MENU

BILINGUAL BLOG – BLOG SONG NGỮ ANH VIỆT SHARE KNOWLEGE AND IMPROVE LANGUAGE

--------------------------- TÌM KIẾM TRÊN BLOG NÀY BẰNG GOOGLE SEARCH ----------------------------

TXT-TO-SPEECH – PHẦN MỀM ĐỌC VĂN BẢN

Click phải, chọn open link in New tab, chọn ngôn ngữ trên giao diện mới, dán văn bản vào và Click SAY – văn bản sẽ được đọc với các thứ tiếng theo hai giọng nam và nữ (chọn male/female)

- HOME - VỀ TRANG ĐẦU

CONN'S CURENT THERAPY 2016 - ANH-VIỆT

150 ECG - 150 ĐTĐ - HAMPTON - 4th ED.

VISUAL DIAGNOSIS IN THE NEWBORN

Sunday, January 13, 2013

Just Who Did Smash Communism? Không phải tại Ronald Reagan




Just Who Did Smash Communism?
Không phải tại Ronald Reagan

By James G. Hershberg
Sunday, June 27, 2004
James G. Hershberg,
Washington Post,
27- 6 - 2004

The Economist put it most succinctly. After Ronald Reagan died, the magazine placed a photo of him on its cover with the words: "The man who beat communism."
Tờ The Economist đưa ra một câu trả lời cực kì ngắn gọn. Sau khi Ronald Reagan tạ thế, tờ báo này đưa ảnh của ông lên trang bìa với dòng chữ: Người chiến thắng chủ nghĩa cộng sản.

Others said much the same. A radio broadcast I heard began, "He was credited with winning the Cold War." A few minutes later, a political scientist cited victory in the Cold War and "the destruction of the Soviet Union" as two of Reagan's chief legacies. Since then, an endless stream of admirers and commentators has hailed Reagan for triumphing over the "evil empire."

Những người khác cũng nói hệt như thế. Một buổi phát thanh mà tôi có nghe bắt đầu như sau: “Người ta tin rằng ông là người chiến thắng Chiến tranh Lạnh”. Sau đó vài phút, một nhà chính trị học ghi nhận hai thắng lợi chính của Reagan: giành chiến thắng trong Chiến tranh Lạnh và tiêu diệt Liên Xô. Sau đó là hàng loạt những người sùng bái và bình luận viên tiếp tục tung ra những lời ngợi ca Reagan vì chiến thắng “đế chế của cái Ác”.

Whoa, wait a minute. It's a bit more complicated than that.

Xin đợi cho một chút. Mọi chuyện không phải đơn giản như thế đâu.

Ronald Reagan's policies surely contributed to the dissolution of the Kremlin's empire, culminating in the 1989 anti-communist revolutions in Eastern Europe and the breakup of the Soviet Union two years later. But for the media and Reagan's hagiographers to give the 40th president all the credit is like saying a late-inning relief pitcher had "won" a baseball game without mentioning the starting pitcher, the closer or the teammates who scored the runs that gave the team its lead.

Chắc chắn là chính sách của Reagan đã góp phần vào việc phá hủy đế chế của Điện Kremlin mà đỉnh điểm của nó là các cuộc cách mạng chống cộng ở Đông Âu hồi năm 1989 và sự sụp đổ Liên Xô hai năm sau đó. Nhưng gán cho vị Tổng thống thứ 40 của Hoa Kì toàn bộ công lao như các phương tiện truyền thông và các nhà viết tiểu sử của ông đang làm thì cũng chẳng khác gì gán cho cầu thủ tiền đạo đã đưa bóng vào lưới đối phương tất cả công lao của trận thắng, thế là ta đã quên công của người đưa bóng cho anh ta, ta đã quên công của thủ môn cũng như công của những người mang trên vai mình tất cả gánh nặng của trận đấu.


Historians abhor the idea of attributing a vast, complex phenomenon to a single cause. No one person brought down the Soviet Union, but if I had to choose the one who mattered most, that person would not be Reagan, most of whose policies fit comfortably in the Cold War tradition of containment followed dutifully by presidents from Truman to Carter.

