MENU

BILINGUAL BLOG – BLOG SONG NGỮ ANH VIỆT SHARE KNOWLEGE AND IMPROVE LANGUAGE

--------------------------- TÌM KIẾM TRÊN BLOG NÀY BẰNG GOOGLE SEARCH ----------------------------

TXT-TO-SPEECH – PHẦN MỀM ĐỌC VĂN BẢN

Click phải, chọn open link in New tab, chọn ngôn ngữ trên giao diện mới, dán văn bản vào và Click SAY – văn bản sẽ được đọc với các thứ tiếng theo hai giọng nam và nữ (chọn male/female)

- HOME - VỀ TRANG ĐẦU

CONN'S CURENT THERAPY 2016 - ANH-VIỆT

150 ECG - 150 ĐTĐ - HAMPTON - 4th ED.

VISUAL DIAGNOSIS IN THE NEWBORN

Thursday, May 3, 2012

Лотман и марксизм Lotman và chủ nghĩa Mác



Лотман и марксизм

Lotman và chủ nghĩa Mác
М. Л. Гаспаров

M. L. Gasparov

У Романа Якобсона в некрологе Б. Эйхенбаума мимоходом сказано: Эйхенбаум раздражал официозных литературоведов еще и тем, что, когда его заставили писать на тему "Ленин о Льве Толстом", у него и это получилось лучше, чем у них.

Trong bài điếu B.Eikhenbaum, Roman Jakobson có một câu nói móc: Eikhenbaum trên gan đám nghiên cứu văn học nửa mùa bằng việc viết ngay một bài hay hơn hẳn bọn họ, khi họ buộc ông phải viết về đề tài “Lenin và Lev Tolstoi”.

Наверное, то же можно сказать и о Лотмане. В истории русской литературы он занимался авторами вполне благонадежными: Радищевым, декабристами, Пушкиным.

Hẳn cũng có thể nói như thế về Lotman. Trong lịch sử văn học Nga, Lotman nghiên cứu toàn những tác giả được tin cậy tuyệt đối: Radisev, các nhà tháng Chạp, Pushkin.

И Радищев действительно был у него революционером, а декабристы героями, а Пушкин универсальным гением, и даже Карамзин оказывался очень сочувствующим французской революции. Только при этом они получались гораздо сложнее и глубже, чем в обычных портретах, которые бывали подписаны даже хорошими учеными. Между тем для официозного советского литературоведения если Радищев был хороший, то Карамзин обязан был быть плохой. А у Лотмана так не было, это и раздражало.

Trong những công trình của ông, Radisev đúng là nhà cách mạng, các nhà tháng Chạp là những vị anh hùng, Pushkin là thiên tài toàn diện, và ngay cả Karamzin hoá ra cũng đồng cảm với cách mạng Pháp. Chỉ có điều, những nhà văn ấy hiện lên phức tạp hơn và sâu sắc hơn rất nhiều so với hình ảnh của họ được khắc hoạ ở những bức chân dung mà bên dưới có ký tên các học giả giỏi giang. Hơn nữa, với đám nghiên cứu văn học xô viết nửa mùa, nếu Radisev là người tốt, thì Karamzin dứt khoát phải là kẻ xấu. Còn với Lotman, lại không phải như vậy. Thế mới trêu gan nhau!

Советское литературоведение строилось на марксизме. В марксизме сосуществовали метод и идеология. Методом марксизма был диалектический и исторический материализм. Материализм - это была аксиома "бытие определяет сознание", в том числе и носителя культуры - поэта и читателя. Историзм - это значило, что культура есть следствие социально-экономических явлений своего времени. Диалектика - это значило, что развитие культуры, как и всего на свете, совершается в результате борьбы ее внутренних противоречий.

Nghiên cứu văn học xô viết được xây dựng trên nền tảng của chủ nghĩa Mác. Chủ nghĩa Mác có hai bình diện: phương pháp và tư tưởng hệ. Phương pháp của chủ nghĩa Mác là chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử. Chủ nghĩa duy vật là định lý: “tồn tại quyết định ý thức”, nó quyết định cả đại diện của văn hoá, ấy là nhà thơ và độc giả. Còn chủ nghĩa lịch sử thì có nghĩa: văn hoá là kết quả sinh ra từ những hiện tượng kinh tế - xã hội của thời đại mình.
Phép biện chứng có nghĩa: sự phát triển của văn hoá, cũng như mọi thứ trên thế gian này, đều diễn ra như là hệ quả đấu tranh giữa các mặt mâu thuẫn nội tại của nó.

А идеология учила иному. История уже кончилась, и начинается вечность идеального бесклассового общества, к которому все прошлое было лишь подступом. Все внутренние противоречия уже отыграли свою роль, и остались только внешние, между явлениями хорошими и плохими; нужно делить культурные явления на хорошие и плохие и стараться, чтобы хорошие были всесторонне хорошими и наоборот. Абсолютная истина достигнута, и владеющее ею сознание теперь само творит новое бытие.
Ấy vậy mà tư tưởng hệ lại dạy người ta hoàn toàn khác: lịch sử đã kết thúc, bắt đầu mở ra thời đại vĩnh hằng của một xã hội lý tưởng không còn giai cấp, xã hội mà toàn bộ quá khứ chỉ có thể mon men tới gần nó. Toàn bộ mâu thuẫn bên trong đã giải quyết xong xuôi, chỉ còn lại những xung đột bên ngoài giữa các hiện tượng tốt và hiện tượng xấu; cần phai phân chia các hiện tượng văn hoá thành hai loại tốt, xấu, và phấn đấu sao cho, cái xấu bị tiêu diệt, cái tốt ngày càng phát triển toàn diện. Đã nắm chắc trong tay chân lý tuyệt đối, cái ý thức đã chiếm hữu được nó từ nay chỉ còn mỗi việc sáng tạo ra tồn tại mới.

Идеология победившего марксизма решительно не совпадала с методом борющегося марксизма, но это тщательно скрывалось. Лотман относился к марксистскому методу серьезно, а к идеологии - так, как она того заслуживала. А известно, для догмы опаснее всего тот, кто относится к ней всерьез. Официозы это и чувствовали.

Hệ tư tưởng của chủ nghĩa Mác chiến thắng hoàn toàn vênh lệch với phương pháp của chủ nghĩa Mác chiến đấu, nhưng điều đó được che đậy rất kỹ lưỡng. Lotman tỏ thái độ rất nghiêm túc với phương pháp của chủ nghĩa Mác, còn tư tưởng hệ, ông ứng xử với nó như nó xứng đáng được hưởng. Vậy mà ai cũng biết, người đáng gờm nhất đối với một giáo điều là những ai ứng xử với nó một cách nghiêm túc. Đám bồi bút và trí thức nửa mùa cảm nhận rất rõ điều ấy.

Пока Лотман писал об истории литературы, это замечалось меньше. Можно было принять то, что Радищев все-таки оказывается хорошим, и закрыть глаза на те способы, какими это доказывается. Когда Лотман стал писать о теории, официозная неприязнь сделалась открытой. Переломом стали три книги об одном и том же, адресовавшиеся к все более широкому кругу читателей: "Лекции по структуральной поэтике" (1964), "Структура художественного текста" (1970) и "Анализ поэтического текста" (1972). Разговор о подборе фонем, перекличках ритмов, антитезах глагольных времен, мельчайших смысловых оттенках слов, пересекающихся семантических полях - все это занимало здесь так много места, что выглядело уже слишком вызывающе, особенно в применении к классическим стихам Пушкина, Тютчева, Некрасова, в которых издавна полагалось размышлять только над высокими мыслями и чувствами. В то же время законных поводов придраться к методологии Лотмана как бы и не было. Это и раздражало критиков больше всего.

Khi Lotman viết về lịch sử văn học, thì điều vừa nói ở trên lộ ra ít hơn. Có thể chấp nhận là Radisev dẫu sao vẫn là nhân vật ưu tú, tạm thời bưng tai nhắm mắt trước những phương pháp được sử dụng để chứng minh điều đó. Nhưng khi Lotman bắt đầu viết về lý thuyết, thì sự khó chịu của đám nửa mùa bộc lộ ra mặt. Bước ngoặt được đánh dấu bằng ba cuốn sách dành cho phạm vi độc giả ngày càng rộng hơn: Các bài giảng về thi pháp cấu trúc (1964), Cấu trúc văn bản nghệ thuật (1970) và Phân tích văn bản thơ (1972). Những câu chuyện về sự lựa chọn âm vị, về sự lặp lại của tiết tấu, về các cặp đối lập thời gian của các động từ, về sắc thái ý nghĩa vi tế của các từ, về các trường ngữ nghĩa giao cắt lẫn nhau - tất cả những cái đó chiếm giữ ở đây một dung lượng lớn tới mức, nhìn vào giống như một sự khiêu khích ngỗ ngược, nhất là trong việc vận dụng vào thơ cổ điển của Pushkin, Chiuchev, Nhekrasov, nơi mà từ lâu, hễ đọc là người ta chỉ suy ngẫm về những tư tưởng và tình cảm cao cả. Trong khi đó, lại không thể nào tìm được lý do chính đáng để hoạnh hoẹ Lotman về phương pháp luận. Chính chuyện này thực sự trêu gan giới phê bình nhiều nhất.


