MENU

BILINGUAL BLOG – BLOG SONG NGỮ ANH VIỆT SHARE KNOWLEGE AND IMPROVE LANGUAGE

--------------------------- TÌM KIẾM TRÊN BLOG NÀY BẰNG GOOGLE SEARCH ----------------------------

TXT-TO-SPEECH – PHẦN MỀM ĐỌC VĂN BẢN

Click phải, chọn open link in New tab, chọn ngôn ngữ trên giao diện mới, dán văn bản vào và Click SAY – văn bản sẽ được đọc với các thứ tiếng theo hai giọng nam và nữ (chọn male/female)

- HOME - VỀ TRANG ĐẦU

CONN'S CURENT THERAPY 2016 - ANH-VIỆT

150 ECG - 150 ĐTĐ - HAMPTON - 4th ED.

VISUAL DIAGNOSIS IN THE NEWBORN

Tuesday, June 12, 2012

Vietnam's Gold Habit Weighs Down Dong Thói quen sắm vàng của Việt Nam kéo tiền đồng đi xuống



Vietnam's Gold Habit Weighs Down Dong
Thói quen sắm vàng của Việt Nam kéo tiền đồng đi xuống

Tim Johnson,  Financial Times
Tim Johnson,  Financial Times


"Per income dollar, Vietnamese consume more gold than anyone else on earth."

Tính theo mỗi đô la thu nhập, Việt Nam tiêu thụ vàng nhiều hơn bất cứ nơi nào khác trên trái đất.
Buying 500 Vietnamese taels of gold, a large but not exceptional purchase equivalent to a little under 19 kg., takes more than 2.5 times that weight in local bank notes.

Khi mua 500 lượng vàng Việt Nam, tuy là một số lượng lớn nhưng không bất thường tương đương dưới 19 ký lô, nhưng số tiền đồng dùng để trả cũng nặng gấp 2,5 lần.


For purchases of that size, Hanoi Gold Dealer Bao Tin Minh Chau offers complimentary armored car service and home deliveries.


Với những thương vụ cỡ này, tiệm vàng Bảo Tín Minh Châu ở Hà Nội sẽ cung cấp xe bọc thép miễn phí giao tận nhà.

Per dollar of income, the Vietnamese consume more gold on average than anyone else on earth—in 2009, more than twice as much as Indians, 10 times as much as Chinese and 44 times as much as Americans, according to World Gold Council (WGC) data.

Với thu nhập tính theo Mỹ kim, trung bình người Việt tiêu thụ vàng nhiều hơn bất cứ ai trên trái đất này: năm 2009 họ đã mua gấp đôi người Ấn, gấp 10 lần người Trung Quốc và gấp 44 lần người Mỹ, theo thông tin của Hội đồng Vàng Thế giới.

This heavy habit is creating concerns in the corridors of power by contributing to the country's chronic trade deficit, as most gold is imported. This in turn adds to pressure on the dong, Vietnam's currency.

Thói quen sâu nặng này đang tạo ra những quan ngại đối với giới lãnh đạo vì đã góp phần vào nạn thâm thủng mậu dịch kinh niên của quốc gia này vì đa phần vàng đều được nhập khẩu. Việc này làm tăng thêm áp lực đối với tiền đồng Việt Nam.


The WGC estimates that Vietnam's net imports of gold were worth $2.3 billion last year, or more than 20% of the country's current account deficit. At the official exchange rate, the dong has lost almost 11% of its value against the dollar since the beginning of 2009, though it has become more stable over the past few months and the black market rate indicates that it would fall still further if the currency was allowed to float freely.

Hội đồng Vàng Thế giới ước tính tổng số thực của vàng được nhập khẩu của Việt Nam trị giá 2,3 tỉ Mỹ kim trong năm ngoái, chiếm hơn 20 phần trăm tỉ lệ thâm thủng mậu dịch quốc gia hiện nay. Theo tỉ giá trao đổi chính thức, tiền đồng đã mất gần 11 phần trăm giá trị so với đồng Mỹ kim kể từ cuối năm ngoái, mặc dù nó đã trở nên ổn định hơn trong hai tháng vừa qua và tỉ giá chợ đen cho thấy rằng nó sẽ suy giảm thêm nếu không được tự do thả nổi.


"People want to invest in gold because they believe that the dong is overvalued," says Do Xuan Quynh, a manager at Bao Tin Minh Chau.