Các nhà sử học luôn tỏ vẻ coi thường những người qui giản những hiện tượng phức tạp vào những nguyên nhân đơn lẻ. Liên Xô sụp đổ không phải vì có một anh hùng cụ thể nào, nhưng nếu tôi phải chọn một người có vai trò to lớn nhất thì đấy không phải là Reagan, chính sách của ông ta nói chung vẫn đi theo đường lối ngăn chặn truyền thống của Chiến tranh Lạnh mà các Tổng thống từ Truman đến Carter đã làm.

Rather, the historical wild card was Mikhail Gorbachev, who followed a well-worn path up the ladder of the Communist Party of the Soviet Union -- and then turned out to be a radical reformer.
Thay vào đó kẻ đã làm đảo lộn lịch sử là Mikhail Gorbachev, một người đã trải qua tất cả các nấc thang thăng tiến của Đảng Cộng sản Liên Xô rồi bỗng nhiên quay hẳn sang hướng khác để trở thành nhà cải cách cấp tiến, rõ ràng là người có vai trò quan trọng hơn.

Influenced by Nikita Khrushchev's short-lived "thaw" in the 1950s, Gorbachev grasped long before Reagan's election that the stultifying Soviet system required renovation.
Bị tác động bởi thời kì “tan băng” ngắn ngủi do Khrushchev khởi xướng hồi những năm 1950, trước khi Reagan được bầu làm Tổng thống, Gorbachev đã nhận ra rằng Liên Xô là một hệ thống trì trệ, cần phải cải tổ gấp.


Gorbachev also committed the heresy of abandoning the aim of world revolution and the class struggle in international affairs in favor of amorphous, but much nicer, "universal human values." Above all, he refused to use the massive armed forces at his disposal to retain his party's grip on captive nations in Eastern Europe, restive nationalist republics or Russia itself -- something his predecessors Yuri Andropov and Konstantin Chernenko might have readily done had they not conked out first.

Gorbachev cũng đã làm một việc đáng gọi là dị giáo khi ông từ bỏ mục tiêu cách mạng thế giới và cuộc đấu tranh giai cấp trên bình diện quốc tế và chấp nhận “các giá trị nhân bản chung của loài người”. Nhưng quan trọng hơn là ông đã từ chối sử dụng lực lượng vũ trang hùng hậu có trong tay nhằm giữ cho Đảng quyền kiểm soát các nước Đông Âu, cũng như kiểm soát các nước cộng hoà có xu hướng dân tộc chủ nghĩa ngay trong lòng Liên Xô, điều mà những người tiền nhiệm của ông là Yuri Andropov và Konstantin Chernenko, nếu họ chưa kịp đi về thế giới bên kia, chắc chắn sẽ làm.


But Gorbachev cannot claim all the credit, either. The factors that doomed the Soviet Union were largely innate, not external. In his seminal 1947 "X" article in Foreign Affairs, George F. Kennan argued "that Soviet power, like the capitalist world of its conception, bears within it the seeds of its own decay, and that the sprouting of these seeds is well advanced." In early 1950, despite anxiety over the first Soviet atomic explosion, the communist victory in China and the rise of McCarthyism, Harvard University President James B. Conant predicted that by 1980 the Soviets' "absurdities and static system would cause them to grind to a stop." He wasn't far off.

Nhưng cũng chẳng nên qui tất cả công trạng cho một mình Gorbachev. Liên Xô tan rã chủ yếu là do các nguyên nhân bên trong chứ không phải bên ngoài. Trong một bài báo viết vào năm 1947 trên tờ Foreign Affairs, George F. Kennan cho rằng “siêu cường Liên Xô cũng như chủ nghĩa tư bản đều mang trong lòng nó mầm mống của sự tan rã, nhưng mầm mống ở Liên Xô sẽ lớn nhanh hơn”. Đầu những năm 1950, mặc cho những lo lắng về các vụ thử hạt nhân của Liên Xô, mặc cho chiến thắng của cộng sản ở Trung Quốc và sự ngóc đầu dậy của chủ nghĩa McCarthy, James B. Conant, Hiệu trưởng Đại học Harvard (Harvard University President) đã tiên đoán rằng khoảng năm 1980 “sự phi lí và hệ thống tĩnh tại của Liên Xô sẽ làm cho nó ngừng hẳn”. Kể ra ông cũng không sai nhiều lắm.


