MENU

BILINGUAL BLOG – BLOG SONG NGỮ ANH VIỆT SHARE KNOWLEGE AND IMPROVE LANGUAGE

--------------------------- TÌM KIẾM TRÊN BLOG NÀY BẰNG GOOGLE SEARCH ----------------------------

TXT-TO-SPEECH – PHẦN MỀM ĐỌC VĂN BẢN

Click phải, chọn open link in New tab, chọn ngôn ngữ trên giao diện mới, dán văn bản vào và Click SAY – văn bản sẽ được đọc với các thứ tiếng theo hai giọng nam và nữ (chọn male/female)

- HOME - VỀ TRANG ĐẦU

CONN'S CURENT THERAPY 2016 - ANH-VIỆT

150 ECG - 150 ĐTĐ - HAMPTON - 4th ED.

VISUAL DIAGNOSIS IN THE NEWBORN

Thursday, August 23, 2012

The China Challenge Thách thức từ Trung Quốc





The China Challenge

Thách thức từ Trung Quốc

Robert W. Merry
The National Interest
August 21, 2012

Robert W. Merry
The National Interest
21/8/2012

Senator James Webb’s recent op-ed in the Wall Street Journal constitutes a powerful warning to the man who will occupy the White House Oval Office after January’s inauguration day, whether he is President Obama in a second term or Republican challenger Mitt Romney in a first term. Webb, the Virginia Democrat who will relinquish his Senate seat after November’s election, called attention to China’s ever growing aggressiveness in laying claim to vast and far-flung areas of Asia, including 200 islands (in many instances mere “islets” of uninhabited but strategically significant rock) and two million square kilometers of water.

Bài chính luận mới đây của Thượng nghị sĩ James Webb trên báo Wall Street Journal là lời cảnh báo mạnh mẽ cho người sẽ làm chủ Phòng Bầu dục của Nhà Trắng sau ngày đăng quang vào tháng Giêng năm tới, cho dù người đó là Tổng thống Obama trong nhiệm kỳ thứ hai hoặc đối thủ từ đảng Cộng hòa Mitt Romney trong nhiệm kỳ thứ nhất. Ông Webb, đảng Dân chủ bang Virginia, người sẽ rời chiếc ghế ở Thượng viện sau cuộc bầu cử vào tháng 11-2012, đã kêu gọi chú ý tới sự lộng hành tăng nhanh chưa từng thấy của Trung Quốc trong việc đòi hỏi chủ quyền những khu vực rộng bao la ở châu Á, bao gồm 200 hòn đảo (trong nhiều trường hợp chỉ là những núi đá không cư trú được nhưng có ý nghĩa về chiến lược) và hai triệu ki-lô-mét vuông mặt nước.


“For all practical purposes,” writes Webb, “China has unilaterally decided to annex an area that extends eastward from the East Asian mainland as far as the Philippines, and nearly as far south as the Strait of Malacca.” This huge territorial claim, which includes nearly the entire South China Sea, clashes with territorial claims of China’s neighbors in the region, including Vietnam, Japan and the Philippines. Brushing aside these counter-claims, China has created a new administrative “prefecture,” called “Sansha,” with headquarters in the Paracel Islands and lines of authority that go directly to the central government in Beijing.

Ông Webb viết: “Vì tất cả những mục tiêu thực tế đó, Trung Quốc đã đơn phương quyết định thôn tính một khu vực từ lục địa Đông Á trải rộng về phía đông xa tới Philippines và về phía nam gần tới Eo biển Malacca”. Yêu sách lãnh thổ khổng lồ này, bao gồm gần như toàn bộ vùng Biển Đông, xung đột với yêu sách lãnh thổ của các nước láng giềng của Trung Quốc trong khu vực, bao gồm Việt Nam, Nhật Bản và Philippines. Gạt qua một bên những yêu sách đối nghịch này, Trung Quốc đã tạo ra một đơn vị hành chính mới, gọi là “thành phố Tam Sa” đặt trụ sở tại quần đảo Hoàng Sa và có quyền báo cáo trực tiếp với chính phủ trung ương ở Bắc Kinh.


The Paracels are more than 200 miles southeast of China’s southernmost point of territory, and for decades Vietnam vehemently has claimed sovereignty over them. But now they will house offices for 45 Chinese legislators appointed to administer the new prefecture, along with a 15-member Standing Committee, a mayor and a vice-mayor. Writes Webb: “China’s new 'prefecture' is nearly twice as large as the combined land masses of Vietnam, South Korea, Japan and the Philippines.”