В самом деле. Когда Лотман начинал анализ стихотворения с росписи его лексики, ритмики и фоники, он этим самым строго держался правила материализма: бытие определяет сознание. В начале существуют слова писателя, написанные на бумаге; а из восприятия их (сознательного, когда речь идет об их словарном смысле, подсознательного, когда о стилистических оттенках или звуковых ассоциациях) складывается наше понимание стихотворения. Никакое самое высокое содержание вольнолюбивого или любовного стихотворения Пушкина не может быть постигнуто в обход его словесного выражения. (Поэтому методологически неверно начинать анализ с идейного содержания, а потом спускаться к "мастерству".) Мысль поэта подлежит реконструкции, а путь от мысли к тексту - формализации. Дело было даже не в том, что это расхолаживало "живое непосредственное восприятие" стихов. Дело было в том, что это требовало доказывать то, что казалось очевидным. Метод марксизма и вправду требовал от исследователя доказательств (альбомный девиз Маркса был "во всем сомневаться"). Но идеология предпочитала работать с очевидностями: иначе она встала бы перед необходимостью доказывать свое право на существование.

Trong thực tế, khi bắt đầu phân tích một bài thơ từ vẻ đẹp từ vựng, nhịp điệu, âm điệu của nó, Lotman tuân thủ đặc biệt nghiêm nhặt quy tắc của chủ nghĩa duy vật: tồn tại quyết định ý thức. Thoạt đầu là sự tồn tại của từ ngữ được nhà văn viết ra trên giấy; rồi từ sự thụ cảm chúng (thụ cảm một cách có ý thức khi bàn về ý nghĩa từ vựng của chúng; thụ cảm từ trong tiềm thức khi nói về sắc thái tu từ hoặc các tổ hợp âm thanh), sự thông hiểu của chúng ta về bài thơ được hình thành. Sẽ chẳng có bất kỳ một nội dung cao cả nào ở thơ thể hiện tình yêu tự do hay thơ tình yêu của Pushkin được chiếm lĩnh nếu bỏ qua sự biểu đạt bằng ngôn từ đối với nội dung ấy (cho nên, sẽ sai lầm nghiêm trọng về phương pháp luận, nếu bắt đầu phân tích từ nội dung tư tưởng, rồi sau đó hạ xuống phân tích bình diện “kỹ thuật”). Tư tưởng của nhà thơ phải được giải cấu trúc, mà con đường từ tư tưởng đến văn bản, ấy là quá trình hình thức hoá. Vấn đề thậm chí cũng chẳng phải vì làm như thế sẽ khiến sự “thụ cảm trực tiếp sinh động” các bài thơ bị nguội lạnh. Vấn đề là ở chỗ, nếu làm thế thì sẽ phải chứng minh cho cái tưởng như đã rõ ràng. Phương pháp của chủ nghĩa Mác thực sự yêu cầu nhà nghiên cứu phải có các bằng chứng (phương châm ghi trong sổ tay của Mác là: “hãy hoài nghi tất cả”). Nhưng hệ tư tưởng thì lại ưa thích làm việc với những cái hiển nhiên, rành rành: bởi nếu không làm thế, nó cũng bị buộc phải chứng minh về quyền tồn tại của bản thân mình.

Формализацией пути поэта от мысли к тексту Лотман занимался в статье "Стихотворения раннего Пастернака и некоторые вопросы структурного изучения текста" (Труды по знаковым системам. IV. 1969). Из анализа следовало: принципы отбора пригодного и непригодного для стихов (на всех уровнях, от идей до языка и метрики) могут быть различны, причем никогда не совпадают полностью с критериями обыденного сознания и естественного языка. Это значило, что поэтические системы Пушкина и Пастернака одинаково основаны на противопоставлении логики "поэта" и логики "толпы" и имеют равное право на существование, завися лишь от исторически изменчивого вкуса.

Trong bài Những bài thơ đầu tay của Pasternak và một số vấn đề nghiên cứu cấu trúc văn bản (Những công trình nghiên cứu về các hệ thống ký hiệu. IV. 1969), Lotman đã nghiên cứu vấn đề hình thức hoá con đường của nhà thơ từ tư tưởng đến văn bản. Kết luận rút ra từ sự phân tích: các nguyên tắc lựa chọn phù hợp và không phù hợp với thơ (ở tất cả các cấp độ, từ tư tưởng đến ngôn ngữ và vận luật) có thể rất khác nhau, chẳng những thế, chúng không bao giờ trùng khuýp hoàn toàn với các chuẩn mực của ý thức thường nhật và ngôn ngữ tự nhiên. Điều đó chứng tỏ, các hệ thống thi ca của Pushkin và Pasternak đều cùng dựa vào sự đối lập giữa lô gíc của “nhà thơ” với lô gíc của “đại chúng” và, trong khi chịu lệ thuộc vào thị hiếu thường thay đổi theo hoàn cảnh lịch sử, chúng có quyền tồn tại ngang nhau.

Для идеологии, считавшей свой вкус абсолютным, такое уравнивание было неприятно. Формализацией пути читателя от текста к мысли поэта Лотман занимается во всех своих работах по анализу текста, а для демонстрации в качестве выигрышного примера выбирает пушкинскую строчку из "Вольности" - "Восстаньте, падшие рабы!". Семантически слово "восстаньте" значит "взбунтуйтесь", стилистически оно значит просто "встаньте" (со знаком высокого слога); нашему слуху ближе первое значение, но в логику стихотворения непротиворечиво вписывается лишь второе. Это значило, что для понимания стихов недостаточно полагаться на свое чувство языка - нужно изучать язык поэта как чужой язык, в котором связь слов по стилю (или даже по звуку) может значить больше, чем связь по словарному смыслу.

Với hệ tư tưởng vẫn xem thị hiếu của mình là tuyệt đối, thì một sự cào bằng như thế là không thể chấp nhận. Vấn đề hình thức hoá con đường độc giả đi từ văn bản đến tư tưởng của nhà văn được Lotman nghiên cứu trong tất cả các công trình phân tích văn bản, và để dưa ra một ví dụ thuyết phục, ông đã chọn dòng thơ trong bài Tự do của Pushkin: “Hãy vùng lên, hỡi những nô lệ bị đè đầu!”. Về mặt ngữ nghĩa, chữ “hãy vùng lên” có nghĩa là “hãy nổi loạn”, về mặt tu từ, nó chỉ đơn giản có nghĩa là “hãy đứng dậy”(với ký hiệu của văn phong cao cả); nghĩa thứ nhất gần với thi cảm của chúng ta, nhưng chỉ nghĩa thứ hai mới hoà hợp, không mâu thuẫn với lô gíc của bài thơ. Điều này chứng tỏ, chỉ dựa vào cảm giác ngôn ngữ của mình thì chưa đủ để hiểu bài thơ, cần nghiên cứu ngôn ngữ của nhà thơ như một ngôn ngữ lạ, trong đó mối liên hệ giữa các từ theo phong cách (hay thậm chí theo âm thanh) mang lại ý nghĩa nhiều hơn so với mối liên hệ theo ý nghĩa từ vựng.

Для идеологии, считавшей, что у мировой культуры есть лишь один язык и она, идеология, - его хозяйка, это тоже было неприятно. Между тем Лотман и здесь строго держался установок марксизма - установок на диалектику. ("Методологической основой структурализма является диалектика. Одним из основных принципов структурализма является отказ от анализа по принципу механического перечня признаков. "Исследователь не перечисляет "признаки", а строит модель связей", - писал он в статье "Литературоведение должно быть наукой" в "Вопросах литературы" (1967. № 9. С. 93)). Диалектическое положение о всеобщей взаимосвязи явлений означало, что в стихе и аллитерации, и ритмы, и метафорика, и образы, и идеи сосуществуют, тесно переплетаясь друг с другом, ощутимы только контрастами на фоне друг друга, фонические и стилистические контрасты сцепляются со смысловыми, и в результате оппозиция (например) взрывных и не-взрывных согласных оказывается переплетена с оппозицией "я" и "ты" или "свобода" и "рабство". Притом, что важно, эта взаимосвязь никогда не бывает полной и однозначной: вывести ямбический размер или метафорический стиль стихотворения прямо из его идейного содержания невозможно, он сохраняет семантические ассоциации всех своих прежних употреблений, и одни из них совпадают с семантикой нового контекста, а другие ей противоречат. Это и есть структура текста, причем структура диалектическая - такая, в которой все складывается в напряженные противоположности.

