MENU

BILINGUAL BLOG – BLOG SONG NGỮ ANH VIỆT SHARE KNOWLEGE AND IMPROVE LANGUAGE

--------------------------- TÌM KIẾM TRÊN BLOG NÀY BẰNG GOOGLE SEARCH ----------------------------

TXT-TO-SPEECH – PHẦN MỀM ĐỌC VĂN BẢN

Click phải, chọn open link in New tab, chọn ngôn ngữ trên giao diện mới, dán văn bản vào và Click SAY – văn bản sẽ được đọc với các thứ tiếng theo hai giọng nam và nữ (chọn male/female)

- HOME - VỀ TRANG ĐẦU

CONN'S CURENT THERAPY 2016 - ANH-VIỆT

150 ECG - 150 ĐTĐ - HAMPTON - 4th ED.

VISUAL DIAGNOSIS IN THE NEWBORN

Tuesday, May 22, 2012

US wants legally binding code of conduct in West Philippine Sea row Mỹ muốn bộ quy tắc ràng buộc ở Biển Đông



US wants legally binding code of conduct in West Philippine Sea row

Mỹ muốn bộ quy tắc ràng buộc ở Biển Đông

By MICHAELA DEL CALLAR
May 22, 2012

MICHAELA DEL CALLAR
May 22/5/2012
The United States on Tuesday renewed its call for the crafting of a legally-binding code of conduct in the disputed West Philippine Sea (also called South China Sea) amid the ongoing naval standoff between the Philippines and China at the Panatag (Scarborough) Shoal.

Mỹ nhắc lại lời kêu gọi về một bộ quy tắc hành xử có tính ràng buộc pháp lý tại khu vực tranh chấp Biển Đông giữa lúc bế tắc Philippines - Trung Quốc tại bãi cạn Scarborough chưa chấm dứt.

Joseph Yousang Yun, State Department Principal Deputy Assistant on Security for East Asia and the Pacific, said this was conveyed by the US to senior officials of Association of South East Asian Nations (ASEAN) in Manila as both sides discussed wide-raging bilateral and regional issues that included maritime security and the West Philippine Sea.

Joseph Yun, phó trợ lý ngoại trưởng Mỹ về An ninh Đông Á và Thái Bình Dương nói, điều này đã được Mỹ đề cập với các quan chức cấp cao ASEAN tại Manila khi cả hai thảo luận về những vấn đề hợp tác song phương và khu vực bao gồm cả an ninh hàng hải và Biển Đông.

A code of conduct among Asian nations with overlapping claims to the resource-rich sea, Yun said, would help ease tensions in the area.

Một bộ quy tắc hành xử giữa các quốc gia châu Á có tuyên bố chủ quyền chồng lấn với vùng biển giàu tài nguyên sẽ góp phần xoa dịu căng thẳng trong khu vực, Yun cho biết.

“As far as the US is concerned, we stated that we very much look forward to ASEAN and China working on the code of conduct which I think will be helpful for everyone,” Yun, Washington’s representative to the 25th ASEAN-US Dialogue,  told reporters.

“Chúng tôi rất quan tâm và chờ đón ASEAN - Trung Quốc cùng làm việc về bộ quy tắc hành xử mà tôi nghĩ sẽ có ích cho tất cả mọi người” ông Yun - đại diện của Washington tham dự Đối thoại ASEAN - Mỹ lần thứ 25 nói với các phóng viên.

Yun said the impasse between the Philippines and China at Panatag Shoal was not discussed in the meeting but noted that both sides hoped for a peaceful resolution to any disputes and agreed to work together towards regional stability.

Theo phó trợ lý Ngoại trưởng Mỹ, vụ đụng độ giữa Philippines và Trung Quốc tại bãi cạn không được thảo luận trong đối thoại nhưng ông Yun nhấn mạnh rằng, cả hai bên đều hy vọng cho một giải pháp hòa bình với bất kỳ tranh chấp nào và nhất trí làm việc với nhau hướng tới ổn định khu vực.

Competing claims to the vast waters, believed to be sitting atop vast oil and gas deposits, by the Philippines, China, Malaysia, Vietnam, Brunei and Taiwan, have sparked violent confrontations in the past, sparking fears it could be Asia’s next potential flashpoint for war.

