MENU

BILINGUAL BLOG – BLOG SONG NGỮ ANH VIỆT SHARE KNOWLEGE AND IMPROVE LANGUAGE

--------------------------- TÌM KIẾM TRÊN BLOG NÀY BẰNG GOOGLE SEARCH ----------------------------

TXT-TO-SPEECH – PHẦN MỀM ĐỌC VĂN BẢN

Click phải, chọn open link in New tab, chọn ngôn ngữ trên giao diện mới, dán văn bản vào và Click SAY – văn bản sẽ được đọc với các thứ tiếng theo hai giọng nam và nữ (chọn male/female)

- HOME - VỀ TRANG ĐẦU

CONN'S CURENT THERAPY 2016 - ANH-VIỆT

150 ECG - 150 ĐTĐ - HAMPTON - 4th ED.

VISUAL DIAGNOSIS IN THE NEWBORN

Sunday, January 20, 2013

Gold and Economic Freedom Vàng và Tự do kinh tế




Gold and Economic Freedom

Vàng và Tự do kinh tế
by Alan Greenspan



An almost hysterical antagonism toward the gold standard is one issue which unites statists of all persuasions. They seem to sense — perhaps more clearly and subtly than many consistent defenders of laissez-faire — that gold and economic freedom are inseparable, that the gold standard is an instrument of laissez-faire and that each implies and requires the other.

Dù có những quan điểm khác nhau, nhưng tất cả những người ủng hộ vai trò của nhà nước trong một nền kinh tế (statist [1]) đều có một đặc điểm chung, đặc điểm này đã đoàn kết họ lại, đó là sự cự tuyệt bản vị vàng [2] tới mức cuồng tín. Dường như họ đã nhận ra – thậm chí là rõ rệt và tinh vi hơn so với nhóm bảo vệ chủ thuyết thị trường tự do (laissez-faire [1]) – rằng vàng và tự do kinh tế là hai phạm trù không thể tách rời, rằng vàng là công cụ bổ trợ cho thị trường tự do, cái này mặc nhiên dẫn đến cái kia và cả hai đều là điều kiện cần phải có của nhau.

In order to understand the source of their antagonism, it is necessary first to understand the specific role of gold in a free society.

Để hiểu nguồn gốc của sự cự tuyệt trên, trước hết chúng ta cần làm rõ vai trò đặc biệt của vàng trong một xã hội tự do.


Money is the common denominator of all economic transactions. It is that commodity which serves as a medium of exchange, is universally acceptable to all participants in an exchange economy as payment for their goods or services, and can, therefore, be used as a standard of market value and as a store of value, ie, as a means of saving.

Tiền tệ là mẫu số chung của mọi giao dịch kinh tế. Chính nhờ vai trò là hàng hóa trao đổi trung gian trong giao dịch, tiền được chấp nhận là một công cụ thanh toán cho hàng hóa hoặc dịch vụ bởi tất cả chủ thể tham gia vào nền kinh tế trao đổi, nên do đó có thể được sử dụng làm tiêu chuẩn xác định giá trị thị trường cũng như công cụ dự trữ của cải (ví dụ tiền là phương thức để tiết kiệm).


The existence of such a commodity is a precondition of a division of labor economy. If men did not have some commodity of objective value which was generally acceptable as money, they would have to resort to primitive barter or be forced to live on self-sufficient farms and forgo the inestimable advantages of specialization. If men had no means to store value, ie, to save, neither long-range planning nor exchange would be possible.


Sự hiện diện của loại hàng hóa đặc biệt trên là điều kiện cần thiết để hình thành một nền kinh tế có sự phân chia lao động. Nếu không có một loại hàng hóa mang giá trị khách quan được chấp nhận rộng rãi như tiền tệ, con người sẽ phải phụ thuộc vào phương thức trao đổi hàng-đổi-hàng, hoặc buộc phải tự cung tự cấp bằng tư liệu sản xuất cá nhân và chấp nhận mất đi lợi thế không thể tính toán được của chuyên môn hóa. Nếu con người không có một phương thức để dự trữ của cải (như gửi tiết kiệm chẳng hạn), hoạt động trao đổi và lên kế hoạch lâu dài sẽ là bất khả thi.


