MENU

BILINGUAL BLOG – BLOG SONG NGỮ ANH VIỆT SHARE KNOWLEGE AND IMPROVE LANGUAGE

--------------------------- TÌM KIẾM TRÊN BLOG NÀY BẰNG GOOGLE SEARCH ----------------------------

TXT-TO-SPEECH – PHẦN MỀM ĐỌC VĂN BẢN

Click phải, chọn open link in New tab, chọn ngôn ngữ trên giao diện mới, dán văn bản vào và Click SAY – văn bản sẽ được đọc với các thứ tiếng theo hai giọng nam và nữ (chọn male/female)

- HOME - VỀ TRANG ĐẦU

CONN'S CURENT THERAPY 2016 - ANH-VIỆT

150 ECG - 150 ĐTĐ - HAMPTON - 4th ED.

VISUAL DIAGNOSIS IN THE NEWBORN

Tuesday, November 20, 2012

REMARKS BY PRESIDENT OBAMA AT THE UNIVERSITY OF YANGON Phát biểu của Tổng thống Obama Tại Đại học YANGON







REMARKS BY PRESIDENT OBAMA AT THE UNIVERSITY OF YANGON
Phát biểu của Tổng thống Obama Tại Đại học YANGON

Rangoon, Burma
November 19, 2012

Rangoon, Miến Điện
19/11/2012
PRESIDENT OBAMA:  Thank you.  (Applause.)  Myanmar Naingan, Mingalaba!  (Laughter and applause.)  I am very honored to be here at this university and to be the first President of the United States of America to visit your country.

TỔNG THỐNG OBAMA: Cảm ơn các bạn (Vỗ tay). Myanmar Naingan, Mingalaba! [Xin chào đất nước Myanmar](Tiếng cười và vỗ tay) Tôi rất vinh hạnh có mặt ở đây, tại trường đại học này và là Tổng thống đầu tiên của Hoa Kỳ đến thăm đất nước của các bạn.

I came here because of the importance of your country.  You live at the crossroads of East and South Asia.  You border the most populated nations on the planet.  You have a history that reaches back thousands of years, and the ability to help determine the destiny of the fastest growing region of the world.

Tôi đến đây vì tầm quan trọng của đất nước các bạn. Các bạn sống ở ngã tư đường của Đông và Nam Á. Các bạn tiếp giáp với hai quốc gia đông dân nhất hành tinh. Các bạn có một lịch sử lâu dài hàng ngàn năm và có khả năng giúp xác định vận mệnh của khu vực phát triển nhanh nhất này trên thế giới.


I came here because of the beauty and diversity of your country.  I have seen just earlier today the golden stupa of Shwedagon, and have been moved by the timeless idea of metta — the belief that our time on this Earth can be defined by tolerance and by love.  And I know this land reaches from the crowded neighborhoods of this old city to the homes of more than 60,000 villages; from the peaks of the Himalayas, the forests of Karen State, to the banks of the Irrawady River.


Tôi đến đây vì vẻ đẹp và sự đa dạng của đất nước các bạn. Tôi đã thấy chỉ mới ngày hôm nay bảo tháp vàng Shwedagon, và đã xúc động bởi ý tưởng vượt thời gian của lòng từ bi (metta) – niềm tin rằng thời gian của chúng ta sống trên trái đất này có thể được xác định bằng sự khoan dung và tình yêu. Và tôi biết vùng đất này vươn từ các khu dân cư đông đúc của thành phố cổ này cho đến bản quán của hơn 60.000 làng quê, từ các đỉnh núi của dãy Himalaya, các khu rừng của bang Karen vươn tới hai bờ sông Irrawady.


I came here because of my respect for this university.  It was here at this school where opposition to colonial rule first took hold.  It was here that Aung San edited a magazine before leading an independence movement.  It was here that U Thant learned the ways of the world before guiding it at the United Nations.  Here, scholarship thrived during the last century and students demanded their basic human rights.  Now, your Parliament has at last passed a resolution to revitalize this university and it must reclaim its greatness, because the future of this country will be determined by the education of its youth.

Tôi đến đây vì lòng ngưỡng mộ của tôi đối với trường đại học này. Chính ở nơi đây, tại ngôi trường này, cuộc phản đối chế độ thực dân đầu tiên đã được tổ chức. Chính ở nơi đây, Aung San đã biên soạn một tạp chí trước khi lãnh đạo phong trào độc lập. Chính ở nơi đây, U Thant đã học được những con đường của thế giới trước khi dẫn dắt thế giới tại Liên Hiệp Quốc. Ở đây, việc học tập nghiên cứu đã phát triển mạnh trong thế kỷ qua và sinh viên đứng lên đòi các quyền cơ bản của con người. Bây giờ, cuối cùng Quốc hội của các bạn đã thông qua một nghị quyết đem lại sức sống mới cho trường đại học này và nó phải giành lại sự vĩ đại của mình, bởi vì tương lai của đất nước này sẽ được xác định bằng việc giáo dục thế hệ trẻ.


I came here because of the history between our two countries.  A century ago, American traders, merchants and missionaries came here to build bonds of faith and commerce and friendship.  And from within these borders in World War II, our pilots flew into China and many of our troops gave their lives.  Both of our nations emerged from the British Empire, and the United States was among the first countries to recognize an independent Union of Burma.  We were proud to found an American Center in Rangoon and to build exchanges with schools like this one.  And through decades of differences, Americans have been united in their affection for this country and its people.


Tôi đến đây vì lịch sử giữa hai nước chúng ta. Một thế kỷ trước, các nhà buôn và các nhà truyền giáo Mỹ đã đến đây để tạo dựng các mối quan hệ về niềm tin, thương mại và tình hữu nghị. Và trên đất nước này trong chiến tranh thế giới thứ II, các phi công của chúng tôi đã bay tới Trung Quốc và nhiều binh lính của chúng tôi đã hy sinh mạng sống của họ. Cả hai nước chúng ta đều thoát khỏi Đế quốc Anh, và Mỹ là một trong những nước đầu tiên công nhận Liên minh độc lập Miến Điện. Chúng tôi tự hào đặt một Trung tâm Mỹ tại Rangoon và xây dựng các trao đổi qua lại với các trường học như thế này. Và qua nhiều thập kỷ của sự khác biệt, người Mỹ đã thống nhất trong tình cảm của mình đối với đất nước người dân này.


Above all, I came here because of America’s belief in human dignity.  Over the last several decades, our two countries became strangers.  But today, I can tell you that we always remained hopeful about the people of this country, about you.  You gave us hope and we bore witness to your courage.


Trên hết, tôi đến đây vì niềm tin vào phẩm giá con người của Mỹ. Trong nhiều thập kỷ qua, hai nước chúng ta đã trở thành người xa lạ. Nhưng hôm nay, tôi có thể nói với bạn rằng chúng tôi luôn luôn vẫn hy vọng về người dân của đất nước này, về các bạn. Các bạn đã cho chúng tôi hy vọng và chúng tôi chứng kiến lòng can đảm của các bạn.


We saw the activists dressed in white visit the families of political prisoners on Sundays and monks dressed in saffron protesting peacefully in the streets.  We learned of ordinary people who organized relief teams to respond to a cyclone, and heard the voices of students and the beats of hip-hop artists projecting the sound of freedom.  We came to know exiles and refugees who never lost touch with their families or their ancestral home.  And we were inspired by the fierce dignity of Daw Aung San Suu Kyi, as she proved that no human being can truly be imprisoned if hope burns in your heart.


Chúng tôi thấy các nhà hoạt động mặc đồ trắng tới thăm gia đình các tù nhân chính trị vào chủ nhật và các nhà sư mặc áo vàng (saffron) biểu tình một cách ôn hòa trên đường phố. Chúng tôi được biết những người dân bình thường đã tổ chức các đội cứu trợ để ứng phó với một cơn bão, và được nghe tiếng nói của các sinh viên và nhịp đập của các nghệ sĩ hip-hop thể hiện tiếng nói tự do. Chúng tôi cũng biết những người lưu vong và người tị nạn không bao giờ mất liên lạc với gia đình hoặc quê quán của họ. Và chúng tôi được gợi cảm hứng từ phẩm giá kiên cường của Daw Aung San Suu Kyi, khi bà chứng minh rằng không có con người nào thực sự có thể bị bỏ tù nếu hy vọng còn cháy bỏng trong trái tim họ.


When I took office as President, I sent a message to those governments who ruled by fear.  I said, in my inauguration address, “We will extend a hand if you are willing to unclench your fist.”  And over the last year and a half, a dramatic transition has begun, as a dictatorship of five decades has loosened its grip.  Under President Thein Sein, the desire for change has been met by an agenda for reform.  A civilian now leads the government, and a parliament is asserting itself.  The once-outlawed National League for Democracy stood in an election, and Aung San Suu Kyi is a Member of Parliament.  Hundreds of prisoners of conscience have been released, and forced labor has been banned.  Preliminary cease-fires have been reached with ethnic armies, and new laws allow for a more open economy.

Khi tôi nhậm chức tổng thống, tôi đã gửi một thông điệp tới những chính quyền cai trị bằng sự sợ hãi. Tôi đã nói, trong bài phát biểu mở đầu, “Chúng tôi sẽ chìa tay ra nếu quý vị sẵn sàng thả lỏng nắm tay của quý vị”. Và hơn một năm rưỡi qua, một sự chuyển đổi nhanh chóng đã bắt đầu, khi một chế độ độc tài trong năm thập kỷ qua đã nới lỏng sự kìm kẹp của mình. Dưới quyền Tổng thống Thein Sein, mong muốn thay đổi đã được đáp ứng bởi một chương trình cải cách. Hiện nay một lãnh đạo dân sự đang đứng đầu chính phủ, và Quốc hội đang khẳng định chính mình. Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ vốn từng bị đặt ra ngoài vòng pháp luật, đã đứng lên trong cuộc bầu cử, và bà Aung San Suu Kyi là một đại biểu Quốc hội. Hàng trăm tù nhân lương tâm đã được trả tự do, và lao động cưỡng bức đã bị cấm. Các thỏa thuận ngừng bắn bước đầu đã đạt được với quân đội các nhóm sắc tộc, và các luật mới tạo điều kiện cho một nền kinh tế cởi mở hơn.


