MENU

BILINGUAL BLOG – BLOG SONG NGỮ ANH VIỆT SHARE KNOWLEGE AND IMPROVE LANGUAGE

--------------------------- TÌM KIẾM TRÊN BLOG NÀY BẰNG GOOGLE SEARCH ----------------------------

TXT-TO-SPEECH – PHẦN MỀM ĐỌC VĂN BẢN

Click phải, chọn open link in New tab, chọn ngôn ngữ trên giao diện mới, dán văn bản vào và Click SAY – văn bản sẽ được đọc với các thứ tiếng theo hai giọng nam và nữ (chọn male/female)

- HOME - VỀ TRANG ĐẦU

CONN'S CURENT THERAPY 2016 - ANH-VIỆT

150 ECG - 150 ĐTĐ - HAMPTON - 4th ED.

VISUAL DIAGNOSIS IN THE NEWBORN

Friday, July 27, 2012

Geopolitics and geoeconomics in SE Asia: What is RI’s position? Địa chính trị và địa kinh tế ở Đông Nam Á: VỊ TRÍ NÀO CHO INDONESIA?





Geopolitics and geoeconomics in SE Asia: What is RI’s position?

Địa chính trị và địa kinh tế ở Đông Nam Á: VỊ TRÍ NÀO CHO INDONESIA?
Beginda Pakpahan,
Beginda Pakpahan,

Jakarta Post, July 05 2012
Jakarta Post, 05/7/2012


Geopolitics and geoeconomics in Southeast Asia are changing faster than ever across the whole region, while the global importance of internal Southeast Asia affairs continues to expand. The two issues of the South China Sea and the proliferation of trade partnerships are at the center of the attention of regional and global players.

Địa chính trị và địa kinh tế trên toàn bộ khu vực Đông Nam Á đang thay đổi nhanh chóng hơn bao giờ hết, trong khi tầm quan trọng toàn cầu của các vấn đề nội bộ khu vực tiếp tục mở rộng. Trong đó, Biển Đông và sự gia tăng của quan hệ đối tác thương mại là hai vấn đề trung tâm của các nước khu vực và trên toàn thế giới.


What is Indonesia’s position with regard to these two matters? How can we anticipate Indonesia’s response to developments in the region? To what extent could, or should, Indonesia develop or strengthen its position?

Vậy vị trí của Indonesia,trong hai vấn đề này là gì? Làm thế nào chúng ta có thể dự báo phản ứng của Indonesia đối với những phát triển đó? Mức độ mà Indonesia có thể, hoặc nên phát triển hoặc tăng cường vị trí của mình?


It is my opinion that Indonesia should be at the center of contemporary geopolitics and geoeconomics in Southeast Asia, strengthening its capacity and capability to act as a non-aligned stabilizer and as a major, if not the major, player throughout ASEAN.

Tôi cho rằng Indonesia nên ở vào vị trí trung tâm địa chính trị – kinh tế đương đại khu vực Đông Nam Á; tăng cường năng lực và khả năng của mình để hành xử như một nhân tố ổn định không liên kết, và như là một nhạc trưởng, nếu không thì cũng như một bên tham gia.

Establishing and preserving economic stability, while boosting economic development in the region is the primary role of ASEAN. Indonesia as a nation, diplomatic power or economy, can and must be at the heart of the drive toward these objectives. Such is the power of the Indonesian economy that regional stability cannot be attained without us, and therefore could be achieved with our national interests to the fore.

Thiết lập và duy trì ổn định kinh tế, đồng thời thúc đẩy phát triển kinh tế trong khu vực là vai trò chính của ASEAN. Indonesia, với tư cách là một quốc gia, một quyền lực ngoại giao hoặc kinh tế, có thể phải đóng vai trò trung tâm trong định hướng tới nhũng mục tiêu này. Đó chính là sức mạnh của nên kinh tế Indonesia, đến mức mà sự ổn định khu vực không thể đạt được nếu thiếu chúng ta.

The South China Sea has become an important issue for Indonesia because there are now so many territorial disputes between China and ASEAN countries (the Philippines, Malaysia, Vietnam and Brunei Darussalam). For some time China and the Philippines have been playing a dangerous game of tit for tat with their vessels in Scarborough shoal, which is claimed by both parties as their territory. Both sides have deliberately raised the tension in the area to the extent that China recently issued a warning to its citizens in the Philippines. The Philippines has a commitment from the US to protect what it considers to be Filipino territory, if attacked.


Biển Đông trở thành một vấn đề quan trọng đối với Indonesia, bởi hiện tồn tại rất nhiều tranh chấp lãnh hải giữa Trung Quốc và các nước ASEAN (Philippines, Malaysia, Việt Nam và Bruney). Đôi khi Trung Quốc và Philippines chơi trò chơi nguy hiểm ăn miếng trả miếng thông qua các tàu của họ ở bãi Scarborough – nơi cả hai đều tuyên bố chủ quyền. Hai bên cố tình gia tăng căng thẳng trong khu vực tới mức mà Trung Quốc gần đây đã phải cảnh báo các công dân của mình ở Philippines. Còn Philippines được Mỹ cam kết bảo vệ những gì mà Manila coi là lãnh thổ, nếu bị tấn công.


The tension in the South China Sea could easily become an outright war, if not managed effectively.

Sự căng thẳng ở Biển Đông có thể sẽ trở thành một cuộc chiến tranh toàn diện, nếu không được giải quyết hiệu quả.


Australia invited the US to deploy 2,500 marines in Darwin, purportedly to respond to natural disasters in the region. It also has the promise of US surveillance devices to be deployed in the Cocos Islands to monitor activity in the South China Sea.


Australia mời Mỹ triển khai 2.500 lính thủy đánh bộ ở căn cứ Danviri, với tuyên bố công khai là để đối phó với thiên tai trong khu vực. Washington cũng hứa hẹn với Canbera triển khai các thiết bị do thám ở quần đảo Cocos để theo dõi các hoạt động ở Biển Đông.

These developments have not gone unnoticed by China or the members of ASEAN. The South China Sea looks likely to become yet another theater for competition, posturing and saber rattling between China and the US. Geographically, this is a wholly new area of geopolitical tensions and it is our own backyard.

Những động thái này đã khiến Trung Quốc và các nước ASEAN chú ý. Biển Đông có khả năng trở thành một nơi cạnh tranh, nơi khoe cơ bắp và diễu võ dương oai giữa Mỹ và Trung Quốc. Xét về mặt địa lý, đây là một khu vực căng thẳng địa chính trị hoàn toàn mới, và là sân sau của chúng ta.


If the South China Sea represents the new geopolitics, then the proliferation of economic partnerships must surely epitomize the new geoeconomics of Southeast Asia. ASEAN has expanded its economic cooperation with external counterparts through free trade agreements (FTA) and other economic partnership agreements. Several economic agreements are now signed, sealed and in process of delivery, with such neighbors and near-neighbors, as China, India, Australia and New Zealand, Japan and South Korea.