"Người dân thích đầu tư vàng vì họ tin rằng tiền đồng được đánh giá quá cao," Đỗ Xuân Quỳnh, một quản trị viên của Bảo Tín Minh Châu nói.


Gold demand dropped by 37% in 2009, partly as a result of the global slowdown and as investors sold off holdings into a rising market. But Do believes that as the economy recovers, gold consumption could grow as much as 50% this year.

Nhu cầu về vàng giảm 37 phần trăm trong năm 2009, một phần là do kết quả của sự suy giảm toàn cầu và vì các nhà đầu tư đã bán đi những cổ phần khi thị trường tăng cao. Nhưng ông Đỗ tin rằng khi kinh tế được phục hồi, việc tiêu thụ vàng sẽ tăng đến 50 phần trăm trong năm nay.


"Demand is still growing because people don't believe in any other channel of investment," Do says.

"Nhu cầu vẫn tăng cao vì mọi người không tin tưởng vào những hình thức đầu tư khác," ông Đỗ nói.


Speculative and largely unregulated margin trading in gold grew so rapidly – trading volumes fluctuated between $1bn and $1.5bn a day late last year, as opposed to $200m-$500m a day on the dollar foreign exchange market – that the government stepped in at the end of last year and ordered gold trading floors to close.

Hiện tượng đầu cơ và giới hạn trao đổi vàng phần đông không được qui định đã tăng vụt - khối lượng giao dịch giao động từ 1 tỉ đến 1,5 tỉ Mỹ kim mỗi ngày vào cuối năm ngoái, so với khoảng 200 đến 500 triệu Mỹ kim mỗi ngày trên thị trường ngoại hối với đồng Mỹ kim - đến nỗi chính quyền phải can thiệp vào cuối năm và ra lệnh đóng cửa các sàn vàng.


The feeding frenzy on the trading floors is symptomatic of a country where gold holds a unique emotional and economic significance.


Việc mua bán mạnh mẽ trên sàn trao đổi là một triệu chứng của một quốc gia nơi vàng mang một giá trị quan trọng về tình cảm lẫn kinh tế.


Houses are frequently priced in gold, jewellers have illuminated signs displaying buy and sell rates on their walls – bangles and chains are sold by weight, with little if any premium for the jewellers art – and there are an astonishing number of streetside shops in Hanoi and Ho Chi Minh City selling safes.


Nhà cửa thường được trị giá bằng vàng, các tiệm nữ trang treo những bảng hiệu đăng tỉ giá mua bán sáng rực trên tường - vòng lắc và dây chuyền được bán theo trọng lượng và tài nghệ của người thợ kim hoàn chẳng được tính đến - và tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, con số các cửa hiệu bán két sắt nhiều đến kinh ngạc.


In the run up to Tet, the Vietnamese new year which fell in February and is a time of traditional spending, Saigon Jewellery, the state-owned goldsmith that controls 40 per cent of the market, released 30,000 taels of gold a day (1,120kg) to satisfy demand.

Khi gần đến ngày lễ Tết năm mới của người Việt vào tháng Hai, cũng là thời điểm mua sắm theo truyền thống, Công ty Vàng bạc Đá quý Sài Gòn, một hiệu vàng của nhà nước kiểm soát khoảng 40 phần trăm thị trường, đã tung ra 30 nghìn lượng vàng mỗi ngày (1.120kg) để thoả mãn nhu cầu.


Gold is effectively a parallel currency, says Scott Robertson, a senior economist with Dragon Capital in Ho Chi Minh. “It is a form of savings, people transact in it and it earns interest on deposit,” he says.


Vàng là một loại tiền tệ song song đầy hiệu lực, Scott Robertson kinh tế gia hàng đầu của Dragon Capital tại Thành phố Hồ Chí Minh nói. "Nó là một dạng thức tiết kiệm, người ta trao đổi nó và nó tạo ra tiền lãi khi ký gửi," ông nói.

Many Vietnamese banks were offering 4.5 per cent interest by weight on gold deposits last year, 300 basis points above the rate they were offering for dollar deposits, and banks took in some $3bn worth of gold deposits in 2009, more than double what they held the previous year.