Trong quá khứ, tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông - vùng biển được tin là giàu trữ lượng dầu khí giữa Trung Quốc và một số quốc gia Đông Nam Á đôi khi đã bùng nổ thành xung đột. Hiện tại, giới phân tích quan ngại rằng, nó có thể là "điểm hỏa" cho một xung đột khác ở châu Á.

China claims the West Philippine Sea (South China Sea) nearly in its entirety, including areas that overlap with the Philippines' territorial waters.

Trung Quốc đưa ra khẳng định chủ quyền với hầu như toàn bộ Biển Đông kể cả những khu vực sát cạnh bờ biển nước khác.


US national interest

Lợi ích Quốc gia của Mỹ
The US is not a party to the territorial row but has declared that it is in its national interest to ensure that the conflicts are resolved peacefully.

Mỹ không phải là một bên trong cuộc tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông nhưng tuyên bố rằng, họ có lợi ích quốc gia trong việc đảm bảo rằng, xung đột sẽ được giải quyết một cách hòa bình.

Washington also said it wants to ensure the freedom of navigation in the West Philippine Sea amid the territorial problem.

Washington cũng nhiều lần tuyên bố muốn đảm bảo tự do hàng hải ở Biển Đông.
Beijing warned the US to stay away from the disputes, which it described as an Asian issue that should not involve outsiders like Washington.

Trong khi đó, Bắc Kinh đã cảnh báo Mỹ nên tránh xa tranh chấp, nhấn mạnh đây là vấn đề châu Á và không nên có sự can thiệp của phía bên ngoài như Washington.

A 2002 agreement signed between ASEAN and China calls on all claimants to exercise restraint and stop new occupation in the disputed area.


Năm 2002, một thỏa thuận được ký kết giữa ASEAN và Trung Quốc kêu gọi tất cả các bên tuyên bố chủ quyền thực hiện sự kiềm chế và không có những hành động chiếm giữ mới ở khu vực tranh chấp Biển Đông.

However, its non-binding nature and lack of provision to sanction misbehaving claimants, renders the accord useless against aggression.

Tuy nhiên, thỏa thuận này không mang tính ràng buộc và thiếu biện pháp trừng phạt áp dụng cho bên vi phạm. Vì thế, giới phân tích cho rằng, thỏa thuận ấy là vô ích trong khả năng chống lại các hành vi gây hấn, xâm lược.

The Philippines and China have been locked in a maritime standoff at the Panatag Shoal since April 10, one of the largest territorial crisis in the West Philippine Sea in recent years. 

Cuộc đụng độ giữa Philippines và Trung Quốc tại bãi cạn Scarborough bắt đầu từ 10/4. Đây là một trong những cuộc khủng hoảng lãnh thổ lớn nhất xảy ra ở Biển Đông trong những năm gần đây.
It erupted when Philippine authorities spotted several Chinese fishermen in the shoal, which Manila said is part of its territory. The Philippines was about the arrest the fishermen but was prevented by two Chinese patrol ships.

Sự việc nổ ra khi nhà chức trách Philippines phát hiện một số ngư dân Trung Quốc trong bãi cạn mà Manila cho là một phần của lãnh thổ nước mình. Philippines bắt giữ  số ngư dân này, nhưng đã bị ngăn cản bởi hai tàu tuần tra của Trung Quốc.
RSJ, GMA News



http://www.gmanetwork.com/news/story/259040/news/nation/us-wants-legally-binding-code-of-conduct-in-west-philippine-sea-row

Elite Asian students cheat like mad on US college applications Học sinh ưu tú châu Á gian lận như điên để vào các trường đại học Hoa Kỳ




Elite Asian students cheat like mad on US college applications

Học sinh ưu tú châu Á gian lận như điên để vào các trường đại học Hoa Kỳ

Patrick Winn - Global Post
Patrick Winn - Global Post
January 4, 2012

04.01.2012
BANGKOK, Thailand — From sleep to social lives, there is little Asia’s most upwardly mobile students won’t sacrifice for education. Though they belong to the so-called “Asian Century,” American colleges remain the premier destination for the elite from Shanghai to Singapore to Seoul.