Reagan essentially followed a bipartisan legacy of containment. Sure, he offered arms to anti-communist insurgencies in the Third World and fervently articulated his beliefs in freedom and democracy, but so had other presidents. In the crunch, Reagan was (understandably) no more willing to risk World War III by directly challenging Kremlin repression in Central Europe than his predecessors had been. For all the claims of clandestine aid to the banned Solidarity movement in Poland, Reagan's reaction -- rhetoric, sympathy and half-hearted sanctions -- to the Warsaw regime's imposition of martial law in December 1981 was no less tepid than Eisenhower's to Soviets' violent suppression of revolts in East Germany (1953) and Hungary (1956), Kennedy's to the construction of the Berlin Wall (1961), or Johnson's to the Soviet invasion of Czechoslovakia (1968).

Thực chất là Reagan đã theo đúng đường lối kiềm chế mà cả hai Đảng Cộng hoà và Dân chủ đều theo đuổi. Vâng, ông có cung cấp vũ khí cho các lực lượng chống cộng thuộc Thế giới Thứ ba và thường xuyên tuyên bố rằng ông tin tưởng vào tự do và dân chủ, nhưng các Tổng thống khác trước ông cũng đã làm như thế. Khi xảy ra khủng hoảng Reagan cũng chẳng sẵn sàng liều lĩnh khởi động Chiến tranh Thế giới III hơn những người tiền nhiệm của ông. Ông không dám đối đầu trực tiếp khi Điện Kremlin tiến hành các vụ đàn áp ở Trung Âu (cũng là việc đáng thông cảm thôi!). Phản ứng của Reagan khi bị kết án là đã giúp đỡ Công đoàn Đoàn kết ở Ba Lan - những lời nói hoa mĩ, bày tỏ cảm tình và những biện pháp cấm vận nửa vời chống lại việc thiết quân luật ở Ba Lan tháng 12 năm 1981 cũng chẳng hơn gì phản ứng của Eisenhower đối với vụ đàn áp của Liên Xô ở Đông Đức (1953), ở Hungary (1956) và phản ứng của Kennedy đối với việc xây Bức tường Berlin (1961) hay phản ứng của Johnson đối việc Liên Xô đổ quân vào Tiệp Khắc (1968).


"Mr. Gorbachev, tear down this wall!" -- Reagan's iconic 1987 challenge in Berlin -- made a nice sound bite. But however stirring his words, Europeans living under communist rule knew from bitter experience that neither the American cavalry nor American presidential rhetoric was going to liberate them. Producers of TV memorial specials might juxtapose clips of Reagan shouting at the Wall and Berliners dancing atop it two years later, but to imply a direct causal connection is history-as-fairy-tale -- or at least history-as-gross -oversimplification.

"Mr. Gorbachev, xin hãy phá bỏ bức tường này đi!" - lời kêu gọi của Reagan năm 1987 đã trở thành đề tại thời sự cũng như đề tài của lịch sử nữa. Nhưng dù những lời đó có gây xúc động lòng người đến đâu, người dân Đông Âu dưới chế độ cộng sản, qua kinh nghiệm cay đắng của mình, biết rằng cả kị binh bay lẫn những lời có cánh của Tổng thống Mĩ đều không thể giải phóng được họ. Đạo diễn các chương trình truyền hình kỉ niệm đặc biệt có thể lồng hình ảnh Reagan đang gào thét trước bức tường vào cảnh dân Berlin nhảy múa trên những đống gạch vụn của nó hai năm sau đó, nhưng nói rằng hai sự kiện này gắn bó nhân quả với nhau thì nghĩa là ta đã cố tình biến lịch sử thành truyện cổ tích hay ít nhất cũng đơn giản hoá nó một cách quá đáng.


In 1989, East Europeans knew they would have to liberate themselves. They put their own lives on the line to test the uncertain limits of Gorbachev's new "Sinatra Doctrine" (other communist countries could "do it their way") and discover whether it had really replaced the old Brezhnev Doctrine, which justified armed intervention to prevent defections from the "socialist commonwealth." Those who marched in Leipzig that October had no way of knowing that they wouldn't meet the same fate as Chinese protesters crushed just months before in a crackdown many East German leaders considered worthy of emulation.


