MENU

BILINGUAL BLOG – BLOG SONG NGỮ ANH VIỆT SHARE KNOWLEGE AND IMPROVE LANGUAGE

--------------------------- TÌM KIẾM TRÊN BLOG NÀY BẰNG GOOGLE SEARCH ----------------------------

TXT-TO-SPEECH – PHẦN MỀM ĐỌC VĂN BẢN

Click phải, chọn open link in New tab, chọn ngôn ngữ trên giao diện mới, dán văn bản vào và Click SAY – văn bản sẽ được đọc với các thứ tiếng theo hai giọng nam và nữ (chọn male/female)

- HOME - VỀ TRANG ĐẦU

CONN'S CURENT THERAPY 2016 - ANH-VIỆT

150 ECG - 150 ĐTĐ - HAMPTON - 4th ED.

VISUAL DIAGNOSIS IN THE NEWBORN

Thursday, April 12, 2012

Hidden depths in South China Sea tensions Những vấn đề tiềm ẩn đằng sau căng thẳng trên Biển Đông



Hidden depths in South China Sea tensions

Những vấn đề tiềm ẩn đằng sau căng thẳng trên Biển Đông

By Roberto Tofani

Roberto Tofani


13-4-2012

Disputes over the South China Sea must be conducted and solved peacefully. This sentence summarizes most statements released by government officials after bilateral or multilateral meetings on the issue, but also highlights the absence of a real political will and the continuing unpredictability and instability in the region.

Tranh chấp trên Biển Đông phải được ứng xử và giải quyết một cách hòa bình. Câu nói này tóm gọn nhiều tuyên bố do các quan chức chính phủ đưa ra sau những cuộc gặp song phương hay đơn phương về chuyện Biển Đông, nhưng nó cũng nhấn mạnh sự thiếu vắng một ý chí chính trị thực sự và tình trạng bất ổn, không thể dự báo, đang tiếp diễn trong khu vực.

Disputes related to sovereignty about land and jurisdiction over maritime areas show that tensions can only increase in the months ahead; or at least until a new and more binding Code of Conduct (COC) on the South China Sea is agreed upon by China and the 10-member Association of Southeast Asia Nations (ASEAN). Lastly, the claim to be looking for a "peaceful solution", as expressed by the parties, has not prevented a new arms race in the region.

Tranh chấp liên quan tới chủ quyền đối với đất đai và quyền tài phán trên biển cho thấy căng thẳng dứt khoát sẽ tăng lên trong những tháng trước mắt; hoặc ít nhất cũng cho đến khi có một Bộ Quy tắc Ứng xử (COC) mới về Biển Đông, có tính ràng buộc hơn, được cả Trung Quốc và tổ chức 10 thành viên Hiệp hội Các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) chấp thuận. Sau cùng, tuyên bố tìm kiếm “một giải pháp hòa bình”, như các bên bày tỏ, đã không ngăn chặn nổi một cuộc chạy đua vũ trang mới trong khu vực.

The latest incident this week saw the Philippines' largest warship, the Gregorio Del Pilar engage in an naval standoff with two Chinese surveillance craft after the latter intervened to prevent the crew of eight Chinese fishing boats being detained alleged illegal fishing in Scarborough Shoal, which lies off the Philippines' northwest coast but which is also claimed by China. As the crisis reached its third day on Thursday, diplomats from both countries were still scrambling to defuse tensions.

Sự cố mới đây nhất trong tuần này là khi tàu chiến lớn nhất của Philippines, Gregorio Del Pilar, chạm trán với hai tàu hải giám Trung Quốc, sau khi phía Trung Quốc can thiệp để cứu một tàu đánh cá của họ, gồm 8 ngư dân, khỏi bị bắt giữ vì đánh cá trái phép tại bãi cạn Scarborough Shoal, nằm ngoài khơi bờ biển phía tây bắc của Philippines, cũng là nơi Trung Quốc tuyên bố chủ quyền. Hôm thứ năm, khủng hoảng kéo dài sang ngày thứ ba. Các nhà ngoại giao của cả hai bên vẫn đang tìm cách làm dịu tình hình.

As anticipated by some observers, the South China Sea issue was not on the agenda during the ASEAN summit held in Cambodia's capital, Phnom Penh at the beginning of April. The association has a standard operating procedure meant to disguise controversial issues, however, Cambodia's decision as ASEAN chairman not to discuss the issue also reveals China's influence.

