên không hợp tác.
The Philippines is “committed” to arbitration and a “friendly, peaceful and durable form of dispute settlement,” the country’s foreign affairs department said in an e-mailed statement late yesterday, adding that the five-member panel will be formed with or without China’s participation.

Philippines là "cam kết" theo đuổi vụ kiện và một hình thức giải quyết tranh chấp "thân thiện, hòa bình và bền vững,” Bộ trưởng ngoại giao nước này tuyên bố qua e-mail vào cuối ngày hôm qua, ông nói thêm rằng uỷ ban trọng tài năm thành viên sẽ được thành lập có hoặc không có sự tham gia của Trung Quốc.

‘International Outlaw’
Đứng ngoài Luật pháp quốc tế

In the seven law of the sea cases that have gone for arbitration, all countries have respected the outcome even if they disagreed with the decision, said Paul S. Reichler, a lawyer with Foley Hoag LLP who has been retained by the Philippines.

Trong bảy vụ kiện về luật biển theo thể thức trọng tài, các nước đều tuân thủ kết quả kể cả khi họ bất đồng với phán quyết, Paul S. Reichler, luật sư của Foley Hoag LLP, mà Philippines thuê trong vụ kiện cho biết.

“You’d have to assume that they think even in the case of an adverse judgment, their core interests are better served by compliance than becoming an international outlaw,” Reichler said. “The examples of non-compliance or non-appearance are extremely few and far between.”

"Bạn sẽ phải thừa nhận rằng, người ta nghĩ rằng ngay cả khi có phán quyết bất lợi, thì các lợi ích cốt lõi của họ sẽ được đảm bảo tốt hơn bằng cách tuân thủ hơn là trở thành kẻ nằm ngoài vòng luật pháp quốc tế", Reichler nhấn mạnh.

China’s map, first published in the 1940s, extends hundreds of miles south to the equatorial waters off the coast of Borneo. It claims “indisputable sovereignty” over more than 100 islets, atolls and reefs that form the Paracel and Spratly Islands, and jurisdiction over the seabed and subsoil.

Bản đồ Trung Quốc, lần đầu xuất bản trong những năm 1940, kéo dài hàng trăm dặm về phía nam tới các vùng biển xích đạo ngoài khơi của đảo Borneo. TQ tuyên bố "chủ quyền không thể tranh cãi" trên hơn 100 đảo nhỏ, đảo san hô và rạn san hô mà hình thành các quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa, và quyền tài phán trên đáy biển và đất dưới đáy biển.

The Philippines and Vietnam have led opposition to the map. Under the 1982 Law of the Sea, which China ratified in 1996, a country can exploit oil, gas and other “non-living resources” on its continental shelf or an area stretching 200 nautical miles from land known as an exclusive economic zone.

Philippines và Việt Nam đã phản đối lập bản đồ này. Theo Luật biển năm 1982, mà Trung Quốc cũng đã phê chuẩn vào năm 1996, một nước có thể khai thác dầu, khí đốt và các nguồn tài nguyên phi sinh vật "trên thềm lục địa hoặc một khu vực kéo dài 200 hải lý tính từ đất liền được gọi là một vùng đặc quyền kinh tế.

‘Learning Process’

China has focused on joint development with the Philippines and Vietnam in part to avoid legal questions over which country can exploit the resources, according to Hong Nong, a deputy director at the National Institute for South China Sea Studies in Haikou, China. Beijing’s leaders are torn between ceding control to a third party and appearing afraid to defend its claims in international arbitration, she said.


'Quá trình học tập'

Trung Quốc đã tập trung vào phát triển chung với Philippines và Việt Nam một phần để tránh các vấn đề pháp lý liên quan đến việc nước nào có thể khai thác các nguồn tài nguyên, theo Hồng Nông, Phó giám đốc Viện Nghiên cứu Quốc gia về Biển Hoa Nam ở Haikou, Trung Quốc. Các nhà lãnh đạo của Bắc Kinh bị giằng xé giữa nhượng quyền kiểm soát cho một bên thứ ba và tỏ ra lo sợ khi phải bảo vệ tuyên bố chủ quyền của mình trước trọng tài quốc tế, bà nói.

“It’s a learning process, and during the learning process we might give the wrong impression to our neighboring countries because we are very big in size,” Hong said. “China wants to be a responsible stakeholder.”

"Đây là một quá trình học tập, và trong quá trình học tập đó, chúng tôi có thể đã tạo ra các ấn tượng sai lầm cho các nước láng giềng của chúng tôi bởi vì chúng tôi là nước rất lớn," bà Hong cho biết: "Trung Quốc muốn trở thành một đối tác có trách nhiệm."
China National Offshore Oil Corp. estimates the area may hold about five times more undiscovered natural gas than the country’s current proved reserves, according to the U.S. Energy Information Administration. China surpassed the U.S. as the world’s largest energy user in 2010.

Tập đoàn dầu khí ngoài khơi quốc gia Trung Quốc (CNOOC) ước tính rằng, Biển Đông có thể chứa lượng khí đốt chưa khai thác gấp năm lần trữ lượng đã được minh chứng của nước này, theo Cục Quản lý Thông tin Năng lượng Hoa Kỳ, năm 2010 Trung Quốc đã vượt Mỹ để trở thành nước tiêu thụ năng lượng lớn nhất thế giới.

Cable Cutting

China has cut the cables of survey ships working for Vietnam, chased away an exploration vessel operating off the Philippine coastline and sent its first deep-water drilling rig to the region. In June, Cnooc invited foreign oil firms to bid in areas that Vietnam already awarded to companies including Exxon Mobil Corp. and OAO Gazprom.