Năm 1989, nhân dân Đông Âu đã nhận thức được rằng họ phải tự đứng lên giành lấy quyền tự do. Người ta phải mang mạng sống của mình ra để kiểm tra giới hạn của học thuyết mới của Gorbachev (các nước cộng sản khác có thể “đi theo con đường của mình”) và đã phát hiện ra rằng học thuyết của Gorbachev đã hoàn toàn thay thế cho lí luận của Brezhnev, tức là cái lí luận biện hộ cho việc đưa quân can thiệp, không cho các nước đào thoát khỏi “cộng đồng xã hội chủ nghĩa”. Những người tuần hành ở thành phố Leipzig vào tháng 10 năm đó không thể nào biết được họ có tránh khỏi số phận của những người biểu tình ở Thiên An Môn mấy tháng trước đó hay không. Nhiều nhà lãnh đạo Đông Đức lúc đó sẵn sàng làm theo các đồng chí Trung Quốc!


Did Reagan's challenges elsewhere around the world speed the Soviet collapse? Reagan's support for the mujaheddin in Afghanistan hastened the Soviets' eventual defeat there and exacerbated stresses within the U.S.S.R. -- but that project had begun during the Carter administration and enjoyed bipartisan support. And Reagan's backing for the contras fighting the Sandinista regime in Nicaragua not only led to the most serious scandal of his administration, but diverted attention from more profound developments taking place elsewhere in the communist world, such as China.


Liệu những thách thức mà Reagan đưa ra trên khắp thế giới có đẩy nhanh tiến trình sụp đổ của Liên Xô hay không? Reagan đã giúp đỡ các mujaheddin (chiến sĩ thánh chiến) ở Afghanistan làm cho Liên Xô nhanh chóng thất bại và như vậy là làm cho tình trạng bên trong Liên Xô càng căng thẳng thêm, nhưng dự án này đã khởi sự ngay dưới thời Carter và được cả hai đảng ủng hộ. Còn việc Reagan ủng hộ lực lượng Contras trong cuộc đấu tranh chống chế độ Sandinist ở Nicaragua lại tạo ra một vụ bê bối nghiêm trọng cho chính quyền của ông và lái dư luận khỏi những sự kiện quan trọng đang diễn ra trong thế giới cộng sản, thí dụ như Trung Quốc.

Reagan admirers assert that the 1980s U.S. military buildup bankrupted the Kremlin. "By building our defenses -- rather than unleashing aggression -- Ronald Reagan brought down the Soviet Union," former Republican senator and presidential candidate Bob Dole declared in the New York Times. Politburo minutes indicate a genuine (albeit unfounded) concern about the "Star Wars" missile defense program, and sharper Soviet leaders grasped the growing disparity between the military and technological sophistication of the West, especially the United States, and that of the U.S.S.R. This intensified Gorbachev's desire to ease Cold War enmity, gain greater access to Western goods and know-how, and reallocate resources from the military to the civilian economy.


Những người hâm mộ Reagan khẳng định rằng chính cuộc chạy đua vũ trang trong những năm 1980 đã làm Điện Kremlin phá sản. “Bằng cách tăng cường lực lượng phòng vệ chứ không phải tiến hành xâm lược, Ronald Reagan đã làm cho Liên Xô sụp đổ”, ông Bob Dole, một cựu thượng nghị sĩ Đảng Cộng hoà, ứng cử viên Tổng thống đã tuyên bố trên tờ the New York Times như thế. Biên bản các cuộc họp của Bộ Chính trị ghi nhận nỗi lo lắng thực sự (mặc dù vô căn cứ) về việc xây dựng tên lửa phòng vệ trong chương trình “Chiến tranh giữa các vì sao” và những nhà lãnh đạo sáng suốt của Liên Xô nhận thức được sự cách biệt ngày càng gia tăng về quân sự và công nghệ giữa phương Tây, nhất là Mĩ với Liên Xô. Điều đó càng làm cho Gorbachev thêm quyết tâm loại bỏ sự thù địch của Chiến tranh Lạnh, quyết tâm tìm cách tiếp cận với hàng hoá và công nghệ của phương Tây và chuyển các nguồn lực từ lĩnh vực quân sự sang nền kinh tế phục vụ dân sinh.




