MENU

BILINGUAL BLOG – BLOG SONG NGỮ ANH VIỆT SHARE KNOWLEGE AND IMPROVE LANGUAGE

--------------------------- TÌM KIẾM TRÊN BLOG NÀY BẰNG GOOGLE SEARCH ----------------------------

TXT-TO-SPEECH – PHẦN MỀM ĐỌC VĂN BẢN

Click phải, chọn open link in New tab, chọn ngôn ngữ trên giao diện mới, dán văn bản vào và Click SAY – văn bản sẽ được đọc với các thứ tiếng theo hai giọng nam và nữ (chọn male/female)

- HOME - VỀ TRANG ĐẦU

CONN'S CURENT THERAPY 2016 - ANH-VIỆT

150 ECG - 150 ĐTĐ - HAMPTON - 4th ED.

VISUAL DIAGNOSIS IN THE NEWBORN

Tuesday, June 19, 2012

Vietnam Economy Plagued by Imbalances Kinh tế Việt Nam bị cản trở bởi sự mất cân đối


 



Vietnam Economy Plagued by Imbalances

Kinh tế Việt Nam bị cản trở bởi sự mất cân đối
Vũ Trọng Khanh
Wall Street Journal

Vũ Trọng Khanh
Wall Street Journal

HANOI—Vietnam’s inflation rate accelerated and its trade deficit widened in March, showing that imbalances continue to plague the economy and will keep up pressure on its ailing currency.

Hà Nội: Tỷ lệ lạm phát của Việt Nam đã tăng tốc và thâm hụt thương mại nở rộng trong tháng Ba, cho thấy sự mất cân đối đang tiếp tục cản trở nền kinh tế và sẽ tiếp tục tăng áp lực vào vào đồng tiền chưa đủ mạnh của đất nước này.


Consumer prices surged 13.89% in March from a year earlier, the fastest on-year pace since February 2009, the General Statistics Office said Thursday, making it increasingly difficult for authorities to cap this year’s inflation rate at 7% despite recently switching their focus from fostering growth to taming price pressures.

Theo Tổng cục Thống kê cho biết hôm thứ Năm, trong tháng Ba, giá cả tiêu dùng tăng 13,89% so với một năm trước đó, tốc độ nhanh nhất trong năm kể từ tháng Hai năm 200 đã khiến các cấp chính quyền ngày càng khó khăn hơn để hạn chế tỷ lệ lạm phát năm nay ở mức 7% mặc dù gần đây đã chuyển đổi tập chú khỏi việc thúc đẩy tăng trưởng để chế ngự các áp lực về giá cả.


At the same time, Vietnam’s persistently high trade deficit widened to $1.15 billion in March from a revised $1.11 billion a month earlier, said the deputy minister of industry and trade, Nguyen Thanh Bien.
Đồng thời, thứ trưởng bộ Công Nghiệp Nguyễn thành Biên cho biết, thâm hụt thương mại của Việt Nam liên tục nở rộng đến 1.15 tỉ trong tháng ba từ mức cải biến 1.11 tỉ vào tháng trước.

Exports in March rose to $7.05 billion from $4.85 billion in February, while imports increased to $8.2 billion from $5.96 billion, he said, adding that for the first quarter, Vietnam’s exports rose 34% from a year earlier to $19.25 billion, while imports rose 24% to $22.27 billion.

Ông cho biết, xuất khẩu trong tháng ba tăng từ 4.85 tỉ trong tháng Hai lên đến 7.05 tỉ trong khi nhập khẩu tăng từ 5.96 tỉ lên đến 8,2 tỷ USD. Ông còn nói thêm rằng trong quý đầu tiên, xuất khẩu của Việt Nam đã tăng 34% so với năm trước đến 19.25 tỉ trong khi nhập khẩu tăng 24 % lên đến 22.27 tỉ.

The trade deficit for the quarter was $3.029 billion, narrower than a deficit of $3.43 billion in the same period last year.

Thâm hụt thương mại trong quý này đã là 3.029 tỉ, ít hơn so với mức thâm hụt 3.43 tỉ trong cùng thời kỳ năm ngoái.

The General Statistics Office is expected to officially release trade data for March later this week or early next week, along with revised trade data for February.

Tổng cục Thống kê dự kiến sẽ chính thức phát hành các dữ liệu thương mại của tháng Ba cùng các dữ liệu thương mại điều chỉnh cho tháng Hai vào cuối tuần này hoặc đầu tuần tới.

The worsening data comes after the government last month decided to alter its policy of focusing on growth, finally giving in to mounting pressure to produce policies that may help guide the economy back to a healthier position.

Các dữ liệu tồi tệ hơn đã đến sau khi chính phủ quyết định thay đổi chính sách đặt nặng về tăng trưởng vào tháng trước, cuối cùng đã tạo áp lực khiến phải đưa ra các chính sách có thể giúp hướng dẫn nền kinh tế trở lại vị trí lành mạnh hơn.

Authorities have announced tighter monetary and fiscal policies, which will include cutting public investment and the budget deficit, boosting domestic production and rebalancing trade. It also said it would cut its credit-growth target to below 20%, from 23%.