So today, I’ve come to keep my promise and extend the hand of friendship.  America now has an Ambassador in Rangoon, sanctions have been eased, and we will help rebuild an economy that can offer opportunity for its people, and serve as an engine of growth for the world.  But this remarkable journey has just begun, and has much further to go.  Reforms launched from the top of society must meet the aspirations of citizens who form its foundation.  The flickers of progress that we have seen must not be extinguished — they must be strengthened; they must become a shining North Star for all this nation’s people.


Vì thế, hôm nay, tôi giữ lời hứa của mình và mở rộng tình thân hữu. Bây giờ nước Mỹ đã có Đại sứ tại Rangoon, cấm vận đã được nới lỏng, và chúng tôi sẽ giúp xây dựng lại một nền kinh tế có thể tạo ra cơ hội cho người dân, và có tác dụng như một động lực tăng trưởng cho thế giới. Nhưng cuộc hành trình đáng chú ý này chỉ mới bắt đầu, và còn nhiều điều phải tiếp tục. Cải cách được đưa ra từ trên cùng của xã hội phải đáp ứng nguyện vọng của những công dân hợp thành nền tảng của nó. Những đóm lửa lung linh của sự tiến bộ mà chúng ta đã thấy không phải bị tắt đi – chúng phải được sáng thêm, chúng phải trở thành một sao Bắc Đẩu soi sáng cho mọi người dân của đất nước này.


And your success in that effort is important to the United States, as well as to me.  Even though we come from different places, we share common dreams:  to choose our leaders; to live together in peace; to get an education and make a good living; to love our families and our communities.  That’s why freedom is not an abstract idea; freedom is the very thing that makes human progress possible — not just at the ballot box, but in our daily lives.


Và thành công của các bạn trong nỗ lực đó thì quan trọng đối với Hoa Kỳ, cũng như đối với tôi. Mặc dù chúng ta ở những nơi khác nhau, chúng ta cùng có những giấc mơ chung: được chọn lựa lãnh đạo của chúng ta, được chung sống hòa bình với nhau, được hưởng một nền giáo dục và có một cuộc sống tốt, yêu thương gia đình và cộng đồng của chúng ta. Đó là lý do tại sao tự do không phải là một ý tưởng trừu tượng, tự do chính là điều làm cho tiến bộ loài người có thể xảy ra, không chỉ ở các thùng phiếu, mà còn trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta.


One of our greatest Presidents in the United States, Franklin Delano Roosevelt, understood this truth.  He defined America’s cause as more than the right to cast a ballot.  He understood democracy was not just voting.  He called upon the world to embrace four fundamental freedoms:  freedom of speech, freedom of worship, freedom from want, and freedom from fear.  These four freedoms reinforce one another, and you cannot fully realize one without realizing them all.


Franklin Delano Roosevelt, một trong những Tổng thống vĩ đại nhất của Mỹ, đã hiểu rõ sự thật này. Ông xác định cứu cánh của Mỹ là điều gì đó hơn cái quyền bỏ phiếu. Ông hiểu dân chủ không chỉ là việc đi bầu. Ông kêu gọi thế giới nắm lấy bốn quyền tự do cơ bản: tự do ngôn luận, tự do thờ phượng, tự do thoát khỏi sự bức bách của nhu cầu vật chất, và tự do thoát khỏi sự sợ hãi. Bốn quyền tự do này củng cố lẫn nhau, và bạn không thể hoàn toàn thực hiện một mà không thực hiện tất cả chúng.


So that’s the future that we seek for ourselves, and for all people.  And that is what I want to speak to you about today.


Vì vậy, đó là tương lai mà chúng ta tìm kiếm cho chính mình, và cho tất cả mọi người. Và đó là những gì tôi muốn nói chuyện với các bạn hôm nay.

First, we believe in the right of free expression so that the voices of ordinary people can be heard, and governments reflect their will — the people’s will.


Trước tiên, chúng tôi tin vào quyền tự do bày tỏ để tiếng nói của những người dân bình thường có thể nghe được thấy, và các chính phủ phản ánh ý chí của họ – ý chí của nhân dân.


In the United States, for more than two centuries, we have worked to keep this promise for all of our citizens — to win freedom for those who were enslaved; to extend the right to vote for women and African Americans; to protect the rights of workers to organize.


Tại Hoa Kỳ, hơn hai thế kỷ, chúng tôi đã làm hết sức mình để giữ lời hứa này cho tất cả các công dân của chúng tôi – giành được tự do cho những người bị bắt làm nô lệ, mở rộng quyền bầu cử cho phụ nữ và người Mỹ gốc châu Phi, bảo vệ các quyền của người lao động được có tổ chức.

And we recognize no two nations achieve these rights in exactly the same way, but there is no question that your country will be stronger if it draws on the strength of all of its people.  That’s what allows nations to succeed.  That’s what reform has begun to do.

Và chúng tôi nhận ra rằng không có hai quốc gia nào đạt được những quyền đó theo đúng cùng một cách, nhưng đất nước của các bạn sẽ mạnh hơn nếu biết dựa trên sức mạnh của toàn dân là điều không có gì bàn cãi. Đó là điều cho phép các quốc gia thành công. Đó là điều mà cải cách đã bắt đầu làm.


Instead of being repressed, the right of people to assemble together must now be fully respected.  Instead of being stifled, the veil of media censorship must continue to be lifted.  And as you take these steps, you can draw on your progress.  Instead of being ignored, citizens who protested the construction of the Myitsone dam were heard.  Instead of being outlawed, political parties have been allowed to participate.  You can see progress being made.  As one voter said during the parliamentary elections here, “Our parents and grandparents waited for this, but never saw it.”  And now you can see it.  You can taste freedom.


Thay vì bị đàn áp, quyền của người dân được tụ họp với nhau bây giờ phải được tôn trọng đầy đủ. Thay vì bị kiềm chế, bức màn kiểm duyệt các phương tiện truyền thông phải tiếp tục được tháo dỡ.  Và khi các bạn thực hiện những bước này, các bạn có thể dẫn tới sự tiến bộ. Thay vì bị lờ đi, các công dân phản đối việc xây dựng đập Myitsone đã được lắng nghe. Thay vì bị đặt ra ngoài vòng pháp luật, các đảng phái chính trị đã được phép tham gia. Các bạn có thể thấy tiến bộ đã được thực hiện. Như một cử tri đã nói trong các cuộc bầu cử quốc hội ở đây, “Cha mẹ và ông bà của chúng tôi chờ đợi điều này, nhưng không bao giờ thấy nó tới”. Và bây giờ bạn có thể nhìn thấy nó. Bạn có thể nếm mùi vị của tự do.


And to protect the freedom of all the voters, those in power must accept constraints.  That’s what our American system is designed to do.  Now, America may have the strongest military in the world, but it must submit to civilian control.  I, as the President of the United States, make determinations that the military then carries out, not the other way around.  As President and Commander-In-Chief, I have that responsibility because I’m accountable to the people.


Và để bảo vệ tự do của tất cả các cử tri, những người nắm quyền phải chấp nhận những ràng buộc. Đó là những gì mà thể chế ở Mỹ được thiết kế để thực hiện. Hiện giờ, Mỹ có thể có quân đội mạnh nhất thế giới, nhưng nó phải chịu sự kiểm soát dân sự. Trên cương vị Tổng thống Hoa Kỳ, tôi đưa ra quyết định để quân đội thực hiện, không phải điều ngược lại. Là Tổng thống và Tổng Tư lệnh, tôi có trách nhiệm đó bởi vì tôi chịu trách nhiệm đối với nhân dân.


Now, on other hand, as President, I cannot just impose my will on Congress — the Congress of the United States — even though sometimes I wish I could.  The legislative branch has its own powers and its own prerogatives, and so they check my power and balance my power.  I appoint some of our judges, but I cannot tell them how to rule, because every person in America — from a child living in poverty to me, the President of the United States — is equal under the law.  And a judge can make a determination as to whether or not I am upholding the law or breaking the law.  And I am fully accountable to that law.


Ngược lại, bây giờ trên cương vị Tổng thống, tôi không thể chỉ việc áp đặt ý chí của tôi lên Quốc hội – Quốc hội Hoa Kỳ – mặc dù đôi khi tôi ước mình có thể làm điều đó. Ngành lập pháp có quyền hạn riêng và đặc quyền riêng của nó, và do đó, họ kiểm soát quyền lực của tôi và cân bằng quyền lực của tôi. Tôi bổ nhiệm một số quan toà, nhưng tôi không thể bảo họ phán quyết như thế nào, bởi vì tất cả mọi người ở Mỹ từ một đứa bé đang sống trong nghèo đói cho tới tôi, Tổng thống Hoa Kỳ – đều bình đẳng trước pháp luật. Và một quan toà có thể đưa ra quyết định về việc liệu tôi có tôn trọng luật pháp hay vi phạm pháp luật. Và tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm trước luật đó.

And I describe our system in the United States because that’s how you must reach for the future that you deserve — a future where a single prisoner of conscience is one too many.  You need to reach for a future where the law is stronger than any single leader, because it’s accountable to the people.  You need to reach for a future where no child is made to be a soldier and no woman is exploited, and where the laws protect them even if they’re vulnerable, even if they’re weak; a future where national security is strengthened by a military that serves under civilians and a Constitution that guarantees that only those who are elected by the people may govern.