Nhiều ngân hàng Việt Nam năm ngoái đã đưa ra tỉ giá lãi 4,5 phần trăm theo trọng lượng vàng ký gửi, hơn 300 điểm so với tỉ giá ký gửi bằng Mỹ kim, và các ngân hàng đã thu nhận khoảng 3 tỉ Mỹ kim giá trị vàng ký gửi trong năm 2009, tăng hơn gấp đôi lượng vàng một năm trước đó.


There are no accurate surveys as to how much gold Vietnamese hold, but Mr Robertson estimates that “street gold”, sums held outside the banking system, amounts to about $30bn, or 29 per cent of gross domestic product, and more than triple the volume of “street dollars”.

Không có một thống kê chính xác rằng người Việt giữ bao nhiêu vàng, nhưng ông Robertson ước đoán rằng "vàng trôi nổi", tức số lượng vàng nằm ngoài hệ thống ngân hàng, chiếm khoảng 30 tỉ Mỹ kim, hoặc 29 phần trăm tổng sản phẩm nội địa, và hơn ba lần số lượng đồng "Mỹ kim trôi nổi".


The wars and vast political upheavals that have ripped across Vietnamese society over the past six decades created a disposition toward assets that are liquid, portable and hold their value independent of bureaucrats, Mr Robertson says.

Những cuộc chiến tranh và những thay đổi chính trị lớn xâu xé xã hội Việt Nam trong suốt sáu thập niên đã tạo ra sự ưa chuộng đối với những tài sản lưu động, uyển chuyển và giữ vững giá trị độc lập với các chính thể, ông Robertson nói.




But he also says that Vietnamese investors have become expert hedgers of their currency and of equity risks. He points out that there was a huge spike in gold imports in mid-2008, just before the world stumbled into the financial crisis, although he declines to say whether he thought the move was driven by good luck or good judgment.


Nhưng ông cũng nói rằng những nhà đầu tư người Việt đã trở thành những chuyên gia bảo hiểm đối với tiền đồng và những hiểm nguy về cổ phần. Ông chỉ ra rằng đã có một nhảy vọt về vàng nhập khẩu vào giữa năm 2008, ngay trước khi thế giới rơi vào cơn khủng hoảng tài chính, mặc dù ông từ chối trả lời rằng có phải ông cho là việc này xảy ra là do may mắn hay một tính toán giỏi.
Dollars are popular, but have a number of shortcomings. Many Vietnamese have lingering memories of January 1996, when the US Treasury introduced new $100 bills and local currency dealers began refusing to accept older bills at par.

Đồng Mỹ kim được ưa chuộng, nhưng cũng có những nhược điểm của nó. Nhiều người Việt vẫn còn mang những kỷ niệm của tháng Giêng năm 1996, khi Ngân khố Hoa Kỳ phát hành tờ 100 Mỹ kim mới và các dịch vụ ngoại hối trong nước đã từ chối thu mua tờ tiền cũ với giá tương đương.


That is not the only problem. “Dollars fall apart in a highly humid environment. They go off,” says Mr Robertson.
Đây không phải là vấn đề duy nhất. "Tờ Đô-la dễ bị phân huỷ trong môi trường ẩm thấp. Chúng bị vữa ra," ông Robertson nói.




Translated by Diên Vỹ


http://www.theaureport.com/pub/na/6579

Vietnam: The new China? Việt Nam: một Trung Quốc mới?



Vietnam: The new China?

Việt Nam: một Trung Quốc mới?

Andrew Stevens, CNN
Andrew Stevens, CNN


It’s been more than a decade since I was last in Ho Chi Minh City.  The city then was dusty, noisy, frantic and, well, disorganized – a lot of energy but not a lot of focus.

Đã hơn một thập niên qua kể từ lần cuối tôi đến thành phố Hồ Chí Minh. Dạo ấy thành phố này đầy bụi bặm, ồn ào, náo nhiệt và đương nhiên, vô tổ chức - rất nhiều sinh lực nhưng chẳng có trọng tâm.

But there are very few cities in Asia that you can return to after 10-year absence and expect things to be the same (except, perhaps, for Yangon and Colombo). Ho Chi Minh in 2010 is booming. The familiar landmarks are still there but this city is spreading - upwards and outwards.