Nhà chức trách đã công bố các chính sách chặt chẽ hơn về tiền tệ và tài chính, vốn sẽ bao gồm các cắt giảm về đầu tư công và thâm hụt ngân sách, thúc đẩy sản xuất trong nước và tái cân bằng thương mại. Chính phủ cũng cho biết sẽ cắt giảm mục tiêu tăng trưởng tín dụng xuống mức dưới 20% từ 23%.

The State Bank of Vietnam this month also raised two of its key interest rates to help battle inflationary pressures; on Feb. 11 it devalued the dong by 8.5% against the dollar in its fourth devaluation in 14 months.


Trong tháng này, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cũng đưa ra hai mức lãi suất chủ yếu của mình để giúp chống lại những áp lực về lạm phát; Vào ngày 11 Tháng hai Ngân hàng Nhà nước, trong đợt phá giá lần thứ Tư trong 14 tháng, đã hạ giá tiền đồng đến mức 8,5% so với đồng đô la.

Inflation in March continued to rise mainly due to higher prices for education services, food and foodstuffs, and housing and building materials, the GSO said in a statement. From a month earlier, the CPI rose 2.17%, the fastest on-month rise since May 2008.

Tổng cục Thống Kê cho biết, lạm phát tiếp tục tăng cao trong tháng Ba, chủ yếu vì giá cả các dịch vụ giáo dục, lương thực, thực phẩm, nhà ở và vật liệu xây dựng tăng cao. Từ một tháng trước đó, chỉ số CPI đã tăng đến 2,17%, nhanh nhất kể từ tháng 5 năm 2008.


In February, the index rose 12.31% on year, and was up 2.09% from the previous month.


Trong tháng hai, chỉ số trong năm tăng 12,31% và đã tăng 2,09% so với tháng trước.

“It’s impossible to keep inflation at 7% this year, but we have to keep trying to implement the government’s [tightening] measures,” Nguyen Tien Thoa, head of the Finance Ministry’s price-management department, said in a statement published in the central bank’s Thoi Bao Ngan Hang newspaper.

"Không thể giữ lạm phát ở mức 7% trong năm nay, nhưng chúng ta phải tiếp tục cố gắng thực hiện các biện pháp [thắt chặt] của chính phủ" ông Nguyễn Tiến Thỏa, Trưởng phòng quản lý giá của Bộ Tài chính, cho biết trong một tuyên bố được đưa ra trên tờ Thời báo Ngân Hàng của ngân hang trung ương.
Mr. Thoa said the key reasons behind the rising inflation include the economy’s large total outstanding loans, which exceed gross domestic product by 20%, and the inefficient use of investment capital.

Ông Thoa cho biết, nguyên nhân chính đằng sau sự lạm phát gia tăng bao gồm các khoản nợ lớn của nền kinh tế, vốn đã vượt quá 20% mức tổng sản lượng trong nước và việc sử dụng vốn đầu tư thiếu hiệu quả.

“It will take at least a couple of months before we can see if the measures really work,” Mr. Thoa said.


"Tối thiểu sẽ phải mất một vài tháng trước khi chúng ta có thể biết được các biện pháp có thực hữu hiệu hay không", ông Thoa nói.


For this year the government is aiming for GDP growth of between 7% and 7.5% and inflation of no more than 7%. It admitted last week that realizing these targets now appears challenging, but hasn’t decided yet to adjust them.


Trong năm nay chính phủ đang nhằm đến mục tiêu tăng trưởng GDP từ 7% đến 7,5% và mức lạm phát không quá 7%. Tuần trước, chính phủ cũng thừa nhận rằng các mục tiêu nhắm đến có vẻ đang xuất hiện những thử thách nhưng vẫn chưa quyết định điều chỉnh gì.

HSBC economist Sherman Chan said Vietnam’s inflation rate is unlikely to show signs of easing until at least the third quarter because of surging global food and oil prices. She projects two one-percentage-point interest-rate increases in the second quarter to help slow inflation to the single digits by the fourth quarter.

Sherman Chan, kinh tế gia của HSBC cho biết Việt Nam dường như không có dấu hiệu giảm nhẹ tỷ lệ lạm phát tối thiểu là cho đến quý ba vì sự việc giá lương thực và giá dầu toàn cầu tăng lên. Bà dự kiến tăng lãi suất cho vay hai lần 1% trong quý thứ hai nhằm làm chậm mức lạm phát xuống 1 con số trong quý thứ tư.


“Meeting the official annual inflation target of 7% appears increasingly challenging…in light of surging global prices, we can only count on the monetary and fiscal tightening measures to curtail consumption and subsequently contain demand-driven inflationary pressures,” she said.


"Việc đạt được mức mục tiêu lạm phát chính thức hàng năm 7% ngày càng trở nên thách thức ... trong hoàn cảnh giá cả tăng cao trên toàn cầu, chúng tôi chỉ có thể trông cậy vào các biện pháp thắt chăt về tiền tệ và tài chính để cắt giảm tiêu dùng và sau đó là kềm hãm được các áp lực lạm phát do nhu cầu thúc đẩy" bà cho biết.


Meanwhile, Mr. Bien said the shutdown of the Dung Quat Refinery won’t have any adverse impact on Vietnam’s trade deficit, adding that it had been planned. The government said earlier this week it shut the 130,000-barrel-a-day refinery Wednesday for two or three weeks for overall checking.