What medium of exchange will be acceptable to all participants in an economy is not determined arbitrarily. First, the medium of exchange should be durable. In a primitive society of meager wealth, wheat might be sufficiently durable to serve as a medium, since all exchanges would occur only during and immediately after the harvest, leaving no value-surplus to store. But where store-of-value considerations are important, as they are in richer, more civilized societies, the medium of exchange must be a durable commodity, usually a metal. A metal is generally chosen because it is homogeneous and divisible: every unit is the same as every other and it can be blended or formed in any quantity. Precious jewels, for example, are neither homogeneous nor divisible. More important, the commodity chosen as a medium must be a luxury. Human desires for luxuries are unlimited and, therefore, luxury goods are always in demand and will always be acceptable. Wheat is a luxury in underfed civilizations, but not in a prosperous society. Cigarettes ordinarily would not serve as money, but they did in post-World War II Europe where they were considered a luxury. The term "luxury good" implies scarcity and high unit value. Having a high unit value, such a good is easily portable; for instance, an ounce of gold is worth a half-ton of pig iron.

Phương tiện trao đổi nào sẽ được tất cả các chủ thể tham gia vào nền kinh tế chấp nhận không phải được xác định một cách tùy tiện. Trước hết, phương tiện trao đổi phải có độ bền cao. Trong thời kỳ sơ khai khi xã hội còn khan hiếm của cải, lúa mì có thể được xem là phương tiện trao đổi tồn tại đủ lâu cho quá trình trao đổi, do quá trình đó chỉ diễn ra trong và ngay sau vụ gặt, và cũng không có giá trị thặng dư để dự trữ. Tuy nhiên ở các xã hội giàu có, văn minh hơn – nơi việc dữ trữ của cải đóng vai trò quan trọng – phương tiện trao đổi phải là vật có độ bền cao. Thông thường sẽ là kim loại, bởi chúng có tính đồng đều và có thể phân chia được: mỗi đơn vị đều giống hệt nhau và có thể kết hợp lẫn tạo ra bất kỳ số lượng nào mong muốn. Ngược lại, đá quý lại không có tính chất đồng đều và phân chia được. Quan trọng hơn, vật được chọn làm phương tiện thanh toán phải có giá trị cao. Khao khát của con người đối với các vật xa xỉ là không có giới hạn, do đó, hàng hóa xa xỉ luôn được xã hội chấp nhận rộng rãi và có nhu cầu cao. Nếu như các xã hội thiếu thốn lương thực xem lúa mì là hàng hóa xa xỉ thì nó lại không có nhiều giá trị trong các xã hội thịnh vượng. Bình thường thuốc lá không được xem là tiền, nhưng trong thời kỳ hậu thế chiến thứ Hai ở châu Âu, nó là một loại hàng hóa xa xỉ. Cụm từ “hàng hóa xa xỉ” ám chỉ sự khan hiếm và giá trị đơn vị cao. Chính nhờ giá trị đơn vị cao, hàng hóa đó với số lượng ít nhưng có giá trị lớn nên dễ dàng di chuyển. Ví dụ: một ounce vàng tương đương đến nửa tấn gang đúc thổi.


In the early stages of a developing money economy, several media of exchange might be used, since a wide variety of commodities would fulfill the foregoing conditions. However, one of the commodities will gradually displace all others, by being more widely acceptable. Preferences on what to hold as a store of value will shift to the most widely acceptable commodity, which, in turn, will make it still more acceptable. The shift is progressive until that commodity becomes the sole medium of exchange. The use of a single medium is highly advantageous for the same reasons that a money economy is superior to a barter economy: it makes exchanges possible on an incalculably wider scale.


Trong các giai đoạn đầu của nền kinh tế tiền tệ, có khá nhiều phương tiện trao đổi được sử dụng bởi khi đó không ít các vật liệu có thể đáp ứng điều kiện về phương tiện trao đổi đã nói ở trên. Tuy nhiên, theo thời gian, một trong số các loại vật liệu đó sẽ thay thế dần các loại còn lại khi được chấp nhận ngày càng rộng rãi. Lựa chọn về công cụ dự trữ giá trị cũng sẽ hướng đến loại phương tiện trao đổi đang được chấp nhận rộng rãi nhất, và theo đó càng làm phương tiện đó càng trở nên phổ biến. Xu hướng dịch chuyển tiếp tục diễn ra cho đến khi chỉ còn tồn tại một phương tiện trao đổi duy nhất. Việc sử dụng duy nhất một phương tiện trao đổi cũng có lý do tương đương vì sao nền kinh tế tiền tệ ưu việt hơn nền kinh tế trao đổi hàng-đổi-hàng: giúp cho hoạt động giao dịch khả thi trên quy mô rộng lớn hơn rất nhiều.