Nhưng có rất ít thành phố ở châu Á nơi bạn có thể quay lại sau 10 năm vắng mặt và mong đợi rằng mọi thứ vẫn như xưa (có lẽ ngoại trừ Yangon và Columbo [Sri Lanka]). Hồ Chí Minh đang bùng nổ vào năm 2010. Những khung cảnh quen thuộc vẫn còn đấy nhưng thành phố đang trải rộng thêm - lên trên và ra ngoài.


This is what 10 years of an average annual growth of 7 percent looks like: The streets are even more clogged with motorbikes but now compete with a stream of Toyotas, Kias and Fords. The city center is clean - the dust in the air now is from building sites rather than badly-paved roads. (From my hotel room looking across the bustling Saigon River I can see perhaps 20 cranes perched on top of semi-completed high-rises.)


Đây là những gì trông thấy được sự tăng trưởng 7 phần trăm hằng năm: Những đường phố càng chật chội hơn với xe gắn máy nhưng giờ đây chúng chen lấn với dòng xe Toyota, Kia và Ford. Trung tâm thành phố thì sạch sẽ hơn - giờ đây bụi bặm trong không trung là từ các công trường xây dựng chứ không phải từ những con đường đắp tồi. (Từ khách sạn của mình nhìn xuống dòng sông Sài Gòn rộn rã, tôi có thể thấy được khoảng 20 chú cò đậu trên mái của những khối nhà cao đang xây dở.)


The brand name stores are starting to appear although still – some would say thankfully –no sign of McDonald’s.


Những cửa tiệm bán hàng hiệu đã bắt đầu xuất hiện mặc dù - một số người có thể cám ơn trời - chưa thấy bóng dáng của McDonald's.


To say Vietnam is open for business is an understatement – and this Southeast Asian growing powerhouse is deadly serious about drawing foreign business.


Nói rằng Việt Nam đang mở cửa làm ăn thì không đúng mức - và quốc gia hùng cường đang phát triển của Đông nam Á đang thật sự muốn lôi kéo các doanh nghiệp nước ngoài.


The World Economic Forum’s East Asia meeting chose Ho Chi Minh City (or Saigon, if you prefer) for its first event in a true emerging market. Organizers were expecting about 250 to 300 business people this week, but more than 400 came from across the world.


Diễn đàn Kinh tế Thế giới Đông Á chọn Thành phố Hồ Chí Minh (hoặc bạn muốn gọi là Sài Gòn cũng được) để mở màn hoạt động đầu tiên của mình trong một thị trường thật sự đi lên. Các nhà tổ chức dự đoán từ 250 đến 300 doanh nhân đến vào tuần này, nhưng có hơn 400 người đã đến từ khắp thế giới.


The government is out in force too. Prime Minister Nguyen Tan Dung is everywhere, chatting up the opportunities. He wants Vietnam to be Asia’s manufacturing base of choice after China.


Chính quyền cũng đã ra quân, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng có mặt khắp mọi nơi để giới thiệu những cơ hội đầu tư. Ông muốn Việt Nam trở thành nơi được chọn làm cơ sở sản xuất của châu Á sau Trung Quốc.


It’s a tall order, and at the moment Vietnam is seen as a production base for lower value-added goods like textiles, furniture or footwear.


Đây là một nhiệm vụ khó khăn, và vào thời điểm này Việt Nam được xem như là một cơ sở sản xuất các mặt hàng kém giá trị như may mặc, bàn ghế hoặc giày dép.


But times are changing. Samsung and Canon are both investing heavily in electronics manufacturing and service bases. Most of the big Asian carmakers as well as Ford are producing for the local market with an eye on exports later down the line.


Nhưng thời gian đã thay đổi. Samsung và Canon đều đang đầu tư mạnh mẽ vào sản xuất hàng điện tử và những cơ sở dịch vụ. Đa số những nhà sản xuất xe châu Á cũng như Ford đang sản xuất cho thị trường trong nước đồng thời cũng nhắm vào việc xuất khẩu trong tương lai.


I met Tom Schneider, a German businessman who has just outlaid $12 million to build a tanning factory at an industrial park on the outskirts of Ho Chi Minh City.


Tôi đã gặp Tom Schneider, một thương gia người Đức, người vừa chi 12 triệu Mỹ kim để xây dựng một nhà máy thuộc gia tại một khu công nghiệp ở ngoại ô Thành phố Hồ Chí Minh.

Forthright and ebullient, Schneider’s built eight factories in Asia in the past 16 years. In Vietnam it took him just 22 months, from finding the land, building the factory, and training the workforce – his fastest project anywhere.