Trong khi đó, ông Biên cho biết, việc đóng cửa Nhà máy lọc dầu Dung Quất sẽ không có bất kỳ tác động xấu nào đến thâm hụt thương mại của Việt Nam, và rằng sự việc đã được lên kế hoạch. Đầu tuần này chính phủ cho biết, vào thứ Tư sẽ đóng cửa nhà máy lọc dầu 130.000 thùng một ngày cho hai hoặc ba tuần để kiểm tra tổng quát.


Mr. Bien said Vietnam will continue measures to boost exports, aiming to keep the trade deficit below 18% of total export revenue for the full year.


Ông Biên cho biết Việt Nam sẽ tiếp tục các biện pháp để đẩy mạnh xuất khẩu, nhằm giữ cho thâm hụt thương mại dưới 18% tổng doanh thu xuất khẩu cho cả năm.


“Things are on track, and I think that we will be able to meet this target,” he added.
Ông nói thêm, "Mọi thứ đang đi đúng hướng và tôi nghĩ rằng chúng ta sẽ có thể đạt được mục tiêu này".

http://online.wsj.com/article/SB1000...680708920.html

Vietnamese traders beat bullion export ban Giới thương nhân Việt Nam đánh bại lệnh cấm xuất khẩu vàng thỏi






Vietnamese traders beat bullion export ban

Giới thương nhân Việt Nam đánh bại lệnh cấm xuất khẩu vàng thỏi

By Ben Bland in Hanoi
The Financial Times
Ben Bland tại Hà Nội
The Financial Times

Vietnamese gold traders have sent billions of dollars worth of high-grade gold jewellery to be smelted in Switzerland over the past two years to circumvent government restrictions on bullion exports.

Trong suốt hai năm qua, giới thương nhân kinh doanh vàng Việt Nam đã gửi các loại trang sức cao cấp bằng vàng trị giá hàng tỷ đô la để được nung chảy ở Thụy Sĩ nhằm phá vỡ lệnh hạn chế xuất khẩu vàng của chính phủ.

Before 2008, Vietnam exported minimal amounts of gold ornaments to Switzerland, which dominates the global gold smelting industry, turning items from rings to candlesticks into international standard bullion.

Trước năm 2008, Việt Nam từng xuất khẩu các số lượng nhỏ những đồ trang sức bằng vàng đến Thụy Sĩ, nơi thống trị ngành công nghiệp luyện kim vàng toàn cầu, để biến các món vàng từ nhẫn đeo tay đến những chân đèn trở thành các thỏi vàng theo tiêu chuẩn quốc tế.


But that changed over the past two years, as Vietnam became Switzerland’s biggest single source of imported gold products, much of which ended up in the furnaces operated by leading refiners Argor-Heraeus, MKS Finance and Valcambi.

Nhưng điều ấy đã thay đổi từ hai năm qua, khi Việt Nam trở thành nguồn nhập khẩu vàng duy nhất và lớn nhất của Thụy Sĩ, đa phần đã kết thúc trong các lò nung chảy được vận hành bởi các nhà luyện kim hàng đầu như Argor-Heraeus, Metalor, MKS Finance và Valcambi.

Cameron Alexander, a senior analyst at GFMS precious metals consultancy, said: “In Vietnam, banks haven’t been able to export bullion freely, so they have made jewellery out of it so they can export it. “There’s a loophole and people who need the dollars have taken advantage of it.”


Cameron Alexander, một nhà phân tích cao cấp tại công ty tư vấn quý kim GFMS, cho biết: "Ở Việt Nam, ngân hàng đã không thể xuất khẩu vàng tự do, vì vậy họ đã làm ra đồ trang sức để có thể xuất khẩu. Đó là một kẽ hở và những người cần tiền đô la đã tận dụng được".

Last year, Vietnam exported nearly 61 tonnes of precious metals – mostly gold products – to Switzerland, generating SFr2.6bn ($2.8bn), according to the Swiss Federal Customs Administration. In 2009, Vietnam exported 54 tonnes, generating SFr1.9bn, already well up from 3.2 tonnes valued at SFr71m in 2008. The figures do not include bullion, which is treated as “monetary gold”.

Theo Hải quan liên bang Thụy sĩ, năm ngoái, Việt Nam xuất khẩu gần 61 triệu tấn quý kim - chủ yếu là các sản phẩm bằng vàng - sang Thụy Sĩ, tạo nên 2.6 tỉ sfr (2.8 tỉ USD). Trong năm 2009, Việt Nam xuất khẩu 54 tấn, tạo ra 1.9 tỉ sfr, cao hơn hẳn từ 3,2 tấn có giá trị 71 triệu sfr trong năm 2008. Những con số này không bao gồm vàng thỏi, được coi là "tiền vàng".

Hasan Demir, who works in the statistics department at Swiss customs, said: “Swiss firms enjoy an excellent reputation for smelting pure gold bars.

Hasan Demir, người làm việc trong bộ phận thống kê tại hải quan Thụy Sĩ cho biết: "các công ty Thụy Sĩ từng có danh tiếng tuyệt vời trong việc tinh luyện vàng thỏi tinh khiết.

“The high level of the gold price at the moment, reinforced by the depreciation of the Vietnamese currency, has stimulated gold owners in Vietnam to sell their gold.”

