MENU

BILINGUAL BLOG – BLOG SONG NGỮ ANH VIỆT SHARE KNOWLEGE AND IMPROVE LANGUAGE

--------------------------- TÌM KIẾM TRÊN BLOG NÀY BẰNG GOOGLE SEARCH ----------------------------

TXT-TO-SPEECH – PHẦN MỀM ĐỌC VĂN BẢN

Click phải, chọn open link in New tab, chọn ngôn ngữ trên giao diện mới, dán văn bản vào và Click SAY – văn bản sẽ được đọc với các thứ tiếng theo hai giọng nam và nữ (chọn male/female)

- HOME - VỀ TRANG ĐẦU

CONN'S CURENT THERAPY 2016 - ANH-VIỆT

150 ECG - 150 ĐTĐ - HAMPTON - 4th ED.

VISUAL DIAGNOSIS IN THE NEWBORN

Sunday, February 10, 2013

China must leave its foreign policy to the experts Trung Quốc phải để các chuyên gia làm chính sách đối ngoại





China must leave its foreign policy to the experts

Trung Quốc phải để các chuyên gia làm chính sách đối ngoại

The South China’s Morning Post
Tuesday, 05 February, 2013
The South China’s Morning Post
Thứ ba 5 Tháng 2, 2013

Lanxin Xiang says China’s diplomacy must be conducted by those with strategic vision, rather than the technocrats who have fumbled over the past decade, to set a policy that inspires trust.

Lanxin Xiang nói ngoại giao của Trung Quốc phải được tiến hành bởi những người có tầm nhìn chiến lược, thay vì để các nhà kỹ trị dò dẫm như trong thập kỷ qua, để thiết lập một chính sách củng cố sự tin cậy.
For years, China's leaders have been struggling to find a new concept to reset, if not redefine, the Sino-US relationship. So far, they has come up with only vague ideas such as "peaceful rise" and, more recently, "a new type of international relations between major countries".

Trong nhiều năm, các nhà lãnh đạo Trung Quốc đã nỗ lực để tìm một khái niệm mới nhằm thiết lập lại, nếu không muốn nói là xác định lại, mối quan hệ Trung-Mỹ. Cho đến nay, họ chỉ mới đưa ra những ý tưởng mơ hồ như "sự trỗi dậy hòa bình", và gần đây hơn, "một kiểu quan hệ quốc tế mới giữa các nước lớn".
With the re-election of Barack Obama as US president and the transfer of power in China to a new generation, one of the biggest challenges facing Obama will be finding a strategic and economic role for the United States in Asia that is acceptable to its strong network of allies and friends without alienating the Chinese.

Với việc Barack Obama tái đắc cử Tổng thống Mỹ và chuyển giao quyền lực ở Trung Quốc sang một thế hệ mới, một trong những thách thức lớn nhất đối với Obama là tìm kiếm một vai trò chiến lược và kinh tế của Hoa Kỳ ở châu Á mà có thể chấp nhận đối với mạng lưới hùng hậu các đồng minh và bạn bè của Mỹ mà không xa lánh người Trung Quốc.
The biggest challenge facing the new Chinese leadership in the region is how to repair relations with China's neighbours, and its image. In the past decade, Chinese foreign policy cannot be called a success, for two reasons.

Thách thức lớn nhất đối với sự lãnh đạo mới của Trung Quốc trong khu vực là làm thế nào để sửa chữa quan hệ và hình ảnh của mình với các nước láng giềng của Trung Quốc. Trong thập kỷ qua, chính sách đối ngoại của Trung Quốc không thể được gọi là một thành công, vì hai lý do.

First, the leadership has been obsessed with the search for an overarching concept to guide foreign policy, but no such concept works or even sticks. The early years of the Hu Jintao-Wen Jiabao regime witnessed the quick rise and fall of the idea of "peaceful rise". As soon as the Americans countered with the "responsible stakeholder" concept, outlined by then deputy secretary of state Robert Zoellick, "peaceful rise" fizzled out, for China was hardly ready or willing to take up responsibilities as a great power. Indeed, China always claims it does not want to be a great power.