Whether the single medium is gold, silver, seashells, cattle, or tobacco is optional, depending on the context and development of a given economy. In fact, all have been employed, at various times, as media of exchange. Even in the present century, two major commodities, gold and silver, have been used as international media of exchange, with gold becoming the predominant one. Gold, having both artistic and functional uses and being relatively scarce, has significant advantages over all other media of exchange. Since the beginning of World War I, it has been virtually the sole international standard of exchange. If all goods and services were to be paid for in gold, large payments would be difficult to execute and this would tend to limit the extent of a society's divisions of labor and specialization. Thus a logical extension of the creation of a medium of exchange is the development of a banking system and credit instruments (bank notes and deposits) which act as a substitute for, but are convertible into, gold.


Tùy thuộc vào bối cảnh và mức độ phát triển của một nền kinh tế, phương tiện trao đổi duy nhất đó có thể là vàng, bạc, vỏ sò, gia súc hay thuốc lá. Trên thực tế, tất cả đối tượng nêu trên đều đã được xem là phương tiện trao đổi trong quá khứ. Thậm chí ở thế kỷ hiện tại, hai trong số loại hàng hóa trung gian trao đổi lớn nhất, vàng và bạc đã được sử dụng làm phương tiện trao đổi quốc tế - với vàng là phương tiện chiếm áp đảo. Vàng, sở hữu giá trị sử dụng lẫn tính thẩm mỹ cao, đồng thời là một kim loại tương đối hiếm, nhìn chung chiếm ưu thế hơn hẳn so với các phương tiện trao đổi còn lại. Từ đầu thế chiến thứ nhất cho đến nay, vàng gần như được xem là phương tiện trao đổi tiêu chuẩn duy nhất của thế giới. Tuy nhiên, nếu toàn bộ hàng hóa và dịch vụ được chi trả bằng vàng, các phi vụ thanh toán có giá trị lớn sẽ rất khó để thực hiện, đồng thời điều này có thể hạn chế mức độ phân công lao động và chuyên môn hóa của xã hội. Do đó, một giải pháp hợp lý cho mặt bất cập của phương tiện trao đổi này là hình thành một hệ thống ngân hàng và công cụ tín dụng (giấy bạc ngân hàng và hạn mức giữ vàng) có vai trò thay thế nhưng đồng thời cũng có thể chuyển đổi thành vàng.


A free banking system based on gold is able to extend credit and thus to create bank notes (currency) and deposits, according to the production requirements of the economy. Individual owners of gold are induced, by payments of interest, to deposit their gold in a bank (against which they can draw checks). But since it is rarely the case that all depositors want to withdraw all their gold at the same time, the banker need keep only a fraction of his total deposits in gold as reserves. This enables the banker to loan out more than the amount of his gold deposits (which means that he holds claims to gold rather than gold as security of his deposits). But the amount of loans which he can afford to make is not arbitrary: he has to gauge it in relation to his reserves and to the status of his investments.


Một hệ thống ngân hàng tự do dựa trên vàng sẽ có khả năng mở rộng tín dụng, và qua đó phát hành giấy bạc ngân hàng (tiền tệ) và dự trữ vàng, dựa trên nhu cầu sản xuất của nền kinh tế. Các cá nhân sở hữu vàng trong xã hội được khuyến khích, thông qua lãi suất được ngân hàng chi trả, gửi vàng vào ngân hàng (và ký séc dựa trên số vàng gửi giữ). Vì khả năng tất cả người gửi giữ đồng loạt rút vàng của họ ra khỏi ngân hàng vào cùng một thời điểm là rất hiếm, ngân hàng chỉ cần giữ lại một phần trong tổng số vàng ký gửi của khách hàng làm mức dự trữ bắt buộc. Điều này cho phép ngân hàng cho vay vượt mức dự trữ vàng của mình (như vậy có nghĩa ngân hàng đang nắm quyền sở hữu đối với vàng nhiều hơn là ý nghĩa vàng giữ vai trò đảm bảo an toàn cho mức dự trữ). Dẫu vậy, mức cho vay của ngân hàng cũng không thể tùy tiện: ngân hàng phải cân nhắc mức này trong mối liên hệ với lượng vàng dự trữ và “sức khỏe” các dự án đầu tư của nó.