"Mức giá cao của vàng vào lúc ấy, gia tăng bởi sự sụt giá của đồng tiền Việt Nam, đã kích thích các chủ sở hữu vàng Việt Nam bán vàng của họ ra".

In recent years, gold in Vietnam has tended to trade at a premium because of import restrictions designed to stem the flow of money out of the Vietnamese currency, the dong.

Trong những năm gần đây, vàng tại Việt Nam đã có xu hướng buôn bán cao hơn giá quy định vì những hạn chế về nhập khẩu được hình thành nhằm ngăn chặn dòng tiền mặt chảy ra khỏi tiền đồng của Việt Nam.

Anxious consumers and businesses have hoarded dollars and gold to protect against high inflation and devaluations of the dong. Economists believe Vietnam suffers from significant unrecorded capital flight.

Giới doanh nhân và người tiêu dùng lo lắng đã tích trữ đô la và vàng để bảo vệ chống lại lạm phát cao và sự phá giá của tiền đồng. Các nhà kinh tế tin rằng Việt Nam đang bị tình trạng chảy máu tài sản nghiêm trọng và không kiểm chứng được.

The sale of gold jewellery to Switzerland has spiked on the rare occasions when the onshore gold price was lower than the international price, according to Nguyen Ngoc Que Chi, chief executive of Sacombank Jewellery Company, which is owned by a local bank as are many other jewellery and gold traders in Vietnam.

Việc bán đồ nữ trang bằng vàng đến Thụy Sĩ đã tăng mạnh vào dịp những hiếm hoi khi giá vàng trên đất liền thấp hơn giá quốc tế, theo bà Nguyễn Ngọc Quế Chi, Giám đốc điều hành của Công ty Nữ trang đá quý Sacombank, sở hữu của một ngân hàng địa phương cũng như nhiều công ty vàng bạc nữ trang và các thương nhân khác tại Việt Nam.

Many analysts say that government attempts to control Vietnam’s gold market have been counter-productive.

Nhiều nhà phân tích nói rằng những nỗ lực nhằm kiểm soát thị trường vàng Việt Nam của chính phủ đã bị phản tác dụng.

“When there are restrictions, people will always smuggle it in and over the last couple of years, we’ve seen a large proportion of gold coming in unofficially through Thailand, Laos and Cambodia, as well as pretty healthy flows from China,” said Mr Alexander.

"Khi có những hạn chế, mọi người ai cũng tìm đường lậu để thoát và trong vài năm qua, chúng tôi đã nhìn thấy một số lượng vàng lớn di vào không chính thức qua Thái Lan, Lào và Campuchia, cũng như những dòng chảy khá mạnh từ Trung Quốc", Ông Alexander cho biết.


Official Vietnamese data show a net gold outflow of $2bn-$3bn per annum over the past two years, mostly to Switzerland. But statistics from the World Gold Council, a mining industry lobby group, suggest a net inflow of $2bn-$3bn per year, according to Scott Robertson, founding partner of Asia Markets Group, an advisory firm.


Số liệu chính thức Việt Nam cho thấy một dòng chảy ra (outflow) của vàng ròng 2 đến 3 tỷ USD một năm trong hai năm qua, chủ yếu là đến Thụy Sĩ. Nhưng số liệu thống kê từ Hội đồng Vàng Thế giới một nhóm vận động hành lang ngành công nghiệp khai thác mỏ, cho thấy một dòng chảy vào (inflow) từ 2 đến 3 tỷ USD / năm, theo Scott Robertson, đối tác sáng lập của tổ hợp Asia Markets, một công ty tư vấn.


Analysts believe this discrepancy is the result of “capital flight,” with Vietnamese people selling dong to buy gold that has been smuggled in and does not appear in official statistics.


Các nhà phân tích tin rằng sự khác biệt này là kết quả của nạn "chảy máu tài sản" (tạm dịch: capital flight), với sự việc người dân Việt Nam dùng tiền đồng mua vàng đã được nhập lậu vốn không xuất hiện trong số liệu thống kê chính thức.


The International Monetary Fund’s analysis of the “errors and omissions” in government balance of payments data suggests that last year Vietnam suffered an unidentified outflow of $12bn-$13bn, around 12 per cent of GDP.


Phân tích của Quỹ Tiền tệ Quốc tế về "các sai lầm và thiếu sót" trong việc cân bằng các dự liệu thanh toán của chính phủ cho thấy rằng năm ngoái Việt Nam bị một dòng chảy ra không xác định được là 12 đến 13 tỉ, khoảng 12 phần trăm GDP.


“Either the current account deficit is understated or capital inflows are overstated or there’s been resident capital flight which isn’t picked up in the official data,” said Benedict Bingham, the IMF’s senior representative in Vietnam.


"Hoặc là tài khoản thâm hụt hiện tại là không đúng sự thật hoặc luồng vốn được phóng đại hoặc đã có hiện tượng chảy máu tài sản tại chỗ, không hể được soi thấy trong số liệu chính thức", ông Benedict Bingham, đại diện cao cấp của IMF tại Việt Nam cho biết.


“All three probably contribute to the problem but only the last is likely to explain such a big discrepancy. It’s basically residents shifting from dong into dollars and gold and keeping it out of the banking system.”