Và tôi mô tả hệ thống của chúng tôi tại Hoa Kỳ bởi vì đó là điều mà các bạn phải vươn tới trong tương lai mà các bạn xứng đáng được hưởng – một tương lai trong đó dù chỉ một tù nhân lương tâm cũng là quá nhiều. Bạn cần phải vươn tới một tương lai ở đó pháp luật thì mạnh hơn so với bất kỳ nhà lãnh đạo đơn lẻ nào, bởi vì nó chịu trách nhiệm đối với người dân. Các bạn cần phải vươn tới một tương lai mà không có trẻ em nào bị biến thành một người lính và không có phụ nữ bị bóc lột, và trong đó luật pháp bảo vệ họ ngay cả khi họ đang dễ bị nguy khốn, ngay cả khi họ yếu đuối, một tương lai trong đó an ninh quốc gia được củng cố bởi một quân đội phục vụ dưới quyền chỉ huy dân sự và Hiến pháp bảo đảm rằng chỉ có những người do dân bầu mới có thể cai trị.


On that journey, America will support you every step of the way — by using our assistance to empower civil society; by engaging your military to promote professionalism and human rights; and by partnering with you as you connect your progress towards democracy with economic development.  So advancing that journey will help you pursue a second freedom — the belief that all people should be free from want.

Trên hành trình đó, Mỹ sẽ nâng đỡ các bạn từng bước trên đường- bằng cách sử dụng sự trợ giúp của chúng tôi để làm xã hội dân sự mạnh lên, bằng cách lôi kéo quân đội của các bạn nâng cao tính chuyên nghiệp và quyền con người, và bằng cách hợp tác với các bạn khi các bạn nối kết sự tiến bộ của các bạn hướng tới dân chủ với phát triển kinh tế. Vì vậy, thúc đẩy cuộc hành trình đó sẽ giúp bạn theo đuổi quyền tự do thứ hai – niềm tin rằng tất cả mọi người cần được tự do, thoát khỏi sự thúc bách bởi các nhu cầu vật chất.


It’s not enough to trade a prison of powerlessness for the pain of an empty stomach.  But history shows that governments of the people and by the people and for the people are far more powerful in delivering prosperity.  And that’s the partnership we seek with you.


Đánh đổi ngục tù của sự bất lực bằng nỗi đau của một dạ dày trống rỗng là chưa tương xứng. Nhưng lịch sử cho thấy rằng các chính phủ của dân, do dân và vì dân là mạnh hơn rất nhiều trong việc tạo ra sự thịnh vượng. Và đó là quan hệ đối tác mà chúng tôi tìm kiếm với các bạn.


When ordinary people have a say in their own future, then your land can’t just be taken away from you.  And that’s why reforms must ensure that the people of this nation can have that most fundamental of possessions — the right to own the title to the land on which you live and on which you work.

Khi những người bình thường có tiếng nói về tương lai của họ, thì đất của bạn không dễ bị tướt đoạt. Và đó là lý do tại sao cải cách phải bảo đảm rằng người dân của quốc gia này có thể có hầu hết những quyền sở hữu cơ bản đó – quyền sở hữu mảnh đất mà các bạn sống trên đó và làm việc ở đó.


When your talents are unleashed, then opportunity will be created for all people.  America is lifting our ban on companies doing business here, and your government has lifted restrictions on investment and taken steps to open up your economy.  And now, as more wealth flows into your borders, we hope and expect that it will lift up more people.  It can’t just help folks at the top.  It has to help everybody.  And that kind of economic growth, where everybody has opportunity — if you work hard, you can succeed — that’s what gets a nation moving rapidly when it comes to develop.

Khi tài năng các bạn được cởi trói, thì cơ hội sẽ được tạo ra cho tất cả mọi người. Mỹ đang bãi bỏ lệnh cấm các công ty kinh doanh tới làm ăn ở đây, và chính phủ các bạn đã bãi bỏ các hạn chế về đầu tư và đã thực hiện các bước mở cửa nền kinh tế. Và bây giờ, khi nhiều của cải hơn đổ vào đất nước của các bạn, chúng tôi hy vọng và mong rằng nó sẽ nâng nhiều người lên hơn. Không thể chỉ giúp những người ở tầng lớp trên, mà còn phải giúp tất cả mọi người. Và kiểu tăng trưởng kinh tế đó, tất cả mọi người trong đó đều có cơ hội – nếu bạn làm việc chăm chỉ, bạn có thể thành công – đó là điều làm cho một nước thay đổi nhanh chóng khi phát triển.

But that kind of growth can only be created if corruption is left behind.  For investment to lead to opportunity, reform must promote budgets that are transparent and industry that is privately owned.

Tuy nhiên, kiểu tăng trưởng đó chỉ có thể được tạo ra nếu tham nhũng bị bỏ lại phía sau. Để đầu tư dẫn đến cơ hội, cải cách phải thúc đẩy ngân sách minh bạch và công nghiệp do tư nhân làm chủ.


To lead by example, America now insists that our companies meet high standards of openness and transparency if they’re doing business here.  And we’ll work with organizations like the World Bank to support small businesses and to promote an economy that allows entrepreneurs, small businesspeople to thrive and allows workers to keep what they earn.  And I very much welcome your government’s recent decision to join what we’ve called our Open Government Partnership, so that citizens can come to expect accountability and learn exactly how monies are spent and how your system of government operates.


Lãnh đạo bằng cách nêu gương, Mỹ khẳng định rằng các công ty của chúng tôi đáp ứng các tiêu chuẩn cao về sự cởi mở và minh bạch nếu họ làm ăn ở đây. Và chúng tôi sẽ làm việc với các tổ chức như Ngân hàng Thế giới để trợ giúp các doanh nghiệp nhỏ và thúc đẩy một nền kinh tế cho phép các doanh nghiệp, doanh nhân nhỏ phát triển mạnh và cho phép người lao động giữ lấy những gì họ kiếm được. Và tôi rất hoan nghênh quyết định mới đây của chính phủ các bạn tham gia vào tổ chức mà chúng tôi gọi là Quan hệ Đối tác Chính phủ mở rộng của chúng tôi, để người dân có thể kỳ vọng về sự chịu trách nhiệm và biết được chính xác các khoản tiền được chi tiêu như thế nào và hệ thống chính phủ vận hành ra sao.


Above all, when your voices are heard in government, it’s far more likely that your basic needs will be met.  And that’s why reform must reach the daily lives of those who are hungry and those who are ill, and those who live without electricity or water.  And here, too, America will do our part in working with you.


Trên hết, khi tiếng nói của các bạn được chính phủ nghe thấy, có nhiều khả năng các nhu cầu cơ bản của các bạn sẽ được đáp ứng. Và đó là lý do vì sao cải cách phải vươn tới cuộc sống hàng ngày của những người đang đói và những người đang bệnh, và những người sống không có điện, nước. Và ở đây, nước Mỹ cũng sẽ thực hiện phần của mình trong việc hợp tác với các bạn.

Today, I was proud to reestablish our USAID mission in this country, which is our lead development agency.  And the United States wants to be a partner in helping this country, which used to be the rice bowl of Asia, to reestablish its capacity to feed its people and to care for its sick, and educate its children, and build its democratic institutions as you continue down the path of reform.

Hôm nay, tôi tự hào thành lập lại phái bộ USAID của chúng tôi ở đất nước này, đó là cơ quan dẫn đầu về phát triển của chúng tôi. Và Hoa Kỳ muốn làm một đối tác trong việc giúp đất nước này vốn từng là vựa lúa châu Á, tái lập năng lực nuôi sống người dân, chăm sóc người bệnh, giáo dục trẻ em, và xây dựng thể chế dân chủ khi các bạn tiếp tục con đường cải cách.

This country is famous for its natural resources, and they must be protected against exploitation.  And let us remember that in a global economy, a country’s greatest resource is its people.  So by investing in you, this nation can open the door for far more prosperity — because unlocking a nation’s potential depends on empowering all its people, especially its young people.


Đất nước này nổi tiếng với nguồn tài nguyên thiên nhiên, và chúng phải được bảo vệ chống lại khai thác bừa bãi. Và chúng ta hãy nhớ rằng trong một nền kinh tế toàn cầu, nguồn tài nguyên lớn nhất của một nước là người dân. Vì vậy, qua việc đầu tư vào các bạn, quốc gia này có thể mở cánh cửa cho sự thịnh vượng hơn thêm nhiều – bởi vì mở khóa tiềm năng của một quốc gia phụ thuộc vào việc trang bị năng lực cho tất cả mọi người, đặc biệt những người trẻ.

Just as education is the key to America’s future, it is going to the be the key to your future as well.  And so we look forward to working with you, as we have with many of your neighbors, to extend that opportunity and to deepen exchanges among our students.  We want students from this country to travel to the United States and learn from us, and we want U.S. students to come here and learn from you.


Đúng như giáo dục là chìa khóa cho tương lai của nước Mỹ, nó cũng sẽ là chìa khóa cho tương lai của các bạn. Và vì vậy chúng tôi mong muốn hợp tác với các bạn, như chúng tôi đã và đang làm với nhiều nước láng giềng của các bạn, để mở rộng cơ hội và đào sâu thêm các trao đổi qua lại giữa các sinh viên của chúng ta. Chúng tôi muốn sinh viên từ đất nước này đến Hoa Kỳ học hỏi chúng tôi, và chúng tôi muốn sinh viên Mỹ đến đây học hỏi các bạn.


And this truth leads me to the third freedom that I want to discuss:  the freedom to worship — the freedom to worship as you please, and your right to basic human dignity.


Và sự thật này dẫn tôi đến quyền tự do thứ ba mà tôi muốn thảo luận: sự tự do thờ thờ phượng – tự do thờ phượng như các bạn muốn, và quyền của các bạn đối với phẩm giá con người cơ bản.


This country, like my own country, is blessed with diversity.  Not everybody looks the same.  Not everybody comes from the same region.  Not everybody worships in the same way.  In your cities and towns, there are pagodas and temples, and mosques and churches standing side by side.  Well over a hundred ethnic groups have been a part of your story.  Yet within these borders, we’ve seen some of the world’s longest running insurgencies, which have cost countless lives, and torn families and communities apart, and stood in the way of development.


