MENU

BILINGUAL BLOG – BLOG SONG NGỮ ANH VIỆT SHARE KNOWLEGE AND IMPROVE LANGUAGE

--------------------------- TÌM KIẾM TRÊN BLOG NÀY BẰNG GOOGLE SEARCH ----------------------------

TXT-TO-SPEECH – PHẦN MỀM ĐỌC VĂN BẢN

Click phải, chọn open link in New tab, chọn ngôn ngữ trên giao diện mới, dán văn bản vào và Click SAY – văn bản sẽ được đọc với các thứ tiếng theo hai giọng nam và nữ (chọn male/female)

- HOME - VỀ TRANG ĐẦU

CONN'S CURENT THERAPY 2016 - ANH-VIỆT

150 ECG - 150 ĐTĐ - HAMPTON - 4th ED.

VISUAL DIAGNOSIS IN THE NEWBORN

Sunday, January 13, 2013

Collision Course in the South China Sea TIẾN TRÌNH XUNG ĐỘT BIỂN ĐÔNG






Collision Course in the South China Sea

TIẾN TRÌNH XUNG ĐỘT BIỂN ĐÔNG
By Vikram Nehru
National Interest,
August 23, 2012
Vikram Nehru
National Interest,
23-8-2012

Tensions in the South China Sea are ratcheting up. China and the Southeast Asian nations with competing territorial claims seem set on a collision course. Though still low, the probability of conflict is rising inexorably.
Căng thẳng trên Biển Đông đang phát triển chỉ theo một hướng. Trung Quốc và các quốc gia Đông Nam Á có yêu sách chủ quyền mâu thuẫn dường như đã bắt đầu một quá trình xung đột. Dù vẫn còn ở mức thấp nhưng xác suất xung đột nổ ra đang trên đà tăng.


The current trajectory is lose-lose-lose for all concerned, including China, Southeast Asia and third-party countries in the Pacific Rim, such as the United States, that have a large stake in a peaceful South China Sea. At this point, the focus should not be resolving competing claims. Instead, diplomats must try to lower temperatures and get all sides to implement confidence-building measures to ensure peace and stability in the region. Only when cooler heads prevail can the concerned countries turn their attention to resolving the longer-term questions of the sovereignty and jurisdiction of the islands in the South China Sea.

Quỹ đạo hiện tại là “thua-thua-thua” đối với tất cả bên liên quan, kể cả Trung Quốc, Đông Nam Á lẫn các nước thuộc bên thứ ba trong Vành đai Thái Bình Dương như Mỹ – vốn dĩ có quyền lợi lớn nếu Biển Đông được hòa bình. Vào thời điểm này, trọng tâm không nên là giải quyết các yêu sách đối kháng nhau. Thay vì thế, giới ngoại giao phải cố gắng hạ nhiệt và làm sao để các bên đều tiến hành các biện pháp xây dựng lòng tin, nhằm đảm bảo hòa bình và ổn định trong khu vực. Chỉ khi nào những cái đầu nóng đã nguội đi, thì các nước có liên quan mới có thể chuyển sự chú ý sang việc giải quyết những vấn đề dài hạn hơn, về chủ quyền và quyền tài phán của các đảo trên Biển Đông.


The forty-year history of disputes in the region has seen a steady escalation in tension punctuated by occasional conflicts that have been quickly contained. Based on the vaguely defined "nine-dash line" (reduced from eleven dashes in 1953), China claims sovereignty over the Paracel and Spratly Islands and their adjacent seas in accordance with the United Nations Convention on the Law of the Sea. The other side is represented by the Association of Southeast Asian Nations (ASEAN) and includes Brunei, Malaysia, Philippines and Vietnam, which have more modest, but nevertheless competing, claims that overlap with each other and with China.

Lịch sử 40 năm tranh chấp trong khu vực đã có sự leo thang đều đều, xen kẽ với những cuộc xung đột mà thường là nhanh chóng được kiềm chế. Căn cứ vào “đường 9 đoạn” được xác định mơ hồ (giảm từ 11 đoạn năm 1953 xuống còn 9 đoạn), Trung Quốc ra yêu sách đòi chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, cùng vùng biển lân cận, theo Công ước LHQ về Luật Biển. Bên kia, đại diện là Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), gồm có Brunei, Malaysia, Philippines và Việt Nam – những nước này đưa ra yêu sách khiêm tốn hơn, nhưng cũng mâu thuẫn, chồng lấn lên yêu sách của nhau và của Trung Quốc.