Quần đảo Hoàng Sa cách hơn 200 dặm về phía đông nam điểm cực nam của lãnh thổ Trung Quốc và trong nhiều thập niên qua Việt Nam đã mạnh mẽ tuyên bố chủ quyền trên quần đảo này. Nhưng giờ đây, quần đảo là nơi đặt văn phòng cho khoảng 45 “dân biểu” Trung Quốc được bổ nhiệm để cai trị thành phố mới, cùng với một ủy ban thường trực 15 thành viên, 1 thị trưởng và 1 phó thị trưởng. “'Thành phố' mới của Trung Quốc rộng gần gấp đôi tổng diện tích đất liền của Việt Nam, Nam Hàn, Nhật Bản và Philippines cộng lại”, ông Webb viết.


At stake is control of sea lanes, fishing rights and large mineral deposits, as well as the question of who will exercise strategic dominance in the region. China seems bent on wresting that strategic dominance from the United States so it can become the region’s dominant power. Gone would be America’s decades-long capacity to maintain stability—and hence prosperity—in the region.


Việc kiểm soát các tuyến đường biển, quyền đánh bắt cá và trữ lượng khoáng sản khổng lồ cũng như vấn đề ai sẽ nắm quyền thống trị chiến lược trong khu vực đều đang bị đe dọa. Có vẻ như Trung Quốc nhất quyết giật khỏi tay Hoa Kỳ quyền thống trị chiến lược ấy để họ có thể trở thành cường quốc thống trị của khu vực. Khả năng của Hoa Kỳ từ trước tới nay trong việc duy trì sự ổn định - và từ đó là sự thịnh vượng - của khu vực sẽ không còn nữa.


Webb is not the first to issue such a warning, but his piece accentuates a central reality of this unfolding drama—namely, that the drama is unfolding much more rapidly than most people in the United States realize. Asia is watching to determine whether America will, as Webb puts it, “live up to its uncomfortable but necessary role as the true guarantor of stability in East Asia, or whether the region will again be dominated by belligerence and intimidation.”


Ông Webb không phải là người đầu tiên đưa ra lời cảnh báo như vậy, nhưng bài nghị luận của ông nêu bật một thực tế cốt lõi của tấn kịch đang lộ ra - đúng ra là một tấn kịch đang lộ ra nhanh hơn nhiều so với những gì mà phần lớn người dân Hoa Kỳ nhận thức được. Châu Á đang nhìn để quyết định xem có phải Hoa Kỳ sẽ “làm trọn vai trò khó khăn nhưng cần thiết là người bảo đảm sự ổn định ở Đông Á hay không, liệu khu vực này có sẽ một lần nữa bị thống trị bởi sự hiếu chiến và hăm dọa hay không”, như ông Webb diễn tả.


China today represents the most fundamental geopolitical challenge facing the United States, and it has been a long time since the need for American boldness and imagination has been as acute as it is now in light of the Beijing challenge. Therefore, not only must next year’s president respond to this challenge, but he must also prepare the nation for it. That suggests a number of policy imperatives.


Trung Quốc ngày nay là một sự thách thức địa chính trị quan trọng nhất mà Hoa Kỳ đang đối mặt. Nhiều năm tháng đã trôi đi kể từ khi Hoa Kỳ lại cần có sự dũng cảm và sáng tạo sắc bén như bây giờ dưới ánh sáng sự thách đố của Bắc Kinh. Do đó, vị tổng thống đăng quang năm tới không chỉ phải đối phó với thách thức này mà ông ta cũng phải chuẩn bị để đất nước sẵn sàng cho thách thức ấy. Điều đó gợi ra một số nhu cầu bức thiết về chính sách.


A smooth exit from Afghanistan: Upon taking office, President Obama ratcheted up the Afghan mission to include a major counterinsurgency effort, which meant a large dose of nation-building. Since then, he has ratcheted down the mission under a concept called “Afghan good enough.” What this means precisely has not been spelled out by the president, who has said, however, that by the end of 2014 Afghans will be “fully responsible for the security of their country.”