When banks loan money to finance productive and profitable endeavors, the loans are paid off rapidly and bank credit continues to be generally available. But when the business ventures financed by bank credit are less profitable and slow to pay off, bankers soon find that their loans outstanding are excessive relative to their gold reserves, and they begin to curtail new lending, usually by charging higher interest rates. This tends to restrict the financing of new ventures and requires the existing borrowers to improve their profitability before they can obtain credit for further expansion. Thus, under the gold standard, a free banking system stands as the protector of an economy's stability and balanced growth. When gold is accepted as the medium of exchange by most or all nations, an unhampered free international gold standard serves to foster a world-wide division of labor and the broadest international trade. Even though the units of exchange (the dollar, the pound, the franc, etc.) differ from country to country, when all are defined in terms of gold the economies of the different countries act as one — so long as there are no restraints on trade or on the movement of capital. Credit, interest rates, and prices tend to follow similar patterns in all countries. For example, if banks in one country extend credit too liberally, interest rates in that country will tend to fall, inducing depositors to shift their gold to higher-interest paying banks in other countries. This will immediately cause a shortage of bank reserves in the "easy money" country, inducing tighter credit standards and a return to competitively higher interest rates again.


Khi ngân hàng cấp tín dụng cho các hoạt động kinh doanh hiệu quả và mang lại lợi nhuận, ngân hàng sẽ nhanh chóng thu hồi lại các khoản cho vay của mình, nhờ vậy tín dụng ngân hàng tiếp tục tăng trưởng và luôn có sẵn ở mức an toàn. Nhưng khi hoạt động kinh doanh không hiệu quả, ít lợi nhuận và chậm thanh toán các khoản vay, một thời gian không lâu sau ngân hàng nhận thấy dư nợ vượt hơn lượng vàng dự trữ. Lúc này, ngân hàng bắt đầu điều chỉnh lại hoạt động cho vay của nó – thông thường bằng cách tăng lãi suất cho vay. Kết quả là nguồn vốn dành cho các hoạt động kinh doanh sẽ thu hẹp lại, đồng thời các con nợ hiện tại buộc phải cải thiện hiệu quả kinh doanh trước khi có thể tiếp cận thêm nguồn vốn trong tương lai. Do đó, dưới cơ chế bản vị vàng, hệ thống các ngân hàng tự do sẽ đóng vai trò là người bảo đảm cho sự ổn định và phát triển cân bằng của nền kinh tế. Một khi vàng được công nhận là phương tiện trao đổi ở hầu hết hay toàn bộ các quốc gia trên thế giới, một hệ thống tiêu chuẩn tự do và không bị can thiệp của vàng có tác dụng hỗ trợ quá trình phân công lao động trên toàn cầu và mở rộng thông thương quốc tế. Mặc dù đơn vị trao đổi (đô-la Mỹ, bảng Anh, đồng franc Pháp, vv…) thay đổi ở mỗi nước, trong điều kiện tất cả đều được xác định bởi vàng, nền kinh tế của mọi quốc gia đều vận hành như nhau – miễn là không có rào cản nào đối với thương mại hay sự tách nghẽn dòng lưu thông vốn. Tín dụng, lãi suất, và giá cả có xu hướng giống nhau ở tất cả các quốc gia. Ví dụ, nếu ngân hàng của một nước có chính sách tín dụng quá lỏng lẻo, lãi suất ở quốc gia đó sẽ hạ, qua đó khiến người sở hữu vàng sẽ chuyển sang ngân hàng ở quốc gia có mức lãi suất cao hơn để gửi giữ vàng. Sự chuyển dịch này sẽ nhanh chóng dẫn đến một tình trạng thiếu hụt vàng dự trữ ở quốc gia có chính sách tín dụng lỏng lẻo, lúc này buộc nó phải thắt chặt tín dụng để có thể lấy lại mức lãi suất cao có khả năng cạnh tranh với quốc gia khác.


A fully free banking system and fully consistent gold standard have not as yet been achieved. But prior to World War I, the banking system in the United States (and in most of the world) was based on gold and even though governments intervened occasionally, banking was more free than controlled. Periodically, as a result of overly rapid credit expansion, banks became loaned up to the limit of their gold reserves, interest rates rose sharply, new credit was cut off, and the economy went into a sharp, but short-lived recession. (Compared with the depressions of 1920 and 1932, the pre-World War I business declines were mild indeed.) It was limited gold reserves that stopped the unbalanced expansions of business activity, before they could develop into the post-World War I type of disaster. The readjustment periods were short and the economies quickly reestablished a sound basis to resume expansion.


