MENU

BILINGUAL BLOG – BLOG SONG NGỮ ANH VIỆT SHARE KNOWLEGE AND IMPROVE LANGUAGE

--------------------------- TÌM KIẾM TRÊN BLOG NÀY BẰNG GOOGLE SEARCH ----------------------------

TXT-TO-SPEECH – PHẦN MỀM ĐỌC VĂN BẢN

Click phải, chọn open link in New tab, chọn ngôn ngữ trên giao diện mới, dán văn bản vào và Click SAY – văn bản sẽ được đọc với các thứ tiếng theo hai giọng nam và nữ (chọn male/female)

- HOME - VỀ TRANG ĐẦU

CONN'S CURENT THERAPY 2016 - ANH-VIỆT

150 ECG - 150 ĐTĐ - HAMPTON - 4th ED.

VISUAL DIAGNOSIS IN THE NEWBORN

Sunday, January 13, 2013

Vietnam’s economic woes: where to from here? Kinh tế Việt Nam sẽ đi về đâu?




Vietnam’s economic woes: where to from here?

Kinh tế Việt Nam sẽ đi về đâu?

By Jake Maxwell Watts and Nguyen Phuong Linh
Financial Times

Jake Maxwell Watts & Nguyen Phuong Linh
Financial Times

Jan 10, 2013 

10/01/2013 

In both the developing and industrialised worlds, economic growth rates, like bad news, can be entirely relative. Vietnam’s respectable-sounding GDP growth of 5.08 per cent in 2012 was in fact a painful fall from 5.9 per cent in 2011 and marked its slowest pace in 13 years. Will 2013 be any better?

Về cả hai mặt phát triển và công nghiệp hóa, tốc độ tăng trưởng kinh tế – như các tin tức xấu – có thể hoàn toàn là điều tương đối. Tăng trưởng GDP 5,08% đáng nể của Việt Nam trong năm 2012 là mức sụt giảm đau đớn so với 5,9% hồi năm 2011. Đây cũng là tốc độ tăng trưởng chậm nhất trong vòng 13 năm qua. Liệu năm 2013 sẽ tốt hơn chăng?

After charming emerging market investors for more than a decade, the southeast Asian country has had a bad year. High-profile corruption scandals, plummeting investor confidence and record levels of bad debt have battered the economy. In a 2013 New Year’s message to the nation, Prime Minister Nguyen Tan Dung admitted to “shortcomings in the government’s management” and “economic structural weaknesses”. What happened to Vietnam in 2012?

Sau khi trở thành thị trường mới nổi thu hút nhiều nguồn đầu tư nước ngoài hơn một thập kỷ qua, quốc gia Đông Nam Á này đã trải qua một năm tồi tệ. Hồ sơ tham nhũng tiếp tục tăng cao, niềm tin của các nhà đầu tư sụt giảm và nợ xấu chạm mức kỷ lục đã khiến nền kinh tế nước này trở nên khó khăn hơn. Trong một thông điệp nhân dịp năm mới 2013, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã thừa nhận “chính phủ có những thiếu sót trong quản lý” và “cơ cấu nền kinh tế vẫn còn nhiều yếu kém”. Điều gì đã xảy ra tại Việt Nam trong năm 2012?

Some analysts say a bad year was structurally inevitable for Vietnam. The economy grew at an average of 7 per cent a year throughout the 1990s and slowed slightly in the 2000s. Much of this development was driven by inefficient state-owned enterprises – a powerful force which, until recently, accounted for around 40 per cent of the country’s GDP.

Một số nhà phân tích nói rằng đối với hệ thống hiện hành thì Việt Nam không thể tránh khỏi một năm tồi tệ như hiện nay. Kinh tế tăng trưởng ở mức trung bình 7% mỗi năm trong suốt thập niên 1990 và bắt đầu chậm lại đôi chút trong những năm 2000. Phần lớn sự phát triển yếu kém này là do các doanh nghiệp nhà nước – lực lượng chủ đạo trong nền kinh tế tại nước này – hoạt động kém hiệu quả và gần đây đã chiếm lên đến 40% GDP của cả nước.