Đất nước này, cũng giống như đất nước của tôi, được thiên nhiên phú cho sự đa dạng. Không phải mọi người đều giống nhau. Không phải tất cả mọi người đến từ cùng một khu vực. Không phải tất cả mọi người thờ phượng theo cùng một cách. Tại các thành phố và thị trấn của các bạn, có đền, chùa, nhà thờ [đạo Ki tô] và nhà thờ đạo Hồi đứng cạnh nhau. Hơn một trăm nhóm sắc tộc đã là một phần của câu chuyện của các  bạn. Tuy nhiên, trong đất nước này, chúng tôi đã nhìn thấy một số cuộc nổi dậy kéo dài nhất thế giới, đã làm mất vô số mạng sống và xé rời nhiều gia đình và cộng đồng , và ngăn chặn con đường phát triển.


No process of reform will succeed without national reconciliation.  (Applause.)  You now have a moment of remarkable opportunity to transform cease-fires into lasting settlements, and to pursue peace where conflicts still linger, including in Kachin State.  Those efforts must lead to a more just and lasting peace, including humanitarian access to those in need, and a chance for the displaced to return home.

Không có quá trình cải cách nào thành công mà không có hòa giải dân tộc. (Vỗ tay) Bây giờ các bạn có một thời khắc của cơ hội đáng kể để chuyển các cuộc ngừng bắn thành một giải pháp lâu dài, và theo đuổi hòa bình ở nơi mà các mâu thuẫn vẫn còn nán lại, kể cả ở bang Kachin. Những nỗ lực này phải dẫn đến một nền hòa bình công chính và lâu dài hơn, bao gồm cả việc trợ giúp nhân đạo cho những người có nhu cầu, và một cơ hội cho những người di tản trở về quê.

Today, we look at the recent violence in Rakhine State that has caused so much suffering, and we see the danger of continued tensions there.  For too long, the people of this state, including ethnic Rakhine, have faced crushing poverty and persecution.  But there is no excuse for violence against innocent people.  And the Rohingya hold themselves — hold within themselves the same dignity as you do, and I do.

Hôm nay, chúng ta nhìn vào vụ bạo động gần đây tại bang Rakhine vốn đã gây ra quá nhiều đau khổ, và chúng ta thấy sự nguy hiểm của tình trạng căng thẳng tiếp tục ở đó. Đã quá lâu, người dân của bang này, kể cả sắc dân Rakhine, phải đối mặt với cái nghèo và sự khủng bố nghiền nát. Nhưng không có sự biện minh nào cho hành động bạo lực chống lại người dân vô tội. Và người Rohingya giữ cho chính họ – giữ bằng chính họ cùng một phẩm giá như các bạn, và tôi giữ.


National reconciliation will take time, but for the sake of our common humanity, and for the sake of this country’s future, it is necessary to stop incitement and to stop violence.  And I welcome the government’s commitment to address the issues of injustice and accountability, and humanitarian access and citizenship.  That’s a vision that the world will support as you move forward.


Hòa giải dân tộc sẽ cần thời gian, nhưng vì lợi ích chung của nhân loại, và vì tương lai của đất nước này, cần phải ngăn chặn sự kích động và ngăn chặn bạo lực. Và tôi hoan nghênh việc chính phủ cam kết giải quyết các vấn đề của sự bất công và tinh thần trách nhiệm, và tiếp cận trợ giúp nhân đạo và quyền công dân. Đó là một tầm nhìn mà thế giới sẽ ủng hộ khi các bạn tiến về phía trước.


Every nation struggles to define citizenship.  America has had great debates about these issues, and those debates continue to this day, because we’re a nation of immigrants — people coming from every different part of the world.  But what we’ve learned in the United States is that there are certain principles that are universal, apply to everybody no matter what you look like, no matter where you come from, no matter what religion you practice.  The right of people to live without the threat that their families may be harmed or their homes may be burned simply because of who they are or where they come from.


Mọi quốc gia đều vật vã trong việc xác định quyền công dân. Mỹ đã có cuộc tranh luận lớn về những vấn đề này, và những cuộc tranh luận đó vẫn tiếp tục cho đến ngày nay, bởi vì chúng tôi là một quốc gia của những người nhập cư – những người đến từ mọi nơi trên thế giới. Nhưng những gì chúng tôi đã học được ở Mỹ là có một số nguyên tắc mang tính phổ quát, áp dụng cho tất cả mọi người dù hình dáng các bạn ra sao, dù các bạn đến từ đâu, dù các bạn đang theo tôn giáo nào. Quyền của người được sống mà không bị các mối đe dọa rằng gia đình của họ có thể bị tổn hại hoặc nhà ở của họ có thể bị đốt cháy chỉ vì họ là ai hoặc họ đến từ đâu.


Only the people of this country ultimately can define your union, can define what it means to be a citizen of this country.  But I have confidence that as you do that you can draw on this diversity as a strength and not a weakness.  Your country will be stronger because of many different cultures, but you have to seize that opportunity.  You have to recognize that strength.

Chỉ có người dân của đất nước này cuối cùng có thể định nghĩa sự hợp nhất của các bạn, có thể định nghĩa một công dân của đất nước này có nghĩa là gì. Nhưng tôi có niềm tin rằng khi các bạn làm điều đó, các bạn có thể nhận được sự đa dạng này như là một điểm mạnh chứ không phải là một điểm yếu. Đất nước của các bạn sẽ mạnh hơn vì có nhiều nền văn hóa khác nhau, nhưng các bạn phải nắm bắt cơ hội đó. Các bạn phải nhận ra thế mạnh đó.


I say this because my own country and my own life have taught me the power of diversity.  The United States of America is a nation of Christians and Jews, and Muslims and Buddhists, and Hindus and non-believers.  Our story is shaped by every language; it’s enriched by every culture.  We have people from every corners of the world.  We’ve tasted the bitterness of civil war and segregation, but our history shows us that hatred in the human heart can recede; that the lines between races and tribes fade away.  And what’s left is a simple truth: e pluribus unum — that’s what we say in America.  Out of many, we are one nation and we are one people.  And that truth has, time and again, made our union stronger.  It has made our country stronger.  It’s part of what has made America great.

Tôi nói điều này bởi vì đất nước của tôi và cuộc sống của riêng tôi đã dạy cho tôi về sức mạnh của sự đa dạng. Hoa Kỳ là một quốc gia của những người theo đạo Kitô, người Do Thái, người đạo Hồi, đạo Phật, đạo Ấn và người không có đạo. Câu chuyện của chúng tôi được định hình bằng mọi ngôn ngữ, làm giàu bằng mọi nền văn hóa. Chúng tôi có những người có gốc gác từ mọi miền trên thế giới. Chúng tôi đã nếm trải vị cay đắng của cuộc nội chiến và sự phân biệt, nhưng lịch sử của chúng tôi cho chúng tôi thấy rằng sự thù hận trong lòng con người có thể vơi đi, các lằn ranh giữa các chủng tộc và các bộ tộc sẽ phai dần. Và những gì còn lại là một sự thật đơn giản: e pluribus unum [từ nhiều thành một]- đó là những gì chúng tôi nói ở Mỹ. Từ số nhiều đó, chúng tôi là một quốc gia và chúng tôi là một dân tộc. Và sự thật đó , lặp đi lặp lại, làm cho sự hợp nhất của chúng tôi mạnh mẽ hơn. Nó đã làm cho đất nước chúng tôi mạnh mẽ hơn. Nó là một phần trong những điều đã làm nước Mỹ vĩ đại.


We amended our Constitution to extend the democratic principles that we hold dear.  And I stand before you today as President of the most powerful nation on Earth, but recognizing that once the color of my skin would have denied me the right to vote.  And so that should give you some sense that if our country can transcend its differences, then yours can, too.  Every human being within these borders is a part of your nation’s story, and you should embrace that.  That’s not a source of weakness, that’s a source of strength — if you recognize it.

Chúng tôi đã sửa đổi Hiến pháp để mở rộng các nguyên tắc dân chủ mà chúng tôi yêu mến. Và tôi đứng trước các bạn hôm nay với cương vị Tổng thống của quốc gia mạnh nhất trên trái đất, nhưng thừa nhận rằng màu da của tôi đã từng bị từ khước quyền bầu cử. Và như thế điều đó sẽ cho bạn một ý thức nào đó rằng nếu đất nước của chúng tôi có thể vượt qua sự khác biệt thì các bạn cũng có thể. Mỗi người bên đất nước này là một phần của câu chuyện của các bạn, và các bạn nên nắm giữ điều đó. Đó không phải là nguyên nhân của sự yếu kém, đó là sức mạnh – nếu bạn nhận ra nó.


And that brings me to the final freedom that I will discuss today, and that is the right of all people to live free from fear.

Và điều đó dẫn tôi đến quyền tự do cuối cùng mà tôi sẽ thảo luận hôm nay, và đó là quyền của tất cả mọi người được sống mà không còn sợ hãi.


In many ways, fear is the force that stands between human beings and their dreams.  Fear of conflict and the weapons of war.  Fear of a future that is different from the past.  Fear of changes that are reordering our societies and economy.  Fear of people who look different, or come from a different place, or worship in a different way.  In some of her darkest moments, when Aung San Suu Kyi was imprisoned, she wrote an essay about freedom from fear.  She said fear of losing corrupts those who wield it — “Fear of losing power corrupts those who wield it, and fear of the scourge of power corrupts those who are subject to it.”

Trong nhiều cách, sợ hãi là lực cản ngăn chặn giữa con người và những ước mơ của họ. Sợ sự xung đột và vũ khí chiến tranh. Sợ một tương lai khác lạ với quá khứ. Sợ những thay đổi sắp xếp lại trật tự xã hội và nền kinh tế của chúng ta. Sợ những người trông có vẻ khác ta, hoặc đến từ một nơi khác lạ, hoặc thờ phượng theo một cách khác. Trong một vài giai đoạn đen tối nhất, lúc bà Aung San Suu Kyi bị cầm tù, bà đã viết một bài  về thoát khỏi sự sợ hãi. Bà nói sợ mất mát làm hỏng những người nắm lấy nó – “Sợ mất quyền lực làm hủ bại những người sử dụng nó, và sợ bị trừng phạt quyền lực làm đồi bại những ai phụ thuộc quyền lực”.