Với tư tưởng hệ lúc nào cũng đinh ninh, trong thế giới văn hoá chỉ có một ngôn ngữ duy nhất, và nó, tư tưởng hệ, chính là chủ nhân của ngôn ngữ ấy, thì điều này cũng không thể chấp nhận. Vậy mà rõ ràng, chính ở đây, Lotman bám rất chặt vào nguyên lý của chủ nghĩa Mác, vào nguyên lý của phép biện chứng. (“Cơ sở phương pháp luận của cấu trúc luận là phép biện chứng. Một trong những nguyên tắc cơ bản của cấu trúc luận là không chấp nhận phân tích theo nguyên tắc liệt kê các dấu hiệu một cách máy móc. “Nhà nghiên cứu không liệt kê các “dấu hiệu”, mà xây dựng mô hình của các mối liên hệ”,- ông đã viết như thế trong bài Nghiên cứu văn học cần trở thành khoa học trên “Những vấn đề văn học” (1967, số 9, tr.93)). Luận điểm về mối liên hệ phổ quát giữa các hiện tượng khẳng định: cả trùng điệp, cả nhịp điệu, cả ẩn dụ, cả hình tượng, cho tới tư tưởng cùng tồn tại trong câu thơ, chúng đan cài vào nhau, chỉ có thể cảm nhận trên cái nền của những sự tương phản; sự tương phản về ngữ  âm và phong cách lại bện kết với ý nghĩa, và kết cục là: cặp đối lập (ví như) giữa các phụ âm vô thanh và phụ âm hữu thanh lại kết nối với cặp đối lập “anh” và “em”, hoặc “tự do” và “nô lệ”. Chẳng những thế, điều quan trọng là ở chỗ, mối quan hệ qua lại nói trên chẳng bao giờ viên mãn, đơn nghĩa: khuôn nhịp iambơ hoặc phong cách ẩn dụ của bài thơ không thể trực tiếp rút ra từ nội dung tư tưởng của nó; nó vẫn duy trì các mối liên hệ ngữ nghĩa trước đó đã được sử dụng, và một loạt cách sử dụng thế này thì phù hợp với ngữ nghĩa của ngữ cảnh mới, còn những cách sử dụng khác lại xung đột với nó. Đó chính là cấu trúc của văn bản, chẳng những thế, là cấu trúc biện chứng, một loại cấu trúc mà trong đó, tất cả được kiến tạo luôn luôn nằm trong thế xung đột hết sức căng thẳng.

Главная же диалектическая противоположность, делающая текст стихотворения живым, - в том, что этот текст представляет собой поле напряжения между нормой и ее нарушениями. При чтении стихотворения (а тем более - многих стихотворений одной поэтической культуры) у читателя складывается система ожиданий: если стихотворение начато пушкинским ямбом, то ударения в нем будут ожидаться на каждом втором слоге, а лексика будет возвышенная и (для нас) слегка архаическая, а образы в основном из романтического набора и т. д.

Mâu thuẫn biện chứng chính yếu làm cho văn bản bài thơ thành một sinh thể thực chất nằm ở chỗ: văn bản ấy hiện lên như một đấu trường căng thẳng giữa quy phạm và xoá bỏ quy phạm. Khi đọc một bài thơ (nhất là đọc những bài thơ của cùng một loại văn hoá thi ca), một hệ thống đón đợi được hình thành ở người đọc: nếu bài thơ được bắt đầu bằng thể iambơ của Pushkin, thì ở đó, trọng âm bao giờ cũng được chờ đợi rơi vào các âm tiết thứ hai, từ vựng sẽ được nống lên trang trọng, cao cả và (với chúng ta) có đôi chút cổ kính, còn các hình tượng, về cơ bản, được lựa chọn theo phong cách lãng mạn.


Эти ожидания на каждом шагу то подтверждаются, то не подтверждаются: в ямбе ударения то и дело пропускаются, про смерть Ленского после романтического "Потух огонь на алтаре!" говорится: "...как в доме опустелом... окна мелом забелены..." и т. п. Именно подтверждение или неподтверждение этих читательских ожиданий реальным текстом ощущается как эстетическое переживание. Если подтверждение стопроцентно ("никакой новой информации"), то стихи ощущаются как плохая, скучная поэзия; если стопроцентно неподтверждение ("новая информация не опирается на имеющуюся"), то стихи ощущаются как вообще не поэзия. Критерием оценки стихов становится мера информации. Маркс считал, "что наука только тогда достигает совершенства, когда ей удается пользоваться математикой", - это малопопулярное свидетельство Лафарга Лотман напоминает в той же статье "Литературоведение должно быть наукой".

Những sự chờ đợi nói trên, từng bước, có thể trúng, có thể không trúng: vì rằng trong thơ iambơ, nhiều trọng âm có thể được bỏ qua, về cái chết của Lenski, sau một câu thơ lãng mạn “Trên bàn thờ ngọn lửa leo lét”, lại có câu nói thế này: “…như trong ngôi nhà hoang, những ô cửa sổ …trắng loá màu phấn” v.v… Chính việc trúng hay không trúng ở sự chờ đợi của độc giả đối với văn bản sẽ được cảm nhận như là xúc động thẩm mỹ. Nếu sự chờ đợi trúng cả trăm phần trăm, thì các câu thơ sẽ gây cảm giác về một bài thơ kém cỏi, buồn tẻ; nếu sự chờ đợi sai trăm phần trăm (thông tin mới không dựa trên những thông tin đã có), thì các câu thơ sẽ gây cảm giác, đó không phải là bài thơ. Chuẩn mực đánh giá các câu thơ hoá thành chuẩn mực thông tin. Mác từng cho rằng, “khoa học chỉ đạt được sự hoàn hảo, khi nó sử dụng được toán học”,- câu nói ghi trong sổ tay của Lafarge rất ít người biết này được Lotman nhắc lại trong bài Nghiên cứu văn học cần trở thành khoa hoc.

Как материализм и как диалектика, точно так же исходным принципом для Лотмана был и историзм - и точно так же этот историзм метода сталкивался с антиисторизмом идеологии. Идеологическая схема эгоцентрична, она навязывает всем эпохам одну и ту же систему ценностей - нашу. Что не укладывается в систему, объявляется досадными противоречиями, следствием исторической незрелости. Для марксистского метода противоречия были двигателем истории, для марксистской идеологии они, наоборот, препятствия истории.

Cũng như chủ nghĩa duy vật và phép biện chứng, quan điểm lịch sử chính là nguyên tắc khởi điểm của Lotman - và quan điểm lịch sử trong phương pháp luận này cũng xung đột với chủ nghĩa phản lịch sử của tư tưởng hệ hệt như vậy. Sơ đồ tư tưởng hệ bao giờ cũng lấy bản thân làm trung tâm, nó gán cho tất cả các thời đại một hệ thống giá trị duy nhất: hệ thống giá trị của chúng ta. Những gì không đặt vừa vào hệ thống ấy sẽ được lý giải bằng những mâu thuẫn đáng tiếc, bằng hệ quả của sự thiếu chín muồi lịch sử. Với phương pháp luận mác - xít, mâu thuẫn là động lực của lịch sử, với hệ tư tưởng mác - xít, mâu thuẫn lại là trở lực của lịch sử, cần thay thế bằng “đồng thuận”.

Именно от этого статического эгоцентризма отказывается Лотман во имя историзма. Для каждой культуры он реконструирует ее собственную систему ценностей, и то, что со стороны казалось мозаической эклектикой, изнутри оказывается стройно и непротиворечиво, - даже такие вопиющие случаи, как когда Радищев в начале сочинения отрицает бессмертие души, а в конце утверждает. Конечно, непротиворечивость эта - временная: с течением времени незамечаемые противоречия начинают ощущаться, а ощущаемые - терять значимость, происходит слом системы и, например, на смену дворянской культуре приходит разночинская.

Lotman cũng đã cự tuyệt chủ nghĩa phản lịch sử lấy bản thân làm trung tâm một cách tĩnh tại để bảo vệ quan điểm lịch sử như thế. Với từng loại văn hoá, Lotman giải cấu trúc hệ thống giá trị riêng của nó, ngay cả những gì nhìn bề ngoài, có vẻ mang tính chiết trung pha tạp, nhưng nhìn từ bên trong lại cân đối, nhất quán, ngay cả những trường hợp quá quắt, ví như ở phần mở đầu tác phẩm, Radisev phủ định sự bất tử của tâm hồn, đến cuối tác phẩm, ông lại khẳng định sự bất tử ấy. Tất nhiên, sự nhất quán này chỉ là tạm thời: cùng với sự vận động của thời gian, những mâu thuẫn chưa phát hiện ra bắt đầu được cảm nhận, mà cái được cảm nhận là sự đánh mất ý nghĩa, diễn ra sự phá vỡ hệ thống và, ví như, văn hoá công chức sẽ thay thế cho văn hoá quý tộc.