But their vulnerabilities became apparent in the near-collapse of Vietnam Shipbuilding Industry Group, known as Vinashin. The group was bailed out by the government in 2010 after accruing more than $4.5bn in debt due largely to ill-judged investments in unrelated sectors such as motorbikes and power plants. Standard & Poor’s, the rating agency, said in December 2010: “Vinashin’s woes highlight the lack of transparency, weak accountability, and poor corporate governance in Vietnam, which is still in the early stages of transitioning from a centrally planned to a market-based economy.” Nine Vinashin executives were jailed in March 2012, around the same time that scandals at other debt-ridden SOEs stoked fears of further failures.

Tuy nhiên, lỗ hổng của họ trở nên rõ ràng hơn khi Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam, được biết đến với tên Vinashin, đi đến bờ vực phá sản hồi năm 2010. Tập đoàn nay đã được chính phủ giải cứu trong năm 2010 sau khi tích luỹ hơn 4,5 tỳ USD nợ nần, phần lớn là do đầu tư vào các lĩnh vực thiếu chuyên môn như xe máy hay nhà máy điện. Cơ quan đánh giá tín dụng Standard & Poor cho biết hồi tháng Mười hai năm 2010: “Khủng hoảng ở Vinashin đã làm nổi bật sự thiếu minh bạch, trách nhiệm yếu kém, và quản trị doanh nghiệp nghèo nàn ở Việt Nam, và đây vẫn còn trong các giai đoạn đầu khi chuyển đổi từ nền kinh tế tập trung sang nền kinh tế thị trường nền”. Chín giám đốc điều hành Vinashin đã bị tuyên án tù hồi tháng Ba năm 2012, cùng với khoảng thời gian mà nhiều người lo ngại sẽ có thêm các vụ bê bối tại nhiều doanh nghiệp nhà nước khác.

Compounding the problems, turmoil hit the banking sector in 2012, after the founder of Asia Commercial Bank, one of Vietnam’s biggest lenders, was arrested in August on suspicion of conducting “illegal business”. The fallout from such scandals eventually led to an unprecedented government apology for its handling of the crises and downgrades of the country’s credit rating.

Sau đó vấn đề đã trở nên trầm trọng hơn khi sự bất ổn lan sang ngành ngân hàng trong năm 2012 sau khi người sáng lập Ngân hàng Thương mại Á châu – một trong những ngân hàng cho vay lớn nhất tại Việt Nam – bị bắt vào tháng Tám với cáo buộc “kinh doanh bất hợp pháp”. Những vụ bê bối này cuối cùng dẫn đến lời xin lỗi từ phía chính phủ vì đã không kịp xử lý cuộc khủng hoảng cũng như làm tín dụng của nước này ngày càng xấu thêm.

Soaring debt in Vietnam has left banks saddled with a mountain of bad loans while credit has dried up. Bad debt accounts for about 8 per cent of total lending by Vietnamese banks, while credit growth was 6.45 per cent in 2012, compared to 14 per cent in 2011.

Nợ nần gia tăng tại Việt Nam đã khiến các khoản nợ xấu ở các ngân hàng ngày thêm trầm trọng trong khi tín dụng đã cạn kiệt. Các khoản nợ xấu hiện đang ở mức khoảng 8% trong tổng số nợ cho vay tại các ngân hàng Việt Nam, trong khi tăng trưởng tín dụng là 6,45% vào năm 2012 so với 14% hồi năm 2011.

Vietnam’s once vibrant corporate sector faces rising costs of business and a dearth of funding sources. Almost 71 per cent of Hanoi’s 58,000 companies reported losses in 2012, according to the Hanoi People’s Committee, an arm of the ruling communist party.

Khu vực doanh nghiệp Việt Nam một thời thịnh vượng hiện đang phải đối mặt với nhiều chi phí ngày càng gia tăng và thiếu hụt nguồn kinh phí. Hầu như 71% trong tổng số 58,000 doanh nghiệp ở Hà Nội đã báo cáo thua lỗ trong năm 2012, theo Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội, một cánh tay thuộc Đảng Cộng sản cầm quyền tại nước này.

The litany of woes is not all due to domestic mismanagement, note analysts. Vietnam, like many emerging economies, has suffered from the slowdown in key export markets including Europe and the US.

Các phân tích gia lưu ý rằng vấn đề không phải là tất cả đều do quản lý yếu kém. Việt Nam, tương tự như nhiều nền kinh tế mới nổi, đã phải hứng chịu sự suy giảm tại các thị trường xuất khẩu bao gồm cả châu Âu và Hoa Kỳ.
The good news is that economic difficulty has spurred government efforts to win back investor confidence. In some of Vietnam’s main markets, moves by governments to shore up consumer demand has prompted analysts – including HSBC in a report issued on Wednesday – to predict that international demand for Vietnamese goods will rebound in 2013.

