MENU

BILINGUAL BLOG – BLOG SONG NGỮ ANH VIỆT SHARE KNOWLEGE AND IMPROVE LANGUAGE

--------------------------- TÌM KIẾM TRÊN BLOG NÀY BẰNG GOOGLE SEARCH ----------------------------

TXT-TO-SPEECH – PHẦN MỀM ĐỌC VĂN BẢN

Click phải, chọn open link in New tab, chọn ngôn ngữ trên giao diện mới, dán văn bản vào và Click SAY – văn bản sẽ được đọc với các thứ tiếng theo hai giọng nam và nữ (chọn male/female)

- HOME - VỀ TRANG ĐẦU

CONN'S CURENT THERAPY 2016 - ANH-VIỆT

150 ECG - 150 ĐTĐ - HAMPTON - 4th ED.

VISUAL DIAGNOSIS IN THE NEWBORN

Wednesday, November 21, 2012

PRESIDENT XI’S SINGAPORE LESSONS Những bài học của Tập Cận Bình từ Singapore



PRESIDENT XI’S SINGAPORE LESSONS

Những bài học của Tập Cận Bình từ Singapore

Michael Spence
Project Syndicate, Nov. 19, 2012

Michael Spence
Project Syndicate, 19/11/2012

NEW YORK – China is at a crucial point today, as it was in 1978, when the market reforms launched by Deng Xiaoping opened its economy to the world – and as it was again in the early 1990’s, when Deng’s famous “southern tour” reaffirmed the country’s development path.

NEW YORK – Trung Quốc hiện đang ở vào một thời điểm quyết định, như đã từng như thế vào năm 1978 khi những cuộc cải cách thị trường do Đặng Tiểu Bình khởi xướng mở cửa nền kinh tế của họ ra thế giới – và như đã từng như thế trong một lần khác vào đầu thập niên 1990 khi chuyến “Nam du” nổi tiếng của Đặng tái khẳng định con đường phát triển của đất nước.

Throughout this time, examples and lessons from other countries have been important. Deng was reportedly substantially influenced by an early visit to Singapore, where accelerated growth and prosperity had come decades earlier. Understanding other developing countries’ successes and shortcomings has been – and remains – an important part of China’s approach to formulating its growth strategy.

Trong suốt thời gian này, những tấm gương và những bài học từ các nước khác luôn là quan trọng. Người ta cho rằng Đặng bị tác động đáng kể sau một chuyến công du trước đó tới Singapore, nơi đã hưởng sự thịnh vượng và tốc độ tăng trưởng lũy tiến hàng thập kỷ trước đó nữa. Hiểu được thành công và mặt hạn chế của các nước đang phát triển khác đã là – và vẫn là – một phần quan trọng trong cách Trung Quốc xây dựng chiến lược phát triển của họ.

Like Singapore, Japan, South Korea, and Taiwan in their first few decades of modern growth, China has been ruled by a single party. Singapore’s People’s Action Party (PAP) remains dominant, though that appears to be changing. The others evolved into multi-party democracies during the middle-income transition. China, too, has now reached this critical last leg of the long march to advanced-country status in terms of economic structure and income levels.

Giống như Singapore, Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài Loan ở vài thập niên tăng trưởng đầu tiên, Trung Quốc do một đảng cầm quyền. Đảng Nhân dân Hành động Singapore (PAP) vẫn giữ vai trò thống trị, mặc dù điều đó có vẻ như đang thay đổi. Các nước khác đều đã tiến lên chế độ dân chủ đa đảng trong thời kỳ quá độ để trở thành quốc gia thu nhập trung bình. Trung Quốc cũng vậy, giờ đây họ đã đạt tới chặng quyết định cuối cùng trong cuộc trường chinh tới địa vị nước phát triển, nói về mặt cơ cấu kinh tế và mức thu nhập.

Singapore should continue to be a role model for China, despite its smaller size. The success of both countries reflects many contributing factors, including a skilled and educated group of policymakers supplied by a meritocratic selection system, and a pragmatic, disciplined, experimental, and forward-looking approach to policy.