But Gorbachev also saw the absurdity of a nuclear arms race that, by the mid-1980s, had led the superpowers to hoard more than 70,000 warheads. He understood that he could make appealing offers to jump-start talks -- allowing on-site inspections or trading away intermediate range missiles -- without sacrificing the Soviet nuclear deterrent.


Gorbachev còn nhận ra sự phi lí của cuộc chạy đua vũ trang hạt nhân. Đến giữa những năm 1980 các siêu cường đã sở hữu tổng cộng hơn 70.000 đầu đạn hạt nhân. Ông hiểu rằng có thể đưa ra những đề nghị hấp dẫn để khởi đầu đàm phán về hạn chế vũ khí, cho phép thực hiện việc giám sát tại chỗ hay trao đổi về tên lửa tầm trung mà không ảnh hưởng đến vũ khí đánh chặn chiến lược của Liên Xô.


Thus the 1980s arms race did not cause the Kremlin's collapse. The Soviet economy was rotting from within for many other reasons. The Kremlin's warped priorities -- maintaining a cumbersome military machine while its economy and living standards lagged behind the West's -- helped implode the Soviet empire. But those priorities had been set for decades. The turning point was not Reagan's rise but Stalin's chutzpah after World War II. With his country devastated, the vozhd (boss) opted to seek nuclear weapons ("on a Russian scale") and coequal superpower status. From then on, the military consumed the "best and brightest" of Soviet science and distorted the economy.


Như vậy là cuộc chạy đua vũ trang trong những năm 1980 không làm cho Liên Xô sụp đổ. Nền kinh tế Liên Xô, vì nhiều lí do khác nhau, đã bị thối rữa ngay từ bên trong. Những ưu tiên sai lầm của Điện Kremlin - giữ một bộ máy quân sự khổng lồ trong khi nền kinh tế và đời sống nhân dân thua xa phương Tây – là một tác nhân làm cho đế chế Liên Xô tan rã. Nhưng những ưu tiên như thế đã diễn ra hàng chục năm rồi. Bước ngoặt diễn ra không phải dưới thời Reagan mà là do những ý muốn điên rồ của Stalin ngay sau Chiến tranh Thế giới II. Mặc dù đất nước còn bị tàn phá ngổn ngang, lãnh tụ quyết định xây dựng kho vũ khí hạt nhân và giành danh hiệu siêu cường. Từ đó trở đi lực lượng vũ trang luôn luôn nhận được những thứ tốt nhất và đã làm biến dạng nền kinh tế.


The focus on the military also shortchanges the role that soft power played in the Soviet realm's demise. The trillions of dollars the West spent on weapons and containment ultimately proved less significant than aspects of Western life that had nothing to do with government policies -- music, movies, fashion (blue jeans!), consumer goods, "Coca-Colonization," and the prospect of a freer, tastier and more affluent life. Thanks to radio, television, Hollywood, samizdat literature and faxes, ideas and images of the West began to permeate the communist world, exerting a gravitational pull. I'll never forget the reverence with which young Russians examined a Time magazine I had taken on a backpacking trip in the 1980s, or with which Muscovites treated a Big Mac when the first McDonald's opened in Pushkin Square.


Việc chú mục vào quân sự còn làm cho người ta đánh giá sai vai trò của quyền lực “mềm” trong việc lật nhào nhà nước Xôviết. Hàng ngàn tỉ dollar mà phương Tây chi cho vũ khí và chiến lược ngăn chặn cuối cùng lại hoá ra không quan trọng bằng lối sống phương Tây, tức là lĩnh vực chẳng có liên quan gì đến chính sách quốc gia - nhạc, phim ảnh, thời trang (quần bò xanh), hàng tiêu dùng, “Coca-Cola hoá” - và một tương lai tự do hơn, giầu có hơn, no đủ hơn. Lối sống phương Tây, nhờ đài phát thanh, TV, Hollywood, văn học samizdat, máy fax v.v… bắt đầu thâm nhập vào thế giới cộng sản, tạo ra một trường hấp dẫn mới. Tôi không bao giờ quên sự háo hức của các thanh niên Nga khi họ giở tờ tạp chí Time mà tôi mang theo trong chuyến đi đến đó vào những năm 1980, tôi cũng không thể quên hình ảnh người dân Moskva ăn bánh Big Mac trong cửa hàng McDonald đầu tiên mở tại quảng trường Pushkin.