That’s the fear that you can leave behind.  We see that chance in leaders who are beginning to understand that power comes from appealing to people’s hopes, not people’s fears.  We see it in citizens who insist that this time must be different, that this time change will come and will continue.  As Aung San Suu Kyi wrote: “Fear is not the natural state of civilized man.”  I believe that.  And today, you are showing the world that fear does not have to be the natural state of life in this country.

Đó là nỗi sợ hãi mà bạn có thể để lại đằng sau. Chúng ta thấy rằng cơ hội ở các nhà lãnh đạo đang bắt đầu hiểu rằng quyền lực đến từ việc thoả mãn những hy vọng của dân, chứ không phải những sợ hãi của dân. Chúng tôi nhìn thấy điều đó ở những công dân khẳng định rằng lần này phải khác, rằng lần này thay đổi sẽ đến và sẽ tiếp diễn. Như bà Aung San Suu Kyi đã viết: “Sợ không phải là trạng thái tự nhiên của con người văn minh”. Tôi tin điều đó. Và hôm nay, các bạn đang cho thế giới thấy rằng sự sợ hãi không phải là trạng thái tự nhiên của cuộc sống ở đất nước này.


That’s why I am here.  That’s why I came to Rangoon.  And that’s why what happens here is so important — not only to this region, but to the world.  Because you’re taking a journey that has the potential to inspire so many people.  This is a test of whether a country can transition to a better place.

Đó là lý do vì sao tôi có mặt ở đây. Đó là lý do vì sao tôi đến Rangoon. Và đó là lý do vì sao những gì xảy ra ở đây rất quan trọng – không những đối với khu vực này mà còn đối với cả thế giới. Bởi vì các bạn đang bước vào một cuộc hành trình có khả năng truyền cảm hứng cho rất nhiều người. Đây là một thử nghiệm liệu một quốc gia có thể chuyển sang một vị thế tốt đẹp hơn.


The United States of America is a Pacific nation, and we see our future as bound to those nations and peoples to our West.  And as our economy recovers, this is where we believe we will find enormous growth.  As we have ended the wars that have dominated our foreign policy for a decade, this region will be a focus for our efforts to build a prosperous peace.

Hoa Kỳ là một quốc gia Thái Bình Dương, và chúng tôi thấy tương lai của chúng tôi cũng ràng buộc với những quốc gia và các dân tộc này ở phía Tây của chúng tôi. Và khi nền kinh tế của chúng tôi hồi phục, chính đây là nơi mà chúng tôi tin rằng chúng tôi sẽ tìm thấy sự tăng trưởng to lớn. Khi chúng tôi kết thúc cuộc chiến tranh đã chi phối chính sách đối ngoại của chúng tôi trong một thập kỷ, khu vực này sẽ là một trọng tâm cho những nỗ lực của chúng tôi để xây dựng một nền hòa bình thịnh vượng.

Here in Southeast Asia, we see the potential for integration among nations and people.  And as President, I have embraced ASEAN for reasons that go beyond the fact that I spent some of my childhood in this region, in Indonesia.  Because with ASEAN, we see nations that are on the move — nations that are growing, and democracies that are emerging; governments that are cooperating; progress that’s building on the diversity that spans oceans and islands and jungles and cities, peoples of every race and every religion.  This is what the 21st century should look like if we have the courage to put aside our differences and move forward with a sense of mutual interest and mutual respect.

Ở đây trong khu vực Đông Nam Á, chúng tôi nhìn thấy tiềm năng cho sự hội nhập giữa các quốc gia và người dân. Và với cương vị Tổng thống, tôi đã nắm lấy ASEAN vì lý do vượt ngoài thực tế là tôi đã sống một khoảng thời thơ ấu của tôi tại khu vực này, ở Indonesia. Bởi vì với ASEAN, chúng tôi thấy các nước đang trên đà phát triển – các nước đang lớn mạnh, và các nền dân chủ đang trỗi dậy; các chính phủ đang hợp tác với nhau; tiến bộ đang xây dựng trên sự đa dạng khắp các đại dương, các đảo, các cánh rừng và thành phố, các dân tộc thuộc mọi chủng tộc và mọi tôn giáo. Đây là những gì thế kỷ 21 nên như thế nếu chúng ta có đủ can đảm bỏ qua một bên sự khác biệt của chúng ta và đi tới phía trước với một ý thức quan tâm và tôn trọng lẫn nhau.


And here in Rangoon, I want to send a message across Asia: We don’t need to be defined by the prisons of the past.  We need to look forward to the future.  To the leadership of North Korea, I have offered a choice:  let go of your nuclear weapons and choose the path of peace and progress.  If you do, you will find an extended hand from the United States of America.

Và ở đây tại Rangoon, tôi muốn gửi một thông điệp tới khắp châu Á: Chúng ta không cần phải vạch rõ bằng ngục tù của quá khứ. Chúng ta cần phải nhìn về tương lai. Đối với lãnh đạo Bắc Triều Tiên, tôi đã đưa cho một sự chọn lựa: hãy dẹp bỏ vũ khí hạt nhân và chọn con đường hòa bình và tiến bộ. Nếu quý vị làm như thế thì quý vị sẽ thấy có một bàn tay rộng mở từ Hoa Kỳ.


In 2012, we don’t need to cling to the divisions of East, West and North and South.  We welcome the peaceful rise of China, your neighbor to the North; and India, your neighbor to the West.  The United Nations — the United States will work with any nation, large or small, that will contribute to a world that is more peaceful and more prosperous, and more just and more free.  And the United States will be a friend to any nation that respects the rights of its citizens and the responsibilities of international law. 


Vào năm 2012, chúng ta không cần phải bám vào sự phân chia Đông, Tây, Nam, Bắc. Chúng tôi hoan nghênh sự trỗi dậy hòa bình của Trung Quốc, láng giềng phía Bắc của các bạn, và Ấn Độ, láng giềng phía Tây của các bạn. Liên Hiệp Quốc – Hoa Kỳ sẽ làm việc với bất kỳ quốc gia nào, dù lớn hay nhỏ, muốn đóng góp cho một thế giới hòa bình và thịnh vượng hơn; công chính và tự do hơn. Và Hoa Kỳ sẽ làm bạn với bất kỳ quốc gia nào tôn trọng các quyền của công dân mình và có trách nhiệm về luật pháp quốc tế.


That’s the nation, that’s the world that you can start to build here in this historic city.  This nation that’s been so isolated can show the world the power of a new beginning, and demonstrate once again that the journey to democracy goes hand in hand with development.  I say this knowing that there are still countless people in this country who do not enjoy the opportunities that many of you seated here do.  There are tens of millions who have no electricity.  There are prisoners of conscience who still await release.  There are refugees and displaced peoples in camps where hope is still something that lies on the distant horizon.


Đó là đất nước, đó là thế giới mà bạn có thể bắt đầu xây dựng ở đây tại thành phố lịch sử này. Quốc gia này vốn bị cô lập quá nhiều, có thể cho thế giới thấy sức mạnh của một khởi đầu mới, và chứng minh một lần nữa rằng cuộc hành trình tới dân chủ đi đôi với phát triển. Tôi nói điều này trong khi biết rằng vẫn còn có vô số người trên đất nước này, những người không được hưởng những cơ hội mà nhiều bạn ngồi đây được hưởng. Có hàng chục triệu người sống không có điện. Có những người tù lương tâm vẫn đang chờ đợi được thả ra. Có những người tị nạn và di tản trong các trại mà ở đó hy vọng vẫn còn là điều gì đó xa xôi khó với tới.


Today, I say to you — and I say to everybody that can hear my voice — that the United States of America is with you, including those who have been forgotten, those who are dispossessed, those who are ostracized, those who are poor.  We carry your story in our heads and your hopes in our hearts, because in this 21st century with the spread of technology and the breaking down of barriers, the frontlines of freedom are within nations and individuals, not simply between them.

Hôm nay, tôi nói với các bạn, và tôi nói với tất cả mọi người có thể nghe tiếng nói của tôi – rằng Hoa Kỳ ủng hộ các bạn, kể cả những người đã bị lãng quên, những người bị tước đoạt, những người đang bị tẩy chay, những người nghèo khổ. Chúng tôi mang câu chuyện của các bạn trong đầu của chúng tôi và hy vọng của các bạn trong tim của chúng tôi, bởi vì trong thế kỷ 21 với sự lan toả của công nghệ và việc phá vỡ các rào cản, tuyến đầu của tự do nằm bên trong phạm vi các quốc gia và các cá nhân, không chỉ nằm giữa chúng.


As one former prisoner put it in speaking to his fellow citizens, “Politics is your job.  It’s not only for [the] politicians.”  And we have an expression in the United States that the most important office in a democracy is the office of citizen — not President, not Speaker, but citizen.  (Applause.)


Như một cựu tù nhân đã nói với đồng bào của ông: “Chính trị là công việc của các bạn. Nó không chỉ dành cho [các] nhà chính trị”. Và chúng tôi có một thành ngữ ở Hoa Kỳ rằng văn phòng quan trọng nhất trong một nền dân chủ là văn phòng công dân – không phải Tổng thống, Chủ tịch QH, mà là công dân. (Vỗ tay).


So as extraordinary and difficult and challenging and sometimes frustrating as this journey may seem, in the end, you, the citizens of this country, are the ones who must define what freedom means.  You’re the ones who are going to have to seize freedom, because a true revolution of the spirit begins in each of our hearts.  It requires the kind of courage that so many of your leaders have already displayed.