Наличие потенциальных противоречий внутри культурной системы оказывается двигателем ее развития - совершенно так, как этого требовала марксистская диалектика. А демонстративно непротиворечивая идеология, которую всегда старалась сочинять себе и другим каждая культура, оказывается фикцией, мистификацией реального жизненного поведения. Для насквозь идеологизированной советской официальной культуры этот взгляд на идеологии прошлых культур был очень неприятен.

Sự hiện diện của những mâu thuẫn tiềm ẩn bên trong mỗi hệ thống văn hoá là động lực phát triển của nó, điều đó hoàn toàn đúng với những gì mà phép biện chững mác - xít đòi hỏi. Còn hệ tư tưởng tỏ ra phi mâu thuẫn mà mỗi nền văn hoá ra sức buộc mình và những nền văn hoá khác phải phục tùng thực ra chỉ là sự hư cấu, bịp bợm của lối hành xử trong thực tế đời sống. Với nền văn hoá xô viết chính thống hoàn toàn bị tư tưởng hệ hoá, cái nhìn như vậy đối với các nền văn hoá quá khứ là rất chướng ta gai mắt.

Движимая то смягчениями, то обострениями внутренних противоречий, история движется толчками: то плавное развитие, то взрыв, то эволюция, то революция. Это тоже общее место марксизма, и оно тоже воспринято Лотманом. Но он помнит и еще одно положение из азбуки марксизма - такое элементарное, что над ним редко задумывались: "истина всегда конкретна". Это значит: будучи историком, он думает не столько о том, какими эти эпохи кажутся нам, сколько о том, как они видят сами себя. Или, говоря его выражениями, он представляет их не в нарицательных, а в собственных именах. Глядеть на культурную систему эпохи изнутри - это значит встать на ее точку зрения, забыть о том, что будет после. Есть анекдотическая фраза, приписывавшаяся Л. Сабанееву: "Берлиоз был убежденнейшим предшественником Вагнера", - так вот, историзм требует понимать, что каждое поколение думает не о том, кому бы предшествовать, и старается не о том, чтобы нам понравиться и угадать наши ответы на все вопросы: нет, оно решает собственные задачи. Оно не знает заранее будущего пути истории - перед ним много равновозможных путей.

Được thúc đẩy bởi những mâu thuẫn nội tại, khi thì hoà hoãn, khi thì gay gắt, lịch sử vận động nhờ những cú va đập: khi thì phát triển nhịp nhàng, lúc lại bùng nổ dữ dội, khi thì tiệm tiến, lúc lại cách mạng sục sôi. Đó cũng là điểm chung của chủ nghĩa Mác và Lotman cũng tiếp thu một cách nghiêm túc. Nhưng ông còn nhớ thêm một luận điểm trong sách vỡ lòng của chủ nghĩa Mác - một luận điểm sơ đẳng tới mức, rất hiếm khi người ta nghĩ tới nó: “chân lý bao giờ cũng cụ thể”. Điều này có nghĩa, là nhà sử học, ông không hẳn chỉ nghĩ xem, chúng ta cảm thấy các thời đại ấy thế nào, mà chủ yếu nghĩ xem, bản thân các thời đại ấy vẫn nhìn mình ra sao. Hoặc diễn đạt theo cách của Lotman, ông trình bày chúng trong các tên riêng, chứ không phải trong những danh từ chung. Nhìn vào hệ thống văn hoá của thời đại từ bên trong, điều đó có nghĩa, phải đứng trên quan điểm của nó, hãy quên đi cái gì xẩy ra sau này. Có một câu đã trở thành giai thoại thường được gán cho L.Sabanheev: “Berlioz là bậc tiền bối đáng tin cậy nhất của Wagner”[1],- thế tức là, quan điểm lịch sử đòi hỏi phải hiểu rằng, mỗi thế hệ không để tâm vào chuyện mình là tiền bối của ai, không dốc sức làm cho chúng ta thích họ và đoán định câu trả lời của chúng ta đối với mọi câu hỏi: không, mỗi thế hệ chỉ giải quyết những nhiệm vụ của riêng mình. Nó không biết trước con đường tương lai của lịch sử - trước nó có rất nhiều ngã ba ngã bảy, rất nhiều những con đường có thể có.


[1] Sabanheev L.L.(1881-1968): Nhạc sỹ, nhà nghiên cứu, phê bình âm nhạc Liên Xô;  Berlioz Louis-Hector (1803-1869): Nhạc sỹ, đạo diễn, nhà văn Pháp; Wagner Wilhelm Richard (1813-1883): Nhạc sỹ, nhà lý luận nghệ thuật, nhà cách tân Opera kiệt suất người Đức. Câu nói của Sabanheev sở dĩ được xem là giai thoại, có lẽ bởi vì Berlioz là nhà văn, nhạc sỹ lãng mạn, còn Warner là tín đồ của chủ nghĩa thần bí và chủ nghĩa phản tình cảm pha màu sắc tư tưởng hệ.- ND.

Научность, историзм велят нам видеть историческую реальность не целенаправленной, а обусловленной. Не целенаправленной - то есть не рвущейся стать нашим пьедесталом и более ничем: Лотман настаивал, что история закономерна, но не фатальна, что в ней всегда есть неиспользованные возможности, что несбывшегося за нами гораздо больше, чем сбывшегося. Именно потерянные возможности культуры и привлекали Лотмана в незаметных писателях и незамеченных произведениях - с тех самых пор, когда он писал об Андрее Тургеневе, Мамонове и Кайсарове, и до последних лет, когда он читал лекции о неосуществленных замыслах Пушкина. Но, конечно, не только это: уважение к малым именам всегда было благородной традицией филологии - в противоположность критике, науки - в противоположность идеологии, исследования - в противоположность оценочничеству. Особенно когда это были безвременные кончины и несбывшиеся надежды. А в официозном литературоведении, экспроприировавшем классику, как мы знаем, все больше чувствовалась тенденция подменять историю процесса медальонной галереей литературных генералов.

Tính khoa học và quan điểm lịch sử bảo chúng ta phải nhìn thấy ở hiện thực lịch sử ý nghĩa chế định, chứ không phải tính định định hướng của nó. Không mang tính định hướng, tức là không lo lắng để trở thành bệ đỡ của chúng ta và một cái gì hơn thế: Lotman quả quyết, rằng lịch sử mang tính quy luật, nhưng không phải là tiền định, rằng trong đó bao giờ cũng có những khả năng chưa được sử dụng, rằng phía sau chúng, cái chưa được thực hiện bao giờ cũng nhiều hơn gấp bội so với cái đã được thực hiện. Chính những khả năng bị bỏ mất của văn hoá đã lôi cuốn Lotman đến với những hiện tượng chẳng có gì vượt trội và những tác phẩm chưa được phát hiện - ông đã làm như thế ngay từ thời viết về Andreiev Turgheniev, Momonov và Kaisarov cho đến tận những năm cuối đời, khi ông viết về các ý tưởng chưa được thực hiện của Pushkin, Nhưng, tất nhiên, không phải chỉ có thế: kính trọng các tên tuổi nhỏ bé vốn là truyền thống của ngữ văn học, trái ngược với phê bình, là truyền thống của khoa học, trái ngược với tư tưởng hệ, và là truyền thống của nghiên cứu, trái ngược với định giá.Truyền thống này thể hiện rõ nhất khi đối tượng nghiên cứu là những cái kết cục non yểu và những hy vọng chưa được thực hiện. Vậy mà trong khoa nghiên cứu văn học nửa mùa, loại khoa học đem các tác phẩm kinh điển sung công, như chúng ta thấy, ngày càng hiện ra rất rõ xu hướng đánh tráo vào đó lịch sử quy trình của một bộ sưu tập huy chương dành cho các ông tướng văn học.