An irony worth noting is that much credit for winning the Cold War should go to the people Reagan so disliked as governor of California -- the hippies, the anti-Vietnam War protesters and counter-culture figures who in the 1960s produced the music, ideas and ethos of non-conformism that appealed to the educated youth suffocating in the communist world. Those who had the most access to the West, including the children of elite apparatchiki or professionals, found themselves drawn more to Lennon than Lenin, more to Mick than Marx.
           

Sự trớ trêu của số phận là chính những người mà Reagan không ưa hồi ông còn làm Thống đốc bang California như những thanh niên hippies, những người chống chiến tranh Việt Nam, những nhà hoạt động trong phong trào gọi là “counter-culture” hồi những năm 1960 đã làm ra các bản nhạc, đã đề xuất ra các tư tưởng và tính cách lập dị lôi cuốn giới trẻ có học trong thế giới cộng sản, lại là những người có công lớn trong việc làm cho chế độ cộng sản sụp đổ. Những người có điều kiện tiếp xúc với phương Tây, kể cả con cái của giới tinh hoa trong bộ máy và các chuyên gia cao cấp, lại thích Lennon [1] hơn Lenin, thích Mick [2] hơn Marx.




Just ask Pavel Palazchenko, the bald, mustachioed interpreter who stood between Reagan and Gorbachev whenever they met. In the 1960s, he studied at the elite Institute of Foreign Languages in Moscow, where, he recalls in a wise, little-noticed 1997 memoir, the "stupidity of the official ideology was not even funny." For relief, he and his fellow students "scraped enough [money] together for parties with girls and a lot of drinking (vodka was cheap in those days). And we had the Beatles," he said.

Xin hãy hỏi ngay Pavel Palazchenko, một phiên dịch viên hói đầu và có ria mép, ngồi cạnh Reagan và Gorbachev mỗi khi họ gặp nhau. Trong những năm 1960 ông học ở một trường đại học ngoại ngữ danh tiếng ở Moskva. Sau này ông viết trong cuốn hồi kí xuất bản hồi năm 1997, cuốn hồi kí rất hay nhưng ít được chú ý, rằng “hệ tư tưởng ngu xuẩn đến mức không làm cho người ta cười được”. Để giải trí, ông cùng bạn bè góp tiền mua rượu và mời các bạn gái uống say (lúc đó rượu còn rẻ). “Và chúng tôi nghe Beatles”, ông nói.


"We knew their songs by heart. . . . To the Beatles, even more than to my teacher of phonetics, I owe my accent. But I and my . . . contemporaries owe them something else too. In the dusky years of the Brezhnev regime [1964-1982] they were not only a source of musical relief. They helped us create a world of our own, a world different from the dull and senseless ideological liturgy that increasingly reminded one of Stalinism. . . . I believe that only some of us in those years drew inspiration from [dissident physicist] Andrei Sakharov, for we had not yet matured enough to understand his vision. But the Beatles were our quiet way of rejecting 'the system' while conforming to most of its demands."


"Chúng tôi thuộc những bài hát đó… Tôi có giọng thế này phần lớn là nhờ Beatles chứ không phải thày giáo dạy phát âm đâu. Nhưng tôi và những người bạn đồng trang lứa của mình còn nợ họ một vài thứ nữa. Trong những năm đen tối dưới thới Brezhnev (1964-1982) họ không chỉ là nhạc giải trí. Họ đã giúp chúng tôi tạo ra thế giới của riêng mình, một thế giới khác hẳn với thế giới chán phèo và vô nghĩa của những nghi lễ càng ngày càng giống thời Stalin hơn… Tôi tin rằng thời đó ít người trong chúng tôi tìm được hứng khởi nhờ các tác phẩm của Andrei Sakharov (một nhà vật lí và bất đồng chính kiến nổi tiếng) vì chúng tôi chưa đủ sức hiểu được tư tưởng của ông. Beatles đã giúp chúng tôi lặng lẽ chia tay ‘hệ thống’, trong khi vẫn thực hiện phần lớn các yêu cầu của nó.”