Singapore cần tiếp tục đóng vai trò làm mẫu cho Trung Quốc, mặc dù quy mô của nước này nhỏ bé hơn Trung Quốc. Thành công của cả hai nước phản ánh sự tham dự của rất nhiều nhân tố, kể cả một nhóm nhà hoạch định chính sách có giáo dục, có trình độ, được tạo nguồn từ một hệ thống tuyển dụng người tài và cách tiếp cận thực dụng, kỷ luật, thực nghiệm, dài hạn trong các vấn đề chính sách.

The other key lesson from Singapore is that single-party rule has retained popular legitimacy by delivering inclusive growth and equality of opportunity in a multi-ethnic society, and by eliminating corruption of all kinds, including cronyism and excessive influence for vested interests. What Singapore’s founder, Lee Kwan Yew, and his colleagues and successors understood is that the combination of single-party rule and corruption is toxic. If you want the benefits of the former, you cannot allow the latter. 

Một bài học mấu chốt khác rút ra từ Singapore là, chế độ độc đảng đã giữ được tính chính danh rộng rãi của nó nhờ việc tạo ra tăng trưởng cho tất cả mọi người và bình đẳng về cơ hội trong một xã hội đa sắc tộc, và nhờ việc tiêu diệt mọi hình thức tham nhũng, kể cả tham nhũng kiểu chủ nghĩa tư bản thân hữu và ảnh hưởng thái quá đối với các lợi ích. Điều mà vị khai quốc của Singapore, ông Lý Quang Diệu, các cộng sự và người kế nhiệm ông đã ngộ được, là sự kết hợp giữa chế độ độc đảng và tham nhũng sẽ tạo thành thuốc độc. Nếu anh muốn hưởng lợi ích của cái đầu thì anh không thể cho phép cái sau tồn tại.

Coherence, long time horizons, appropriate incentives, strong “navigational” skills, and decisiveness are desirable aspects of continuity in governance, especially in a meritocratic system managing complex structural shifts. To protect that and maintain public support for the investments and policies that sustain growth, Singapore needed to prevent corruption from gaining a foothold, and to establish consistency in the application of rules. Lee did that, with the PAP supplying what a full formal system of public accountability would have provided.


Sự gắn kết, thời gian tại vị dài, được khích lệ thích hợp, kỹ năng “hoa tiêu” tốt, và tính quyết tâm, là những khía cạnh đáng mơ ước để có được sự liên tục trong lãnh đạo, đặc biệt là trong hệ thống tuyển dụng hiền tài kiểm soát những thay đổi phức tạp về cơ cấu. Để bảo vệ những thứ đó và duy trì sự ủng hộ của công chúng đối với tiền đầu tư và với những chính sách hỗ trợ tăng trưởng, Singapore cần phải ngăn chặn, không để cho tham nhũng có chỗ đứng, và phải có được sự kiên định trong việc thi hành luật lệ. Ông Lý đã làm như thế, với việc đảng PAP tạo ra cái mà một hệ thống hoàn hảo về trách nhiệm giải trình có thể mang lại được.

China, too, most likely wants to retain, at least for a while, the benefits of single-party rule, and delay the transition to “messier” governance influenced by multiple voices. In fact, a pluralistic system is already evolving under the umbrella of the Chinese Communist Party – a process that may eventually lead to citizens gaining an institutionalized voice in public policy.

Cũng vậy, Trung Quốc – chắc chắn là rất muốn duy trì ít nhất một thời gian những lợi ích của chế độ độc đảng, và trì hoãn bước chuyển tiếp sang chế độ lãnh đạo “hỗn loạn” do chịu ảnh hưởng của nhiều ý kiến. Trên thực tế, một hệ thống đa nguyên đã và đang phát triển dưới cái ô của Đảng Cộng sản Trung Quốc – một quá trình mà cuối cùng có thể dẫn đến việc công dân có tiếng nói được thể chế hóa trong các vấn đề chính sách công.