Đúng như một số nhà quan sát đã dự đoán, vấn đề Biển Đông không nằm trong chương trình nghị sự của hội nghị thượng đỉnh ASEAN, tổ chức tại thủ đô Phnom Penh của Campuchia hồi đầu tháng. Hiệp hội có một thông lệ hoạt động đã thành tiêu chuẩn, có mục đích là che giấu các vấn đề gây tranh cãi; tuy nhiên, quyết định của Campuchia với tư cách chủ tịch ASEAN – không thảo luận về Biển Đông – cũng bộc lộ sự ảnh hưởng của Trung Quốc.

Cambodia has remained silent on the issue since it was raised by US Secretary of State Hillary Clinton during the ASEAN Regional Forum in July 2010, and Cambodia and Myanmar were the only two ASEAN members opposed to raising maritime security concerns during the East Asia Summit held last November in Bali in the presence of US President Barack Obama. In recent years, Phnom Penh has accumulated over $8 billion in debts from Chinese loans.

Campuchia đã im lặng về chuyện Biển Đông suốt từ khi vấn đề này được Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton nêu ra nhân Diễn đàn Khu vực ASEAN, tháng 7-2010. Tại Hội nghị thượng đỉnh Đông Á, tổ chức tháng 11 năm ngoái ở Bali, với sự có mặt của Tổng thống Mỹ Barack Obama, Campuchia cùng với Myanmar là hai nước thành viên ASEAN phản đối việc nâng mức độ quan ngại về an ninh hàng hải lên cao hơn. Trong vài năm gần đây, số nợ Trung Quốc của Phnom Penh đã tích tụ dần tới mức hơn 8 tỷ USD.

"It appears Cambodia first listed the South China Sea on the formal agenda and then withdrew it. This is likely to be because China expressed strong views. In any event, ASEAN often masks contentious issues by not referring to them directly. It is clear from the final Chair's Statement that the South China Sea was discussed," Emeritus Professor Carlyle A Thayer, from thee University of New South Wales at the Australian Defense Force Academy in Canberra, explained to Asia Times Online.

“Có vẻ như lúc đầu Campuchia có đưa vấn đề Biển Đông vào chương trình nghị sự chính thức, nhưng sau đó lại rút ra. Điều này chắc chắn là do Trung Quốc đã bộc lộ những quan điểm rất mạnh. Trong bất kỳ sự kiện nào, ASEAN cũng thường che giấu những vấn đề gây tranh cãi bằng cách không đề cập tới chúng một cách trực tiếp. Có thể thấy rõ điều này trong Thông cáo cuối cùng của Chủ tịch ASEAN, rằng vấn đề Biển Đông đã không được thảo luận”. Ông Carl A Thayer, Giáo sư danh dự Đại học New South Wales ở Học viện Quốc phòng Australia, Canberra, giải thích với Asia Times Online.

At the end of the two-day meeting, as reported in a press statement, the 10 leaders "stressed the need to intensify efforts to ensure the effective and full implementation of the Declaration on the Conduct of Parties (DOC) based on the guidelines for the implementation of the DOC".

Kết thúc hai ngày họp, như thông cáo báo chí đã nêu, 10 vị lãnh đạo “nhấn mạnh sự cần thiết phải tăng cường các nỗ lực nhằm đảm bảo việc thực thi có hiệu quả và đầy đủ Tuyên bố về Ứng xử của Các bên (DOC) dựa trên những hướng dẫn về cách thực thi DOC”.

Sovereignty over areas of the South China Sea is contested by China, the Philippines, Vietnam, Malaysia, Taiwan and Brunei. Many areas of the South China Sea are believed to be rich in fossil fuels and are important to regional navigation and trade. In the past year, tensions have spiked through incidents at sea, especially between two of the claimants, China and Vietnam.

Chủ quyền đối với các khu vực trên Biển Đông hiện đang là đối tượng tranh giành giữa Trung Quốc, Philippines, Việt Nam, Malaysia, Đài Loan và Brunei. Nhiều vùng ở Biển Đông được cho là rất giàu nhiên liệu hóa thạch và hết sức quan trọng đối với hàng hải và mậu dịch trong khu vực. Năm qua, căng thẳng đã tăng vọt sau nhiều vụ việc xảy ra trên biển, đặc biệt là giữa hai trong số các quốc gia có yêu sách chủ quyền: Trung Quốc và Việt Nam.