Thế giới vẫn chưa thành lập được một hệ thống ngân hàng tự do đầy đủ và một cơ chế bản vị vàng ổn định. Tuy nhiên, trước Thế chiến thứ nhất, hệ thống ngân hàng ở Mỹ (và ở hầu hết các nơi khác trên thế giới) đều dựa trên vàng; và mặc dù thỉnh thoảng vẫn có sự can thiệp của nhà nước, nhìn chung ngành ngân hàng vẫn tự do nhiều hơn là bị kiểm soát. Sau một thời gian nhất định, do tăng trưởng tín dụng quá nhanh, dư nợ chạm mốc giới hạn của mức dự trữ vàng, các ngân hàng buộc phải đẩy lãi suất cho vay lên cao, tín dụng bị cắt giảm, và hệ quả là nền kinh tế bước vào một giai đoạn khủng hoảng sâu tạm thời (so với cuộc khủng hoảng năm 1920 và 1932, tình trạng suy thoái trước Thế chiến thứ nhất ít nghiêm trọng hơn hẳn). Chính nhờ mức giới hạn của lượng vàng dự trữ mà các hoạt động mở rộng kinh doanh mất cân đối đã được kìm hãm lại trước khi chúng trở nên trầm trọng hơn và có thể dẫn đến một thảm họa như hậu Thế chiến thứ nhất. Giai đoạn để các ngân hàng điều chỉnh lại hoạt động tín dụng của chúng tương đối ngắn, do đó nền kinh tế nhanh chóng khôi phục lại một nền tảng ổn định để tiếp tục phát triển.


But the process of cure was misdiagnosed as the disease: if shortage of bank reserves was causing a business decline — argued economic interventionists — why not find a way of supplying increased reserves to the banks so they never need be short! If banks can continue to loan money indefinitely — it was claimed — there need never be any slumps in business. And so the Federal Reserve System was organized in 1913. It consisted of twelve regional Federal Reserve banks nominally owned by private bankers, but in fact government sponsored, controlled, and supported. Credit extended by these banks is in practice (though not legally) backed by the taxing power of the federal government. Technically, we remained on the gold standard; individuals were still free to own gold, and gold continued to be used as bank reserves. But now, in addition to gold, credit extended by the Federal Reserve banks ("paper reserves") could serve as legal tender to pay depositors.

Tuy nhiên, “bài thuốc” chữa trị cũng sai như chính cách căn bệnh được chẩn đoán: nếu sự thiếu hụt lượng vàng dự trữ ở ngân hàng là nguyên nhân gây ra suy thoái kinh tế - theo lập luận của các học giả kinh tế thuộc chủ thuyết can thiệp (economic interventionists) – vậy tại sao không tìm cách nâng mức dự trữ ở các ngân hàng lên để không còn xảy ra tình trạng thiếu hụt? Họ cho rằng nếu các ngân hàng có thể cấp tín dụng không giới hạn, khi đó hoạt động kinh doanh sẽ không bao giờ trì trệ. Và thế là Hệ thống Dự trữ Liên bang đã ra đời vào năm 1913. Hệ thống này được tạo nên bởi 12 ngân hàng Dự trữ Liên bang vùng, trên danh nghĩa thuộc sở hữu tư nhân nhưng thực tế do nhà nước cấp vốn, kiểm soát và hỗ trợ. Hoạt động cung cấp tín dụng ở các ngân hàng này trên thực tế (tuy không được quy định bằng văn bản pháp lý) có nguồn cung ứng từ tiền thuế của nhà nước liên bang. Về cơ bản, chúng ta vẫn sử dụng bản vị vàng; cá nhân vẫn có thể tự do sở hữu vàng, đồng thời vàng vẫn tiếp tục được dùng làm công cụ dự trữ tại các ngân hàng. Nhưng mặt khác, giờ đây song song với vàng, tín dụng do nhóm ngân hàng Dự trữ Liên bang cung cấp (“dự trữ bằng giấy tờ có giá” – “paper reserves” ) đã trở thành nguồn thanh toán hợp pháp cho các khách hàng gửi giữ vàng.

When business in the United States underwent a mild contraction in 1927, the Federal Reserve created more paper reserves in the hope of forestalling any possible bank reserve shortage. More disastrous, however, was the Federal Reserve's attempt to assist Great Britain who had been losing gold to us because the Bank of England refused to allow interest rates to rise when market forces dictated (it was politically unpalatable). The reasoning of the authorities involved was as follows: if the Federal Reserve pumped excessive paper reserves into American banks, interest rates in the United States would fall to a level comparable with those in Great Britain; this would act to stop Britain's gold loss and avoid the political embarrassment of having to raise interest rates. The "Fed" succeeded; it stopped the gold loss, but it nearly destroyed the economies of the world, in the process. The excess credit which the Fed pumped into the economy spilled over into the stock market, triggering a fantastic speculative boom. Belatedly, Federal Reserve officials attempted to sop up the excess reserves and finally succeeded in braking the boom. But it was too late: by 1929 the speculative imbalances had become so overwhelming that the attempt precipitated a sharp retrenching and a consequent demoralizing of business confidence. As a result, the American economy collapsed. Great Britain fared even worse, and rather than absorb the full consequences of her previous folly, she abandoned the gold standard completely in 1931, tearing asunder what remained of the fabric of confidence and inducing a world-wide series of bank failures. The world economies plunged into the Great Depression of the 1930's.