For now, however, those representative elements that have been added incrementally are not powerful enough to overcome the growing corruption and excessive influence of vested interests. To maintain single-party legitimacy – and thus the ability to govern – those narrower interests must be overridden in favor of the general interest. That is the challenge that China’s new leadership faces.

Tuy nhiên, hiện tại thì các yếu tố đại diện – vốn đang được bổ sung ngày một nhiều thêm – là chưa đủ mạnh để chống lại tham nhũng ngày càng lan tràn và ảnh hưởng thái quá của các lợi ích. Để duy trì tính chính danh của chế độ độc đảng, và do đó là cả khả năng cầm quyền, cần phải vượt qua những lợi ích nhỏ hẹp đó để phục vụ đại cục. Đó là thách thức mà thế hệ lãnh đạo mới của Trung Quốc phải đối mặt.


If China’s leaders succeed, they can then have a sensible and nuanced debate about the evolving role of the state in their economy, a debate on the merits. Many insiders and external advisers believe that the state’s role must change (not necessarily decline) to create the dynamic innovative economy that is key to navigating the middle-income transition successfully. But there remain many areas in which further debate and choice are needed.


Nếu các lãnh đạo thành công, khi đó họ có thể mở ra một cuộc tranh luận khôn ngoan và tinh tế về vai trò ngày càng lớn mạnh của nhà nước trong nền kinh tế – một cuộc tranh luận về công trạng. Nhiều người trong cuộc, cũng như các cố vấn nước ngoài, đều tin rằng vai trò của nhà nước phải thay đổi (không nhất thiết là suy thoái) thì mới có thể tạo một nền kinh tế năng động, đổi mới, vốn là mấu chốt để cầm lái thành công công cuộc quá độ thành quốc gia có thu nhập trung bình. Nhưng vẫn còn nhiều lĩnh vực cần phải có thảo luận sâu hơn, và cần có lựa chọn.

Lee Kwan Yew in Singapore and Mao Zedong and Deng in China gained their peoples’ trust as founders and initial reformers. But that trust dissipates; succeeding generations of leaders do not inherit it completely, and must earn it. That is all the more reason for them to heed the lessons of history.

Lý Quang Diệu ở Singapore, Mao Trạch Đông và Đặng Tiểu Bình ở Trung Quốc giành được niềm tin của nhân dân, như là các vị khai quốc và là những nhà cải cách đầu tiên. Nhưng niềm tin đó đang bị xói mòn; các thế hệ lãnh đạo nối tiếp nhau không thừa hưởng được trọn vẹn niềm tin đó và bây giờ họ phải giành lấy nó. Đó càng là lý do để cho họ phải lưu tâm đến các bài học của lịch sử.

China’s new leaders should first reassert the Party’s role as defender of the general interest by creating an environment in which narrow interests, seeking to protect their growing influence and wealth, do not taint complex policy choices. They must demonstrate that the Party’s power, legitimacy, and substantial assets are held in trust for the benefit of all Chinese, above all by fostering a pattern of inclusive growth and a system of equal opportunity with a meritocratic foundation. And then they should return to the task of governing in a complex domestic and global environment.

Trước hết các nhà lãnh đạo mới của Trung Quốc phải tái khẳng định vai trò của Đảng như là người bảo vệ lợi ích chung, bằng việc tạo dựng một môi trường trong đó các lợi ích nhỏ hẹp nhằm bảo vệ ảnh hưởng và của cải đang gia tăng của mình không được làm hỏng các lựa chọn chính sách. Họ phải chứng minh rằng quyền lực, sự chính danh, và khối tài sản đáng kể của Đảng được giữ gìn một cách đáng tin cậy vì lợi ích của tất cả nhân dân Trung Quốc. Trên tất cả, điều ấy được chứng minh bằng cách duy trì một sự tăng trưởng dành cho tất cả mọi người, một hệ thống cơ hội bình đẳng, và tuyển dụng nhân sự theo chế độ hiền tài. Và sau đó họ phải quay trở lại với nhiệm vụ quản trị trong một môi trường trong và ngoài nước rất phức tạp.