BANGKOK, Thailand — Từ giấc ngủ cho đến cuộc sống ngoài đời, chẳng việc gì mà những học sinh vô cùng năng động ở châu Á không hi sinh vì việc học. Mặc dù họ nằm trong thời đại gọi là “Thế kỷ châu Á”, những đại học Mỹ vẫn là địa điểm lý tưởng cho giới học sinh tiên tiến từ Thượng Hải đến Singapore hoặc Seoul.

The path to US college acceptance, however, increasingly compels students to sacrifice their integrity. For the right price, unscrupulous college prep agencies offer ghostwritten essays in flawless English, fake awards, manipulated transcripts and even whiz kids for hire who’ll pose as the applicant for SAT exams.

Tuy nhiên, con đường được nhận vào đại học Mỹ ngày càng thúc hối những học sinh này hi sinh nhân cách của mình. Với đúng giá, những công ty dịch vụ vào đại học vô lương tâm sẽ cung cấp những bài văn viết hộ bằng một thứ tiếng Anh nhuần nhuyễn, bằng khen giả, sửa học bạ và thậm chí những thần đồng chuyên thi mướn trong những kỳ sát hạch SAT.


“Oh my God, they can do everything for you,” said Nok, 17-year-old Thai senior in her final year at a private Bangkok high school. (She asked GlobalPost to alter her name for this article.) “They can take the SAT for you, no problem. Most students don’t really think it’s wrong.”

“Trời ơi, họ có thể làm hộ cho bạn bất cứ việc gì,” Nok, 17 tuổi, một học sinh lớp 12 tại một trường trung học tư ở Bangkok nói. (Cô đã yêu cầu Global Post thay đổi tên của mình trong bài báo.) “Họ có thể thi hộ SAT cho bạn, không sao cả. Đa số học sinh đều cho rằng chẳng có gì sai trái cả.”

Among Asian high society, and particularly in China, parents’ obsession with sending their offspring to US colleges has given rise to a lucrative trade of application brokers. Depending the degree of assistance, families can expect to pay between $5,000 and $15,000.

Trong xã hội thượng lưu ở châu Á, và đặc biệt tại Trung Quốc, việc cha mẹ một mực gửi con cái theo học các trường đại học Mỹ đã giúp tăng cao dịch vụ giao dịch hồ sơ. Tuỳ theo mức độ trợ giúp, các gia đình phải trả từ 5 nghìn đến 15 nghìn Mỹ kim.

“The parent says, ‘My kid needs this GPA but, frankly, his scores aren’t that strong.’ Then the unscrupulous agent says ‘Don’t worry. We’ll figure that out,’” said Tom Melcher, chairman of Zinch China and author of a Chinese-language book on choosing American colleges.

“Các bậc cha mẹ nói ‘Con tôi cần mức điểm trung bình này nhưng nói thẳng điểm của nó không tốt lắm.’ Rồi kẻ môi giới vô lương tâm nói ‘Đừng lo. Chúng tôi sẽ có cách,” Topm Melcher, giám đốc của Zinch China và tác giả của cuốn sách viết bằng tiếng Trung về cách lựa chọn các trường đại học Mỹ.

A 250-student survey by Zinch China, a Beijing wing of the California-based Zinch education consultancy, suggests college application fraud among Chinese students is extremely pervasive. According to the survey, roughly 90 percent of recommendation letters to foreign colleges are faked, 70 percent of college essays are ghostwritten and 50 percent of high school transcripts are falsified.

Một cuộc thăm dò với 250 học sinh được tiến hành bởi Zinch China, một chi nhánh ở Bắc Kinh của cơ quan tư vấn giáo dục Zinch ở California cho thấy hồ sơ giả mạo xin vào đại học của học sinh Trung Quốc thì cực kỳ phổ biến. Theo cuộc thăm dò, có khoảng 90% những thư giới thiệu đến các trường đại học nước ngoài là giả, 70% bài văn xin nhập học là được viết hộ và 50% học bạ trung học đã được giả mạo.

“For the right price,” Melcher said, “the agent will either fabricate it or work with the school to get a different transcript issued.” Admission into a top 10 or top 30 school, as defined by the US News & World Report, can bring a $3,000 to $10,000 bonus for the agent, he said. The magazine, Melcher said, is commonly confused in China for an official government publication.