Представить себе эту ситуацию выбора пути без ретроспективно подсказанного ответа, выбора пути с отказом от одних возможностей ради других - это задача уже не столько научная, сколько художественная: как у Тынянова, который начинает "Смерть Вазир-Мухтара" словами: "Еще ничего не было решено". Выбор делает не безликая эпоха, выбор делает каждый отдельный человек: именно у него в сознании осколки противоречивых идей складываются в структуру, и структура эта прежде всего этическая, с ключевыми понятиями: стыд и честь. О своем любимом времени, о 1800- 1810-х гг., Лотман говорит: "Основное культурное творчество этой эпохи проявилось в создании человеческого типа", оно не дало вершинных созданий ума, но дало резкий подъем "среднего уровня духовной жизни". Это внимание к среднему уровню и к тем незнаменитым людям, которые его поднимали, - тоже демократическая традиция филологии. Я решился бы сказать, что так понимал свое место в нашей современности сам Лотман. Он не бросал вызовов и не писал манифестов - он поднимал средний уровень духовной жизни. И теперь мы этим подъемом пользуемся.

Hãy hình dung tình huống chọn đường không có sẵn câu trả lời đã được gợi ý trước ấy, tình huống chọn đường với sự cự tuyệt một loạt khả năng, vì một loạt khả năng khác - đó không hẳn là nhiệm vụ của khoa học, mà chủ yếu là nhiệm vụ của nghệ thuật: giống như trong sáng tác của Tynhianov, người mở đầu Cái chết của Mazir-Mukhtar bằng những lời: “Chẳng còn gì chưa được giải quyết”[1]. Lựa chọn chẳng phải là công việc của một thứ thời đại chung chung, vô nhân xưng, mỗi con người riêng lẻ đều tiến hành lựa chọn: ngay trong ý thức của anh ta, các mảnh của những tư tưởng đầy mâu thuẫn kiến tạo thành cấu trúc, và trước hết, đó là cấu trúc luân lý với khái niệm chìa khoá của nó là các chữ: danh thơm và hổ thẹn. Về thời đại yêu quý của mình, về những năm 1800-1810, Lotman nói: “Sáng tạo văn hoá cơ bản của thời đại này được bộc lộ ở việc tạo ra một mẫu người”, nó không làm nên những tác phẩm đỉnh cao của trí tuệ, nhưng đã nâng lên mạnh mẽ  “đời sống tinh thần của lớp bậc trung”. Sự chú ý như thế tới lớp bậc trung và những con người không mấy tên tuổi cũng là một truyền thống dân chủ của khoa học ngữ văn. Tôi dám chắc, bản thân Lotman đã hiểu như vậy về vị trí của mình trong thời đại của chúng ta. Ông không ném ra những lời thách và không viết những bản tuyên ngôn - ông chỉ nâng cao trình độ bậc trung của đời sống tinh thần. Và bây giờ chúng ta được thừa hưởng cái sự nâng lên ấy.


Таким образом, Лотман перемещает передний край науки туда, где обычно распоряжалось искусство: в мир человеческих характеров и судеб, в мир собственных имен. Он любуется непредсказуемостью исторической конкретности.
У него был ученик, Рафик Папаян, стиховед; потом он был арестован за армянский национализм, сидел, а потом, в перестройку, был выдвинут в депутаты, и соперником его по избирательному округу оказался тот бывший начальник тюрьмы, у которого он сидел. Когда я рассказал об этом Лотману, он хлопнул в ладоши и воскликнул: "Вот за что я люблю историю!" Это интерес эстетический едва ли не больше, чем умственный.

Cho nên, Lotman thường xuyên chuyển dịch khu vực tiền duyên của khoa học tới chỗ mà nghệ thuật vẫn thường kiểm soát, tức là chuyển đến chỗ thế giới của các tính cách và số phận con người, thế giới của những cái tên riêng. Ông đặc biệt quan tâm tới tính chất vô thường của cái cụ thể lịch sử. Ông có người học trò tên là Raflik Papaian, một nhà lý luận về thơ, sau đó anh này bị bắt vì theo chủ nghĩa dân tộc Armenia, phải ngồi tù, rồi sau, đến thời cải tổ, lại được đề cử làm nghị viên, trở thành đối thủ cạnh tranh trong cùng một khu vực bầu cử với cựu giám đốc nhà tù, nơi anh từng bị giam giữ.  Khi tôi kể chuyện này cho Lotman, ông vỗ tay rồi thốt lên: “Đó chính là lý do vì sao tôi yêu lịch sử đến vậy!”. Điều này chứng tỏ, cái lý thú thẩm mỹ bao giờ cũng lớn hơn cái lý thú của trí lự.


Но Лотман не подменяет науки искусством: наука остается наукой. Когда вспоминаешь человеческие портреты, появляющиеся в историко-культурных работах Лотмана, - от декабриста Завалишина до Натальи Долгорукой, - то сперва сами собой напрашиваются два сравнения: так же артистичны были Ключевский и Гершензон. А потом они уточняются: скорее Ключевский, чем Гершензон. Потому что есть слово, которое в портретах Лотмана невозможно: слово "душа".

Nhưng Lotman không đánh tráo khoa học bằng nghệ thuật: khoa học vẫn là khoa học. Khi nói tới những bức chân dung nhân vật xuất hiện trong các công trình nghiên cứu lịch sử - văn hoá của Lotman,- từ nhà cách mạng tháng Chạp Zavalisin cho đến Natalia Dolgaruka - ngay từ đầu, tự nó, đã nảy ra hai hình ảnh đối sánh: Kliuchevski và Ghersenzon đều nghệ sỹ như nhau. Sau đó, các hình ảnh ấy tự làm sáng tỏ: Kliuchevski nghệ sỹ hơn so với Ghersenzon. Bởi vì, có một từ không thể nào xuất hiện trong các bức chân dung của Lotman: từ “tâm hồn”.

Человеческая личность для Лотмана не субстанция, а отношение, точка пересечения социальных кодов. Марксист сказал бы: "точка пересечения социальных отношений", - разница опять-таки только в языке. Именно благодаря этому оказывается, что Пушкин был одновременно и просветителем-рационалистом, и аристократом, и романтиком, и трезвым зрителем своего века, знал цену условностям и дал убить себя на дуэли. Каждую из этих скрестившихся линий можно проследить отдельно, и тогда получится та "история культуры без имен" или та "типология культуры без имен", которой порадовались бы Вельфлин и Варрон. Лотман отлично умел делать такой анализ безличных механизмов культуры, но ему это было не очень интересно - не потому, что это схема, а потому, что это слишком грубая схема. Конечно, для Лотмана анализ бинарных оппозиций в стихотворении и картина эпохи вокруг поэта дополняли друг друга как наука и искусство.

Với Lotman, cá nhân con người không phải là một thực thể, mà là một quan hệ, là điểm giao cắt của các mã xã hội. Người mác-xít chắc sẽ nói: “điểm giao cắt của các quan hệ xã hội”, - sự khác nhau vẫn chỉ là ở ngôn ngữ. Chính vì thế mà hoá ra, Pushkin đồng thời vừa là nhà khai sáng - duy lý, vừa là nhà quý tộc, nhà lãng mạn, vừa là nhà quan sát tỉnh táo thời đại mình, hiểu được giá trị của những ước lệ và để cho người ta giết mình trong một cuộc đấu súng. Từng con đường trong những tuyến giao lộ ấy có thể theo dõi riêng lẻ, và khi đó, ta sẽ thu được cái “lịch sử văn hoá vô danh”, hoặc cái “loại hình văn hoá vô danh” mà Wolfflin và Varro rất thích thú. Lotman cũng có khả năng tuyệt vời trong việc phân tích các cơ chế vô nhân xưng của văn hoá như thế, nhưng ông không thích làm như vậy, chẳng phải vì đó chỉ là sơ đồ, mà vì nó là sơ đồ quá thô sơ. Tất nhiên, với Lotman, việc phân tích các đối lập phân cực trong thơ và bức tranh của thời đại bao quanh nhà thơ bổ sung cho nhau giống như khoa học và nghệ thuật.

Но такая дополнительность тоже может осуществляться по-разному. Веселовский всю жизнь работал над безличной историей словесности, а в старости написал замечательный психологический портрет Жуковского - без всякой связи с прежним, просто для отвода души. Тынянов стал писать роман о Пушкине, когда увидел, что тот образ Пушкина, который сложился в его сознании, не может быть обоснован научно-доказательно, а только художественно-убедительно: образ - главное, аргумент - вспомогательное. У Лотмана (как и у Ключевского) - наоборот, каждый его портрет есть иллюстрация в собственном смысле слова, материал для упражнения по историко-культурному анализу, человек у него, как фонема, складывается из дифференциальных признаков, в нем можно выделить все пересекающиеся культурные коды, и автор этого не делает только затем, чтобы вдумчивый читатель сам прикинул их в уме. Здесь концепция - главное, а образ - вспомогательное.