Nếu Biển Đông đại diện cho một địa chính trị mới, thì sự phổ biến của các quan hệ đối tác kinh tế chắc chắn phải là hình mẫu của một địa kinh tế mới ở khu vực Đông Nam Á. ASEAN đã mở rộng họp tác kinh tế với các đối tác bên ngoài thông qua các hiệp định tự do thương mại (FTA) và hiệp định đối tác kinh tế khác. Nhiều thòa thuận kinh tế đã được ký kết, hoàn tất và đang trong quá trình triển khai, với các nước láng giềng và lân cận như Trung Quốc, Ấn Độ, Australia, New Zealand, Nhật Bản và Hàn Quốc.

Individual member countries have also reached bilateral economic arrangements, for example: EFTA-Singapore, China-Singapore and Brunei-Japan.

Các nước thành viên ASEAN cũng đã đạt thoả thuận song phương về kinh tế, ví dụ: Singapore – Trung Quốc và Bruney – Nhật Bản.
The Trans-Pacific Strategic Economic Partnership Agreement known as the Trans-Pacific Partnership (TPP) is emerging as an important trade agreement in our region.

Hiệp định đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP) đang nổi lên như một thỏa thuận thương mại quan trọng trong khu vực chúng ta.

The TPP member countries are currently New Zealand, Singapore, Brunei Darussalam and Chile. The US, Malaysia, Australia, Vietnam and Japan have expressed interest in membership and negotiations to expand go on apace.

Các nước thành viên TPP hiện bao gồm New Zealand, Singapore, Bruney, Chile, Mỹ, Malaysia, Australia, Việt Nam và Nhật Bản đã bày tỏ sự quan tâm đến tư cách thành viên và nhanh chóng thúc đẩy đàm phán gia nhập.


While not yet a member of the partnership itself, the US has declared its intention to persuade allies in Southeast Asia to join this organization. Thus, the rapid expansion of trade agreements combined with US promotion of TPP characterizes the new geoeconomics of the area.

Trong khi chưa phải là thành viên của quan hệ đối tác này, Mỹ đã tuyên bố ý định thuyết phục các đồng minh trong khu vực Đông Nam Á tham gia TPP. Do đó, việc mở rộng nhanh chóng của các hiệp định thương mại kết họp với việc Mỹ xúc tiến thành lập TPP tạo nên đặc điểm một địa kinh tế mới của khu vực.

Like it or not, Indonesia’s position is at the center of these developments. On the one hand, we are the biggest country in Southeast Asia, with a strategic position in relation to China, the US, Australia, Japan and South Korea. On the other hand, Indonesia is caught in the middle of the burgeoning rivalry between China and the US on the issues highlighted above: economic and territorial muscle in the region.


Dù muốn hay không, vị trí của Indonesia là ở trung tâm của những phát triển này. Một mặt, chúng ta là quốc gia lớn nhất Đông Nam Á với một vị trí chiến lược trong mối quan hệ với Trung Quốc, Mỹ, Australia. Nhật Bản và Hàn Quốc. Mặt khác, Indonesia nằm giữa sự cạnh tranh đang phát triển giữa Trung Quốc và Mỹ về các vấn đề nêu trên: cọ xát kinh tế và lãnh thổ trong khu vực.


Non-aligned and caught between the superpowers, Indonesia is perfectly placed to be a stabilizing influence and honest broker between the two. We have both opportunity and capacity to promote peace and security and foster economic development.

Không liên kết và nằm giữa các siêu cường, Indonesia hoàn toàn có thể là một nhân tố ổn định ảnh hưởng và trung gian trung thực giữa Mỹ và Trung Quốc. Chúng ta có cả cơ hội và năng lực để thúc đẩy hòa bình, an ninh và phát triển kinh tế.

With regard to the geopolitics of Southeast Asia, if Indonesian influence is brought to bear, then perhaps China can be convinced to respect the Treaty of Amity and Cooperation (TAC) and the Code of Conduct in the South China Sea? Indonesia, and perhaps only Indonesia, has the motive and the opportunity to influence the Philippines and China and lessen the tension in the South China Sea.

Trên bình diện địa chính trị của khu vực Đông Nam Á, nếu ảnh hướng của Indonesia không phát huy tác dụng, liệu Trung Quốc có thể được thuyết phục để tôn trọng Hiệp ước Thân thiện và Hợp tác (TAC) và Bộ qui tắc ứng xử của các bên trên Biển Đông? Indonesia, và có lẽ chỉ Indonesia, mới có động lực và cơ hội để tác động đến Trung Quốc và Philippines và giảm căng thẳng trong khu vực Biển Đông.


Indonesia could propose joint sovereignty of disputed sea areas to China, the Philippines, Vietnam, Malaysia and Brunei Darussalam with the backing of the US and other ASEAN countries. If needs must, Indonesia could impose and police such an arrangement.

Indonesia có thể đề nghị phương cách chủ quyền chung đối với các vùng biển tranh chấp giữa Trung Quốc, Philippines, Việt Nam, Malaysia và Bruney với sự ủng hộ của Mỹ và các nước ASEAN khác. Nếu cần phải như vậy, Indonesia sẽ dàn xếp ổn thỏa việc này.


Under our leadership, ASEAN and China can create a joint security commission to monitor collective arrangements (e.g. maritime security and energy cooperation) in the South China Sea.


Dưới vai trò chèo lái của Indonesia, ASEAN và Trung Quốc có thề thiết lập một ủy ban an ninh chung để giám sát các thỏa thuận tập thể (ví dụ như an ninh hàng hải và hợp tác năng lượng) trên Biển Đông.


With strong, impartial leadership, China, the Philippines, and other concerned nations may work together to secure and develop the South China Sea without the current atmosphere of fear, distrust and threats.

Với vai trò lãnh đạo mạnh mẽ, vô tư đó, thì Trung Quốc, Philippines, và các quốc gia liên quan khác có thể làm việc cùng nhau để bảo vệ và phát triển khu vực Biển Đông mà không còn có bầu không khí ngờ vực, sợ hãi và các mối đe dọa như hiện nay.

With regard to the geoeconomics of Southeast Asia, Indonesia can empower ASEAN to reach a common position when responding to the proliferation of economic partnerships in the region. Indonesia should remind and influence other ASEAN countries to act collectively to strengthen FTAs that exist with external counterparts and to empower the East Asia Summit (EAS) as a basis for economic cooperation in East Asia.


Đối với các yếu tố địa kinh tế của khu vực Đông Nam Á, Indonesia có thể tạo năng lực để ASEAN đạt đuực một lập trường chung khi ứng phó với sự phát triển của quan hệ đối tác kinh tế trong khu vực. Indonesia cần nhắc nhở và tác động các nước ASEAN khác hành động một cách tập thể, nhằm tăng cường hiệu lực của các FTA giữa ASEAN với các đối tác bên ngoài, và làm cho Hội nghị cấp cao Đông Á (EAS) trở thành một cơ sở cho hợp tác kinh tế ở Đông Á.

The US, Australia and other regional players are members of EAS. In other words, if the will were there, Indonesia could bring about a collective effort of ASEAN, the US and other players to promote the EAS as an axis of economic cooperation.