Khi hoạt động kinh doanh ở Hoa Kỳ thu hẹp nhẹ trong năm 1927, Cục Dự trữ Liên bang đã tạo ra phương thức dự trữ bằng giấy tờ có giá với hi vọng có thể tránh được một tình trạng thiếu hụt dự trữ có thể xảy ra cho các ngân hàng. Tuy nhiên, nghiêm trọng hơn, Cục Dự trữ Liên bang còn trợ giúp Anh Quốc – nước vào thời điểm đó đang để mất vàng về tay chúng ta vì Ngân hàng nước Anh nhất quyết không tăng lãi suất theo đúng quy luật thị trường (vì điều này không có lợi về mặt chính trị). Lập luận của những người đứng đầu như sau: nếu Cục Dự trữ Liên bang bơm một lượng lớn dự trữ giấy tờ có giá vào các ngân hàng ở Mỹ, lãi suất trong nước sẽ hạ xuống một mức tương thích với mức lãi suất ở Anh; điều này sẽ giúp nước Anh không để mất vàng nữa, đồng thời tránh được một phen bẽ mặt chính trị vì phải nâng mức lãi suất lên cao. Và “Cục” đã thành công; nước Anh không còn mất vàng, nhưng ngược lại nền kinh tế của cả thế giới đã gần như bị hủy hoại. Lượng tín dụng thừa thãi mà Cục Dự trữ bơm vào nền kinh tế bắt đầu tràn qua thị trường chứng khoán, để rồi tạo ra tâm lý đầu cơ khắp nơi. Một cách muộn màng, các quan chức của Cục Dự trữ Liên bang cố gắng giảm đi lượng dự trữ dư thừa, cuối cùng họ cũng thành công trong việc kìm hãm làn sóng nở rộ của hoạt động đầu cơ. Tuy nhiên mọi chuyện đã quá trễ: đến năm 1929, bất ổn do hoạt động đầu cơ gây ra là quá lớn đến nỗi động thái kiểm soát lượng dự trữ như trên của Cục chỉ làm trầm trọng thêm xu hướng cắt giảm chi tiêu và hệ quả kéo theo là niềm tin đối với hoạt động kinh doanh bốc hơi. Kết cục, nền kinh tế Mỹ sụp đổ hoàn toàn. Tình hình ở Anh còn nghiêm trọng hơn nữa. Thay vì chấp nhận khắc phục hậu quả của những sai sót trước kia, nước này bãi bỏ hoàn toàn cơ chế bản vị vàng vào năm 1931- một quyết định đã xé tan tành những hi vọng còn sót lại và gây nên sự đổ vỡ dây chuyền của các hệ thống ngân hàng toàn cầu. Kinh tế thế giới rơi vào cuộc Đoại Suy thoái trong suốt những năm 1930.


With a logic reminiscent of a generation earlier, statists argued that the gold standard was largely to blame for the credit debacle which led to the Great Depression. If the gold standard had not existed, they argued, Britain's abandonment of gold payments in 1931 would not have caused the failure of banks all over the world. (The irony was that since 1913, we had been, not on a gold standard, but on what may be termed "a mixed gold standard"; yet it is gold that took the blame.)

Bằng một lập luận tương tư với thế hệ trước đó, một nhà nghiên cứu tin rằng bản vị vàng chính là nguyên nhân chính gây ra bê bối tín dụng để rồi đến lượt nó dẫn đến cuộc Đại Suy thoái. Họ cho rằng nếu bản vị vàng không tồn tại, khi Anh Quốc bãi bỏ việc thanh toán bằng vàng vào năm 1931, hệ thống ngân hàng của cả thế giới đã không bị sụp đổ như vậy (Điều mỉa mai là, kể từ năm 1913 cho đến nay, thứ chúng ta sử dụng không chỉ có mỗi bản vị vàng, mà đó là sự pha trộn bản vị vàng với các tiêu chuẩn khác; thế nhưng chỉ có vàng mới đáng bị lên án mà thôi.)

But the opposition to the gold standard in any form — from a growing number of welfare-state advocates — was prompted by a much subtler insight: the realization that the gold standard is incompatible with chronic deficit spending (the hallmark of the welfare state). Stripped of its academic jargon, the welfare state is nothing more than a mechanism by which governments confiscate the wealth of the productive members of a society to support a wide variety of welfare schemes. A substantial part of the confiscation is effected by taxation. But the welfare statists were quick to recognize that if they wished to retain political power, the amount of taxation had to be limited and they had to resort to programs of massive deficit spending, ie, they had to borrow money, by issuing government bonds, to finance welfare expenditures on a large scale.