Vì vậy, cuộc hành trình này có thể có vẻ bất thường và khó khăn, đầy thử thách và đôi khi bực bội  nhưng cuối cùng, các bạn, các công dân của đất nước này, là những người phải xác định tự do có nghĩa là gì. Các bạn là những người sẽ phải nắm bắt tự do, bởi vì một cuộc cách mạng thực sự của tinh thần bắt đầu trong mỗi trái tim của chúng ta. Nó đòi hỏi các loại can đảm mà rất nhiều nhà lãnh đạo của các bạn đã thể hiện.

The road ahead will be marked by huge challenges, and there will be those who resist the forces of change.  But I stand here with confidence that something is happening in this country that cannot be reversed, and the will of the people can lift up this nation and set a great example for the world.  And you will have in the United States of America a partner on that long journey.  So, cezu tin bad de.  (Applause.)

Con đường phía trước sẽ được đánh dấu bằng những thách thức rất lớn, và sẽ có những người chống lại sức mạnh của sự thay đổi. Nhưng tôi đứng đây với sự tự tin rằng những gì đang xảy ra ở đất nước này là không thể đảo ngược, và ý chí của người dân có thể nâng đất nước này lên và tạo nên một ví dụ tuyệt vời cho thế giới. Và các bạn sẽ có Hoa Kỳ là một đối tác với các bạn trên cuộc hành trình dài đó. Vì vậy, cezu tin bad de [Xin cám ơn các bạn]. (Vỗ tay).

Thank you.  (Applause.)

Cảm ơn các bạn. (Vỗ tay)

Translated by Huỳnh Phan


http://gretawire.foxnewsinsider.com/2012/11/19/president-obamas-speech-in-burma-myanmar-the-major-speech-of-his-trip/

Prospects of Political Reforms in Myanmar



Prospects of Political Reforms in Myanmar

Tương lai cải cách chính trị ở Myanma

Jefrey Bader, Brookings. Washington
November 9, 2012
Jefrey Bader, Brookings. Washington
9/11/012


A recent trip I took to Myanmar (Burma) provided an occasion to reflect on some large and small issues in U.S. foreign policy, and to think about what works and what doesn’t. My trip came shortly before it was publicly revealed that President Obama will visit Myanmar in the second half of November, which will highlight Myanmar’s reform and opening to the West.

Chuyến đi của tôi tới Myanma là một dịp để thể hiện những vấn đề lớn và nhỏ trong chính sách ngoại giao của Hoa Kỳ và cũng để rà soát xem cái gì được và cái gì chưa được.Chuyến đi đó diễn ra ngay trước khi có thông báo về việc Tổng thống Obama sẽ viếng thăm Myanma vào nửa sau tháng 11 – một hành động sẽ gây chú ý vềcuộc cải cách ở xứ này đối với  Phương Tây.

Questions, and tentative answers:

Sau đây là các câu hỏi và những câu trả lời mang tính chất thăm dò:

1) Is Myanmar seriously on the path to reform?

So it would seem. The signs were abundant on my trip. The senior officials I met spoke convincingly about their commitment to democratic reform. One Minister positively mentioned democracy heroine Aung San Suu Kyi’s participation in a recent government-sponsored workshop. Newspapers published lively debates, virtually free of the all-pervasive censorship of the last two decades. Pictures of Aung San Suu Kyi and her father Aung San, the founder of modern Burma, could be seen on the walls of village restaurants. A large U.S. official human rights delegation visited in October and met with top Myanmar officials. Ordinary people spoke of the profound change in atmosphere, and of their willingness to speak out on matters where there was fear and silence only recently. This change in mood follows a series of steps disassembling key foundations of the repressive structure of Myanmar’s military government – release of hundreds of political prisoners, legalization of the opposition political party National League for Democracy, legalization of peaceful demonstrations, and revival of talks with rebellious ethnic groups.

1) Myanma có thực sự cải cách không?
Có vẻ là như vậy. Có rất nhiều dấu hiệu khẳng định điều này trong chuyến đi của tôi. Các sĩ quan cao cấp mà tôi đã gặp gỡ, trao đổi một cách đầy thuyết phục rằng họ cam kết cải cách dân chủ. Một vị Bộ trưởng còn nhắc tới sự kiện người hùng dân chủ Aung San Suu Kyi tham gia vào một cuộc hội thảo do Chính phủ tổ chức gần đây với thái độ tích cực. Báo chí đăng tải một cách sinh động các cuộc tranh luận thực sự không bị kiểm duyệt khắp nơi như cách đây 2 thập kỷ. Hình Aung San Suu Kyi và người cha Aung San – nhân vật sáng lập nước Miến Điện ngày nay, có thể thấy trên bức tường các quán ăn. Một phái đoàn đông đảo của Hoa Kỳ về nhân quyền viếng thăm chính thức và gặp gỡ các sĩ quan hàng đầu Myanma. Người dân thường nói về những thay đổi sâu sắc trong bầu không khí toàn xã hội, về nguyện vọng của họ được nêu lên những vấn đề mà ngay gần đây  họ còn phải sợ hãi và nín lặng.Sự thay đổi tâm trạng xã hội này đã diễn ra sau một loạt các bước đi nhằm dỡ bỏ những nền tảng chính yếu trong bộ máy đàn áp của Chính phủ quân sự Myanma – đó là việc thả hàng trăm tù chính trị, cho công khai hóa đảng đối lập Liên minh Toàn quốc vì Dân chủ (National League for Democracy), cho phép tổ chức các cuộc biểu tình hòa bình và tái khởi động các cuộc đàm phán với những nhóm phiến quân dân tộc thiểu số.

2) What is Aung San Suu Kyi’s role and what is she doing?

Aung San Suu Kyi remains unequivocally the most popular political figure in Myanmar. She and her party decisively won the by-elections in April 2012 after the end of her years of confinement. There is reason to believe she and her party will win national elections in 2015 and be in a position to form a government. In preparation, she is showing a strongly pragmatic streak, reaching out to officials in the government, bonding with President Thein Sein and speaking positively of them at her Congressional Gold Medal ceremony. There is grumbling in the overseas human rights community at her apparent embrace of the compromises of national politics. She is encountering the inevitable second-guessing that accompanies the decision to cease to become an icon and to become a political actor, just as Lech Walesa endured second-guessing when he worked with General Jaruzelski in Communist Poland in the early 1980’s.


2) Vai trò của Aung San Suu Kyi và hoạt động hiện nay của bà?

Aung San Suu Kyi vẫn là nhân vật chính trị đại chúng duy nhất ở Myanma. Bà và đảng của bà đã thắng rõ rệt trong cuộc bầu cử hồi tháng 4/2012 sau khi bà mãn hạn quản thúc tại gia. Có đủ lý do để tin rằng bà và đảng của bà sẽ thắng tại cuộc bầu cử toàn quốc năm 2015 và sẽ có khả năng thành lập chính phủ.Để chuẩn bị, bà đang tiến hành một đường lối rất thực dụng, gặp gỡ các quan chức Chính phủ, liên kết với Tổng thống Thein Sein và phát biểu tích cực về họ trong buổi lễ do tổ chức Huân chương Vàng của Quốc hội Hoa Kỳ (Congressional Gold Medal) tổ chức. Đã có những lời phàn nàn trong cộng đồng đấu tranh vì nhân quyền ở hải ngoại về đường lối thỏa hiệp rõ ràngcủa bà trong các chính sách quốc gia. Bà đang đối mặt với sự phỏng đoán rằng đã tới lúc bà phải từ bỏ vai trò của một thần tượng để trở thành một nhà hoạt động chính trị, cũng giống như Lech Walesa từng bị đồn đoán là đã hợp tác với tướng Jaruzelski ở nước Balan cộng sản vào đầu những năm 1980.

3) Did anyone in the West see this coming?

Perhaps somewhere someone in the West foresaw Myanmar’s turn toward reform, but the conventional wisdom certainly did not. Asia analysts inside and outside the government, editorialists, and human rights advocates alike all scorned Myanmar’s installation of a civilian government in April 2011 and its elections last year as fraudulent, saw little political significance in Aung San Suu Kyi’s release, and projected a grim political future.

3) Liệu có ai đó ở phương Tây đã  thấy trước những gì đang diễn ra?

Có thể một vài người đâu đó ở phương Tây đã dự đoán được rằng Myanma sẽ cải cách dân chủ, thế nhưng theo hiểu biết chung thông thường thì không. Các nhà phân tích tình hình Á châu cả bên trong lẫn ngoài chính phủ, các bài xã luận trên các báo và các tổ chức nhân quyền, tất cả đều coi thường việc thành lập chính phủ dân sự hồi tháng 4/2011 và coi những cuộc bầu cử năm ngoái là mang tính chất gian lận, lừa dối. Họ nhìn nhận việc thả bà Aung San Suu Kyi là không có mấy ý nghĩa chính trị và dự đoán một tương lai chính trị u ám cho quốc gia này.

4) How did it happen?

There are many retrospective theories, none fully satisfactory. One important factor seems to have been a generalized desire to escape Myanmar’s growing dependence on China by establishing the basis for renewed relations with the West. Myanmar historically is a fiercely independent country, having for example quit the Nonaligned Movement because it felt it was too aligned. Resentment against the Chinese presence, and its enterprises dominating the extractive industries while providing little employment for Myanmar nationals, runs deep. Some Burmese experts, including Thant Myint-U, the grandson of former UN Secretary General U Thant, presciently wrote of a new mood among the younger Myanmar officer corps, who have played a central role in spurring reform. Human rights groups point to the effect of years of sanctions in persuading the leadership it needed to take a new course. Advocates of engagement credit ASEAN with helping to knock down the generals’ resistance to the international community. Within Myanmar, the aging senior generals seem to have confidence they will not be held accountable for past repressive behavior, and the officer corps generally is comfortable that its special role in Myanmar politics will be preserved under a constitution that gives them a privileged and outsized role. This sense of security among the military old guard may have made them more willing to accept the current political opening.

4) Vậy thì điều đó đã xảy ra như thế nào?