Mỹ, Australia và các nước khác trong khu vực là thành viên của EAS. Nói cách khác, nếu có ý chí, Indonesia có thể mang lại một nỗ lực tập thể của ASEAN, Mỹ và các đối tác khác để thúc đẩy EAS trở thành một trục họp tác kinh tế.
The writer is a lecturer at the University of Indonesia and a researcher with the University of Edinburgh, UK.
Tác giả là một giảng viên tại Đại học Indonesia và một nhà nghiên cứu sinh tại Đại học Edinburgh, Anh.




The Paradox of China's Naval Strategy NGHỊCH LÝ CHIẾN LƯỢC BIỂN CỦA TRUNG QUỐC




China's Nine-Dash Line

Đường 9 đoạn của Trung Hoa
The Paradox of China's Naval Strategy

NGHỊCH LÝ CHIẾN LƯỢC BIỂN CỦA TRUNG QUỐC

By Rodger Baker and Zhixing Zhang

Rodger Baker and Zhixing Zhang
Stratfor, July 17, 2012
Stratfor, 17/7/2012


Over the past decade, the South China Sea has become one of the most volatile flashpoints in East Asia. China, Vietnam, the Philippines, Malaysia, Brunei and Taiwan each assert sovereignty over part or all of the sea, and these overlapping claims have led to diplomatic and even military standoffs in recent years.

Trong thập kỷ qua, Biển Đông trở thành một trong những điểm bất ốn nhất ở Đông Á. Trung Quốc, Việt Nam, Philíppin, Malaixia, Brunây và Đài Loan đều khẳng định chủ quyền một phần hoặc tất cả vùng biển, và các tuyên bố chồng lấn dẫn đến đối đầu ngoại giao và thậm chí quân sự trong những năm gần đây.

Because the sea hosts numerous island chains, is rich in mineral and energy resources and has nearly a third of the world's maritime shipping pass through its waters, its strategic value to these countries is obvious. For China, however, control over the South China Sea is more than just a practical matter and goes to the center of Beijing's foreign policy dilemma: how to assert its historical maritime claims while maintaining the nonconfrontational foreign policy established by former Chinese leader Deng Xiaoping in 1980.

Do Biển Đông có nhiều quần đảo, giàu tài nguyên khoáng sản, năng lượọng và gần 1/3 tuyến đường hàng hải của thế giới đi qua, nên tất nhiên vùng biển này có giá trị chiến lược đối với các quốc gia liên quan. Nhưng với Trung Quốc, kiểm soát trên Biển Đông không chỉ là vấn đề thực hiện mà còn là tâm điểm chính sách ngoại giao tiến thoái lưỡng nan của Bắc Kinh: Làm sao để khẳng định chủ quyền hàng hải lịch sử trong khi vẫn duy trì các chính sach không đối đầu với các nước do ông Đặng Tiểu Bình xây dựng năm 1980.


China staked its modern claim to control of the sea in the waning days of the Chinese Civil War. Since most of the other claimant countries were occupied with their own independence movements in the ensuing decades, China had to do little to secure this claim. However, with other countries building up their maritime forces, pursuing new relationships and taking a more active stance in exploring and patrolling the waters, and with the Chinese public hostile to any real or perceived territorial concessions on Beijing's part, Deng's quiet approach is no longer an option.

Trung Quốc đã khẳng định quyền kiểm soát Biển Đông từ khi kết thúc cuộc nội chiến Trung Quốc. Lúc đó, hầu hết ở các nước khác đều đang nổi lên các phong trào giành độc lập, Trung Quốc chỉ cần làm rất ít việc để đảm bảo lời khẳng định của mình. Nhưng do các quốc gia khác xây dựng lực lượng hàng hải, theo đuổi mối quan hệ mới và có một quan điểm tích cực hơn trong việc thăm dò và tuần tra vùng biển và với thái độ không thân thiện của Trung Quốc trước bất cứ nhượng bộ nào về lãnh thổ, cách tiếp cận lặng lẽ của Đặng Tiểu Bình không còn là một lựa chọn nữa.


Evolution of China's Maritime Logic

China is a vast continental power, but it also controls a long coastline, stretching at one time from the Sea of Japan in the northeast to the Gulf of Tonkin in the south. Despite this extensive coastline, China's focus has nearly always turned inward, with only sporadic efforts put toward seafaring and even then only during times of relative security on land.


Sự phát triển hàng hải của Trung Quốc

 Trung Quốc là nước kiểm soát một bờ biển dài, trước kia từ biển Nhật Bản ở phía Đông Bắc tới Vịnh Bắc Bộ ở phía Nam. Mặc dù bờ biển dài, nhưng Trung Quốc gần như chỉ luôn chú trọng bên trong, ít khi quan tâm đến các vùng biển và thậm chí cả trong những thời điểm khá ổn định trên đất liền.
Traditionally, the biggest threats to China were not from sea, except for occasional piracy, but rather from internal competition and nomadic forces to the north and west. China's geographic challenges encouraged a family-based, insular, agricultural economy, one with a strong hierarchal power structure designed in part to mitigate the constant challenges from warlords and regional divisions. Much of China's trade with the world was undertaken via land routes or carried out by Arabs and other foreign merchants at select coastal locations. In general, the Chinese chose to concentrate on the stability of the population and land borders over potential opportunities from maritime trade or exploration, particularly since sustained foreign contact could bring as much trouble as benefit.

Theo truyền thống, các mối đe dọa lớn nhất đối với Trung Quốc không xuất phát từ biển, trừ trường hợp cướp biển không thường xuyên, mà thường từ cạnh tranh nội bộ và các lực lượng du mục ở phía Bắc và phía Tây. Thách thức địa lý của Trung Quốc đã thúc đẩy một nền kinh tế nông nghiệp trên cơ sở quy mô dòng họ và nhỏ lẻ với một cơ cấu quyền lực mạnh mẽ phân cấp, được thiết kế một phần để giảm thiểu những thách thức liên tục từ các lãnh chúa và khu vực. Phần lớn thương mại của Trung Quốc với thế giới được thực hiện thông qua các tuyến đường bộ hoặc bởi người Arập và các thương nhân nước ngoài khác tại một số khu vực ven biển. Nói chung, Trung Quốc chỉ tập trung ổn định dân cư và biên giới đất liền hơn là các cơ hội tiềm tàng từ thương mại hàng hải hoặc thăm dò, bởi vì khi đó tiếp xúc với bên ngoài có thể mang lại nhiều rắc rối không kém gì những lợi ích.


Two factors contributed to China's experiments with naval development: a shift in warfare from northern to southern China and periods of relative national stability. During the Song dynasty (960-1279), the counterpart to the horse armies of the northern plains was a large inland naval force in the riverine and marshy south. The shift to river navies also spread to the coast, and the Song rulers encouraged coastal navigation and maritime trade by the Chinese, replacing the foreign traders along the coast. While still predominately inward-looking during the Yuan dynasty (1271-1368) under the Mongols, China carried out at least two major naval expeditions in the late 13th century -- against Japan and Java -- both of which ultimately proved unsuccessful.