"Có thể là tất cả ba hiện tượng này cùng góp phần vào vấn nạn nhưng chỉ có hiện tượng cuối cùng có thể giải thích được một sự khác biệt lớn như thế . Đó là về cơ bản người dân chuyển từ tiền đồng sang đô la, vàng và giữ nó ở bên ngoài hệ thống ngân hàng".




Translated by Lê Quốc Tuấn


http://www.ft.com/intl/cms/s/0/4aa15524-5964-11e0-bc39-00144feab49a.html#axzz1yChZ6Kd6

Vietnam economic reform faces crisis of confidence Các cải cách kinh tế của Việt Nam phải đối diện với cơn khủng hoảng về niềm tin





Vietnam economic reform faces crisis of confidence

Các cải cách kinh tế của Việt Nam phải đối diện với cơn khủng hoảng về niềm tin

AFP
Sunday, Oct 30, 2011
AFP
30/10/2011


HO-CHI-MINH CITY - As Vietnam battles galloping inflation and a plummeting currency, a new challenge has emerged - a general collapse of confidence in the state's ability to heal the ailing economy.

TP. HO-CHI-MINH - Khi Việt Nam phải chiến đấu với nạn lạm phát phi mã và giá trị tiền đồng suy giảm nặng nề, một thách thức mới đã nổi lên - đó là sự sụp đổ niềm tin vào khả năng chữa trị nền kình tế đau yếu của của nhà nước.

With an eye on the brash success of neighbouring China, Vietnam's obsessive pursuit of growth lasted for two decades until economic threats forced it to shift attention to stability this year.


Chăm chú theo dõi cuộc công thành dễ vỡ của nước láng giềng Trung Quốc, ám ảnh theo đuổi cuộc tăng trưởng của Việt Nam đã kéo dài được hai thập kỷ cho đến khi mối đe dọa kinh tế buộc họ phải thay đổi chú tâm đến sự ổn định trong năm nay.

The ruling Communist Party, which has total control in the one-party nation, announced an overhaul of its economic model during a five-yearly congress in January and a slew of monetary and tax austerity measures have followed.

Đảng Cộng sản cầm quyền, vốn có toàn quyền kiểm soát tại quốc gia độc đảng này, đã công bố một cuộc đại tu mô hình kinh tế trong Đại hội năm năm một lần vào tháng Giêng và hàng loạt các biện pháp thắt chặt tiền tệ và thuế quan được đưa ra sau đó.

But as pressure on the economy continues to mount, the political system itself has come into question from businesses and the Vietnamese people.

Nhưng khi áp lực tiếp tục chồng chất lên nền kinh tế , chinh bản thân hệ thống chính trị đã trở thành nghi vấn từ các doanh nghiệp và nhân dân Việt Nam.


"What is happening in Vietnam is a crisis of confidence," a foreign investor in the southern business hub Ho Chi Minh City told AFP.

"Những gì đang xảy ra tại Việt Nam là một cuộc khủng hoảng về niềm tin", một nhà đầu tư nước ngoài trong khu doanh nghiệp trọng tâm ở phía Nam thành phố Hồ Chí Minh đã nói với AFP như thế.

In 2008, as financial turmoil swept the globe, Vietnamese authorities responded by injecting massive liquidity into the economy, and speculative bubbles multiplied.

Trong năm 2008, khi cuộc khủng hoảng tài chính quét ngang toàn cầu, chính quyền Việt Nam phản ứng bằng cách bơm vào nền kinh tế một thanh khoản khổng lồ và tích trữ các bong bóng (đổ vỡ) theo cấp số nhân.

State-owned shipbuilder Vinashin embarked on a flurry of investments, racking up debts of US$4.4 billion (S$5.5 billion) that eventually saw it plunge into quasi-bankruptcy.

Công ty quốc doanh đóng tàu Vinashin đã bắt tay vào một loạt các khoản đầu tư, chồng chất lên thành các khoản nợ trị giá 4,4 tỷ USD để cuối cùng nhìn thấy mình gần như phá sản.

Now Vietnam is trying to bring down Asia's highest rate of inflation - nearly 22 per cent year-on-year in October - trim its trade deficit and strengthen the dong, which has seen four devaluations in 15 months.

Hiện nay, Việt Nam đang cố gắng làm suy giảm tỷ lệ lạm phát cao nhất châu Á của mình - gần 22% vào tháng Mười - cắt giảm thâm hụt thương mại và tăng cường gía trị tiền đồng, vốn đã trải qua bốn lần phá giá trong 15 tháng.

The authorities have upped interest rates to try to cool the economy and choke off speculation, piling intense pressure on small- and medium-sized firms with lenders now charging upwards of 20 per cent.

Các nhà chức trách đã nâng lãi suất để cố gắng ngăn chặn đầu cơ và làm nguội nền kinh tế, chồng chất áp lực rất lớn lên các doanh nghiệp nhỏ và vừa với việc các chủ cho vay hiện đang tính lãi suất lên tới 20%.

Experts predict the pain will continue for at least another 18 months.

Các chuyên gia dự đoán cơn đau này tối thiểu sẽ còn tiếp tục trong 18 tháng nữa.

"The price to be paid is enormous. There are already a certain number of corpses on the pavement," said the investor.

But while he said the measures were "necessary", others are wondering if they will be enough.