Not all Soviet leaders were oblivious to these subversive influences. In December 1980, the month after Reagan's election, KGB chief Andropov circulated a confidential memorandum to the Central Committee. It wasn't about the president-elect, but about the murder of John Lennon that month. Andropov reported that "in many of Moscow's establishments of higher education," anonymous posters had appeared to organize a demonstration in memory of the ex-Beatle. "The KGB has taken the necessary measures to identify the instigators of this gathering and is in control of the situation," Andropov assured the party elite.

Không phải tất cả các nhà lãnh đạo Liên Xô đều nhận ra những ảnh hưởng có tính cách phá hoại như thế. Tháng 12 năm 1980, một tháng sau khi Reagan được bầu làm Tổng thống, Andropov, người đứng đầu KGB lúc ấy đã gửi cho Ban Chấp hành Trung ương một báo cáo mật. Đấy không phải là báo cáo về cuộc bầu cử mà là báo cáo về vụ sát hại John Lennon. Andropov nói rằng “Trong nhiều trường đại học ở Moskva đã xuất hiện những tờ rơi kêu gọi tổ chức diễu hành tưởng niệm cựu thành viên Beatles”. "KGB đã thi hành những biện pháp cần thiết nhằm xác định danh tính những kẻ tổ chức vụ tụ tập và vẫn kiểm soát được tình hình”, ông ta hứa với lãnh đạo Đảng như thế.

But the KGB was not "in control of the situation." By the late '80s, an underground rock scene flourished in the land of "socialist realism." When the whole edifice tumbled to the ground, former dissidents around the old Warsaw Pact, like Vaclav Havel, hailed (and in some cases erected new statues to) such figures as Frank Zappa, Pink Floyd, Lou Reed and James Dean.

Nhưng hoá ta KGB không kiểm soát được tình hình. Cuối những năm 1980 các sân khấu rock bí mật bắt đầu xuất hiện trên mảnh đất của “chủ nghĩa xã hội hiện thực”. Sau khi toàn bộ ngôi nhà xã hội chủ nghĩa đã sụp đổ, những nhân vật đối lập cũ trong khối Warszawa, như Vaclav Havel đã chào đón (và đôi khi dựng tượng) cho những người như Frank Zappa, Pink Floyd, Lou Reed và James Dean.


Reagan gave a push to the tottering statues of Marx and Lenin, but his role was, in all likelihood, peripheral rather than central -- it's simply premature to say with any degree of certitude. In the meantime, the outpouring of hagiographic praise of Reagan for slaying the Soviet dragon says as much about us as about him. The blend of sentimentality, Cold War triumphalism and superficial news coverage reflects the dangerous American habit of neglecting the world's complexity in favor of drawing a self-indulgent, solipsistic caricature of international affairs.

Reagan đã xô những bức tượng vốn đã rung rinh của Marx và Lenin, nhưng có lẽ ông không đóng vai trò chính, ông chỉ có vai trò phụ trợ. Vẫn còn quá sớm để khẳng định bất cứ điều gì một cách chắn chắn. Việc ca ngợi quá đáng vai trò của Reagan trong vụ đạp đổ con rồng Liên Xô nói về ông thì ít mà nói về chúng ta thì nhiều. Hỗn hợp tình cảm, tâm trạng hân hoan sau Chiến tranh Lạnh, quá nhiều thông tin về sự kiện chỉ chứng tỏ thói quen coi thường sự phức tạp của thế giới, thói quen đưa các vấn đề thế giới vào các sơ đồ đơn giản, đấy cũng là một thói quen nguy hiểm của người Mĩ chúng ta.

James Hershberg is associate professor of history and international affairs at George Washington University and former director of the Woodrow Wilson Center's Cold War International History Project.
James Hershberg là phó giáo sư lịch sử và các vấn đề quốc tế tại George Washington University và là cựu giám đốc của dự án về chiến tranh lạnh tại Woodrow Wilson Center

Author's e-mail: jhershb@gwu.edu

[1]John Lennon, Beatles
[2]Mick Jagger, Rolling Stones


Translated by Phạm Minh Ngọc


http://www.foreignaffairs.com/articles/138477/yasheng-huang/democratize-or-die

No comments:

Post a Comment

your comment - ý kiến của bạn