The latest escalation in friction started with a confrontation between China and the Philippines over the Scarborough Shoal. There also were competing international bids by China and Vietnam for oil exploration in areas of the South China Sea contested by the two countries. Efforts by the Philippines and Vietnam to get the support of their ASEAN counterparts at a recent ministerial meeting resulted in ASEAN's inability to issue a communiqué for the first time in the organization's forty-five-year history.

Lần leo thang xung đột gần đây nhất bắt đầu từ vụ đối đầu giữa Trung Quốc và Philippines quanh khu vực bãi cạn Scarborough. Cũng đã có những lời mời thầu quốc tế mâu thuẫn nhau của Trung Quốc và Việt Nam, mời chào thăm dò dầu khí trong khu vực Biển Đông mà hai nước đang tranh chấp. Các nỗ lực của Philippines và Việt Nam nhằm giành được sự ủng hộ của đối tác ASEAN tại cuộc họp bộ trưởng ngoại giao gần đây, đã đưa đến việc ASEAN không thể ra được thông cáo chung – lần đầu tiên trong lịch sử 45 năm của tổ chức này có chuyện như vậy.


Cambodia, ASEAN's chair for 2012, refused to make reference to disputes in the South China Sea, starkly revealing the not-so-subtle influence of China. But thanks to shuttle diplomacy by Indonesia's energetic foreign minister, Marty Natalegawa, ASEAN emerged with a face-saving "common position" that reiterated six principles adhering to the declaration of a code of conduct and the Law of the Sea. ASEAN's joint communiqué, however, still hasn't been issued.


Campuchia, Chủ tịch ASEAN năm 2012, từ chối nhắc đến tranh chấp trên Biển Đông, rõ ràng đã cho thấy sự tác động không lấy gì làm tế nhị lắm của Trung Quốc. Nhưng nhờ có hoạt động ngoại giao con thoi của vị ngoại trưởng mạnh mẽ của ASEAN, ông Marty Natalegawa, ASEAN đã đạt được một “lập trường chung” để giữ thể diện. Lập trường này nhắc lại sáu nguyên tắc tuân theo tuyên bố về cách ứng xử và vào Luật Biển. Tuy nhiên, tuyên bố chung của ASEAN thì vẫn chưa được đưa ra.


Following Vietnam's June 2012 approval of a maritime law that declared sovereignty and jurisdiction over the Spratly and Paracel Islands in the South China Sea, China objected strongly and upped the ante by announcing steps to actively administer the disputed islands and the Macclesfield Bank, as well as 772,000 square miles of ocean within its "nine-dashed line." Sansha, a 1.5-kilometer islet in a disputed part of the South China Sea, has been declared a city that will include a local government responsible for overseeing the area. Legislators and a mayor have been elected, and the Chinese authorities announced plans to station a People's Liberation Army garrison there to monitor—and defend, if necessary—China's claims over the area.

Sau khi Việt Nam phê chuẩn luật biển vào tháng 6-2012, tuyên bố chủ quyền và quyền tài phán đối với quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa trên Biển Đông, Trung Quốc đã phản đối cực lực và đã khiến cho tình hình căng thẳng thêm bằng việc tuyên bố các bước để chủ động quản lý các hòn đảo tranh chấp, bãi ngầm Macclesfield (Trung Quốc: Trung Sa – ND), cũng như toàn vùng biển 772.000 dặm vuông (tương đương gần 2 triệu km vuông – ND) nằm trong “đường 9 đoạn”. Tam Sa – hòn đảo nhỏ diện tích 1,5 km2 nằm ở vùng tranh cãi trên Biển Đông – đã vừa được tuyên bố là một thành phố có chính quyền địa phương chịu trách nhiệm cai quản khu vực. Đại biểu quốc hội cùng một viên thị trưởng đã được bầu chọn, và chính quyền Trung Hoa công bố kế hoạch đặt một đơn vị đồn trú của Quân đội Giải phóng Nhân Dân (PLA) ở trên đảo này để giám sát – và nếu cần thì bảo vệ – việc thực thi chủ quyền của Trung Quốc trong khu vực.


These developments merely escalated tensions and served neither China's broader strategic interests nor those of the Southeast Asian claimant nations.

Các diễn biến đó chỉ làm căng thẳng thêm leo thang, không phục vụ cho những lợi ích chiến lược lớn hơn của Trung Quốc, cũng chẳng có ích gì cho các nước Đông Nam Á có yêu sách chủ quyền.