There are times when muddling through – or, in the Chinese version, crossing the river by feeling the stones – is the right governing strategy, and there are times when a bold resetting of values and direction is required. Successful leaders know what time it is.

Có những lúc việc xoay xở để vượt qua – hay là nói theo cách của người Trung Quốc là “dò đá qua sông” – là chiến lược lãnh đạo thích hợp, và cũng có lúc cần phải có một sự tái xác lập các giá trị và đường lối. Lãnh đạo thành công là người biết thời điểm nào là lúc nào.

Feeling the stones may seem like the safest option for China’s next president, Xi Jinping, and China’s other new leaders; in fact, it is the most dangerous. The only safe option is a radical realignment of the Party with the general interest.

Dò đá có lẽ là lựa chọn an toàn nhất cho vị chủ tịch tiếp theo của Trung Quốc, Tập Cận Bình, và các tân lãnh đạo khác của Trung Quốc; trong thực tế, đó là cách nguy hiểm nhất. Lựa chọn an toàn duy nhất là một sự quyết liệt tổ chức lại Đảng, vì đại cục.

The issue, then, is whether the reformers who carry the real spirit of the 1949 revolution will win the battle for equitable and inclusive growth. The optimistic (and I believe realistic) view is that the Chinese people, through a variety of channels, including social media, will weigh in, empowering reformers to push through a progressive agenda.


Vấn đề khi đó là liệu các nhà cải cách – những người mang tinh thần thực sự của cuộc cách mạng 1949 – có chiến thắng trong cuộc chiến vì tăng trưởng bình đẳng cho tất cả mọi người. Quan điểm lạc quan (và tôi tin là khả thi) là nhân dân Trung Quốc, thông qua một loạt kênh khác nhau, trong đó có cả truyền thông xã hội, sẽ gây được sức ép, khiến cho các nhà cải cách phải xúc tiến một lộ trình ngày càng tiến bộ hơn.

Time will tell. But it is hard to overstate the outcome’s importance to the rest of the world. Virtually all developing countries – and, increasingly, the advanced countries as well – will be affected one way or another as they, too, struggle to achieve stable and sustainable growth and employment patterns.

Thời gian sẽ cho ta câu trả lời. Nhưng không phải là cường điệu khi nói về tầm quan trọng của các kết quả đối với phần còn lại của thế giới. Gần như tất cả các quốc gia đang phát triển – và ngày càng có thêm cả các nước phát triển nữa – đều sẽ bị ảnh hưởng cách này hay cách khác, khi mà họ cũng đang phải đấu tranh để đạt được tăng trưởng và việc làm bền vững, ổn định.

Michael Spence, a Nobel laureate in economics, is Professor of Economics at NYU’s Stern School of Business, Distinguished Visiting Fellow at the Council on Foreign Relations, Senior Fellow at the Hoover Institution at Stanford University, and Academic Board Chairman of the Fung Global Institute in Hong Kong. He was the chairman of the independent Commission on Growth and Development, an international body that from 2006-2010 analyzed opportunities for global economic growth.

Michael Spence, đoạt giải Nobel kinh tế, giáo sư kinh tế tại trường kinh doanh Stern của đại học NYU, thành viên tham vấn cao cấp tại Hội đồng Quan hệ Đối ngoại, nghiên cứu viên cao cấp tại viện Hoover, Đại học Stanford, và Chủ tịch Hội đồng quản trị học thuật của Viện toàn cầu Fung tại Hong Kong. Ông là Chủ tịch của Ủy ban độc lập về tăng trưởng và phát triển, một cơ quan quốc tế đã phân tích cơ hội tăng trưởng kinh tế toàn cầu từ 2006-2010.

Translated by Thủy Trúc




http://www.project-syndicate.org/commentary/reforming-one-party-rule-in-china-by-michael-spence