“Với đúng giá,” Melcher nói, “người môi giới sẽ giả mạo hoặc làm việc với nhà trường để có một học bạ khác.” Việc nhận vào một trường top 10 hoặc top 30, theo như định nghĩa của tờ US News & World Report, có thể đem đến món tiền thưởng từ 3 nghìn đến 5 nghìn Mỹ kim cho người môi giới, ông nói. Melcher nói các quan chức chính quyền ở Trung Quốc thường xuyên nhầm lẫn tờ báo này với một báo cáo chính thức của chính phủ Hoa Kỳ.

Demand for such agents is high and getting higher. Rapid economic growth across China and other parts of Asia has sparked an explosion in foreign students hoping to secure their ascent with a Western diploma.

Nhu cầu về những người môi giới này ngày càng cao. Việc tăng trưởng kinh tế nhanh chóng trên khắp Trung Quốc và những nơi khác ở châu Á đã tạo ra một sự bùng nổ về việc học sinh nước ngoài hi vọng được thăng tiến với một bằng đại học từ phương Tây.


Chinese citizens currently account for more than one in five foreign students studying at US colleges. Nearly 158,000 Chinese students are enrolled at any given time, a full 300 percent jump over mid-1990s numbers, according to the Institute of International Education.

Công dân Trung Quốc hiện nay chiếm hơn một trong năm học sinh nước ngoài đang theo học tại các đại học Mỹ. Gần 158 nghìn sinh viên Trung Quốc đang theo học vào bất kỳ thời điểm nào, tăng đến 300% so với con số vào giữa những năm 1990, theo Học viện Giáo dục Quốc tế.

Chinese, Indian and South Korean students comprise roughly half of America’s foreign college student population. Vietnam has sent 13 percent more students to the US within the last year, and Malaysia has added 8 percent, the institute reports.

Sinh viên Trung Quốc, Ấn Độ và Nam Hàn chiếm gần phân nửa dân số sinh viên ngoại quốc. Việt Nam đã gửi hơn 13% du học sinh đến Hoa Kỳ chỉ trong năm ngoái, và Malaysia đã đưa thêm 8%, học viện này cho biết.

But many American college officials are oblivious to the application fix-it men these foreign students may have paid back home. Worse yet, remaining blind to the deception is often financially incentivized.


Nhưng nhiều viên chức của các trường đại học Hoa Kỳ lại không hề biết đến những kẻ chuyên giúp giả mạo hồ sơ mà các học sinh nước ngoài này đã phải trả tiền ở quê nhà. Tồi tệ hơn, việc nhắm mắt làm ngơ trước những gian dối này thường đem lại lợi nhuận.


America’s economic downturn has drained the state tax coffers that provide a funding lifeline to many US colleges. Many schools have resorted to unpopular tuition hikes. But many are also courting wealthy foreign students whose families gladly fork over money for housing and tuition along with out-of-state or even out-of-country fees.


Sự suy giảm kinh tế của Hoa Kỳ đã làm cạn kiệt ngân quỹ của các tiểu bang, vốn chuyên cung cấp nguồn lực tài chính cho nhiều đại học Mỹ. Nhiều trường phải dùng đến việc tăng giá học phí vốn không được ai ưa thích. Nhưng nhiều trường khác cũng đã ve vãn những sinh viên nước ngoài giàu có mà gia đình sẵn lòng chu cấp tiền cho việc ăn ở và học phí cùng với tỉ giá của học sinh ngoài tiểu bang hoặc thậm chí ngoài nước.


“International students are seen as a source of revenue ... and the trend has exploded in the past two years,” said Dale Gough, international education director for AACRAO, the American Association of Collegiate Registrars and Admissions Officers.

“Du học sinh quốc tế được xem là nguồn thu nhập... và xu hướng này đã bùng nổ trong hai năm nay,” Dale Gough, giám đốc giáo dục quốc tế của AACRAO, Hiệp hội các Nhân viên Quản lý Nhập Đại học Hoa Kỳ.

Foreign students, through tuition and living expenses, contribute $2.1 billion to the US economy, according to the US Commerce Department. “In short,” Gough said, “they help the bottom line.”

Học sinh nước ngoài, với học phí và chi phí ăn ở, đóng góp 2,1 tỉ Mỹ kim cho nền kinh tế Hoa Kỳ, theo Bộ Thương mại Hoa Kỳ. “Nói tóm lại,” ông Gough nói, “Họ giúp đưa tiền vào.”