Rút ra khỏi Afghanistan một cách suôn sẻ: Khi lên cầm quyền, Tổng thống Obama đã nâng cấp sứ mệnh ở Afghanistan, bao hàm cả một nỗ lực chống bạo loạn, nghĩa là một công cuộc xây dựng quốc gia to lớn. Nhưng kể từ đó, ông đã hạ cấp cái sứ mệnh này theo một quan niệm gọi là “Afghanistan đủ tốt”. Ý nghĩa chính xác là gì thì tổng thống chưa bao giờ nói rõ ra, tuy nhiên ông đã nói rằng, đến cuối năm 2014, Afghanistan sẽ “hoàn toàn chịu trách nhiệm về an ninh của đất nước họ”.


In light of the China challenge, “Afghan good enough” is not good enough. And a vague 2014 deadline, without any clear explanation of what kind of U.S. effort would continue beyond that time, lacks the kind of policy clarity the country needs. In his book on Obama’s foreign policy, Confront and Conceal, the New York Times’ David E. Sanger writes that a decade from now visitors to that country will see few traces of the American experiment there—“apart from military hardware and bases.” In reality, though, there is little need for U.S. bases in Afghanistan. Al Qaeda is washed up in the region (though problematical elsewhere); the Taliban doesn’t represent any kind of major threat to America; the Afghans will go their own way, as they have for centuries notwithstanding multiple efforts to subdue the place; and the United States can’t afford the effort in terms of blood, treasure or focus.


Dưới ánh sáng sự thách thức mang tên Trung Quốc, “Afghanistan đủ tốt” sẽ không đủ tốt nữa. Và một hạn cuối cùng mơ hồ năm 2014, không có thêm lời giải thích rõ ràng về những nỗ lực nào của Hoa Kỳ sẽ được thực hiện tiếp tục sau thời hạn đó, sẽ thiếu đi sự trong sáng về chính sách mà đất nước cần. Trong cuốn sách về chính sách ngoại giao của ông Obama, cuốn “Đối đầu và Che giấu”, nhà báo David E. Sanger của báo New York Times viết rằng một thập niên nữa kể từ hôm nay, du khách thăm viếng Afghanistan sẽ nhìn thấy rất ít dấu vết cuộc thử nghiệm của Hoa Kỳ tại đó - “ngoại trừ những căn cứ và những thiết bị quân sự”. Dù vậy, trong thực tế, Hoa Kỳ không có nhu cầu đặt nhiều căn cứ quân sự ở Afghanistan. Al-Qaeda đã bị quét sạch khỏi khu vực này (dù vẫn là vấn đề ở nơi khác); Taliban không phải là mối đe dọa chính đối với nước Mỹ; người dân Afghanistan sẽ đi con đường của họ như họ đã đi trong nhiều thế kỷ qua bất chấp những nỗ lực chinh phục đất nước họ và Hoa Kỳ cũng không đủ sức duy trì nỗ lực của mình bằng máu, tài sản và sự tập trung.


Get right with Russia: In his recent book, The Revenge of Geography, Robert D. Kaplan writes that China’s ability to project power into the Pacific is made possible by its dominance over its Central Asian land borders, “from Manchuria counterclockwise around to Tibet.” He explains: “Merely by going to sea in the manner that it is, China demonstrates its favorable position on the land in the heart of Asia.” But it is not in the interest of Russia to have China serene on its western borders, positioned to increase its influence in Central Asia and control the extraction of valuable natural resources there. Neither is it in the interest of the United States (or Russia) to see China emboldened in its territorial demands in the Pacific because it feels secure in its land position.


Dàn hòa với Nga: Trong cuốn sách mới ra gần đây của mình “Sự trả thù của địa lý”, Robert D. Kaplan viết rằng, sở dĩ Trung Quốc có khả năng triển khai lực lượng ra Thái Bình Dương là vì họ thống trị được các biên giới trên đất liền vùng Trung Á, “từ Mãn Châu Lý (Manchuria) ngược chiều kim đồng hồ đến Tây Tạng”. Ông Kaplan giải thích: “Chỉ đơn giản với cách vươn ra biển theo kiểu hiện nay, Trung Quốc đã thể hiện cái vị trí ưu thế của mình trên đất liền ở trái tim châu Á”. Tuy nhiên, lợi ích của nước Nga không phải là để Trung Quốc thanh thản trên vùng biên giới phía tây của mình, gia tăng ảnh hưởng lên vùng Trung Á và kiểm soát việc khai thác tài nguyên thiên nhiên quý giá ở đó. Cũng không phải là lợi ích của Hoa Kỳ (hoặc của Nga) khi nhìn thấy Trung Quốc liều lĩnh trong các đòi hỏi lãnh thổ trong Thái Bình Dương chỉ vì Bắc Kinh cảm thấy an toàn trên đất liền.