Nhà đầu tư này cho biết: "Cái giá phải trả là hết sức lớn. Hiện trên các vỉa hè đã có một số tử thi nằm ngổn ngang".

Nhưng mặc dù ông nói rằng các biện pháp là "cần thiết", những người khác vẫn đang tự hỏi không biết các biện pháp như thế có đủ hay không.

Dominic Scriven, general manager at Dragon Capital, said the last five years have seen Vietnam's economic model "go out of balance".

"The question is does everybody realise that and are the measures put in place sufficient to restore the balance?"


Dominic Scriven, Tổng giám đốc Dragon Capital, cho biết trong năm năm qua đã thấy mô hình kinh tế của Việt Nam "mất cân bằng".

"Vấn đề là ở chỗ, mọi người có nhận ra được điều ấy và các biện pháp đưa ra có đủ để khôi phục lại sự cân bằng hay không "


Recent signs are that foreign and local businesses have yet to be convinced.

Pledged foreign direct investment into Vietnam slumped by almost a quarter in the first ten months of the year, to US$11.3 billion, according to official figures.


Các dấu hiệu gần đây là các doanh nghiệp trong và ngoài nước vẫn chưa được thuyết phục.

Theo số liệu chính thức, các cam kết đầu tư trực tiếp của nước ngoài vào Việt Nam đã giảm gần một phần tư trong mười tháng đầu năm nay đến 11,3 tỷ USD.


Business confidence has fallen for three consecutive quarters in 2011, according to a survey by the European Chamber of Commerce published earlier this month.

"The measures taken to stabilise the economy have so far failed to ease the concern of the business community about the macroeconomic outlook," the group said.


Theo một khảo sát của Phòng Thương mại Âu châu được công bố vào đầu tháng này, niềm tin trong kinh doanh đã suy giảm ba quý liên tiếp trong năm 2011.

Cho đến nay, các biện pháp nhằm ổn định nền kinh tế đã thất bại không làm suy giảm được những lo lắng của cộng đồng doanh nghiệp về triển vọng kinh tế vĩ mô", khảo sát này cho biết.


In a country still marked by a culture of opacity inherited from years of war, the true situation is difficult to determine.

And when even the official picture is far from rosy - with barely eight weeks worth of foreign exchange reserves and fears over the level of bad debts held by public banks - the lack of visibility is worrying.


Ở một đất nước vẫn còn đậm nét của một nền văn hoá mờ đục kế thừa từ nhiều năm chiến tranh, thật khó để xác định được tình hình thật sự ra sao.

Và khi ngay cả những hình ảnh chính thức còn quá xa cách với màu hồng lạc quan - với việc chỉ còn số lượng dự trữ ngoại hối chỉ đủ tám tuần và những lo ngại về mức độ nợ xấu của các ngân hàng công cộng - sự thiếu sót về tầm nhìn thật là đáng lo ngại.


The benchmark VN-Index at the Ho Chi Minh City stock exchange, opened with great fanfare in 2000, slumped to just 383 points in August this year, barely a third of its peak in 2007 after Vietnam joined the World Trade Organisation.


Điểm chuẩn của VN-Index tại thị trường chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh, từng mở ra với phô trương lớn trong năm 2000, đã suy giảm mạnh chỉ còn 383 điểm vào tháng Tám năm nay, chỉ còn được 1/3 đỉnh cao của nó trong năm 2007 sau khi Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới.



It is a far cry from the 1990s when Vietnam, then described as the next Asian 'tiger economy', bounded onto the world stage with a seemingly unstoppable roadmap to success - opening up vast swathes of unexploited land and mobilising a young and cheap labour force.


Thật quá khác biệt với những năm 1990 khi Việt Nam, khi đó từng được mô tả như là nền kinh tế con hổ "tiếp theo của châu Á , nhảy vọt lên sân khấu thế giới với một lộ trình tưởng như không thể ngăn cản cho một sự thành công sẽ mở ra các dải đất bạt ngàn chưa từng khai phá và huy động được một lực lượng lao động trẻ, rẻ tiền của đất nước.

But the economy has struggled to build on that promise.

Jonathan Pincus, an economist and dean of the Fulbright School in Ho Chi Minh City, said the country's large trade deficit - US$12.4 billion in 2010 - is a sign that the previous growth strategy was past its sell-by date.

Nhưng nền kinh tế đã phải vất vả để thực hiện lời hứa đó.

Jonathan Pincus, nhà kinh tế gia và là Viện trưởng Trường Fulbright tại thành phố Hồ Chí Minh, cho biết thâm hụt thương mại lớn của đất nước - 12,4 tỷ USD trong năm 2010 - là một dấu hiệu cho thấy chiến lược tăng trưởng trước đó đã hết hạn hiệu lực.

"Vietnam is kind of stuck producing the same sort of things... more and more coffee, rice, cashew, paper, shirts and shoes - and is having trouble moving into higher value-added production, a lot of which is therefore imported from China," he said.


"Việt Nam có vẻ như sa lầy vào việc sản xuất cùng một thứ loại ... ngày càng nhiều cà phê, gạo, hạt điều, giấy, áo sơ mi và giày dép - và đang gặp khó khăn khi di chuyển vào việc sản xuất có giá trị cao hơn, do đó, rất nhiều mặt hàng phải nhập khẩu từ Trung Quốc", ông nói.