Excuses abound for ignoring fraudulent applications, Gough said. Some assume that kids who cheat will inevitably flame out anyway and never score a degree. Some admissions officers, he said, contend that “that’s just the way it’s done over there.”


Có vô số biện hộ cho việc tảng lờ hồ sơ giả mạo, ông Gough nói. Một số cho rằng những học sinh nào gian dối thì cuối cùng cũng sẽ bỏ ngang và chẳng bao giờ kiếm được mảnh bằng. Một số viên chức quản lý nhập học, ông nói, lại chấp nhận rằng “đó là cách làm việc ở nước họ.”


Many schools also make sloppy attempts to translate foreign transcripts, calculated by an “indigenous” and unfamiliar methodology, into America’s GPA or “grade point average” system, Gough said.


Nhiều trường cũng đã tìm cách chuyển điểm học bạ nước ngoài một cách cẩu thả, tính toán điểm bằng một phương pháp “nội bộ” và lạ lẫm sang hệ thống thang điểm trung bình GPA của Mỹ”, ông Gough nói.


His association publishes a guide to deciphering foreign scores, the only one of its kind, but fewer than 500 of the 3,500 institutions represented by AACRAO bother to buy a copy.


Cơ quan ông đã xuất bản một hướng dẫn để giải mã điểm của học sinh nước ngoài, đây là tài liệu duy nhất về việc này, nhưng có ít hơn 500 trong 3,500 trường đại học mà AACRAO đại diện chịu đoái hoài để mua một bản.


“Translating foreign grades into a GPA system is meaningless,” Gough said. “They attempt to do it anyway.”


“Chuyển điểm nước ngoài sang hệ thống điểm GPA là vô nghĩa,” ông Gough nói. “Nhưng rốt cuộc họ cũng thực hiện.”

Gough fears that universities’ lax standards, and focus on big foreign tuition payments, will eventually undermine the pedigree of an American diploma. The damage, he said, would be nearly impossible to undo.

Gough lo ngại rằng việc thiếu vắng tiêu chuẩn của các trường đại học và việc chú trọng vào số tiền học phí to lớn của học sinh nước ngoài cuối cùng sẽ làm giá trị truyền thống của tấm bằng đại học Hoa Kỳ. Ông nói hệ quả sẽ hầu như không thể sửa chữa được.

“This scenario spells disaster,” Gough said. “Even if a lot of the students who cheat are bright, and they go on to succeed, is this fair to American students? Or [to] the foreign students who play by the rules?”

“Kịch bản này cho thấy một thảm hoạ,” ông Gough nói. “Thậm chí nếu nhiều học sinh gian dối này là thông minh và họ sẽ thành công về sau đi nữa, liệu điều này có công bình cho sinh viên Mỹ không? Hoặc cho các sinh viên nước ngoài khác đang đi đúng luật?”

While America has ceded manufacturing power and foreign influence to China, an American degree remains the gold standard of educational prestige. Nok, who is currently applying for colleges abroad, never considered applying to universities in Asia.


Trong khi Hoa Kỳ đã nhường sức mạnh sản xuất và ảnh hưởng ngoại giao cho Trung Quốc, một tấm bằng đại học Mỹ vẫn là một tiêu chuẩn vàng của uy tín giáo dục. Nok, hiện đang nạp đơn vào đại học ở nước ngoài, chẳng bao giờ nghĩ đến việc xin vào những đại học tại châu Á.


“Students who study in America are elite, the privileged,” said Nok. “It shows you’re smarter than the others.”

“Sinh viên theo học ở Mỹ là giới tiên tiến, là thành phần ưu tú,” Nok nói. “Nó cho thấy bạn thông minh hơn những người khác.”

But like most Asian students, Nok has felt baed and overwhelmed by America’s complex application system.


Nhưng cũng như đa số các học sinh châu Á, Nok cảm thấy khó khăn và choáng ngợp trước hệ thống đăng ký đại học của Mỹ.

“Here, you take a big test one day and report the score. That’s how you figure out where you’ll go to college,” she said. “The Americans are different. They want to know the big picture. All these essays. All this stuff about your life.”


“Ở đây, bạn dự một cuộc khảo ngạch lớn trong một ngày và lấy điểm. Đấy là cách bạn biết bạn có vào đại học hay không,” cô nói. “Người Mỹ thì khác. Họ muốn biết bức tranh toàn cục. Với những bài văn, toàn bộ những điều về đời của bạn.”