Một người quả quyết và sôi nổi, Schneider đã xây tám nhà máy tại châu Á trong 16 năm qua. Tại Việt Nam, ông chỉ tốn 22 tháng, từ khi đi tìm đất, xây dựng nhà máy cho đến việc huấn luyện nhân công - đây là dự án nhanh nhất của ông so với những nơi khác.


He now produces 80,000 hides a month, enough for about 1.5 million pairs of shoes. Timberland is his biggest customer.


Hiện nay ông sản xuất 80.000 tấm da mỗi tháng, đủ cho khoảng 1,5 triệu đôi giày. Hiệu Timberland là khách hàng lớn nhất của ông.


And he’s quick to point out that although tanning is “environmentally hostile” his new plant is greener than his existing plant in China, which has received a silver medal standard for environmental protection from Timberland.


Và ông nhanh chóng chỉ ra rằng mặc dù thuộc da là một nghành "kẻ thù của môi trường", nhà máy mới hiện nay thì xanh hơn nhà máy khác của ông ở Trung Quốc, vốn đã nhận được huy chương bạc về tiêu chuẩn bảo vệ môi trường từ Timberland.


So why move to Vietnam?  It’s cheaper. Labor costs are about 60 percent of China’s although senior management is still more expensive. The country is close to many of his key customers, and there’s little state intervention, as long he observes workplace and environmental standards.


Thế thì tại sao phải chuyển sang Việt Nam? Vì rẻ hơn. Giá công lao động ở đây vào khoảng 60 phần trăm so với Trung Quốc mặc dù lương cho các vị trí quản lý cao cấp thì vẫn quá cao. Quốc gia này nằm gần nhiều khách hàng chủ chốt của ông, và chính quyền không can thiệp nhiều, miễn là ông chấp hành các tiêu chuẩn lao động và môi trường.


And in the long run, Vietnam has key access to a vast and cheap labor pool across the borders of Cambodia and Laos.


Về lâu dài, Việt Nam có lối vào khu vực nhân công rẻ và dồi dào phía bên kia biên giới Cambodia và Lào.


It’s not all upside. Transport links are still – as Tom describes – at the same level as China in 1988. And the law is still open to interpretation (nearly all big foreign investors insist in any contract on having litigation settled in an offshore court).


Không phải mọi việc đều tốt đẹp cả. Các trục giao thông vẫn - theo lời kể của Tom - nằm ở mức độ của Trung Quốc trong năm 1988. Và luật lệ vẫn còn mập mờ (hầu như tất cả các nhà đầu tư lớn nước ngoài đều yêu cầu các khiếu nại hợp đồng phải được xét xử ở toà án ngoại quốc).


Foreign investment is coming. In 2008 about $70 billion was committed to Vietnam, up more than threefold from five years year. It’s fallen back to $20 billion last year. Not surprising, though, given the global economic picture.


Đầu tư nước ngoài đang đổ vào. Trong năm 2008 có khoảng 70 tỉ Mỹ kim được ký kết cho Việt Nam, hơn gấp ba lần trong năm năm vừa qua. Con số này giảm xuống còn 20 tỉ Mỹ kim vào năm ngoái. Không gì ngạc nhiên nếu đặt trong hoàn cảnh kinh tế toàn cầu.


I asked the Prime Minister how he would describe Vietnam’s economic model.

Tôi hỏi ngài Thủ tướng rằng ông giải thích như thế nào về kiểu mẫu kinh tế Việt Nam.

Vietnam, he replied, is a socialist system embracing capitalism. Helping the poor get out of poverty through foreign investment is key to his planning, he says.

Việt Nam, ông trả lời, là một hệ thống xã hội chủ nghĩa đi theo đường lối tư bản. Giúp người nghèo thoát khỏi đói nghèo qua đầu tư nước ngoài là điểm mấu chốt trong kế hoạch của ông, ông nói.

Like China, Vietnam’s government looks long-term. And like China, it appears to be achieving its economic goals.
Giống như Trung Quốc, chính phủ Việt Nam nhìn về hướng lâu dài. Và giống như Trung Quốc, dường như họ đang đạt được những mục tiêu kinh tế của mình.




Translated by Diên Vỹ


http://business.blogs.cnn.com/2010/06/09/vietnam-the-new-china/