Tuy nhiên, dù ở bất kỳ hình thức nào, sự cự tuyệt đối với vàng từ số lượng các tiếng nói đang ngày một lớn dần ủng hộ nhà nước phúc lợi đều xuất phát từ một nguyên nhân sâu xa khó nhìn thấy hơn: đó là việc họ đã nhận ra bản vị vàng và thâm hụt ngân sách (dấu hiệu đặc trưng của nhà nước phúc lợi) là hai phạm trù không thể đi đôi với nhau. Bỏ qua hết các thuật ngữ bác học, một nhà nước phúc lợi về bản chất không khác gì một cơ chế mà chính phủ sử dụng nhằm tịch thu của cải do các thành viên có ích của xã hội làm ra để cung ứng cho các chương trình phúc lợi. Một số lượng lớn của cải tịch thu đến từ việc đánh thuế. Nhưng những người ủng hộ nhà nước phúc lợi cũng nhanh chóng nhận ra rằng nếu muốn duy trì quyền lực chính trị, các sắc thuế buộc phải hạn chế và do đó, lúc này chính phủ buộc phải chi tiêu thâm hụt ngân sách lớn, như vay tiền thông qua việc phát hành trái phiếu chính phủ để có thể tài trợ cho các chương trình phúc lợi trên quy mô lớn.


Under a gold standard, the amount of credit that an economy can support is determined by the economy's tangible assets, since every credit instrument is ultimately a claim on some tangible asset. But government bonds are not backed by tangible wealth, only by the government's promise to pay out of future tax revenues, and cannot easily be absorbed by the financial markets. A large volume of new government bonds can be sold to the public only at progressively higher interest rates. Thus, government deficit spending under a gold standard is severely limited. The abandonment of the gold standard made it possible for the welfare statists to use the banking system as a means to an unlimited expansion of credit. They have created paper reserves in the form of government bonds which — through a complex series of steps — the banks accept in place of tangible assets and treat as if they were an actual deposit, ie, as the equivalent of what was formerly a deposit of gold.
Dưới sự điều chỉnh của bản vị vàng, lượng tín dụng mà một nền kinh tế có thể cung cấp được quyết định bởi các tài sản hữu hình của nền kinh tế đó, vì mọi công cụ tín dụng xét cho cùng đều là tuyên bố nắm giữ tài sản hữu hình. Tuy nhiên, trái phiếu chính phủ không được xác định bởi tài sản hữu hình mà chúng chỉ là lời hứa sẽ chi trả cho người nắm giữ trái phiếu bằng tiền thuế của chính phủ, đồng thời chúng cũng không được thị trường tài chính dễ dàng đón nhận. Chính phủ chỉ có thể bán trái phiếu với số lượng lớn ra công chúng trong điều kiện lãi suất của trái phiếu phải cao hơn lãi suất ngân hàng. Do đó, khi bản vị vàng hiện diện, tình trạng thâm hụt ngân sách được hạn chế xuống mức rất thấp. Ngược lại, việc bãi bỏ bản vị vàng sẽ tạo điều kiện cho phía ủng hộ nhà nước phúc lợi thông qua hệ thống ngân hàng mở rộng tín dụng không giới hạn. Để thực hiện mục tiêu trên, họ đã tạo ra công cụ dự trữ bằng giấy tờ có giá, mà cụ thể là trái phiếu chính phủ. Qua nhiều thủ tục phức tạp, các ngân hàng sẽ chấp nhận loại giấy tờ này như một tài sản gửi giữ thay thế cho vàng.


The holder of a government bond or of a bank deposit created by paper reserves believes that he has a valid claim on a real asset. But the fact is that there are now more claims outstanding than real assets. The law of supply and demand is not to be conned. As the supply of money (of claims) increases relative to the supply of tangible assets in the economy, prices must eventually rise. Thus the earnings saved by the productive members of the society lose value in terms of goods. When the economy's books are finally balanced, one finds that this loss in value represents the goods purchased by the government for welfare or other purposes with the money proceeds of the government bonds financed by bank credit expansion.