Thus, if China represents America’s greatest strategic threat, a strong relationship with Russia represents one of its greatest strategic imperatives. It’s time for the United States to downplay its discomfort with Russia’s authoritarian rule and widespread civic corruption. As troubling as Russia is, it hardly represents the kind of evil entity that Franklin Roosevelt and Winston Churchill snuggled up to during World War II. As a regional power, Russia has legitimate regional interests, and the United States should acknowledge those and incorporate them into its effort to establish a sound and mutually beneficial relationship with Russia—one that, if necessary, can be helpful in any future confrontation with China.


Như vậy, nếu Trung Quốc là mối đe dọa chiến lược lớn nhất của Hoa Kỳ thì một mối quan hệ vững chắc với Nga lại là một trong những nhu cầu chiến lược lớn nhất. Đã đến lúc Hoa Kỳ bớt đi nỗi khó chịu của mình trước sự cai trị độc tài và tham nhũng tràn lan của Nga. Nước Nga dù gây phiền toái đến mấy thì đó cũng không phải là loại thực thể xấu xa mà Franklin Roosevelt và Winston Churchill đã chung vai sát cánh trong suốt thời kỳ Chiến tranh thế giới lần thứ Hai. Là một cường quốc khu vực, nước Nga có những quyền lợi khu vực chính đáng; Hoa Kỳ phải công nhận những lợi ích này và tích hợp chúng vào nỗ lực của mình nhằm thiết lập một mối quan hệ bền vững, đôi bên cùng có lợi với nước Nga - một mối quan hệ mà nếu cần có thể trở nên hữu ích trong bất kỳ cuộc đối đầu nào với Trung Quốc trong tương lai.


Avoid war with Iran: The United States currently is on a path to war with Iran, and it is a path that was blazed primarily by Israel, which has issued threats of a possible unilateral strike against Iran to stiffen America’s stance against the Islamic Republic. So far, Israeli Prime Minister Benjamin Netanyahu has managed to get Obama to foreclose any U.S. acceptance of an Iranian nuclear weapons capability (meaning no deterrence policy). That leaves open the question whether the United States should permit—and whether Iran would accept—low-level uranium enrichment for peaceful purposes only. Netanyahu is against such an approach, and it isn’t clear it could pave the way to a peaceful resolution of the issue in any event. But the current tough sanctions will not, in and of themselves, get the desired response from Iran if that response entails an Iranian humiliation. That’s why the peaceful-enrichment approach should guide U.S. thinking on the matter, even if that means an open rupture with Netanyahu.

Tránh chiến tranh với Iran: Hoa Kỳ hiện đang trên con đường đi tới chiến tranh với Iran và con đường đó lúc đầu được vạch ra bởi Israel - quốc gia đã đưa ra lời đe dọa tấn công đơn phương vào Iran để gia tăng thái độ của Hoa Kỳ chống lại nước Cộng hòa Hồi giáo này. Cho đến nay, Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu vẫn tìm cách buộc ông Obama ngăn cản bất kỳ ý định nào của Hoa Kỳ chấp nhận khả năng Iran có thể có vũ khí hạt nhân (nghĩa là không đưa ra chính sách cản trở). Điều đó để ngỏ vấn đề liệu Hoa Kỳ có nên cho phép - và liệu Iran có chấp nhận - việc làm giàu uranium ở mức độ thấp chỉ dùng cho mục đích hòa bình hay không. Netanyahu chống lại một giải pháp như vậy và chưa rõ điều đó có thể mở đường tiến tới một giải pháp hòa bình cho vấn đề hay không. Nhưng những biện pháp cấm vận ngặt nghèo hiện hành sẽ không tạo ra được phản ứng mong muốn từ Iran nếu phản ứng đó tỏ ra là một nỗi nhục đối với Iran. Đó là lý do tại sao trong vấn đề này tư duy của Hoa Kỳ nên hướng tới giải pháp làm giàu uranium với mục đích hòa bình, cho dù điều đó có nghĩa là một cuộc tuyệt giao công khai với Netanyahu.