Hai yếu tố góp phần vào việc Trung Quốc thử nghiệm phát triển hải quân gồm: sự thay đổi chiến tranh từ phía Bắc xuống phía Nam Trung Quốc và có những thời điểm an ninh trong nước khá ổn định. Trong suốt triều đại nhà Tống (960-1279), các đội kỵ binh của vùng đồng bàng phía Bắc, vốn là một lực lượng quân sự lớn trên đất liền, kéo xuống phía Nam ven sông và đầm lầy. Lực lượng hải quân sông nước cũng phát triển ra bờ biển, và nhà Tống khuyến khích chuyển hướng về phía biển và thương thuyền của Trung Quốc thay thế các thương nhân nước ngoài dọc bờ biển. Mặc dù chủ yếu vẫn hướng vào nội địa trong suốt triều đại nhà Nguyên (1271-1368), nhưng Trung Quốc đã thực hiện ít nhất hai cuộc chiến hải quân lớn vào cuối thế kỷ 13 – chống Nhật Bản và Java – cả hai cuối cùng đã không thành công.


Their failure contributed to China's decision to again turn away from the sea. The final major maritime adventure occurred in the early Ming dynasty (1368-1644), when Chinese Muslim explorer Zheng He undertook his famous seven voyages, reaching as far as Africa but failing to use this opportunity to permanently establish Chinese power abroad.

Thất bại của các cuộc chiến góp phần vào quyết định của Trung Quốc một lần nữa quay lưng lại với biển. Cuộc phiêu lưu hàng hải lớn cuối cùng diễn ra vào đầu triều đại nhà Minh (1368-1644), khi nhà thám hiểm Hồi giáo Trịnh Hòa thực hiện 7 chuyến hành trình nổi tiếng tới nhiều khu vực trên thế giới như châu Phi, nhưng không sử dụng cơ hội này để thiết lập sức mạnh lâu dài của Trung Quốc ở nước ngoài.


Zheng He's treasure fleet was scuttled as the Ming saw rising problems at home, including piracy off the coast, and China once again looked inward. At about the same time that Magellan started his global expedition in the early 1500s, the Chinese resumed their isolationist policy, limiting trade and communication with the outside and ending most consideration of maritime adventure. China's naval focus shifted to coastal defense rather than power projection. The arrival of European gunboats in the 19th century thoroughly shook the conventional maritime logic of Chinese authorities, and only belatedly did they undertake a naval program based on Western technology.


Hạm đội của Trịnh Hòa đã bị lãng quên vì Nhà Minh nhìn thấy khó khăn đang nổi lên trong đất liền, kể cả nạn cướp biển hoành hành ngoài khơi và Trung Quốc một lần nữa lại hướng nội. Tại cùng thời điểm mà Magellan bắt đầu chuyến thám hiểm toàn cầu vào đầu những năm 1500, Trung Quốc tiếp tục chính sách cô lập của họ, hạn chế thương mại và giao tiếp với bên ngoài và chấm dứt nghiên cứu các rủi ro hàng hải. Lực lượng hải quân Trung Quốc chuyển sang phòng vệ bờ biển hơn là tấn công. Sự xuất hiện các tàu chiến châu Âu trong thế kỷ 19 đã thu hút sự quan tâm của chính quyền Trung Quốc, và Trung Quốc sau đó đã thực hiện một chương trình hải quân dựa trên công nghệ phương Tây.
Even this proved less than fully integrated into China's broader strategic thinking. The lack of maritime awareness contributed to the Qing government's decision to cede its crucial port access at the mouth of the Tumen River to Russia in 1858, permanently closing off access to the Sea of Japan from the northeast. Less than 40 years later, despite building one of the largest regional fleets, the Chinese navy was smashed by the newly emergent Japanese navy.


Điều này cho thấy sự thống nhất trong suy nghĩ chiến lược lớn hơn của Trung Quốc vẫn hạn chế. Nhận thức không đầy đủ về hàng hải góp phần đưa đến quyết định của nhà Thanh nhượng quyền ra vào quan trọng cửa sông Đồ Môn cho Nga năm 1858, vĩnh viên đóng cửa ra vào vùng biển Nhật Bản từ phía Đông Bắc. Sau đó gần 40 năm, mặc dù xây dựng một đội tàu lớn nhất khu vực, hải quân Trung Quốc đã bị hải quân Nhật Bản mới nổi lên đánh bại.
For nearly a century thereafter, the Chinese again focused almost exclusively on the land, with naval forces taking a purely coastal defense role. Since the 1990s, this policy has slowly shifted as China's economic interconnectedness with the world expanded. For China to secure its economic strength and parlay that into stronger global influence, the development of a more proactive naval strategy became imperative.
Sau đó gần một thế kỷ, người Trung Quốc một lần nữa tập trung gần như hoàn toàn trên đất liền, các lực lượng hải quân chỉ đóng vai trò phòng thủ thuần túy ven biển. Từ những năm 1990, chính sách này dần dần thay đổi khi mối quan hệ kinh tế của Trung Quốc với thế giới mở rộng. Đối với Trung Quốc, để bảo đảm sức mạnh kinh tế và nâng cao ảnh hưởng toàn cầu mạnh mẽ hơn, phát triển một chiến lược hải quân tiên phong đã trở thành điều bắt buộc.


Interpreting the 'Nine-Dash Line'

To understand China's present-day maritime logic and its territorial disputes with its neighbors, it is necessary to first understand the so-called nine-dash line, a loose boundary line demarcating China's maritime claims in the South China Sea.


Giải thích “đường 9 đoạn”

 Để hiểu lôgích hàng hải của Trung Quốc ngày nay và các tranh chấp lãnh thổ với các nước láng giềng của Trung Quốc, đầu tiên cần hiểu cái gọi là đường chín đoạn – đường biên giới lỏng lẻo phân định ranh giới các khiếu nại hàng hải của Trung Quốc ở Biển Đông.
The nine-dash line was based on an earlier territorial claim known as the eleven-dash line, drawn up in 1947 by the then-ruling Kuomintang government without much strategic consideration since the regime was busy dealing with the aftermath of the Japanese occupation of China and the ongoing civil war with the Communists. After the end of the Japanese occupation, the Kuomintang government sent naval officers and survey teams through the South China Sea to map the various islands and islets. The Internal Affairs Ministry published a map with an eleven-dash line enclosing most of the South China Sea far from China's shores. This map, despite its lack of specific coordinates, became the foundation of China's modern claims, and following the 1949 founding of the People's Republic of China, the map was adopted by the new government in Beijing. In 1953, perhaps as a way to mitigate conflict with neighboring Vietnam, the current nine-dash line emerged when Beijing eliminated two of the dashes.