The country's institutions have failed to endorse major reforms, he added. "Everyone knows it's time for another strategy, but they know they don't have the political structure that is coherent enough."

Các tổ chức nhà nước đã thất bại trong việc tán thành các cải cách quan trọng, ông nói thêm. "Mọi người đều biết đã đến lúc phải có một chiến lược khác, nhưng họ biết mình không có cơ cấu chính trị đủ đoàn kết để thực hiện".

Even ordinary Vietnamese have shown nervousness over the economic future, ditching the currency in favour of the relative safe havens of gold and dollars in recent months - a move echoed by some banks which, according to one source, have profited handsomely by speculating against the dong.


Ngay cả những người dân Việt Nam bình thường cũng biểu hiện sự lo lắng về tương lai kinh tế, đã vứt bỏ tiền (đồng) để tìm đến nơi trú ẩn an toàn tương đối của vàng và đồng USD trong những tháng gần đây – theo một số nguồn tin, động thái này được một số ngân hàng hùa theo, vì mối lợi hào phóng bằng việc suy đoán từ giá trị tiền đồng.

"You got people voting the only way they could vote which was to sell the currency. So everybody - households, companies, banks, state enterprises, government people - were selling the Vietnam dong," said a businessman who asked to remain anonymous.

Một doanh nhân, yêu cầu giữ kín danh tính, đã cho biết "Ta có những người đang bỏ phiếu bằng cách duy nhất mà họ có thể bỏ phiếu mà là bán đồng tiền ra. Vì vậy, tất cả mọi người – các hộ gia đình, công ty, ngân hàng, doanh nghiệp quốc doanh, người của chính phủ - đã bán tiền đồng Việt Nam ra”.


It was evidence of general distrust, he said, and the authorities "have more work to do to show they deserve the mandate" of the people.
Đó là bằng chứng về sự mất lòng tin chung, ông nói, và các cơ quan có thẩm quyền "có nhiều việc phải làm để chứng tỏ mình xứng đáng với nhiệm vụ được ủy thác" của người dân.








Translated by Lê Quốc Tuấn


http://news.asiaone.com/News/Latest%2BNews/Asia/Story/A1Story20111030-307726.html

World Bank: Worst is over for Vietnam Ngân hàng Thế giới: Việt Nam đã đi qua được giai đoạn tồi tệ nhất






World Bank: Worst is over for Vietnam

Ngân hàng Thế giới: Việt Nam đã đi qua được giai đoạn tồi tệ nhất

by Ben Bland
June 2, 2011
Financial Times
Ben Bland
June 2, 2011
Financial Times

Annual inflation has hit 20 per cent and rising, the trade deficit is widening and the first signs of financial distress are appearing in the real estate sector. But the worst of Vietnam’s latest bout of macro-economic instability is behind it, according to the World Bank.

Lạm phát hàng năm đạt đến 20 phần trăm và còn tăng lên, thâm hụt thương mại đang nở rộng và những dấu hiệu đầu tiên của suy thóai tài chính đang xuất hiện trong lĩnh vực bất động sản. Nhưng điều tồi tệ nhất của bất ổn kinh tế vĩ mô gần đây của Việt Nam đã được bỏ lại ở phía sau, theo Ngân hàng Thế giới.

At a briefing in Hanoi on Thursday, Deepak Mishra, the World Bank’s lead economist in Vietnam, argued that the country was now “on a declining path of instability”.

Tại một cuộc họp báo ở Hà Nội vào ngày Thứ năm, kinh tế gia hàng đầu Deepak Mishra của Ngân hàng Thế giới, lý luận rằng hiện đất nước này đang ở "trên con đường suy giảm của sự bất ổn định".

The World Bank, which has around $8bn of outstanding loans in Vietnam, argued that confidence was returning thanks to the successful (thus far) implementation of the government’s crisis-busting package of monetary and fiscal tightening and anti-dollarisation measures, known as Resolution 11.

Ngân hàng Thế giới, tổ chức có khoảng 8 tỷ USD nợ cho vay tại Việt Nam, cho rằng lòng tin đã được phục hồi nhờ sự thực hiện thành công (cho đến nay) của các biện pháp thắt chặt tiền tệ, tài chính và chống đô lá hóa - được biết đến là Nghị quyết 11 - của chính phủ.

For the first time in 37 months, US dollars are being sold by banks for less dong (Vietnam’s currency) than the official exchange rate set by the central bank, Mishra noted. And spreads on Vietnam’s sovereign bonds have narrowed to below emerging market averages.

Lần đầu tiên trong 37 tháng, tiền đô la Mỹ đang được các ngân hàng bán ra bằng tiền đồng ở mức giá thấp hơn so với tỷ gia chính thức đưa ra bởi ngân hàng trung ương, Mishra nói. Và tình trạng chênh lệch giá của trái phiếu của Việt Nam đã được thu hẹp dưới mức trung bình của các thị trường mới nổi.


So far, so good. But, given Vietnam’s reputation for what one analyst previously called “whack-a-mole” economic policy, the key question about Resolution 11, which was introduced in February, has always been whether the government will stay the course.