Đầu tiên, lãnh đạo đã bị ám ảnh với việc tìm kiếm một khái niệm bao quát để hướng dẫn chính sách đối ngoại, nhưng không có khái niệm nào như thế hữu dụng hoặc thậm chí tồn tại được. Những năm đầu của chế độ Hồ Cẩm Đào-Ôn Gia Bảo đã chứng kiến ​​sự lên ngôi rồi sụp đổ nhanh chóng của ý tưởng "trỗi dậy hòa bình". Ngay sau khi người Mỹ phản ứng với khái niệm "đối tác có trách nhiệm", do phó ngoại trưởng lúc đó, ông Robert Zoellick, đưa ra, "trỗi dậy hòa bình" thất bại, bởi vì Trung Quốc hầu như không sẵn sàng hoặc sẵn lòng chấp nhận trách nhiệm như là một nước lớn. Thật vậy, Trung Quốc luôn tuyên bố nó không muốn xưng bá.


Later, Hu came up with the concept of "the harmonious world". This time, the confusion was even more evident. The real world is far from harmonious. To extend a political slogan at home - "a harmonious society" - to the anarchical world system not only looked silly, but also seemed to demonstrate China's hidden agenda of "harmonising the world" through efforts to change the rules of the game.
Sau đó, ông Hồ đã đưa ra khái niệm "thế giới hài hòa". Lần này, sự nhầm lẫn thậm chí còn rõ ràng hơn. Thế giới thực còn lâu mới hài hòa. Để mở rộng một khẩu hiệu chính trị nội địa - "một xã hội hài hòa" – cho một hệ thống thế giới không có chánh phủ - không chỉ trông có vẻ ngớ ngẩn, mà dường như  còn cho thấy chương trình nghị sự ẩn giấu đằng sau "thế giới hài hòa" của Trung Quốc là thông qua các nỗ lực để thay đổi các quy tắc của trò chơi.

Besides, the leadership has failed to maintain domestic harmony, as widespread corruption and social tension have pushed China closer to revolution. Indeed, Chinese bloggers have ended up using the phrase "to be harmonised" to indicate web censorship.

Bên cạnh đó, lãnh đạo đã thất bại trong việc duy trì sự hài hòa trong nước, như tham nhũng lan rộng và căng thẳng xã hội đã đẩy Trung Quốc tiến gần hơn với cách mạng. Thật vậy, các blogger Trung Quốc rốt cuộc đã sử dụng cụm từ "đã được hài hoà" để chỉ kiểm duyệt trang web.

More shockingly, in the past three years, China has somehow managed to squander its remarkable achievement in establishing good rapport with its neighbours, losing a reservoir of goodwill that several generations of leaders had accumulated over more than six decades. The goodwill was founded on the smart and effective "periphery policy" (zhoubian zhengce). Its loss provided fertile ground for the US to successfully build a containment strategy in Asia and the Pacific, at minimal diplomatic and material cost.

Kinh hoàng hơn, trong ba năm qua, Trung Quốc đã bằng cách nào đó đã tiêu hủy thành tích đáng kể của nó trong việc thiết lập các mối quan hệ tốt với các nước láng giềng, mất đi nguồn dự trữ thiện chí mà nhiều thế hệ các nhà lãnh đạo trước đó đã tích lũy trong hơn sáu thập kỷ qua. Thiện chí được thiết lập trên cơ sở chính sách "ngoại vi" thông minh và hiệu quả (zhoubian zhengce). Sự mất mát đó cung cấp mảnh đất màu mỡ để Mỹ xây dựng thành công một chiến lược ngăn chặn ở châu Á và Thái Bình Dương, với chi phí tối thiểu về ngoại giao và tài lực.
The diplomatic failure of the past 10 years has taught us at least one lesson: China should never announce any concept that is vague and confusing. For example, a concept such as "core interests", when applied unwisely to disputed territories, could trigger enormous suspicion of Chinese intentions.