Nhưng sự bổ sung nói trên có thể được thực hiện theo những kiểu khác nhau. Suốt đời, Veselovski nghiên cứu lịch sử vô nhân xưng của nghệ thuật ngôn từ, về già, ông viết một bức chân dung tâm lý tuyệt vời về Zukovski - nó chẳng có mối liên hệ gì với những gì trước đó, chỉ đơn giản là để giải toả tâm hồn. Tynhianov bắt đầu viết tiểu thuyết về Pushkin, khi ông thấy cái hình tượng Pushkin như nó đã hình thành trong ý thức của ông không thể xây dựng theo kiểu chứng minh - khoa học, mà chỉ có thể mô tả theo kiểu thuyết phục - nghệ thuật: hình tượng là chính yếu, chứng lý chỉ có ý nghĩa bổ trợ. Với Lotman (cũng như với Kliuchevski) - hoàn toàn ngược lại, mỗi bức chân dung của ông là sự minh hoạ theo ý nghĩa riêng của lời nói, là vật liệu để luyện tập phân tích lịch sử - văn hoá, con người ở ông, giống như âm vị, được hình thành từ những dấu hiệu khác biệt, trong đó, tất cả các mã văn hoá giao cắt lẫn nhau đều có thể chia tách, và tác giả không làm như thế chỉ để người đọc cẩn trọng tự mình nhẩm tính chúng trong đầu. Ở đây, quan niệm là cái chính yếu, hình tượng chỉ có ý nghĩa bổ trợ.


Каждая эпоха пересматривает классиков с собственной точки зрения, применительно к своим запросам и потребностям; каждый читатель создает себе "моего Пушкина", по собственному образу и подобию, это его индивидуальное творчество на фоне общего творчества человечества - писательского и читательского. Лотману было интереснее противоположное: воссоздать истинного, уникального Пушкина и взглянуть на мир его глазами.

Mỗi thời đại bao giờ cũng xét lại các tác gia kinh điển theo quan điểm riêng, phù hợp với nhu cầu và khát vọng riêng; mỗi người đọc lại tạo ra cho bản thân một “Pushkin của mình” theo hình ảnh và kiểu mẫu của cá nhân, đó là sự sáng tạo mang tính cá nhân của anh ta trên cái nền sáng tạo chung của nhân loại - của giới nhà văn và công chúng độc giả. Lotman hứng thú hơn với điều ngược lại: tái tạo một Pushkin đích thực, hy hữu và nhìn thế giới bằng đôi mắt của ông.


Когда читаешь историко-культурные портреты Лотмана, то нет ощущения, будто это ты оцениваешь историю, - скорее, есть ощущение, будто это история оценивает тебя, и оценивает сурово. Умение встать на чужую, исторически далекую точку зрения - это и есть гуманистическое обогащение культуры, в этом нравственный смысл гуманитарных наук. Взглянуть не на историю из современности, а на современность из истории - это значит считать себя и свое окружение не конечной целью истории, а лишь одним из множества ее потенциальных вариантов.

Khi đọc các bức chân dung văn hoá- lịch sử của Lotman, ta không có cảm giác tựa như mình đang đánh giá lịch sử, mà có cảm giác, giống như là lịch sử đang đánh giá bản thân, và đánh giá một cách nghiêm khắc. Biết đứng trên lập trường của người khác, lập trường của quá khứ lịch sử - đó là sự làm giàu có thêm văn hoá theo tinh thần nhân văn chủ nghĩa, ý nghĩa đạo đức của các khoa học xã hội chính là ở đấy. Không nhìn vào lịch sử từ đôi mắt hiện tại, mà nhìn vào hiện tại bằng đôi mắt lịch sử - điều đó cũng có nghĩa là xem bản thân và môi trường của mình không phải là mục đích tối hậu của lịch sử, mà chỉ là một trong vô số phương án tiềm tàng của nó.

Мысль о несбывшихся возможностях истории была для Лотмана не только игрой диалектического ума. Это был еще и опыт двух поколений нашего века: тех, кто в 1930-е годы расставался с неиспользованными возможностями 1920-х годов и в послевоенные годы с несбывшимися надеждами военных лет. Молодых коллег, склонных в русской культуре прошлого замечать намеки на неприятности настоящего, Лотман не поощрял. Но свою последнюю книгу "Культура и взрыв" он кончил именно соображениями о перестроечном настоящем - о возможности перехода от бинарного строя русской культуры к тернарному - европейской: "Пропустить эту возможность было бы исторической катастрофой".

Với Lotman, tư tưởng về những khả năng lịch sử không được sử dụng  không chỉ là trò chơi của đầu óc biện chứng. Đó còn là kinh nghiệm của hai thế hệ ở thế kỷ của chúng ta: của những người vào những năm 1930 phải chia tay với những khả năng không được sử dụng vào những năm 1920 và vào những năm sau chiến tranh phải chia tay với những hy vọng chưa được thực hiện của những năm chiến tranh. Lotman không khuyến khích các đồng nghiệp trẻ tuổi nhìn vào văn hoá quá khứ của nước Nga chỉ thấy các ám dụ về những chuyện phiền lòng của hiện tại. Nhưng cuốn sách cuối cùng của đời mình: Văn hoá và sự bùng nổ, Lotman đã kết thúc bằng những hình dung về cái hiện tại được cải tổ, về khả năng chuyển đổi từ cấu trúc nhị phân của văn hoá Nga sang cấu trúc tam quyền phân lập của văn hoá châu Âu: “Bỏ qua khả năng ấy sẽ là một thảm hoạ lịch sử”.


Казалось бы, мы далеко отвлеклись от вопроса "Лотман и марксизм". На самом деле нет. Говорить об "истинном" Пушкине в противоположность "моему" Пушкину - это значит верить в истину - не абсолютную, но объективную истину, ради которой существует наука. "Единственное, чем наука, по своей природе, может служить человеку, - это удовлетворять его потребности в истине", - писал Лотман все в той же статье о литературоведении как науке. Это не банальность: в XX веке, который начался творческим самовозвеличением декаданса и кончается творческой игривостью деструктивизма, вера в истину и науку - не аксиома, а жизненная позиция. Эту веру, выработанную человечеством, советская культура приняла из рук марксизма. Марксизм возник на переломе от утопизма романтиков к позитивизму постромантиков, метод его был научным, идеология - утопической. Отказываться от научного метода ради идеологической догмы или ради деструктивистского произвола - разница невелика. Лотман был верен научному методу. Он не объявлял себя ни марксистом, ни антимарксистом - он был ученым.

Có vẻ như chúng ta đã đi lạc rất xa ra ngoài vấn đề “Lotman và chủ nghĩa Mác”. Thực ra không phải như vậy. Nói về Pushkin “đích thực” trong sự đối lập với Pushkin “của tôi” -  điều đó cũng có nghĩa là còn tin vào chân lý: không phải chân lý tuyệt đối, mà là chân lý khách quan, khoa học tồn tại chính là vì nó. “Điều duy nhất mà với nó, từ trong bản chất, khoa học có thể phục vụ con người - đó là thoả mãn nhu cầu tìm kiếm chân lý của nó”. Lotman đã viết như thế trong bài về nói về nghiên cứu văn học như một khoa học. Đó không phải là tính nhị phân: ở thế kỷ XX, thế kỷ được mở ra bằng sự tự tán dương sáng tạo của chủ nghĩa suy đồi và khép lại bằng trò chơi sáng tạo của chủ nghĩa giải cấu trúc, niềm tin vào chân lý và khoa học không còn là một tiên đề, mà là quan điểm sống. Niềm tin ấy, nhân loại đã sáng tạo ra, văn hoá xô - viết đã tiếp nhận từ tay của chủ nghã Mác. Chủ nghĩa mác xuất hiện ở bước ngoặt chuyển từ chủ nghĩa không tưởng của những nhà lãng mạn sang chủ nghĩa thực chứng của các nhà hậu lãng mạn, phương pháp của nó là khoa học, hệ tư tưởng của nó mang tính chất ảo tưởng. Cự tuyệt phương pháp khoa học vì giáo điều tư tưởng hệ hay vì sự võ đoán giải cấu trúc - sự khác biệt  chỉ rất nhỏ mà thôi. Lotman tin vào phương pháp khoa học. Ông không tuyên bố mình là người mác-xít hay phản mác-xit, ông là một học giả.