China's recent actions in the South China Sea are likely to severely damage its ability to influence the region and the world on other more important issues. For example, China's economic strength relies in part on its economic integration with Southeast Asia that has helped build globally competitive production networks. That integration, which depends on good bilateral relations with its neighbors, is now jeopardized.

Những hành động gần đây của Trung Quốc trên Biển Đông chắc chắn sẽ phá hoại một cách nghiêm trọng khả năng họ gây ảnh hưởng lên khu vực và thế giới trong những vấn đề quan trọng hơn. Ví dụ, sức mạnh kinh tế của Trung Quốc phụ thuộc một phần vào mức độ hội nhập kinh tế của họ với Đông Nam Á, góp phần tạo ra những mạng lưới sản xuất mang tính cạnh tranh toàn cầu. Sự hội nhập đó phụ thuộc vào việc xây dựng được quan hệ song phương hữu hảo với các nước láng giềng, và giờ đây nó đang bị phá hoại.


China already has few friends in the region. In a speech last year, Vice Premier Li Keqiang (expected to be China's next prime minister) said that China sought to assure the world that its intentions are to cooperate with other countries to smooth its emergence as a global power. This idea of China's peaceful rise has been a cornerstone of Beijing's foreign-policy strategy. Unfortunately, its Southeast Asian neighbors do not see China's actions matching its rhetoric.

Trung Quốc cũng đã có vài người bạn trong khu vực. Trong một diễn văn đọc hồi năm ngoái, Phó Thủ tướng Lý Khắc Cường – người mà theo dự kiến sẽ trở thành thủ tướng tiếp theo của Trung Quốc – tuyên bố, Trung Quốc muốn đảm bảo với thế giới rằng họ có ý định hợp tác với các nước khác để làm dịu bớt sự trỗi dậy như một siêu cường toàn cầu của họ. Quan điểm về sự trỗi dậy hòa bình của Trung Quốc vốn là hòn đá tảng trong chiến lược đối ngoại của Bắc Kinh. Thật không may là các nước láng giềng Đông Nam Á lại thấy hành động của Trung Quốc chẳng đi đôi với những luận điệu hoa mỹ của họ.


By taking provocative actions in the South China Sea themselves, Vietnam and the Philippines are not altogether blameless in the latest series of events. They don't need reminding, however, that a confrontation with China is not in their interests or those of the rest of Southeast Asia.


Bản thân Việt Nam và Phlippines, bằng những hành động khiêu khích của chính họ, cũng không phải là hoàn toàn vô tội trong hàng loạt sự cố gần đây. Tuy nhiên, cũng không cần phải nhắc họ rằng, đối đầu với Trung Quốc chẳng có lợi gì cho họ cũng như cho phần còn lại của Đông Nam Á.

The region's impressive economic performance over the last two decades has benefitted enormously from China's growth engine. Major investments have been made in developing production networks, and continued good relations with China hold out promise for more. Worsening relations could put this at risk. More importantly, Southeast Asian countries recognize the dangers of any armed conflict with China, which could increase manifold if the United States were to be drawn into the fight.

Đà phát triển kinh tế đầy ấn tượng của khu vực trong hai thập niên qua đã hưởng lợi rất lớn từ cỗ máy tăng trưởng Trung Quốc. Những khoản đầu tư lớn đã được rót vào mạng lưới sản xuất đang phát triển, và quan hệ hữu hảo với Trung Quốc, nếu được duy trì, còn hứa hẹn nhiều nữa. Quan hệ xấu đi có thể gây rủi ro. Quan trọng hơn, các nước Đông Nam Á đã nhận ra sự nguy hiểm của bất kỳ cuộc xung đột có vũ trang nào với Trung Quốc – xung đột ấy có thể nhân rộng nếu Mỹ bị kéo vào cuộc chiến.

Finally, the growing risk of conflict is not in the interest of the global community, especially for countries that rely on peaceful passage through the South China Sea and those on the Pacific Rim. The global economy, already suffering from myriad challenges, cannot afford yet another layer of uncertainty.


Cuối cùng, rủi ro xung đột ngày càng gia tăng không hề có lợi cho cộng đồng quốc tế, đặc biệt là cho những nước phụ thuộc vào hoạt động hàng hải bình yên trên Biển Đông, và những nước nằm trong Vành đai Thái Bình Dương. Nền kinh tế toàn cầu vốn dĩ đã phải chịu đựng vô vàn khó khăn, sẽ không thể chịu thêm một sự bất định nữa.