Có nhiều lý thuyết nghiên cứu về quá khứ nhưng không có lý thuyết nào hoàn toàn làm chúng ta thỏa mãn. Tuy nhiên có một yếu tố quan trọng mà dường như nó đã khái quát hóa ước vọng muốn thoát ra khỏi sự lệ thuộc ngày một gia tăng vào Trung Quốc bằng cách thiết lập nền móng cho những mối quan hệ mới với phương Tây. Trong lịch sử, Myanma là một quốc gia có ý chí độc lập rất mãnh liệt, chẳng hạn như họ đã rời bỏ phong trào Không liên kết chỉ bởi lẽ họ cảm thấy phong trào này quá liên kết. Thái độ oán giận sự hiện diện của Trung Quốc với những nhà máy, xí nghiệp đang chiếm lĩnh các ngành công nghiệp khai khoáng trong khi đó lại tạo ra ít việc làm cho người Myanma bản địa, càng ngày càng sâu sắc. Một số chuyên gia Miến, trong đó có Thant Myint-U , cháu nội của cố Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc tướng U-Thant trong một bài viết  đã tiên đoán về tâm trạng mới mẻ của tầng lớp sĩ quan trẻ Myanma – những người đóng vai trò trung tâm trong việc thúc đẩy cải cách. Các nhóm hoạt động đấu tranh vì nhân quyền đã chỉ ra hậu quả của những năm tháng bị cấm vận nhằm thuyết phục ban lãnh đạo đất nước có một đường lối mới phù hợp. Hành động can dự có uy tín của ASEAN cũng góp phần đánh đổ sự chống đối của các tướng lĩnh trước cộng đồng quốc tế. Bên trong Myanma, các tướng lĩnh cao tuổi dường như tin chắc rằng họ sẽ không bị trả giá về các hành vi đàn áp trong quá khứ và tầng lớp sĩ quan nhìn chung hài lòng rằng vai trò đặc biệt của họ trong nền chính trị Myanma vẫn sẽ được bảo đảm bởi Hiến pháp mà theo đó họ vẫn có những ưu tiên và đặc lợi to lớn. Cảm giác an toàn trong hàng ngũ các cựu lãnh đạo quân đội có thể đã giúp họ sẵn sàng chấp nhận sự mở cửa về chính trị hiện nay.

5) What was the role of the U.S. Government?

From 1990 to 2008, successive administrations, pushed by the Congress, piled sanction upon sanction on Myanmar – bans on new investment, bans on imports, and designation of people and companies for financial sanctions. Under George W. Bush, First Lady Laura Bush played a large role in identifying the regime as a target for further isolation. In his inauguration speech, President Obama offered to reach out a hand to adversaries “if (they) are willing to unclench (their) fist. “ That policy has produced little in the way of positive results around the world, except in the case of Myanmar. The Administration decided early to open a channel of diplomatic engagement with the Myanmar leadership, conducted on the U.S. side by Assistant Secretary of State Kurt Campbell, laying out the agenda for political reform and nonproliferation by Myanmar that would induce sanctions relaxation on the U.S. side. The expressed willingness of the U.S. government on an authoritative level to offer a road map to good relations gave the Myanmar government an incentive, and confidence, to proceed. The decision of the Obama administration, in coordination with allies in Europe and Australia, to significantly ease sanctions earlier this year should provide a further spur to both desperately needed economic development and political reform.


5) Vậy thì vai trò của chính phủ Hoa Kỳ là gì?

Từ năm 1990 tới năm 2008 các chính quyền nối tiếp nhau lại được Quốc hội thúc đẩy đã đưa ra hết biện pháp trừng phạt này đến biện pháp trừng phạt khác đối với Myanma – chẳng hạn như cấm các khoản đầu tư mới, cấm nhập khẩu, nêu tên các cá nhân và công ty bị trừng phạt tài chính. Dưới thời George W.Bush, Đệ nhất Phu nhân Laura Bush đóng một vai trò quan trọng trong việc công khai cho thế giới biết rằng chế độ quân sự Myanma phải tiếp tục là mục tiêu cho sự cô lập.
Trong diễn văn nhậm chức của mình, Tổng thống Obama đã đề nghị chìa tay ra cho các  kẻ thù của nước Mỹ “nếu như họ cũng mong muốn nới lỏng nắm đấm”. Chính sách này mang lại ít kết quả tích cực trên toàn thế giới, ngoại trừ trường hợp Myanma. Chính quyền (của Obama – ND) đã quyết định sớm mở kênh ngoại giao liên hệ với lãnh đạo Myanma do Trợ lý Ngoại trưởng  Kurt Campbell chỉ đạo nhằm đưa ra chương trình nghị sự cho cải cách chính trị và không phổ biến vũ khí hạt nhân của Myanma để phía Hoa Kỳ có thể giảm nhẹ các biện pháp trừng phạt. Thiện chí của Chính phủ Hoa Kỳ được bày tỏ ở cấp có thẩm quyền đã cung cấp một lịch trình thiết lập những mối quan hệ tốt đẹp và điều này đã giúp Chính phủ Myanma được động viên, khích lệ và tự tin để bước tiếp. Quyết định của chính quyền Obama phối hợp cùng với các đồng minh Châu Âu và Australia giảm nhẹ đáng kể các biện pháp trừng phạt hồi đầu năm nay đã có tác động thúc đẩy hơn nữa cải cách chính trị và kinh tế vốn vô cùng cần thiết lúc này.

6) Are there broader lessons with regard to sanctions as a tool to change behavior of bad actors?



Sanctions are sometimes the only effective way for the U.S., and the international community, to signal the unacceptability of a regime’s behavior. Such was the case for a long time with Myanmar. So imposition of sanctions was appropriate.
But sanctions, it must be remembered, are not an end in themselves. As the popular song goes, you’ve got to know when to hold and when to fold. There is invariably an irresistible momentum in Washington to continue on the sanctions path whether or not it gives any indication of leading to positive outcome. Human rights groups sometimes see sanctions against malefactors as the measure of sound and moral government policy, and publicize the violations of dictatorial regimes to rally public support and funding around campaigns that have sanctions as their end product. The Congress wants to show that it is doing something, whether effective or not, and sanctioning dictatorial regimes becomes seen as a way to demonstrate its virtue. This dynamic is evident, for example, in the case of Cuba. We have now had sanctions in effect for over 50 years toward Cuba, and their support among American political actors has in no way been weakened by their manifest strengthening of the Castro brothers’ hold on power. Everyone – the U.S. political class, the private advocacy groups, the Castros – seems happy with this state of affairs, with the exception of the Cuban people who are its victims. Policy toward Myanmar was developing along the Cuban model, but happily it has now diverged from that path.

6) Có thể rút ra những bài học chung nào về việc áp dụng các biện pháp trừng phạt như công cụ để làm thay đổi hành vi những kẻ xấu chơi?

Các biện pháp trừng phạt đôi khi là cách hiệu quả duy nhất của Hoa Kỳ và cộng đồng quốc tế nhằm cho các chế độ độc tài thấy hành vi của họ là không thể chấp nhận được. Đó chính là trường hợp với Myanma đã tiếp diễn trong nhiều năm. Có thể nói sự trừng phạt được thực thi là phù hợp.
Tuy nhiên, cần nhớ rằng các biện pháp trừng phạt bản thân không phải là mục đích cuối cùng. như lời của một bài hát “bạn cần biết khi nào nên kìm giữ và khi nào thì nên ôm”. Có những thế lực bảo thủ và khó cưỡng lại được ở Washing ton vẫn tiếp tục đường lối trừng phạt cho dù chính sách đó có dẫn tới kết quả tích cực hay không. Các nhóm nhân quyền đôi khi nhìn nhận sự trừng phạt kẻ độc tài như một biện pháp trong chính sách hợp lý, mang tính đạo đức của chính phủ và họ còn thông tin rộng rãi những vi phạm của các chế độ độc tài nhằm tập hợp sự ủng hộ của quần chúng để lập quỹ hỗ trợ cho các đợt vận động áp dụng các biện pháp trừng phạt với tư cách là sản phẩm cuối cho hoạt động của họ. Quốc hội thì muốn chứng tỏ mình đang làm gì đó, bất kể là có hiệu quả hay không, các chế độ độc tài bị trừng phạt nhờ đó lại trở nên được thế giới biết đến . Động thái này là rất rõ ràng trong trường hợp đối với Cuba. Chính sách trừng phạt Cuba được thực thi đã 50 năm nay và sự nhiệt thành ủng hộ nó từ phía các diễn viên chính trị Hoa Kỳ vẫn không hề suy giảm,rút cục càng củng cố sự cầm quyền của anhem nhà Castro. Mọi người, kể cả tầng lớp chính trị Hoa Kỳ, các nhóm đấu tranh riêng rẽ và anh em nhà Castro dường như đều hài lòng với hiện trạng đó, trừ nhân dân Cuba mới là những nạn nhân của hoàn cảnh. Chính sách đối với Myanma cũng được đưa ra theo mô hình Cuba nhưng may mắn là giờ đây nó đã được tách ra theo đường hướng khác.

7) Is the U.S. Government well structured to deal with issues like Myanmar?

Since the Carter Presidency, there has been a growing infrastructure of offices and officials with responsibilities purely for human rights issues, divorced from broader matters of foreign policy and national security. These offices have evolved into the voice of the human rights NGO community within the U.S. government, frequently serving as a megaphone for the human rights NGOs, seeking their input to State Department human rights reports, and fighting for the specific measures proposed by the NGOs. In some ways, this is not radically different from the way in which other constituencies are represented in the foreign policy apparatus, e.g. business through the State Department’s Economic and Business Bureau. But the identification of the human rights offices with their constituency tends to be more single-minded (note: The current Assistant Secretary for Democracy, Human Rights, and Labor, Michael Posner, in fact has escaped this straitjacket and acted as a strong advocate for human rights but with a focus on practical, not symbolic, results and a nuanced awareness of broad foreign policy objectives).

7) Liệu chính phủ Hoa Kỳ đã chuẩn bị một cơ cấu phù hợp để xử lý vấn đề kiểu như Myanma chưa?