Sự thất bại ngoại giao của 10 năm qua đã dạy chúng ta ít nhất một bài học: Trung Quốc không bao giờ nên thông báo bất kỳ một khái niệm nào mơ hồ và khó hiểu. Ví dụ, một khái niệm như "lợi ích cốt lõi", khi áp dụng không thông minh vào các tranh chấp lãnh thổ, có thể gây ra sự nghi ngờ to lớn về ý định của Trung Quốc.
Therefore, the latest Chinese proposal for a "new type of international relations between major countries" is viewed by Washington in two ways: first, the goal appears to be for China to take a bigger share of power, but not responsibility; second, it may be a scheme to undermine Washington's new Asian strategy. Many in Washington fear that, rather than share power, China really wants to unravel America's alliances in Asia.

Do đó, đề nghị mới nhất của Trung Quốc về một kiểu  quan hệ quốc tế mới giữa các nước lớn" được Washington xem xét theo hai cách: đầu tiên, mục tiêu dường như là để Trung Quốc chia phần quyền lực lớn hơn, nhưng không chia xẻ trách nhiệm, thứ hai, nó có thể là một âm mưu nhằm làm suy yếu Chiến lược mới về châu Á của Washington. Nhiều người ở Washington e rằng thay vì chia sẻ quyền lực, Trung Quốc thực sự muốn làm dỡ bỏ các liên minh của Mỹ ở châu Á.

The Chinese claim they want to foster "mutual respect" and "win-win" conditions, but it is not convincing to talk only about the desired result without specifying how to achieve it. Worse, it is vague about what a "major country" is. If the Chinese instead use the concept of "great power", then the logic is comprehensible: China is proposing to the US to reset the bilateral relationship to avoid the traditional trap of great power rivalry, especially during the process of structural change of the international system.

Trung Quốc tuyên bố họ muốn thúc đẩy "tôn trọng lẫn nhau" và điều kiện "cùng thắng", nhưng sẽ không thuyết phục khi nói về kết quả mong muốn mà không xác định làm thế nào để đạt được nó. Tệ hơn, thật là mơ hồ về khái niệm "nước lớn" là gì. Nếu người Trung Quốc thay vào đó sử dụng khái niệm "cường quốc", thì logic sẽ dễ hiểu: Trung Quốc đề nghị Mỹ để thiết lập lại mối quan hệ song phương giữa hai nước để tránh cạm bẫy truyền thống của sự cạnh tranh quyền lực rất lớn, đặc biệt là trong quá trình thay đổi cấu trúc của quốc tế hệ thống.

Great power status comes, above all, with responsibilities. But the official Chinese translation of the term "great power" is in total chaos. The foreign ministry describes a "new type of relations between major countries"; Xinhua uses "big powers"; still others, even more absurdly, use "big countries". The reason for this chaos is clear: to avoid the connotations related to the modern Chinese history of national humiliation.
Địa vị cường quốc xuất hiện, trước hết, với các trách nhiệm. Nhưng cách diễn dịch chính thức của Trung Quốc "về cường quốc" thì hoàn toàn hỗn loạn. Bộ Ngoại giao mô tả một kiểu quan hệ mới giữa các nước lớn", Tân Hoa xã sử dụng "cường quốc", vẫn còn những người khác, thậm chí sử dụng vô lý hơn nữa ,"đại cường quốc". Lý do của sự hỗn loạn này là rõ ràng: để tránh những ý nghĩa biểu thái liên quan đến lịch sử Trung Quốc hiện đại vể nỗi nhục quốc thể.

Since the Opium war in the 19th century, "great power" has been translated as "power in match" (lieqiang), which was exclusively used to describe the imperial powers that invaded and humiliated China. So, Beijing now chooses the more neutral term of "major country". But by doing so, it fails to communicate the right message to the Americans.

Kể từ cuộc chiến tranh thuốc phiện vào thế kỷ 19, "cường quốc" đã được dịch là "thế lực đầu sỏ" (lieqiang), chuyên dùng để mô tả các đế quốc xâm lược và làm nhục Trung Quốc. Vì vậy, Bắc Kinh bây giờ chọn thuật ngữ trung tính hơn "nước lớn". Tuy nhiên, bằng cách làm như vậy, nó không truyền đạt đúng thông điệp cho người Mỹ.