Многие историко-культурные антитезы, казавшиеся современникам разительно непримиримыми, оказываются для потомков мнимыми. Романтизм изо всех сил противопоставлял себя классицизму, а реализм - романтизму. Но умные люди видели и понимали: и классицизм имел на своих полках и полочках достаточно гнезд, чтобы разложить в них все романтические новации, и реализм представлял собой не что иное, как неимоверно разросшуюся ветвь от ствола романтизма: тоже экзотика, только не историческая или географическая, а социальная и психологическая. Происходило простое сужение (и углубление, конечно) поля экспериментов - то самое отсечение неиспользованных возможностей, которое так интересовало Лотмана. Точно так же и марксистский метод в социальных науках был достаточно широк, чтобы вместить те подходы, которые сложились потом в структурализм. Лотман помнил об этом и не считал нужным, говоря по-пушкински, кусать груди кормилицы оттого, что зубки прорезались.
Rất nhiều phản đề lịch sử - văn hoá, với người đương thời, có vẻ như không thể hoá giải, nhưng với hậu thế, chúng hoá ra chỉ chuyện hư ảo, tầm phào. Chủ nghĩa lãng mạn dốc toàn lực chống lại chủ nghĩa cổ điển, chủ nghĩa hiện thực cũng dốc toàn lực chống lại chủ nghĩa lãng mạn. Nhưng nhân loại thông minh đã nhìn thấy và hiểu ra: chính chủ nghĩa cổ điển đã có tất cả ván, vách đủ làm tổ để khai triển trong đó mọi cách tân của chủ nghĩa lãng mạn, và cả chủ nghĩa hiện thực cũng chẳng phải là gì khác ngoài một cái cành cực lớn mọc lên từ thân cây của chủ nghĩa lãng mạn: đều là ngoại lai, chỉ hiềm nỗi thiếu cơ sở lịch sử, hay địa lý, mà chỉ là hiện tượng xã hội và tâm lý. Diễn ra sự thu hẹp giản đơn (tất nhiên, cũng có đào sâu) lãnh địa hoạt động thực nghiệm - đó cũng chính là sự chặt chém không thương tiếc những khả năng chưa được được sử dụng mà Lotman rất đỗi quan tâm. Trong các khoa học xã hội, tình hình cũng hệt như vậy,  phương pháp luận mác - xít hoàn toàn đủ rộng để  có chỗ cho mọi hướng tiếp cận mà sau này được hình thành trong chủ nghĩa cấu trúc. Lotman nhớ kỹ điều đó và ông thấy không cần,  diễn đạt theo Puskhin, cắn vào bầu vú sữa của nhũ mẫu nữa, bởi vì hàm răng đã nhú lên.


[1] Tynhianov Iu.N. (1894-1943): Nhà văn, nhà viết kịch, nhà nghiên cứu - phê bình văn học. Tiểu thuyết Cái chết của Mazir-Mukhatar được ông hoàn thành vào năm 1928, viết về những năm cuối đời của A.S.Griboedov(1795-1829), tác giả của vở kịch bất hủ Khổ vì trí tuệ

Доклад на Третьих Лотмановских чтениях
РГГУ, декабрь 1995
Translated by Lã Nguyên

http://www.referat.wwww4.com/view-text-63314

The Resistible Rise of Asia? Sự trỗi dậy có thể cưỡng lại ở châu Á?




The Resistible Rise of Asia?

Sự trỗi dậy có thể cưỡng lại ở châu Á?

Brahma Chellaney
Brahma Chellaney
May. 1, 2012

01-05-2012

NEW DELHI – A favorite theme in international debate nowadays is whether Asia’s rise signifies the West’s decline. But the current focus on economic malaise in Europe and the United States is distracting attention from the many serious challenges that call into question Asia’s continued success.


NEW DELHI – Một chủ đề được ưa chuộng trong tranh luận quốc tế hiện nay là, liệu sự trỗi dậy của châu Á có nghĩa là sự suy yếu của phương Tây. Tuy nhiên, hiện nay tập trung vào tình trạng bất ổn kinh tế ở châu Âu và Hoa Kỳ đang làm xao lãng sự chú ý tới nhiều thách thức nghiêm trọng, làm nảy sinh câu hỏi về sự thành công tiếp tục của châu Á.

To be sure, today’s ongoing global power shifts are primarily linked to Asia’s phenomenal economic rise, the speed and scale of which have no parallel in world history. With the world’s fastest-growing economies, fastest-rising military expenditures, fiercest resource competition, and most serious hot spots, Asia obviously holds the key to the future global order.

Để chắc chắn, sự thay đổi quyền lực toàn cầu đang diễn ra hiện nay, chủ yếu liên quan đến hiện tượng tăng trưởng kinh tế của châu Á, tốc độ và quy mô của nó không giống như trong lịch sử thế giới. Với tốc độ phát triển kinh tế nhanh nhất thế giới, chi tiêu quân sự gia tăng mạnh nhất, sự cạnh tranh nguồn tài nguyên dữ dội nhất, và là điểm nóng nghiêm trọng nhất, rõ ràng là châu Á đang nắm giữ chìa khóa cho trật tự toàn cầu trong tương lai.


But Asia faces major constraints. It must cope with entrenched territorial and maritime disputes, such as in the South China Sea; harmful historical legacies that weigh down its most important interstate relationships; increasingly fervent nationalism; growing religious extremism; and sharpening competition over water and energy.

Nhưng châu Á đối mặt với những khó khăn quan trọng. Châu Á phải đối phó với các tranh chấp lãnh thổ và tranh chấp trên biển, chẳng hạn như trên biển Đông (nguyên văn: biển Hoa Nam), các di sản lịch sử tai hại, đè nặng các mối quan hệ quan trọng nhất giữa các nước, gia tăng chủ nghĩa dân tộc nồng nhiệt, phát triển chủ nghĩa tôn giáo cực đoan và sự tranh giành trên biển và năng lượng càng trầm trọng hơn.

Moreover, Asia’s political integration badly lags behind its economic integration, and, to compound matters, it has no security framework. Regional consultation mechanisms remain weak. Differences persist over whether a security architecture or community should extend across Asia, or be confined to an ill-defined “East Asia.”

Hơn nữa, hội nhập chính trị ở châu Á bị tụt hậu thê thảm so với hội nhập kinh tế ở châu Á, và đối với các vấn đề phức tạp, châu Á không có một khuôn khổ an ninh. Cơ chế tham vấn trong khu vực còn yếu. Sự khác biệt vẫn còn tồn tại về việc liệu có cần một cấu trúc an ninh hay cộng đồng mở rộng khắp châu Á, hoặc bị hạn chế trong một định nghĩa mập mờ là “Đông Á”.

One central concern is that, unlike Europe’s bloody wars of the first half of the twentieth century, which made war there unthinkable today, the wars in Asia in the second half of the twentieth century only accentuated bitter rivalries. Several interstate wars have been fought in Asia since 1950, when both the Korean War and the annexation of Tibet started, without resolving the underlying Asian disputes.


Một mối lo ngại chính đó là, không giống như cuộc chiến tranh đẫm máu ở châu Âu trong nửa đầu thế kỷ 20, cuộc chiến ở đó mà ngày nay không thể tưởng tượng được, thì các cuộc chiến ở châu Á trong nửa cuối thế kỷ 20 chỉ nhấn mạnh đến sự đối đầu cay đắng. Một số cuộc chiến giữa các nước đánh nhau ở châu Á kể từ năm 1950, khi cả hai cuộc chiến tranh Triều Tiên và sự sáp nhập Tây Tạng bắt đầu, đã không giải quyết các tranh chấp cơ bản ở châu Á.

To take the most significant example, China staged military interventions even when it was poor and internally troubled. A 2010 Pentagon report cites Chinese military preemption in 1950, 1962, 1969, and 1979 in the name of strategic defense. There was also China’s seizure of the Paracel Islands from Vietnam in 1974, and the 1995 occupation of Mischief Reef in the Spratly Islands, amid protests by the Philippines. This history helps to explain why China’s rapidly growing military power raises important concerns in Asia today.

Lấy ví dụ quan trọng nhất, Trung Quốc tổ chức can thiệp quân sự ngay cả khi họ là một nước nghèo và nội bộ đang gặp khó khăn. Một báo cáo của Lầu Năm Góc năm 2010 trích dẫn, đòn phủ đầu quân sự của Trung Quốc vào năm 1950, 1962, 1969, và năm 1979 với tên gọi là phòng thủ chiến lược. Cũng có sự cưỡng chiếm quần đảo Hoàng Sa của Trung Quốc từ tay Việt Nam vào năm 1974, và chiếm Đá Vành Khăn (Mischief Reef) thuộc quần đảo Trường Sa năm 1995, trong lúc bị Philippines phản đối. Lịch sử này giúp giải thích lý do vì sao Trung Quốc nhanh chóng phát triển sức mạnh quân sự, làm gia tăng mối lo ngại quan trọng ở châu Á hiện nay.

Indeed, not since Japan rose to world-power status during the reign of the Meiji Emperor (1867-1912) has another non-Western power emerged with such potential to shape the global order. But there is an important difference: Japan’s rise was accompanied by the other Asian civilizations’ decline. After all, by the nineteenth century, Europeans had colonized much of Asia, leaving in place no Asian power that could rein in Japan.