Kể từ thời Tổng thống Carter, đã bắt đầu gia tăng  nền móng hạ tầng các văn phòng và lực lượng nhân viên chuyên trách vấn đề nhân quyền, được tách ra từ mảng chính sách đối ngoại và an ninh quốc gia. Các văn phòng này sau đó trở thành tiếng nói của cộng đồng các tổ chức nhân quyền phi chính phủ (NGO) nhưng được đặt bên trong Chính phủ Hoa Kỳ, đóng vai trò như cái loa của các tổ chức nhân quyền NGO, tìm cách tham gia vào các báo cáo của Ủy ban nhân quyền Hoa Kỳ và đấu tranh ủng hộ các biện pháp đặc biệt do các NGO đề đạt. Theo một cách nào đó, điều này không khác biệt hoàn toàn với cái cách mà các bộ phận cử tri khác được đại diện trong bộ máy của chính sách ngoại giao, chẳng hạn như  việc kinh doanh thì đượcthông qua Ủy ban Kinh tế và Văn phòng kinh doanh. Tuy nhiên việc nhận biết các văn phòng nhân quyền với khu vực cử tri của nó có vẻ như là lối tư duy đơn giản (cần ghi nhận rằng Trợ lý Bộ trưởng về các vấn đề Dân chủ, Nhân quyền và Việc làm, Michel Posner thực chất đã thoát ra khỏi sự ràng buộc này để hoạt động với tư cách là người bảo vệ cho nhân quyền nhưng lại chú trọng vào kết quả thực tế, không thiên về bề ngoài và mang sắc thái quan tâm tới những mục tiêu của chính sách ngoại giao rộng lớn).

When I served as Senior Director for Asian Affairs at the National Security Council during the transition of U.S. policy toward Myanmar between 2009 to 2011, I chaired a number of interagency meetings (called Interagency Policy Committees) on Myanmar. Normally, meetings of this kind are attended by one senior representative of each agency, accompanied by one more junior person. In the case of Myanmar, no less than seven offices from the State Department – the East Asia Bureau, the Human Rights Bureau, the US Mission to the UN, the State Department liaison to the US Mission to the UN, the US Mission to international organizations in Geneva, the US Ambassador for War Crimes, and the Refugees Bureau – attended. Agencies at such meetings are expected to speak with one voice. With seven offices attending, all seeking to have their voices heard, it was difficult to impossible for that to happen. Some of them were aggressively seeking creation of a Commission of Inquiry to look into Myanmar regime war crimes, at precisely the moment when Aung San Suu Kyi was released from captivity and there were hints of softening of repression. Only by empowering the Assistant Secretary for East Asia and the Pacific to speak for the State Department and to conduct diplomacy without a group from his building looking over his shoulder was the Administration able to pursue a coherent, and ultimately successful policy.

Thời gian còn là Vụ trưởng Vụ Các vấn đề Châu Á thuộc Hội đồng An ninh Quốc gia, trong giai đoạn thay đổi chính sách của Hoa Kỳ đối với Myanma vào khoảng từ 2009 tới 2011 tôi đã chủ trì một số cuộc họp liên cơ quan (còn có tên gọi là Ủy ban Chính sách liên cơ quan) bàn về Myanma. Thông thường, những cuộc gặp như thế đều có sự góp mặt của một đại diện cấp cao của mỗi cơ quan và có một nhân viên trợ lý tháp tùng. Trong trường hợp Myanma, không ít hơn 7 văn phòng thuộc Bộ Ngoại giao, đó là  vụ Đông Á, Vụ Nhân quyền, Vụ Phái đoàn Hoa kỳ tại Liên Hiệp Quốc, Văn phòng liên lạc của Bộ Ngoại giao phái đoàn Hoa kỳ tại LHQ,Phái bộ Hoa Kỳ tại các Tổ chức quốc tế ở Geneva, Đại sứ Hoa Kỳ về Tội ác chiến tranh và cảVụ Người tỵ nạn cùng tham dự. Trong những cuộc họp như vậy,các vụ tham dự thường mong đợi có chung một tiếng nói nhưngvới 7 cơ quan cùng tham gia và ai cũng tìm cách để tiếng nói của mình được nghe thì quả thực là rất khó, thậm chí là không thể đạt được điều này. Một số cơ quan rất hăng hái tìm cách lập Ủy ban Điều tra tội ác chiến tranh của chế độ Myanma ngay vào đúng thời điểm bà Aung San Suu Kyi vừa được gỡ bỏ tình trạng bị quản thúc tại gia và đã xuất hiện những dấu hiệu chưa rõ ràng về một sự nới lỏng đàn áp. Chỉ sau khi trao quyền cho Trợ lý Vụ trưởng Vụ Đông Á và Thái Bình Dương được phát ngôn thay cho Bộ Ngoại giao và chỉ đạo công tác đối ngoại mà không có các nhóm khác của Bộ gây nhiễu thì cuối cùng chính quyền mới có thể đưa ra một đường lối mạch lạc và thành công.

8) What is the best way to deal with issues involving bad actors like the Myanmar regime?

The human rights NGOs have an indispensable role in tracking human rights abuses, highlighting publicly the offenders and offenses, and mobilizing the international community to censure them. This is one of the proud features of a democratic society with a conscience, the activities of these groups of private actors with a strong commitment to justice even in obscure corners of the globe and their determination to make victims of injustice heard. Not only should we not ignore or marginalize such groups; we should celebrate them, and magnify and amplify their role.


8) Con đường nào là hữu hiệu nhất để xử lý các vấn đề có sự tham gia của những kẻ xấu chơi như chế độ Myanma?
Các tổ chức NGO có một vai trò không ai thay thế được trong việc theo dõi những vụ lạm dụng nhân quyền, thu hút sự chú ý của công chúng vào những vụ vi phạm nhân quyền và kẻ thủ phạm đồng thời huy động cộng đồng quốc tế chú ý giám sát chúng.Đó chính là một trong những đặc điểm đáng tự hào của xã hội dân chủ có lương tâm nơi mà hoạt động của các các nhóm gồm những người tự nguyện cam kết bảo vệ lẽ công bằng ngay cả tại những góc khuất nẻo nhất trên hành tinh này để quyết làm cho tiếng nói của những nạn nhân của sự bất công được thế giới nghe thấy. Chúng ta không những không được coi thường hay đánh giá thấp các nhóm nhân quyền này mà cần phải tôn vinh và tán dương  đồng thời khuếch trương vai trò của họ.


The role of the U.S. government needs to be different. It should not ghettoize human rights issues. Nor should it encourage the creation and proliferation of offices that result in the drawing of lines between officials, all of whom should have as their top priority our national security and foreign policy success as well as a strong commitment to human rights. There should not be a small group of people anointed to express human rights concerns, acting as representatives of the NGO community, while officials with responsibility for national security and foreign policy fall into a reflexive response of marginalizing human rights in response. Our current structure frequently produces formalized battles over countries that are human rights bad actors. In such cases officials with broad national security responsibilities tend to roll over human rights when dealing with countries of major national security concern, like China, Saudi Arabia, and Pakistan, while deferring to the human rights offices on countries of lesser foreign policy importance, like Myanmar. This is not a framework built for success or sound policy development. Our government needs to sensitize our top national security officials to the need to build human rights issues more effectively into policy, while reminding the human rights offices that they too need to have a commitment to broad U.S. national security goals, not just the advancement of a virtuous NGO agenda.

Thế nhưng chính phủ Hoa Kỳ lại cần phải đóng một vai trò khác trong khi vấn đề nhân quyền nhất định không được hạ thấp. Chẳng nên khuyến khích thành lập và phát triển các văn phòng có mục đích tạo ra thêm ranh giới giữa những quan chức chính phủ khi mà ưu tiên hàng đầu của họ là an ninh quốc gia của chúng ta và thành công trong chính sách đối ngoại cũng như cam kết mạnh mẽ về nhân quyền. Không nên để xảy ra tình trạng những nhóm nhỏ các nhân vật  chuyên trách thể hiện các mối quan tâm về nhân quyềnđồng thời hành động với tư cách là đại diện của cộng đồng NGO, trong khi các quan chức chính phủ chịu trách nhiệm về an ninh quốc gia và chính sách đối ngoại lại phản ứng  bằng câu trả lời có tính chất coi nhẹ vấn đề nhân quyền. Cơ cấu hiện nay của chúng ta thường xuyên gây ra các cuộc đấu khẩu mang tính hình thức ở nhiều quốc gia thuộc diện xấu chơi (trong lĩnh vực nhân quyền – ND) . Trong các trường hợp đó, những quan chức Chính phủ chịu trách nhiệm nặng nề về an ninh quốc gia có xu hướng quan tâm nhiều hơn tới nhân quyền khi tiếp xúc với các nước có tầm quan trọng chính yếu về vấn đề an ninh ví dụ như TQ, Saudi Arabia và Pakistan, tuy nhiên họ lại tỏ ra chậm trễ đối với các văn phòng nhân quyền phụ trách các quốc gia ít quan trọng hơn trong chính sách đối ngoại, chẳng hạn như Myanma. Đó không thể là khuôn khổ cho sự thành công hoặc cho một sự phát triển chính sách hợp lý. Chính phủ của chúng ta cần làm cho các quan chức hàng đầu về an ninh quốc gia nhạy cảm hơn đối với sự cần thiết phải thiết kế vấn đề nhân quyền trong chính sách của mình một cách hiệu quả hơn, đồng thời nhắc nhở các văn phòng nhân quyền rằng họ cũng cần phải tận tâm cam kết với các mục tiêu an ninh quốc gia Hoa Kỳ rộng lớn chứ không chỉ là sự tiến bộ của chương trình nghị sự mang tính kỹ năng đặc biệt của tổ chức NGO.


Translated by Phạm Gia Minh


http://www.brookings.edu/research/opinions/2012/11/09-myanmar-burma-trip-report-bader