The right message should be: a rising China will not challenge and undermine the leadership position of the US, and will increasingly take upon itself more international duties. The precondition is, of course, that the US stops its silly containment policy. As Xi Jinping's put it, "at a time when people long for peace, stability and development, to deliberately give prominence to the military security agenda … is not really what most countries in the region hope to see".
Thông điệp đúng đắn phải là: một Trung Quốc đang trỗi dậy sẽ không thách thức và làm suy yếu vị trí lãnh đạo của Hoa Kỳ, và sẽ ngày càng tự gánh vác những trách nhiệm quốc tế. Tất nhiên, điều kiện tiên quyết là, Mỹ phải ngừng chính sách ngăn chặn ngớ ngẩn của mình. Như Tập Cận Bình Xi đã nói, tại một thời điểm khi con người mong chờ hòa bình, ổn định và phát triển, việc cố tình nêu bật an ninh quân sự trong chương trình nghị sự... thì thực sự không phải là điều mà hầu hết các nước trong khu vực hy vọng nhìn thấy".

Any overarching concept without a clear definition is subject to wrong and vicious interpretations. The new Chinese leadership differs from the previous ones in its education background, personal experience and strategic outlook. Most of its members were trained in the social sciences and humanities, unlike the engineers who have run China for the past 20 years, starting with Jiang Zemin.

Bất kỳ khái niệm bao quát nào mà không có một định nghĩa rõ ràng đều sẽ bị giải thích sai lạc và ác ý. Các nhà lãnh đạo mới của Trung Quốc khác với những người trước về học vấn, kinh nghiệm cá nhân, và tầm nhìn chiến lược. Hầu hết các thành viên đã được đào tạo trong các ngành khoa học xã hội và nhân văn, không giống như các kỹ sư, những người đã điều hành Trung Quốc trong 20 năm qua, bắt đầu từ Giang Trạch Dân.

As it turned out, the engineers were a perfect match for a foreign-policy elite dominated by language specialists, to whom instant results is the only measure of success. One should not expect them to have a long-term strategic vision.

Hóa ra là, các kỹ sư là một đối thủ hoàn hảo cho một giới tinh hoa về chính sách đối ngoại được thống trị bởi các chuyên gia ngôn ngữ, mà với họ kết quả tức thì là thước đo duy nhất của thành công. Ta không nên mong đợi họ có một tầm nhìn chiến lược dài hạn.


The new leadership should realise that, to avoid future diplomatic disasters, this type of "diplomat" must be pushed back to where they belong - sitting in the background and doing their technical work - and not be allowed to develop strategic plans. Indeed, the reform of China's foreign policy and national security structure is no less urgent an issue, for foreign policy is too important to be left to language technicians.

Lãnh đạo mới nhận ra rằng, để tránh thảm họa ngoại giao trong tương lai, kiểu mẫu “nhà ngoại giao" này phải được đưa trở lại nơi mà họ thuộc về - ho phải ngồi trong hậu cảnh và làm công việc kỹ thuật của họ và không được phép phát triển các kế hoạch chiến lược. Thật vậy, cải cách chính sách ngoại giao của Trung Quốc và cơ cấu an ninh quốc gia không phải là một vấn đề ít khẩn cấp hơn, bởi vì chính sách đối ngoại là quá quan trọng để lại dành cho các nhà kỹ thuật ngôn ngữ.

Establishing a political appointee system to allow those who have the confidence of the top leaders to conduct foreign policy might be the most effective way out.


Thiết lập một hệ thống bổ nhiệm chính trị để cho phép những người tin tưởng vào các nhà lãnh đạo hàng đầu được thực hiện chính sách đối ngoại có thể là cách hiệu quả nhất.


Lanxin Xiang is professor of international history and politics at the Graduate Institute of International and Development Studies in Geneva

Lanxin Xiang là giáo sư về lịch sử và chính trị quốc tế tại Viện sau đại học về Nghiên cứu và Phát triển quốc tế  tại Geneva

Translated by nguyenquang


http://www.scmp.com/comment/insight-opinion/article/1143257/china-must-leave-its-foreign-policy-experts

No comments:

Post a Comment

your comment - ý kiến của bạn