Tin đáng mừng là những khó khăn kinh tế đã thúc đẩy chính phủ nỗ lực nhiều hơn nữa nhằm giành lại lòng tin của các nhà đầu tư. Trong một số thị trường chính tại Việt Nam, phần lớn nhờ sự thúc đẩy từ phía chính phủ nhằm vực dậy nhu cầu của người tiêu dùng đã khiến các nhà phân tích – bao gồm HSBC trong một báo cáo phát hành hôm thứ Tư –dự đoán rằng nhu cầu của quốc tế đối với hàng hóa Việt Nam sẽ tăng trở lại trong năm 2013.

There are also new signs of action at home. The Vietnamese central bank has pledged to halve the burden of bad debt in 2013 and the government has begun the arduous process of reforming the SOEs that dominate the economy.

Ngoài ra còn có một số dấu hiệu tốt ở ngay trong nội địa. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cam kết sẽ giảm một nửa gánh nặng nợ xấu trong năm 2013 và chính phủ đã bắt đầu quá trình cải cách gian khổ đối với các doanh nghiệp nhà nước hiện đang chiếm ưu thế trong nền kinh tế.

But the tasks are daunting. The government forecasts GDP growth of 5.5 per cent in 2013, although analysts say that will depend on further economic reform, growth in the global economy and a resolution of the country’s bad debt problems.

Tuy nhiên, nhiệm vụ này rất khó khăn. Chính phủ dự báo tăng trưởng GDP trong năm 2013 sẽ ở mức khoảng 5,5%, mặc dù các nhà phân tích cho rằng việc này sẽ phụ thuộc rất nhiều vào những cải cách cũng như nền kinh tế toàn cầu và cách giải quyết các món nợ xấu tại Việt Nam.

The government is at last finally seeking advice from international bodies on SOE and banking reform, but investor confidence remains low and corruption levels high in both the state and private sectors.


Chính phủ cuối cùng cũng đã tìm kiếm sự giúp đỡ từ các cơ quan quốc tế nhằm cải cách lĩnh vực doanh nghiệp nhà nước và ngành ngân hàng, nhưng niềm tin của nhà các đầu tư vẫn còn ở mức rất thấp và tham nhũng vẫn tiếp tục tăng cao trong cả lĩnh vực doanh nghiệp nhà nước lẫn tư nhân.

Investors and analysts are left wondering whether the government is in a position to do what it takes to implement necessary reforms. Some investors, however, seem undeterred by uncertainty. In a separate note this week, HSBC identified Vietnam – alongside India and Indonesia – as among the countries most likely to benefit from a migration of foreign direct investment from China to southeast and south Asia and on Tuesday a US buyout group invested $200m in one of Vietnam’s largest food companies – the biggest ever single private equity investment in Vietnam. The message was clear: a bad year is no reason to write off Vietnam as an investment opportunity. How the government proceeds from here is the real test.
Các nhà đầu tư và các nhà phân tích đang tự hỏi liệu chính phủ có đủ mạnh để thực hiện các cải cách cần thiết hay không. Tuy nhiên, một số nhà đầu tư dường như vẫn không nao núng về tình hình không vững chắc tại nước này. Trong một bản lưu ý riêng hồi đầu tuần này, HSBC đã xác định Việt Nam – cùng với Ấn Độ và Indonesia – là những nước có thể hưởng lợi khi các nguồn vốn đầu tư nước ngoài chảy ra khỏi Trung Quốc. Hôm thứ Ba vừa qua, một nhóm các nhà đầu tư Hoa Kỳ đã đầu tư 200 triệu USD vào một công ty thực phẩm lớn nhất ở Việt Nam – và đây cũng là số vốn đầu tư lớn nhất đối với một công ty cổ phần tại nước này. Thông điệp này rất rõ ràng: một năm tồi tệ không đồng nghĩa với việc từ bỏ lý do Việt Nam là một nơi có nhiều cơ hội tốt để đầu tư. Và đây sẽ là những thách thức thực sự đối với chính phủ Việt Nam trong những ngày tới đây.






Translated by Đỗ Đăng Khoa




http://blogs.ft.com/beyond-brics/2013/01/10/vietnams-economic-woes-where-to-from-here/#axzz2HqygbW8q

No comments:

Post a Comment

your comment - ý kiến của bạn