Đường 9 đoạn của Trung Quốc được dựa trên cơ sở một tuyên bố lãnh thổ năm 1947 của Chính quyền Quốc Dân Đảng lúc đó đang cầm quyền, thiếu sự cân nhắc chiến lược do lúc đó đang phải tập trung đối phó với hậu quả từ sự chiếm đóng của Nhật Bản trên đất Trung Quốc và cuộc nội chiến với Đảng Cộng sản Trung Quốc. Sau khi kết thúc sự chiếm đóng của Nhật Bản, Chính quyền Quốc Dân Đảng đã cử các sĩ quan hải quân và các đội khảo sát đến Biển Đông để lập bản đồ các hòn đảo khác nhau. Bộ Nội vụ Đài Loan công bô một tấm bản đồ đường 11 đoạn ở Biển Đông kéo ra xa từ bờ biển của Trung Quốc. Bản đồ này, mặc dù thiếu các tọa độ cụ thể, đã trở thành cơ sở cho tuyên bố hiện nay của Chính quyền Bắc Kinh sau khi thành lập nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa năm 1949. Năm 1953, có lẽ như một biện pháp nhàm giảm thiểu xung đột với nước láng giềng Việt Nam, Bắc Kinh loại bỏ 2 trong số 11 đoạn, từ đó hình thành đường 9 đoạn như hiện nay.
The new Chinese map was met with little resistance or complaint by neighboring countries, many of which were then focused on their own national independence movements. Beijing interpreted this silence as acquiescence by the neighbors and the international community, and then stayed largely quiet on the issue to avoid drawing challenges. Beijing has shied away from officially claiming the line itself as an inviolable border, and it is not internationally recognized, though China regards the nine-dash line as the historical basis for its maritime claims.

Trước đây các nước láng giềng ít phản đối hoặc khiếu nại bản đồ đường 9 đoạn của Bắc Kinh do họ đang tập trung cho các phong trào đấu tranh giành độc lập dân tộc. Bắc Kinh coi sự im lặng của những người hàng xóm và cộng đồng quốc tế là sự phục tùng và sau đó Bắc Kinh chủ yếu im lặng để tránh những thách thức đối với bản vẽ. Bắc Kinh lảng tránh việc tuyên bố chính thức đường 9 đoạn vì cho rằng nó là một biên giới bất khả xâm phạm bất chấp các nước khu vực và quốc tế công nhận hay không công nhận và coi đường 9 đoạn là cơ sở lịch sử để chống lại các tuyên bố chủ quyền biển khác.

Like other claimant countries such as Vietnam and the Philippines, China's long-term goal is to use its growing naval capabilities to control the islands and islets within the South China Sea and thus the natural resources and the strategic position they afford. When China was militarily weak, it supported the concept of putting aside sovereignty concerns and carrying out joint development, aiming to reduce the potential conflicts from overlapping claims while buying time for its own naval development. Meanwhile, to avoid dealing with a unified bloc of counterclaimants, Beijing adopted a one-to-one negotiation approach with individual countries on their own territorial claims, without the need to jeopardize its entire nine-dash line claim. This allowed Beijing to remain the dominant partner in bilateral negotiations, something it feared it would lose in a more multilateral forum.

Cũng như các nước tuyên bố chủ quyền khác như Việt Nam và Philíppin, mục tiêu lâu dài của Trung Quốc là sử dụng khả năng mạnh mẽ của hải quân để kiểm soát các đảo cũng như các nguồn tài nguyên thiên nhiên và vị thế chiến lược của Biển Đông. Khi quân đội còn yếu kém, Bắc Kinh ủng hộ quan điểm gạt sang một bên các bất đồng chủ quyền và chú trọng phát triển chung nhằm hạn chế các bất đồng lớn do sự chống lấn chủ quyền, đồng thời kéo dài thời gian để phát triển lực lượng hải quân của mình. Bên cạnh đó, để đối phó với sự đoàn kết của các nước tuyên bố chủ quyền Biển Đông, Bắc Kinh âm mưu sử dụng cách tiếp cận đàm phán với từng quốc gia tuyên bố lãnh thổ mà không cần đề cập đến tuyên bố về đường 9 đoạn đó. Cách tiếp cận này sẽ cho phép Bắc Kinh chiếm ưu thế trong các cuộc đàm phán song phương – vấn đề mà họ lo sợ sẽ bị mất trong các diễn đàn đa phương.
Despite the lack of legal recognition for the nine-dash line and the constant friction it engenders, Beijing has little ability now to move away from the claim. With the rising international attention and regional competition over the South China Sea, the Chinese public -- which identifies the waters within the nine-dash line as territorial waters -- is pressuring Beijing to take more assertive actions.

Mặc dù đường 9 đoạn không được Công ước củua Liên hiệp quốc về Luật Biển năm 1982 công nhận và liên tục gây nhiều tranh cãi, nhưng hiện nay Bắc Kinh ít có khả năng từ bỏ tuyên bố của họ. Trước sự quan tâm rất lớn của quốc tế và cạnh tranh khu vực trên Biển Đông, người dân Trung Quốc, vốn coi vùng nước trong đường 9 đoạn là khu vực lãnh hải Trung Quốc, đang ép Bắc Kinh có những hành động quyết đoán hơn.


This has left China in an impossible position: When Beijing attempts to portray joint developments as evidence that other countries recognize China's territorial claims, the partner countries balk; when it tries to downplay the claims in order to manage international relations, the Chinese population protests (and in the case of Chinese fishermen, often act on their own in disputed territory, forcing the government to support them rhetorically and at times physically). Any effort to appeal to Beijing's domestic constituency would risk aggravating foreign partners, or vice versa.


Điều này khiến Trung Quốc ở một vị thế khó khăn khi Bắc Kinh cố gắng mô tả phát triển chung như một bằng chứng cho thấy các nước khác đã công nhận tuyên bố lãnh thổ của Trung Quốc. Trái lại, các nước đối tác đã lảng tránh khi Bắc Kinh tìm cách giảm nhẹ tuyên bố để duy trì quan hệ quốc tế, trong khi người dân Trung Quốc ở trong nước thường tổ chức các cuộc biểu tình yêu cầu Chính phủ hành động. Nhưng bất cứ nỗ lực nào nhằm thu hút cử tri trong nước của Chính quyền Bắc Kinh đều có nguy cơ gây tức giận cho các đối tác nước ngoài hoặc ngược lại.


Developing a Maritime Policy

The complications from the nine-dash line, the status of domestic Chinese developments and the shifting international system have all contributed to shape China's evolving maritime strategy.


Phát triển chính sách hàng hải

 Các diễn biến từ đường 9 đoạn, tình hình phát triển trong nước, và hệ thống quốc tế có nhiều thay đổi đã góp phần hình thành chiến lược phát triển biển của Trung Quốc.

Under former leader Mao Zedong, China was internally focused and constrained by a weak navy. China's maritime claims were left vague, Beijing did not aggressively seek to assert its rights and the independence struggles of neighboring countries largely spared China from taking a stronger maritime stance. China's naval development remained defensive, focused on protecting its shores from invasion. Deng Xiaoping, in concert with his domestic economic reforms in the late 1970s and early 1980s, sought the more pragmatic joint economic development of the East and South China seas, putting aside claims of territorial sovereignty for another time. China's military expenditures continued to focus on land forces (and missile forces), with the navy relegated to a largely defensive role operating only in Chinese coastal waters.