Certainly, the potential costs of conflict for the region and the world far outweigh any potential economic benefits contained in the seabed of the South China Sea—much of which is unknown in any case. Rather than the availability of hydrocarbons and fisheries, the South China Sea dispute is now increasingly being driven by domestic public opinion in the countries concerned that is fueled by military lobbies and strong nationalist sentiments.


Tất nhiên, chi phí tiềm ẩn của xung đột, đối với khu vực và thế giới, vượt xa bất kỳ lợi ích kinh tế tiềm năng nào có thể có được nhờ đáy biển – phần lớn các lợi ích này chưa bao giờ được xác định rõ. Không còn là chuyện băng cháy và nguồn cá, tranh chấp Biển Đông giờ đây ngày càng bị lôi kéo bởi ý kiến công luận ở mỗi nước liên quan, mà công luận thì lại bị kích động bởi những vận động hành lang của phe quân sự và tình cảm dân tộc chủ nghĩa mạnh mẽ.


Stepping back from the brink is in everyone's interests. But this has to be done in a way that builds mutual trust and confidence. The current escalating tit-for-tat dynamic between China and the two ASEAN claimants—Vietnam and the Philippines—must be stopped, difficult as that may be, and perhaps even reversed. It necessarily will involve a series of carefully choreographed actions to gradually unwind present positions in a way that can satisfy their respective domestic constituencies.


Lùi khỏi miệng vực sẽ là có lợi cho tất cả mọi người. Nhưng việc này phải được thực hiện theo một cách tạo ra sự tin cậy lẫn nhau. Sự leo thang kiểu ăn miếng trả miếng hiện nay giữa Trung Quốc và hai quốc gia ASEAN có yêu sách chủ quyền khác – Việt Nam và  Phlippines – cần phải chấm dứt, dù rất khó, và thậm chí cần thay đổi hoàn toàn. Cần đi kèm với một loạt hành động được “biên đạo” cẩn thận để dần dần tháo gỡ các lập trường hiện nay, theo một cách có thể thỏa mãn các cử tri của mỗi nước.


Given his recent success at shuttle diplomacy, Indonesia’s Natalegawa could well be the man to thread this needle. Perhaps helped by a small team of internationally recognized statesmen, he could shuttle between the three key claimant countries—China, Philippines and Vietnam—to broker a deal. Natalegawa's recently burnished credentials as a diplomat have earned him the confidence of both sides. Moreover, such an approach could satisfy Beijing's reluctance to enter multilateral negotiations over the South China Sea while still arranging a collective stand-down.


Với thành công gần đây của mình trong hoạt động ngoại giao con thoi, ngoại trưởng Natalegawa của Indonesia rất có thể sẽ là người luồn kim (nguyên văn: thread the needle, nghĩa bóng là tìm đường lách qua các quan điểm đối kháng, đối lập nhau). Có lẽ ông sẽ được một nhóm nhỏ những chính khách có uy tín quốc tế hỗ trợ, để ông thực hiện ngoại giao con thoi nhằm làm trung gian hòa giải ba nước chính có yêu sách chủ quyền: Trung Quốc, Philippines và Việt Nam. Ủy nhiệm thư rất được ca ngợi gần đây của ông, với tư cách nhà ngoại giao, đã khiến ông giành được sự tin cậy của cả hai bên. Hơn thế nữa, cách tiếp nhận như của ông Natalegawa có thể làm thỏa mãn Bắc Kinh, vốn dĩ rất miễn cưỡng, không muốn phải đàm phán đa phương về vấn đề Biển Đông trong khi vẫn đang phải sắp xếp một cuộc thay đổi nhân sự tập thể.


But make no mistake, the real leadership and courage will need to come from the claimant countries themselves. Given the high stakes involved, let's hope that such leadership is forthcoming.
Nhưng đừng lầm. Năng lực lãnh đạo và lòng can đảm thực sự cần phải đến từ chính các nước có yêu sách chủ quyền. Trong tình hình có nhiều lợi ích lớn liên quan đến khu vực, chúng ta hãy hy vọng rằng nhà lãnh đạo như thế sắp xuất hiện.


Vikram Nehru is a senior associate and Bakrie Chair in Southeast Asian Studies at the Carnegie Endowment for International Peace.
Tác giả: Vikram Nehru là nghiên cứu viên cao cấp tại Viện Nghiên cứu Đông Nam Á, thuộc Quỹ Hòa bình Quốc tế Carnegie.


Translated by Đỗ Quyên




http://nationalinterest.org/commentary/collision-course-the-south-china-sea-7380?page=1

No comments:

Post a Comment

your comment - ý kiến của bạn