The American people would rally behind the president in such circumstances if the president levels with them about the stakes involved. U.S. leaders shouldn’t get sucked in to the kind of journalistic saber rattling that was visible on last week’s cover of The Weekly Standard, which showed a photo of Iran’s Supreme Leader, Ali Khamenei, under the headline: “The Most Dangerous Man in the World.” America’s most dangerous threat is thousands of miles from that man. And the United States should not seek a military confrontation with Iran, if it can be avoided, because such a conflict would pulverize the global economy and likely unleash far more instability into the region.


Nhân dân Hoa Kỳ nên tập hợp sau lưng tổng thống trong những tình huống như vậy nếu tổng thống nói thẳng với người dân về những được mất có liên quan. Các nhà lãnh đạo Hoa Kỳ không nên vướng vào những vụ giễu võ giương oai theo kiểu báo chí, được thấy rõ trên bìa tạp chí The Weekly Standard tuần qua, trên đó in hình nhà lãnh đạo tối cao Iran Ali Khamenei dưới dòng tít lớn: “Con người nguy hiểm nhất thế giới”. Mối đe dọa lớn nhất đối với nước Mỹ đang nằm cách người đàn ông này hàng ngàn dặm. Và Hoa Kỳ cũng không nên tìm kiếm một cuộc đụng độ quân sự với Iran, nếu có thể tránh được, bởi vì một cuộc xung đột như vậy sẽ phá hủy hoàn toàn nền kinh tế thế giới và có thể gây bất ổn lan tràn khắp khu vực.


No more U.S. boots on the soil of Islam: The Middle East is in turmoil, and the entire region is in danger of being destabilized by the civil war in Syria. Events there could deal a heavy blow to the interests of the United States, the West and much of the rest of the industrialized world. Actual U.S. military action could prove necessary to stabilize the region, but the United States should do everything possible to avoid such a course. Another U.S. intervention in the region would prove highly incendiary. But sitting by and watching is not an appropriate policy either. The situation calls for deft, imaginative and stealthy efforts, always in conjunction with Islamic powers in the region, particularly Turkey, to avert the worst possible outcomes and keep the situation under wraps to the greatest extent possible. The pressures for U.S. involvement in Syria on humanitarian grounds should be resisted forcefully.


Không đặt chân lên đất Hồi giáo nữa: Trung Đông đang hỗn loạn và cả khu vực này đang có nguy cơ mất ổn định vì cuộc nội chiến ở Syria. Những biến cố ở đó có thể giáng một đòn nặng nề vào các quyền lợi của Hoa Kỳ, của phương Tây và của đa số các quốc gia công nghiệp còn lại. Một hành động quân sự của Hoa Kỳ thực sự có thể là cần thiết để ổn định khu vực này nhưng Hoa Kỳ nhất thiết phải làm mọi chuyện có thể làm được để tránh một hành động như vậy. Một cuộc can thiệp nữa của Hoa Kỳ vào khu vực này chắc chắn sẽ kích động một phong trào chống đối mạnh mẽ hơn. Nhưng thủ tọa bàng quan cũng không phải là chính sách thích hợp. Tình huống hiện nay đòi hỏi những nỗ lực thầm lặng, sáng tạo và khôn khéo, luôn kết hợp với các thế lực Hồi giáo trong khu vực, đặc biệt là Thổ Nhĩ Kỳ, để tránh những hậu quả tồi tệ nhất có thể xảy ra và giữ cho tình hình luôn nằm trong tầm kiểm soát tới mức tối đa. Nên chống lại mạnh mẽ các áp lực đòi Hoa Kỳ phải can dự vào Syria trên cơ sở nhân đạo.


The need for economic growth: Obama has not been a successful president in the economic realm. Economic growth has been languid throughout most of his presidency. This needs to change abruptly. But addressing the growth problem without exacerbating the country’s ominous debt problem isn’t going to be easy. That’s why the next presidential term must be devoted assiduously to a comprehensive fiscal reform designed to address out-of-control federal spending while boosting economic activity and growth. Entitlement reform will have to be combined with a comprehensive tax reform that slashes tax rates while eliminating large numbers of tax preferences, including many that have been considered sacred cows for decades. Only by restoring its fiscal health can the country face major challenges of the kind that looms in Asia. But this will take presidential leadership in abundance, the kind of leadership that we have not seen for a long time.