Những người nắm giữ trái phiếu chính phủ hoặc tài khoản gửi giữ (bank deposit) được tạo ra bởi công cụ dự trữ bằng giấy tờ có giá tin rằng họ đang có quyền sở hữu đối với một tài sản thực tế. Tuy nhiên, sự thật là lúc này số lượng giấy tờ chứng minh quyền sở hữu lại vượt hơn rất nhiều so với tài sản thực tế. Con người không thể thao túng quy luật tự nhiên của cung và cầu. Khi nguồn cung vốn (từ các giấy tờ sở hữu) tăng lên tương đối so với nguồn cung các tài sản hữu hình trong nền kinh tế, giá cả cuối cùng sẽ đội lên, khiến cho thu nhập của các thành viên làm ra của cải trong xã hội sụt giảm giá trị so với hàng hóa. Sau khi nền kinh tế đã cân bằng trở lại, người ta nhận thấy rằng giá trị đã mất lúc này nằm ở lượng hàng hóa được chính phủ mua lại thông qua chương trình phúc lợi hoặc một số chương trình khác bằng tiền lãi thu được từ các khoản cho vay của nhóm ngân hàng được tài trợ bởi trái phiếu chính phủ.


In the absence of the gold standard, there is no way to protect savings from confiscation through inflation. There is no safe store of value. If there were, the government would have to make its holding illegal, as was done in the case of gold. If everyone decided, for example, to convert all his bank deposits to silver or copper or any other good, and thereafter declined to accept checks as payment for goods, bank deposits would lose their purchasing power and government-created bank credit would be worthless as a claim on goods. The financial policy of the welfare state requires that there be no way for the owners of wealth to protect themselves.


Khi không có sự điều chỉnh của bản vị vàng, sẽ không có cách nào bảo vệ thu nhập của xã hội khỏi tình trạng tịch thu của cải từ chính phủ trong thời kỳ lạm phát, cũng như sẽ không có một công cụ dự trữ giá trị an toàn. Giả sử nếu có, chính phủ rồi sẽ buộc phải bãi bỏ nó như đã làm với vàng. Đặt trường hợp nếu tất cả mọi người quyết định chuyển đổi tài khoản gửi giữ của mình thành bạc, đồng đỏ hay một loại hàng hóa nào khác và sau đó từ chối chấp nhận séc thanh toán cho hàng hóa, khi ấy tài khoản gửi giữ sẽ mất đi khả năng thanh toán, còn tín dụng ngân hàng do chính phủ tạo ra sẽ không còn giá trị đối với hàng hóa. Chính sách tài khóa của một nhà nước phúc lợi luôn đi đôi với tình trạng thiếu biện pháp tự bảo vệ của các chủ sở hữu của cải trong xã hội.


This is the shabby secret of the welfare statists' tirades against gold. Deficit spending is simply a scheme for the confiscation of wealth. Gold stands in the way of this insidious process. It stands as a protector of property rights. If one grasps this, one has no difficulty in understanding the statists' antagonism toward the gold standard.

Đây chính là bí mật xấu xí của phe ủng hộ nhà nước phúc lợi và cự tuyệt vàng. Nói một cách đơn giản, chính sách chi tiêu thâm hụt ngân sách là một cơ chế tịch thu của cải xã hội. Vàng chính là vật cản ngăn chặn quá trình ngấm ngầm này, đồng thời nó cũng đóng vai trò bảo vệ cho quyền sở hữu. Nếu hiểu được điều này, sẽ không khó để một người nhìn ra nguyên nhân vì sao nhà nước phúc lợi lại nhất quyết “không đội trời chung” với vàng đến thế.




Published in Ayn Rand's "Objectivist" newsletter in 1966, and reprinted in her book, Capitalism: The Unknown Ideal , in 1967.

Bài viết được in trong thư ngỏ “Chủ nghĩa khách quan” của Ayn Rand vào năm 1966 và được tái bản trong tác phẩm Capitalism: The Unknown Ideal của bà vào năm 1967.


Translated by Alex Truong and edited by Nguyễn Công Huân






Ghi chú của nhóm dịch giả

[1] "Statist" là những người theo chủ nghĩa nhà nước ( statism ). Những người này ủng hộ vai trò của nhà nước trong nền kinh tế, và họ cho rằng nhà nước phải kiểm soát và có những kế hoạch đối với nền kinh tế. Ngược lại với chủ nghĩa nhà nước là những chủ nghĩa thị trường tự do (laissez-faire), những người theo chủ nghĩa thị trường tự do ủng hộ một thị trường tự điều chỉnh mà không có sự can thiệp của nhà nước.

[2] Bản vị vàng (gold standard) là hệ thống tiền tệ sử dụng vàng làm đơn vị tiền tệ gốc, tiêu chuẩn.





No comments:

Post a Comment

your comment - ý kiến của bạn