Dưới thời Mao Trạch Đông, Trung Quốc tập trung vào nội bộ và bị hạn chế do lực lượng hải quân yếu kém. Mặc dù các tuyên bố lãnh hải của Trung Quốc rất mơ hồ, nhưng khi các nước láng giềng chỉ tập chung vào cuộc đấu tranh giành độc lập, Trung Quốc đưa ra quan điểm biên giới lãnh hải mạnh mẽ hơn. Phát triển hải quân của Trung Quốc chủ yếu vẫn phục vụ mục tiêu phòns thủ và bảo vệ bờ biển khỏi các cuộc xâm lược từ bên naoài. Trong các nỗ lực cải cách kinh tế trong nước cuối những năm 1970 và đầu những năm 1980, Đặng Tiểu Bình đã tìm cách phát triển kinh tế thực dụng hơn từ các vùng biển Hoa Đông và Biển Đông, đặt tuyên bố chủ quyền lãnh hải sang một thời điểm khác. Chi phí quân sự của Trung Quốc tiếp tục ưu tiên cho các lực lượng trên bộ và lực lượng tên lửa, còn lực lượng hải quân chỉ đóng vai trò bảo vệ các vùng ven biến Trung Quốc.
To a great degree, Deng's policies remained in place through the next two decades. There were sporadic maritime flare-ups in the South China Sea, but in general, the strategy of avoiding outright confrontation remained a core principle at sea. China's navy was in no position to challenge the dominant role of the U.S. Navy or to take any assertive action against its neighbors, especially since Beijing sought to increase its regional influence through economic and political means rather than through military force.


Hai thập kỷ tiếp theo, Đặng Tiểu Bình vẫn tiếp tục các chính sách như vậy. Mặc dù lúc đó ở Biển Đông xảy ra một số đụng độ, nhưng nói chung, Bắc Kinh tiếp tục theo đuổi chiến lược tránh đối đầu và coi đây là một nguyên tắc cốt lõi trên biển. Hải quân Trung Quốc không ở vị trí thách thức sự thống trị của hải quân Mỹ hoặc không có bất cứ hành động quyêt đoán nào đối với các nước láng giềng, đặc biệt kể từ khi Bắc Kinh tìm cách tăng cường ảnh hướng trong khu vực thông qua các phương tiện kinh tế và chính trị.
But joint development proposals for the South China Sea have largely failed. China's expanded economic strength, coupled with a concomitant rise in its military spending -- and more recently its focus on naval development -- has raised suspicions and concerns among neighboring countries, with many calling on the United States to take a more active role in the region to counterbalance China's rise. The issue of the nine-dash line and territorial claims have also risen in significance because countries had to file their maritime claims under the U.N. Convention on the Law of the Sea, bringing the competing claims a step closer to international arbitration. China, which was a signatory to the treaty largely due to its potential maritime gains in the East China Sea, found itself forced to file numerous counterclaims in the South China Sea, raising alarm in neighboring countries of what was seen as an outright push for regional hegemony.


Nhưng đề nghị hợp tác phát triển Biển Đông của Bắc Kinh phần lớn bị thất bại. Do sức mạnh kinh tế và chi tiêu quân sự của Trung Quốc ngày càng tăng, đặc biệt gần đây Trung Quốc tập trung hiện đại hóa lực lượng hải quân, từ đó khiến các nước láng giềng nghi ngờ và họ kêu gọi đóng vai trò tích cực hơn để đối trọng với sự gia tăng của Trung Quốc. Vấn đề đường 9 đoạn và tuyên bố chủ quyền lãnh hải của Trung Quốc cùng nổi lên đáng kể vì nhiều nước nộp đơn khiếu nại chủ quyền lãnh hải của Trung Quốc theo Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển. Trung Quốc, đã ký Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển chủ yếu do lợi ích hàng hải và tài nguyên ở Biển Đông, nhận thấy chính họ cũng phải đưa ra một số tuyên bố ngược lại ở Biển Đông, từ đó báo động ở các nước láng giềng trước những gì được coi là hành động thúc đẩy ý đồ bá chủ khu vực của Bắc Kinh.
It was not only counterclaimant nations that considered the Chinese moves troubling. Japan and South Korea are heavily dependent on the South China Sea as an energy transit corridor, and the United States, Australia and India among others depend on the sea for trade and military transit. All these countries saw China's moves as a potential prelude to challenging free access to the waters. China responded with increasingly assertive rhetoric as well as a larger role for the Chinese military in foreign policy decisions. The old policy of nonconfrontation was giving way to a new approach.

Nhưng không chỉ các quốc gia có tranh chấp Biển Đông tỏ ra lo ngại trước các biện pháp của Trung Quốc, các nước khác như Nhật Bản, Hàn Quốc Mỹ, Ôxtrâylia và Ấn Độ…, những nước phụ thuộc vào biển về thương mại và vận tải quân sự, cũng tỏ thái độ không thể chấp nhận quan điểm bành trướng của Trung Quốc. Tất cả các quốc gia này coi những hành động của Trung Quốc như một khúc dạo đầu thách thức các vùng nước thuộc quốc gia khác. Trung Quốc phản ứng băng những lời lẽ ngày càng quyết đoán và quân đội Trung Quốc cũng đóng vai trò lớn hơn trong các quyết định chính sách đối ngoại. Rõ ràng chính sách về không đối đầu của Trung Quốc trước đây nay đã được thay thế bằng một cách tiếp cận mới.




The Foreign Policy Debate

In 1980, Deng expressed the shape of Chinese foreign policy as one in which China should observe the world, secure its position, deal calmly with foreign affairs, hide its capabilities and bide its time, maintain a low profile and never claim leadership. These basic tenets remain the core of Chinese foreign policy, either as guidelines for action or excuses for inaction. But China's regional and domestic environment has shifted significantly from the early days of Deng's reforms, and China's economic and military expansion has already passed Deng's admonition to hide capabilities and bide time.

Tranh luận về chính sách đối ngoại

 Năm 1980, Đặng Tiểu Bình đưa ra chính sách đối ngoại, trong đó yêu cầu Trung Quốc lặng lẽ quan sát, giữ vững trận địa, bình tĩnh ứng phó, giấu mình chờ thời, duy trì một thành tích cá nhân thấp và không bao giờ yêu cầu lãnh đạo. Những nguyên lý cơ bản này vẫn là cốt lõi trong chính sách đối ngoại Trung Quốc và được coi là nguyên tắc chỉ đạo hành động hoặc sử dụng để bào chữa cho hành động yên lặng. Nhưng môi trường trong nước và khu vực đã thay đổi đáng kể từ những ngày đầu của cuộc cải cách do Đặng Tiểu Bình phát động và phát triển kinh tế và quân sự của Trung Quốc đã vượt qua lời khuyên của Đặng Tiểu Bình về náu mình chờ thời.
Beijing understands that only through a more proactive policy can China expand from a solely land-based power to a maritime power and reshape the region in a manner beneficial to its security interests. Failure to do so could enable other regional states and their allies, namely the United States, to contain or even threaten China's ambitions.

Do đó Bắc Kinh hiểu rằng chỉ thông qua một chính sách chủ động hơn, Trung Quốc mới có thể phát triển từ một sức mạnh duy nhất trên đất liền đến sức mạnh trên biển và định hình lại khu vực một cách có lợi cho lợi ích an ninh của họ. Nếu không hành động như vậy, các quốc gia khác trong khu vực và đồng minh của họ, cụ thể Mỹ, sẽ âm mưu hoặc thậm chí đe dọa các tham vọng của Trung Quốc.