Cắt cắp

Trung Quốc đã nhiều lần cắt cáp các tàu thăm dò làm việc cho Việt Nam và Philippines, xua đuổi một tàu khảo sát đang hoạt động ngoài khơi Philippines và đưa giàn khoan lớn nước sâu đầu tiên ra vùng biển này. Tháng 6 trước, CNOOC đã mời các công ty dầu khí nước ngoài bỏ thầu ở các khu vực mà Việt Nam đã dành cho các công ty như Exxon Mobil Corp. và OAO Gazprom.
.

When state-run Vietnam Oil and Gas Group condemned the move, ministry spokesman Hong called on Vietnam to stop actions “that infringe upon China’s rights.”

Khi Tập đoàn Dầu khí nhà nước Việt Nam lên án động thái này, người phát ngôn bngoại giao TQ Hồng Lỗi kêu gọi Việt Nam dừng ngay hành động "xâm phạm chủ quyền của Trung Quốc."
The location of Cnooc’s oil blocks indicate China is relying on historic rights to back the claim rather than an exclusive economic zone or continental shelf, according to Mark Valencia, an Hawaii-based associate at the Nautilus Institute for Security and Sustainability. That would be unprecedented, much like Truman’s claim.

Vị trí của các lô dầu CNOOC gọi thầu cho thấy Trung Quốc là dựa trên quyền lịch sử để yêu sách chủ quyền chứ không phải là một khu vực kinh tế độc quyền hay thềm lục địa, theo Mark Valencia, một nghiên cứu viên tại Viện An ninh và Bền vững Nautilus có trụ sở tại Hawaii tại. Điều đó sẽ là chưa từng có tiền lệ, giống như tuyên bố của Truman.


“That was a completely new concept in international law and many countries followed,” Valencia said. “It’s not inconceivable that China may try to declare a precedent regarding its claim to seabed resources in the South China Sea.”

"Đó là một khái niệm hoàn toàn mới trong luật pháp quốc tế. Không có gì khó hiểu là Trung Quốc có lẽ đang cố gắng tạo một tiền lệ để khẳng định chủ quyền của mình đối với các nguồn tài nguyên ở đáy Biển Đông", Mark nhấn mạnh.

Resource Rights

China exempted itself in 2006 from disputes that involve sea boundaries, historic bays, military activities or initiatives of the UN Security Council. To get around that, the Philippines argues that negotiations starting in 1995 have failed and the case involves rights to resources, freedom of navigation and whether China can declare an exclusive economic zone around certain land features.

Quyền tài nguyên

Trung Quốc năm 2006 đã đứng bên ngoài các tranh chấp có liên quan đến ranh giới biển, vịnh lịch sử, các hoạt động quân sự hoặc các sáng kiến ​​của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc. Để làm được điều đó, Phi-líp-pin cho rằng các cuộc đàm phán bắt đầu từ năm 1995 đã không thành công và vụ kiện này liên quan đến quyền đối với các nguồn tài nguyên, tự do hàng hải và liệu Trung Quốc có thể khai báo một vùng đặc quyền kinh tế xung quanh các thực thể địa lý nào đó hay không.

China has made a more detailed continental shelf claim in the East China Sea, where it has sparred with Japan over disputed islands. The tension has damaged trade ties and raised concern in the U.S., which has a defense treaty with Japan.

Trung Quốc cũng ra tuyên bố chủ quyền thềm lục địa thậm chí chi tiết hơn tại Hoa Đông, nơi họ có tranh chấp với Nhật Bản. Căng thẳng đã phá hỏng quan hệ thương mại giữa hai nước và khiến Mỹ - nước có hiệp ước phòng thủ với Nhật - thêm lo lắng.

The world’s biggest economies sparred in 2009 over the interpretation of the UN maritime law after Chinese vessels harassed a U.S. naval ship 75 miles south of Hainan Island. China said military vessels aren’t allowed in the area without permission, whereas the U.S. says ships are allowed anywhere except for territorial seas 12 nautical miles from shore.

Trung Quốc và Mỹ cũng từng lời qua tiếng lại năm 2009 sau khi các tàu Trung Quốc quấy nhiễm một tàu hải quân Mỹ đang ở cách 75 dặm ngoài khơi đảo Hải Nam. Trung Quốc nói tàu quân sự không được phép tiến vào khu vực mà không có sự chấp thuận trong khi Mỹ tuyên bố, các tàu được tự do ra vào bất cứ đâu ngoại trừ vùng lãnh hải cách bờ biển 12 hải lý.

“It’s a defining moment in terms of determining what international system we are going to have,” said Henry Bensurto, who works on maritime issues at the Philippines’ foreign affairs department. “At the very least you have now an opportunity China will have to clarify what its nine-dash line is. For a long time the world has been guessing.”
"Đây là thời điểm có ý nghĩa quyết định hệ thống quốc tế mà chúng ta sẽ có", Henry Bensurto, người phụ trách các vấn đề hàng hải thuộc bộ Ngoại giao Philippines nói. "Ít nhất, chúng ta giờ đây có một cơ hội để Trung Quốc phải làm rõ cái gọi là đường 9 đoạn. Cả thế giới đã phải đồn đoán quá lâu".






http://www.bloomberg.com/news/2013-02-19/china-s-truman-style-resource-quest-tests-un-law-and-neighbors.html


No comments:

Post a Comment

your comment - ý kiến của bạn