Tình hình cho đến nay là tốt. Tuy nhiên, với một nước Việt Nam từng nổi tiếng với loại chính sách mà một nhà phân tích trước đây từng gọi là "chính sách kinh tế kiểu đập đầu vịt" (ý muốn nói đến một chính sách không đi đến một kết quả thiết thực nào, như trong trò chơi whack-a-mole, trẻ con dùng một cái búa cứ đập vào những đầu vịt nhô lên, càng đập chừng nào, các đầu khác lại nhô lên đến vô cùng -chú dẫn của người dịch), do đó, câu hỏi quan trọng về Nghị quyết 11, được ban hành vào tháng Hai, là liệu chính phủ có luôn bám được vào tiến trình hay không.

Like every good financial institution, the World Bank is hedging its bets on this front. With the government already coming under pressure from some companies to reduce interest rates, which it has hiked to as much as 14 percent, Mishra warned that it must not “prematurely declare victory” in the battle for macro-economic stability.

Như mọi tổ chức tài chính tốt, Ngân hàng Thế giới đang đánh cược vào mặt trận này. Với việc chính phủ đang bị các công ty áp lực phải giảm lãi suất, vốn đã lên cao đến mức 14 phần trăm, Mishra cảnh báo rằng chính phủ phải "không được tuyên bố chiến thắng quá sớm" trong cuộc chiến đấu cho sự ổn định của nền kinh tế vĩ mô.

He also urged the government to do more to rein in the state investment budget, to show concrete progress on the reform of state-owned enterprises and improve communications with the market.


Ông cũng kêu gọi chính phủ phải hành động nhiều hơn để kiềm chế được trong ngân sách đầu tư nhà nước, để biểu hiện tiến bộ cụ thể trong cải cách doanh nghiệp nhà nước và cải thiện sự giao tiếp với thị trường.

Few analysts would disagree that these measures are vital if Vietnam is finally to tame inflation and restore medium-term confidence in the sickly dong. But cutting spending and reining in the powerful SOEs are political challenges rather than economic ones.

Một số ít các nhà phân tích sẽ không đồng ý rằng các biện pháp này là quan trọng sống còn nếu cuối cùng Việt Nam có thể chế ngự được lạm phát và khôi phục lòng tin của tiền đồng yếu kém. Nhưng việc cắt giảm chi tiêu và mạnh mẽ kiềm chế các doanh nghiệp quốc doanh là những thách thức về chính trị hơn là về kinh tế.

And progress on many key reforms has been held up while Communist-ruled Vietnam has been going through its protracted process of political renewal. The new government will not be confirmed until late July/early August, when the recently-elected National Assembly approves it, over a year after the jockeying for position began in earnest.

Và trong khi đất nước Việt Nam do cộng sản cai trị trải qua tiến trình đổi mới chính trị kéo dài, tiến bộ trong nhiều cải cách quan trọng đã bị đình trệ. Trong khi chờ đợi quyết định của Quốc hội vừa được bầu chọn, cho đến cuối tháng Bảy, đầu tháng Tám vẫn chưa xác định được một chính phủ mới, hơn một năm sau khi bắt đầu một cuộc đấu đá tranh giành chức vụ căng thẳng.

A number of investors have told beyondbrics that, once the new team of ministers is finally in place, they expect to see action on a range of important issues from improvements to the illiquid stock market to the debt default at Vinashin, a troubled state-owned shipbuilder. Critics say this is little more than wishful thinking.


Một số nhà đầu tư đã nói với trang mạng Beyondbrics rằng, một khi đội ngũ mới của các Bộ trưởng được thành hình, họ muốn nhìn thấy hành động cụ thể về một loạt các vấn đề quan trọng từ những cải tiến thị trường chứng khoán tiêu cực đến việc không trả được nợ của công ty đóng tàu quốc doanh Vinashin. Giới chỉ trích cho rằng điều này chẳng hơn một mơ ước hão huyền.

Even if the government, led by Nguyen Tan Dung, the prime minister, can muster the political will to force through key reforms, Vietnam is unlikely to return to the 7 per cent plus levels of annual GDP growth it experienced before the global financial crisis, Mishra warned.

Ông Mishra cảnh báo rằng, ngay cả khi chính phủ, do thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cầm đầu, có thể tập hợp được ý chí chính trị để thúa đẩy thông qua những cải cách quan trọng, Việt Nam vẫn khó có thể trở lại được mức tăng trưởng GDP hàng năm trên 7 phần trăm mà đất nước này từng đạt được trước cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu.


He expects GDP growth to come in at the bottom end of the government’s 6 percent-6.5 percent range this year and to improve slightly in 2012.


Ông hy vọng tăng trưởng GDP sẽ đạt được mức cao nhất của 6 đến 6.5 % của chính phủ trong năm nay và sẽ tăng lên đôi chút vào năm 2012.

But, after moving from boom to bust to boom to bust in less than five years, most investors and citizens would doubtless appreciate some boring, old stability.

Tuy nhiên, sau khi trải qua hết bùng nổ đến vỡ nợ, rồi vỡ nợ đến bùng nổ và lại phá sản trong vòng chưa đầy năm năm, không nghi ngờ gì là hầu hết các nhà đầu tư và người dân sẽ chỉ nhìn thấy một số ngoan cố và nhàm chán cũ.



Translated by Lê Quốc Tuấn


http://blogs.ft.com/beyond-brics/2011/06/02/worst-is-over-for-vietnam-says-world-bank/