At least four elements of Deng's policies are currently under debate or changing: a shift from noninterference to creative involvement; a shift from bilateral to multilateral diplomacy; a shift from reactive to preventative diplomacy; and a move away from strict nonalignment toward semi-alliances.

Hiện nay, Trung Quốc đang tranh cãi hoặc thay đổi ít nhất bốn yếu tố chính sách của Đặng Tiểu Bình: 1. Thay đổi từ không can thiệp chuyển sang việc can thiệp sáng tạo; 2. Thay đổi từ nền ngoại giao song phương sang ngoại giao đa phương; 3. Thay đổi từ ngoại giao phản ứng sang ngoại giao phòng ngừa; 4. Phát triển từ chính sách không liên kết chặt chẽ sang bán liên minh.


Creative involvement is described as a way for China to be more active in preserving its interests abroad by becoming more involved in other countries' domestic politics -- a shift from noninterference to something more flexible. China has used money and other tools to shape domestic developments in other countries in the past, but an official change in policy would necessitate deeper Chinese involvement in local affairs. However, this would undermine China's attempts to promote the idea that it is just another developing nation helping other developing nations in the face of Western imperialism and hegemony. This shift in perception could erode some of China's advantage in dealing with developing nations since it has relied on promises of political noninterference as a counter to Western offers of better technology or more development resources that come with requirements of political change.

Can thiệp sáng tạo được Bắc Kinh mô tả như một biện pháp để Trung Quốc chủ động hơn trong việc bảo vệ lợi ích của họ ở nước ngoài bằng cách tham gia nhiều hơn vào tình hình chính trị của các nước khác – một sự thay đổi từ không can thiệp sang một thứ gì đó linh hoạt hơn. Trung Quốc đã sử dụng tiền và các công cụ khác để hình thành sự phát triển bên trong ở các nước khác trong quá khứ, nhưng sự thay đối chính sách chính thức sẽ đòi hỏi Trung Quốc phải can dự sâu hơn các vấn đề khu vực. Nhung điều này sẽ làm suy yếu các nỗ lực của Trung Quốc trong việc thúc đẩy ý đồ: Trung Quốc chỉ là một quốc gia đang phát triển giúp các nước đang phát triển khác trong bối cảnh của chủ nghĩa đế quốc phương Tây và bá quyền. Sự thay đổi trong nhận thức có thể ảnh hưởng đến một số lợi thế của Trung Quốc trong việc lôi kéo các nước đang phát triển vì Bắc Kinh dựa trên những cam kết không can thiệp chính trị như một biện pháp chống lại những lời chào mời của phương Tây về các công nghệ tốt hơn hoặc những nguồn phát triển tốt hơn thường kèm theo nhũng yêu cầu thay đổi chính trị của phương Tây.


China has long relied on bilateral relations as its preferred method of managing its interests internationally. When China has operated within a multilateral forum, it has often shaped developments only by being a spoiler rather than a leader. For example, China can block sanctions in the U.N. Security Council but has rarely proffered a different path for the international community to pursue. Particularly through the 1990s, Beijing feared its relatively weak position left it little to gain from multilateral forums and instead put China under the influence of the stronger members. But China's rising economic power has shifted this equation.

Từ lâu Trung Quốc đã dựa vào quan hệ song phương như một biện pháp ưa thích để quản lý các lợi ích quốc tế. Khi hoạt động trong các diễn đàn đa phương, Trung Quốc thường im lặng chứ không thể hiện sức mạnh của một siêu cường. Ví dụ, Trung Quốc có thể ngăn chặn các biện pháp trừng phạt trong Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc nhưng hiếm khi đề nghị các giải pháp khác cho cộng đồng quốc tế theo đuổi. Đặc biệt suốt những năm 1990, Bắc Kinh lo sợ vị trí của nó tương đối yếu khiến nó đạt được rất ít từ các diễn đàn đa phương và thay vào đó là Trung Quốc nằm dưới ảnh hưởng của các thành viên mạnh mẽ hơn. Nhưng sức mạnh kinh tế Trung Quốc gia tăng đã chuyển đổi phương trình này.


China is pursuing more multilateral relationships as a way to secure its interests through the larger groups. China's relations with the Association of Southeast Asian Nations, its participation in the Shanghai Cooperation Organization and its pursuit of trilateral summits are all intended to help Beijing shape the policy direction of these blocs. By shifting to the multilateral approach, China can make some of the weaker countries feel more secure and thus prevent them from turning to the United States for support.

Nhưng hiện nay Trung Quốc đang theo đuổi các mối quan hệ đa phương như một cách để bảo đảm quyền lợi của họ thông qua các nhóm lớn hơn. Mối quan hệ của Trung Quốc với Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á, tham gia Tổ chức Hợp tác Thượng Hải và theo đuổi hội nghị thượng đỉnh ba bên giúp Bắc Kinh định hướng chính sách của các tổ chức này. Bằng việc chuyển sang cách tiếp cận đa phương, Trung Quốc có thể làm cho một số quốc gia yếu hơn cảm thấy an toàn, từ đó có thể ngăn chặn các nước này chuyển sang tìm kiếm sự ủng hộ của Mỹ.


Traditionally, China has had a relatively reactive foreign policy, dealing with crises when they emerge but often failing to recognize or act to prevent the crises before they materialize. In places where Beijing has sought access to natural resources, it has often been caught off-guard by changes in the local situation and not had a response strategy prepared. (The division of Sudan and South Sudan is one recent example). Now, China is debating shifting this policy to one where it seeks to better understand the underlying forces and issues that could emerge into conflict and act alone or with the international community to defuse volatile situations. In the South China Sea, this would mean clarifying its maritime claims rather than continuing to use the vague nine-dash line and also more aggressively pursuing ideas for an Asian security mechanism, one in which China would play an active leadership role.


Theo truyền thống, Trung Quốc áp dụng một chính sách ngoại giao tương đối tích cực, đối phó với cuộc khủng hoảng khi chúng xuất hiện nhưng thường không phát hiện hoặc hành động để ngăn chặn các cuộc khủng hoảng trước khi chúng trở thành hiện thực. Ở những nơi đã tìm cách tiếp cận được các nguồn tài nguyên thiên nhiên, Bắc Kinh thường bị chỉ trích không quan tâm tới những thay đổi trong khu vực và không chuẩn bị các chiến lược phản ứng, chẳng hạn sự phân chia Xuđăng thành hai nước Xuđăng và Nam Xuđăng. Giờ đây Trung Quốc đang tranh luận về việc chuyển hướng chính sách này sang một chính sách khác để có thể hiểu biết các lực lượng cơ bản và các nguy cơ dẫn đến xung đột, từ đó hành động một mình hoặc hợp tác với cộng đồng quốc tế nhằm xoa dịu các căng thẳng. Đối với Biển Đông, điều này có nghĩa, Trung Quốc phải làm rõ chủ quyền biển của họ ở mức nào thay vì tiếp tục sử dụng đường 9 đoạn mơ hồ, đồng thời nỗ lực theo đuổi các ý tưởng cho một cơ chế an ninh châu Á, trong đó Trung Quốc sẽ đóng một vai trò lãnh đạo tích cực.