Thật vậy, không chỉ kể từ khi Nhật Bản trỗi dậy thành cường quốc thế giới trong thời gian trị vì của Thiên Hoàng Minh Trị (1867-1912) đã có một sức mạnh không thuộc phương Tây trỗi dậy với tiềm năng như thế để định hình trật tự toàn cầu. Nhưng có một khác biệt quan trọng đó là, sự trỗi dậy của Nhật Bản đi kèm với sự suy yếu của các nước văn minh châu Á khác. Cuối cùng thì, đến thế kỷ 19, phần lớn châu Á đã trở thành thuộc địa của người châu Âu, để rồi không có một nước châu Á nào có thể kiềm chế Nhật Bản.

Today, China is rising alongside other important Asian countries, including South Korea, Vietnam, India, and Indonesia. Although China now has displaced Japan as the world’s second largest economy, Japan will remain a strong power for the foreseeable future. On a per capita basis, Japan remains nine times richer than China, and it possesses Asia’s largest naval fleet and its most advanced high-tech industries.

Hiện nay, Trung Quốc đang trỗi dậy bên cạnh các nước châu Á quan trọng, gồm Hàn Quốc, Việt Nam, Ấn Độ, và Indonesia. Mặc dù Trung Quốc hiện đã thay thế Nhật Bản, trở thành nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, Nhật Bản sẽ vẫn là một cường quốc mạnh mẽ trong tương lai gần. Tính trên căn bản bình quân đầu người, thì Nhật vẫn giàu hơn gấp chín lần so với Trung Quốc, và Nhật có hạm đội hải quân lớn nhất châu Á và có các ngành công nghiệp công nghệ cao, tiên tiến nhất.

When Japan emerged as a world power, imperial conquest followed, whereas a rising China’s expansionist impulses are, to some extent, checked by other Asian powers. Militarily, China is in no position to grab the territories that it covets. But its defense spending has grown almost twice as fast as its GDP. And, by picking territorial fights with its neighbors and pursuing a muscular foreign policy, China’s leaders are compelling other Asian states to work more closely with the US and each other.

Khi Nhật Bản nổi lên như một cường quốc thế giới, sự chinh phục đế quốc theo sau, trong khi sự thôi thúc bành trướng của nước Trung Quốc đang trỗi dậy là, ở một mức độ nào đó, bị các nước châu Á khác kiểm tra. Về mặt quân sự, Trung Quốc chẳng có cách gì để lấy các vùng lãnh thổ mà họ thèm muốn. Nhưng chi tiêu quốc phòng của họ đã tăng gần gấp đôi nhanh, tăng nhanh như GDP của họ. Và bằng cách chọn các cuộc tranh đấu lãnh thổ với các nước láng giềng và theo đuổi chính sách ngoại giao cơ bắp, các lãnh đạo Trung Quốc đang thúc đẩy các nước châu Á khác gần gũi nhau hơn, cũng như làm việc chặt chẽ hơn với Mỹ.

In fact, China seems to be on the same path that made Japan an aggressive, militaristic state, with tragic consequences for the region – and for Japan. The Meiji Restoration created a powerful military under the slogan “Enrich the country and strengthen the military.” The military eventually became so strong that it could dictate terms to the civilian government. The same could unfold in China, where the Communist Party is increasingly beholden to the military for retaining its monopoly on power.

Thật vậy, Trung Quốc dường như trên cùng một con đường đã làm cho Nhật trở thành một chính phủ quân phiệt, hiếu chiến, với những hậu quả bi thảm cho khu vực và cho cả Nhật Bản. Thời Minh Trị Duy Tân đã tạo ra một quân đội hùng mạnh với khẩu hiệu: “Làm giàu đất nước và tăng cường quân đội“. Cuối cùng thì quân đội trở nên quá mạnh mẽ đến nỗi quân đội có thể đưa ra các mệnh lệnh cho chính phủ dân sự. Chuyện tương tự có thể diễn ra ở Trung Quốc, nơi mà Đảng Cộng sản ngày càng phụ thuộc vào quân đội để duy trì sự độc quyền.

More broadly, Asia’s power dynamics are likely to remain fluid, with new or shifting alliances and strengthened military capabilities continuing to challenge regional stability. For example, as China, India, and Japan maneuver for strategic advantage, they are transforming their mutual relations in a way that portends closer strategic engagement between India and Japan, and sharper competition between them and China.

Nói rộng hơn, sự cân bằng quyền lực ở châu Á có khả năng thay đổi, với các liên minh mới hoặc chuyển dịch các liên minh và tăng cường khả năng quân sự tiếp tục thách thức sự ổn định trong khu vực. Ví dụ như Trung Quốc, Ấn Độ, và Nhật Bản diễn tập cho lợi thế chiến lược, họ đang biến đổi mối quan hệ lẫn nhau của họ, theo cách báo hiệu sự tham gia chiến lược gần gũi hơn giữa Ấn Độ và Nhật Bản, và sự tranh đua gay gắt hơn giữa họ và Trung Quốc.

The future will not belong to Asia merely because it is the world’s largest, most populous, and fastest-developing continent. Size is not necessarily an asset. Historically, small, strategically oriented states have wielded global power.

Tương lai sẽ không chỉ thuộc về châu Á do nó lớn nhất thế giới, đông dân nhất, và phát triển nhanh nhất châu lục. Kích thước không nhất thiết là giá trị. Trong lịch sử, các nước nhỏ có định hướng chiến lược đã nắm quyền toàn cầu.

In fact, with far fewer people, Asia would have a better balance between population size and available natural resources, including water, food, and energy. In China, for example, water scarcity has been officially estimated to cost roughly $28 billion in annual industrial output, even though China, unlike several other Asian economies, including India, South Korea, and Singapore, is not listed by the United Nations as a country facing water stress.

Thật ra, nếu có ít người hơn, châu Á sẽ có được sự cân bằng tốt hơn giữa quy mô dân số và tài nguyên thiên nhiên sẵn có như nước, thực phẩm và năng lượng. Ví dụ như ở Trung Quốc, sự khan hiếm nước đã được chính thức ước tính mất khoảng 28 tỷ đô sản lượng công nghiệp hàng năm, mặc dù Trung Quốc, không giống một số nền kinh tế châu Á khác, như Ấn Độ, Hàn Quốc, và Singapore, không được Liên Hiệp Quốc liệt kê là một nước đối mặt với căng thẳng do thiếu nước.

In addition to its growing political and natural-resource challenges, Asia has made the mistake of overemphasizing GDP growth to the exclusion of other indices of development. As a result, Asia is becoming more unequal, corruption is spreading, domestic discontent is rising, and environmental degradation is becoming a serious problem. Worse, while many Asian states have embraced the West’s economic values, they reject its political values.

Thêm vào những thách thức về chính trị và tài nguyên thiên nhiên đang gia tăng, châu Á mắc phải sai lầm do đặt tăng trưởng GDP làm trọng tâm để loại bỏ các c­­hỉ số phát triển khác. Kết quả là, châu Á đang ngày càng trở nên bất bình đẳng hơn, tham nhũng đang lan rộng, sự bất mãn trong nước đang gia tăng, và suy thoái môi trường đang trở thành một vấn đề nghiêm trọng. Tệ hại hơn nữa, trong khi nhiều nước châu Á đã chấp nhận các giá trị kinh tế phương Tây, thì chính họ lại từ chối các giá trị chính trị của nó.

So make no mistake. Asia’s challenges are graver than those facing Europe, which embodies comprehensive development more than any other part of the world. Despite China’s aura of inevitability, it is far from certain that Asia, with its pressing internal challenges, will be able to spearhead global growth and shape a new world order.
Không nên mắc sai lầm. Những thách thức ở châu Á nghiêm trọng hơn so với các thách thức mà Châu Âu đang đối mặt, gồm sự phát triển toàn diện hơn bất kỳ nơi nào khác trên thế giới. Mặc dù ánh hào quang từ Trung Quốc thì không thể tránh khỏi, không chắc rằng châu Á, với những thách thức nội bộ thúc bách, sẽ có thể dẫn đầu về tăng trưởng toàn cầu và định hình một trật tự thế giới mới.


Brahma Chellaney, Professor of Strategic Studies at the New Delhi-based Center for Policy Research, is the author of Asian Juggernaut and Water: Asia’s New Battleground

Brahma Chellaney, là giáo sư nghiên cứu chiến lược tại Trung tâm Nghiên cứu Chính sách, có trụ sở ở New Delhi. Ông còn là tác giả của Sự tàn phá châu Á và nước: chiến trường mới ở châu Á.

Translated by Dương Lệ Chi


http://www.project-syndicate.org/commentary/the-resistible-rise-of-asia-