America’s liberal arts application system is “fundamentally more confusing,” said Joshua Russo, director of Top Scholars, a college prep and tutoring agency in Bangkok.


Hệ thống đăng ký đại học nghệ thuật tự do của Hoa Kỳ thì “về căn bản càng thêm khó hiểu,” Joshua Russo, giám đốc của Top Scholars, một cơ sở dạy kèm chuẩn bị vào đại học tại Bangkok nói.


Asian families unfamiliar with the process, he said, are justified in seeking an agency’s help with application strategies and tutoring to build the skills US colleges demand. But Russo’s refrain to parents, he said, is that kids who can’t write their own essays are likely to burn out once enrolled in America.


Ông nói các gia đình châu Á không quen thuộc với quá trình này thì có lý khi tìm kiếm một dịch vụ giúp đỡ về chiến lược đăng ký và kèm cặp để tăng cường kỹ năng mà các đại học Hoa Kỳ đòi hỏi. Nhưng Russo cũng cảnh báo với các phụ huynh rằng, đứa trẻ không thể tự viết các bài văn của mình chắc chắn sẽ không chịu nổi khi theo học ở Mỹ.

“Some consultants will promise the world ... and they’re fundamentally preparing students to fail,” Russo said. “Beyond fabricating an essay, they’re fabricating a whole life story. Students will start to believe in the lie. It’s wrong.”


“Một số nhà tư vấn sẽ hứa hẹn mọi điều... và căn bản là học đang chuẩn bị cho đứa trẻ bị thất bại,” Russo nói. “Ngoài việc giả mạo những bài văn, họ còn giả mạo cả câu chuyện đời. Những học sinh sẽ bắt đầu tin vào những lời nói dối. Điều này thật sai trái.”

The allure of America’s universities, and the pressure-cooker drive to succeed among Asia’s expanding upper class, will continue to propel Asian students into American schools. Many Chinese teenagers applying abroad, Melcher said, are the sort of highly motivated students colleges desire.


Sức quyến rũ của các trường đại học Hoa Kỳ và động cơ thúc đẩy thành công đầy áp lực trong giới trung lưu ngày càng lớn của châu Á, sẽ tiếp tục đẩy học sinh châu Á vào các trường đại học Hoa Kỳ. Nhiều thiếu niên Trung Quốc đăng ký đi học nước ngoài, Melcher nói, chẳng có tính cầu tiến mà các trường đại học mong muốn.

“Chinese kids are typically great,” Melcher said. “They’re not at the tailgate parties drinking. They’re busting their butts. Failure is not an option.”


“Học sinh Trung Quốc nhìn chung thì tốt,” Melcher nói. “Chúng không chơi bời nhậu nhẹt. Chúng làm việc cật lực. Thất bại không là một lựa chọn.”

But college application fraud will continue, he said, so long as the risks are low and the rewards are so high. His consultancy suggests interviewing all Chinese students via online video chats, conducting spot tests in English, and hiring a mainland Chinese staffer in the college’s home office.

Nhưng hồ sơ giả mạo vào đại học vẫn tiếp tục, ông nói, một khi rủi ro thì thấp và phần thưởng thì quá cao. Cơ quan tư vấn của ông đề xuất việc phỏng vấn toàn bộ các học sinh Trung Quốc qua trao đổi bằng video trực tuyến, thực hiện việc kiểm tra tiếng Anh ngẫu nhiên và mướn nhân viên từ Trung Quốc vào những văn phòng chính của đại học.

“Frankly, I feel really bad for Chinese families who are trying to be honest,” he said. “They’re driving 55 while everyone’s zooming past them. After a while, they throw up their hands and say, ‘Fine, I’ll speed up.’”

“Nói thẳng, tôi cảm thấy tội cho những gia đình Trung Quốc nào đang muốn trung thực,” ông nói. “Họ đang lái xe với tốc độ 55 dặm một giờ trong khi mọi người đều phóng qua mặt. Sau một thời gian, họ phải buông tay mà nói ‘Tốt thôi, tôi cũng sẽ tăng tốc.’”




Translated by Diên Vỹ

http://www.globalpost.com/dispatch/news/regions/asia-pacific/thailand/120103/US-college-application-fraud-asia-elite-economy-china