China's stance on alliances remains the same as that put forward by Deng in the 1980s: It does not engage in alliance structures targeted against third countries. This was both to allow China to retain an independent foreign policy stance and to avoid international entanglements due to its alliances with others. For example, Chinese plans to retake Taiwan were scuttled by its involvement in the Korean War, and thus its relations with the United States were set back by decades. The collapse of the Cold War system and the rise of China's economic and military influence have brought this policy under scrutiny as well. Beijing has watched cautiously as NATO has expanded eastward and as the United States has strengthened its military alliances in the Asia-Pacific region. Beijing's non-alliance policy leaves China potentially facing these groups alone, something it has neither the military nor the economic strength to effectively counter.


Lập trường của Trung Quốc về các liên minh vẫn giữ nguyên như Đặng Tiểu Bình đưa ra trong những năm 1980: Trung Quốc không tham gia thiết lập liên minh nhằm chống lại nước thứ ba. Đây là quan điểm cho phép Trung Quốc duy trì chính sách đối ngoại độc lập và tránh các vấn đề quốc tế do liên minh gây nên. Ví dụ, kế hoạch Trung Quốc chiếm lại Đài Loan bị nhấn chìm bởi sự tham gia của Trung Quốc trong Chiến tranh Triều Tiên và nhờ đó quan hệ của Trung Quốc với Mỹ được thiết lập lại sau một thập kỷ. Sự sụp đổ của hệ thống Chiến tranh Lạnh và sự gia tăng ảnh hưởng kinh tế và quân sự của Trung Quốc đã tạo nên chính sách mới. Bắc Kinh theo dõi thận trọng khi NATO mở rộng về phía Đông và khi Mỹ tăng cường liên minh quân sự ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Rõ ràng, chính sách không liên minh của Bắc Kinh khiến Trung Quốc phải một mình đối mặt với các tổ chức này, đó là cái mà không một sức mạnh quân sự hay sức mạnh kinh tế nào có thể chống lại có hiệu quả.

The proposed semi-alliance structure is designed to counter this weakness while not leaving China beholden to its semi-alliance partners. China's push for strategic partnerships (even with its ostensible rivals) and increased military and humanitarian disaster drills with other nations are part of this strategy. The strategy is less about building an alliance structure against the United States than it is about breaking down the alliance structures that could be built against China by getting closer to traditional U.S. partners, making them less willing to take strong actions against China. In its maritime strategy, Beijing is working with India, Japan and Korea in counterpiracy operations and engaging in more naval exchanges and offers of joint exercises and drills.

Cơ cấu bán liên minh theo đề xuất đã được thiết kế để chống lại nhược điểm này trong khi không rời bỏ việc Trung Quốc thèm có đối tác bán liên minh của mình. Trung Quốc thúc đẩy quan hệ đối tác chiến lược (ngay cả với các đối thủ tự xưng của nó) và tăng cường các cuộc tập trận quân sự và diễn tập chống thảm họa  nhân đạo với các quốc gia khác là một phần của chiến lược này. Chiến lược này nhằm xây dựng một cơ cấu liên minh chống lại Hoa Kỳ hơn là phá vỡ các cấu trúc liên minh mà có tlẽ đã được xây dựng để chống Trung Quốc bằng cách làm thân với đối tác truyền thống của Mỹ, làm cho họ không còn sẵn sàng có những hành động mạnh mẽ chống lại Trung Quốc. Trong chiến lược hàng hải của mình, Bắc Kinh đang làm việc với Ấn Độ, Nhật Bản và Hàn Quốc trong các hoạt động chống cướp biển và tham gia vào nhiều trao đổi hải quân và đề nghị các bài tập và cuộc tập trận chung.


Looking Forward

China's world is changing. Its emergence as a major economic power has forced Beijing to rethink its traditional foreign policy. Closest to home, the South China Sea issue is a microcosm of China's broader foreign policy debate. The ambiguity of China's maritime claim was useful when the region was quiet, but it is no longer serving China's purposes, and coupled with the natural expansion of China's maritime interests and naval activity it is instead exacerbating tensions.


Hướng về phía trước

 Thế giới đang thay đổi. Sự phát triển của Trung Quốc như một cường quốc kinh tế lớn buộc Bắc Kinh phải suy nghĩ lại chính sách đối ngoại truyền thống. Trước mắt, vấn đề Biển Đông là một mô hình thu nhỏ của cuộc tranh luận rộng lớn về chính sách đối ngoại của Trung Quốc. Các tuyên bố chủ quyền mập mờ của Trung Quốc chỉ có tác dụng khi tình hình khu vực yên tĩnh, nhưng không phục vụ mục đích phát triển lợi ích biển và hoạt động của hải quân Trung Quốc, ngược lại đã làm tăng căng thẳng giữa Bắc Kinh và khu vực.


Old policy tools such as trying to keep all negotiations bilateral or claiming a hands-off approach are no longer serving China's needs. The policy of joint development inherited from Deng has failed to bring about any significant cooperation with neighboring countries in the sea, and the assertion of the nine-dash line claims amid the U.N. sea treaty filings has simultaneously increased domestic Chinese nationalism and countermoves by neighboring countries.

Công cụ chính sách trước đây không còn phục vụ các nhu cầu của Trung Quốc. Chính sách phát triển kế thừa từ Đặng Tiểu Bình không còn mang lại bất cứ sự hợp tác đáng kể nào với các nước láng giềng ven biển và việc khẳng định đường 9 đoạn hoàn toàn trái với Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật Biển đồng thời làm gia tăng chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi ở trong nước cũng như các phản ứng mạnh mẽ của các nước láng giềng.

Despite the lack of clarity on its maritime policy, China has demonstrated its intent to further consolidate its claims based on the nine-dash line. Beijing recognizes that policy changes are needed, but any change has its attendant consequences.

Mặc dù chính sách biển thiếu sự rõ ràng, nhưng Trung Quốc thể hiện ý đồ tiếp tục củng cố tuyên bố của họ trên cơ sơ đường 9 đoạn. Bắc Kinh thừa nhận những thay đổi chính sách là cần thiết, nhưng bất cứ sự thay đổi nào cũng kéo theo những hậu quả của nó.


The path of transition is fraught with danger, from disgruntled domestic elements to aggressive reactions by China's neighbors. But by intent or by default, change is happening, and how the foreign policy debate plays out will have lasting consequences for China's maritime strategy and its international position as a whole.
Các con đường chuyển đổi đầy rẫy nguy hiểm, từ các thành phần bất mãn trong nước cho tới các phản ứng mạnh mẽ từ các nước láng giềng của Trung Quốc. Tuy nhiên, dù muốn dù không, thay đổi cũng đang xảy ra, và cách thức các cuộc tranh luận chính sách đối ngoại diễn ra sẽ có hậu quả lâu dài đối với chiến lược hàng hải của Trung Quốc và vị thế quốc tế tổng thể của nó.



http://www.stratfor.com/weekly/paradox-chinas-naval-strategy