Nhu cầu tăng trưởng kinh tế: Obama chưa phải là vị tổng thống thành công trong lĩnh vực kinh tế. Tăng trưởng kinh tế diễn ra khá èo uột trong gần hết nhiệm kỳ tổng thống của ông. Thực trạng này cần được thay đổi ngay lập tức. Nhưng xử lý vấn đề tăng trưởng mà không làm trầm trọng thêm vấn đề nợ công rất đáng ngại của đất nước lại không phải là chuyện dễ. Đó là lý do tại sao nhiệm kỳ tổng thống kế tiếp cần phải được dành hẳn một cách cần mẫn cho cuộc cải tổ toàn diện về ngân sách và tài khóa, được thiết kế để xử lý vấn đề chi tiêu ngoài tầm kiểm soát của liên bang trong lúc thúc đẩy hoạt động kinh tế và tăng trưởng. Chương trình cải tổ tài khóa sẽ phải được kết hợp với một chương trình cải tổ toàn diện về thuế khóa, giảm thuế suất đồng thời xóa bỏ một số lượng lớn các ưu đãi về thuế, bao gồm những ưu đãi mà nhiều thập niên qua vẫn được coi là những con bò thiêng không ai đụng đến được. Chỉ bằng cách khôi phục sự lành mạnh về tài khóa thì đất nước mới có thể đương đầu với những thách thức to lớn như kiểu thách thức đang hiển hiện lù lù ở châu Á. Nhưng tất cả những chuyện này đòi hỏi sự lãnh đạo của tổng thống phải được ủng hộ rộng rãi, một kiểu lãnh đạo mà đã lâu chúng ta chưa nhìn thấy.


As Webb’s Wall Street Journal article makes clear, Obama was wise in fashioning his “pivot” to Asia. But it isn’t enough merely to shift focus, dabble in Asian diplomacy and issue statements. As Webb writes, “The question is whether the China of 2012 truly wishes to resolve issues through acceptable international standards, and whether the America of 2012 has the will and the capacity to insist that this approach is the only path toward stability.”


Như bài báo của ông Webb trên báo Wall Street Journal đã làm rõ, ông Obama đã khôn ngoan khi khởi xướng cuộc “chuyển hướng” sang châu Á. Nhưng sẽ không đủ nếu chỉ chuyển dịch trọng tâm, tiến hành qua loa chính sách ngoại giao châu Á và đưa ra những lời tuyên bố. Như ông Webb đã viết, “Vấn đề là liệu Trung Quốc năm 2012 có thực sự mong muốn giải quyết các vấn đề thông qua các tiêu chuẩn được quốc tế chấp nhận hay không, và liệu Hoa Kỳ năm 2012 có ý chí và khả năng để nhấn mạnh rằng, giải pháp này là con đường duy nhất đi tới ổn định hay không”.


Precisely how America meets this challenge remains an open question. It will take deft, imaginative, flexible and tough-minded diplomacy, mixed with resolve and a clear understanding of the stakes involved. But it also will take recognition that the United States must focus on priorities, must accept that it can’t do everything everywhere in the world, and must avoid distractions as it faces with a cold eye its most pressing tests. Among those tests, none seems more pressing these days than China.


Nói một cách chính xác, Hoa Kỳ sẽ đáp ứng thách thức này như thế nào vẫn còn là một vấn đề bỏ ngỏ. Nó cần có một đường lối ngoại giao khôn khéo, sáng tạo, linh hoạt và cứng rắn, hòa trộn với sự cương quyết và sự hiểu biết rõ ràng về những được mất liên quan. Nhưng nó cũng đòi hỏi sự thừa nhận rằng Hoa Kỳ phải tập trung vào những ưu tiên, phải chấp nhận rằng mình không thể làm mọi việc ở mọi nơi trên thế giới và phải tránh bị xao lãng trong lúc đối mặt những thử thách nặng nề nhất bằng đôi mắt tỉnh táo. Trong những ngày tháng này, trong những thử thách đó, không thử thách nào nặng nề hơn Trung Quốc.


Robert W. Merry is editor of The National Interest and the author of books on American history and foreign policy. His most recent book is Where They Stand: The American Presidents in the Eyes of Voters and Historians.
Robert W. Merry là chủ bút tạp chí The National Interest và tác giả của nhiều tập sách về lịch sử và chính sách ngoại giao Hoa Kỳ. Cuốn sách gần đây nhất của ông là: “Họ đứng ở đâu: Các tổng thống Mỹ trong mắt của cử tri và sử gia”.


Translated by Hoàng Nguyễn


http://nationalinterest.org/commentary/the-china-challenge-7372?page=show