The two parties reached an agreement last year to solve territorial disputes bilaterally their, and the fact that - as stated also by the Chinese Ministry of Foreign Affairs - no country involved in the dispute claims all of the South China Sea area, seems to bode well for the future.

Năm ngoái, hai nước này đã đạt tới một thỏa thuận nhằm giải quyết tranh chấp chủ quyền theo lối song phương; và việc – như Bộ Ngoại giao Trung Quốc cũng đã tuyên bố – không nước nào liên quan tới tranh chấp lại đòi chủ quyền đối với toàn bộ Biển Đông, dường như cũng báo hiệu điều tốt cho tương lai.

In February, Hanoi and Beijing set up working groups at department level to work on disputed issues in the South China Sea, activating a telephone hotline between the two foreign ministries at the beginning of March. The new approach could also help clarify what both parties claim in the disputed zone.

Vào tháng 2, Hà Nội và Bắc Kinh đã lập nhóm làm việc ở cấp vụ để xử lý các vấn đề gây tranh chấp trên Biển Đông, và tới đầu tháng 3 thì mở một đường dây nóng giữa hai bộ ngoại giao. Cách tiếp cận mới này cũng có thể góp phần làm rõ yêu sách của hai bên tại khu vực tranh chấp.

In 2009, Vietnam outlined its claims in its submission to the United Nations Commission on the Limits of Continental Shelf. "Vietnam appeared to shift from claiming the waters to claiming those features - islands and rocks - which it occupied. Vietnam hasn't yet claimed which features are islands under international law and therefore entitled to a 200 nautical miles [nm] EEZ and continental shelf, and which features are rocks entitled to a territorial sea of 12 nm," said Thayer.

Năm 2009, Việt Nam phác thảo các yêu sách của họ trong bản đăng ký đệ trình lên Ủy ban LHQ về Ranh giới Thềm lục địa. “Việt Nam có vẻ như đang chuyển từ tuyên bố chủ quyền biển sang tuyên bố chủ quyền đối với những cấu trúc trên biển (feature) – gồm đảo và đá – mà họ chiếm hữu. Việt Nam chưa tuyên bố cấu trúc nào là đảo, theo luật quốc tế, để từ đó có thể hưởng vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) 200 hải lý và thềm lục địa, và cấu trúc nào là đá, để được hưởng lãnh hải 12 hải lý” – ông Thayer cho biết.

Hence, problems and unresolved issues still remain because "China has not specified whether it is claiming all the features including those occupied by Vietnam, the Philippines and Malaysia or just the features it occupies", underlines Thayer.

Do đó, các khó khăn cũng như những vấn đề chưa được giải quyết sẽ vẫn còn đó, bởi vì “Trung Quốc chưa làm rõ là họ có yêu sách chủ quyền đối với tất cả các cấu trúc – đảo và đá – kể cả những cấu trúc mà Việt Nam, Philippines và Malaysia đang chiếm giữ; hay chỉ với những đảo và đá mà họ đang chiếm giữ” – ông Thayer nhấn mạnh.

For example, when CNOOC Ltd - China's biggest offshore oil explorer - decided in March to develop the oil- and gas-rich northern areas of the South China Sea, the Vietnamese Foreign Ministry said that this violated Vietnam's sovereignty.

Chẳng hạn, vào tháng 3, khi công ty CNOOC – nhà thăm dò khai thác dầu lớn nhất Trung Quốc – quyết định khai thác các khu vực giàu dầu khí ở phía bắc Biển Đông, Bộ Ngoại giao Việt Nam đã tuyên bố rằng việc làm đó xâm phạm chủ quyền của Việt Nam.

Authorities in Hanoi singled out Block 65/24, which it said sits one nautical mile from one of the Paracel Islands, denouncing a range of Chinese actions that violate its territory. In reply, Chinese Foreign Ministry spokesman Liu Weimin dismissed the allegations and called on Vietnam to respect China's territorial integrity.

Chính quyền Hà Nội chọn ra Lô 65/24, họ cho rằng lô này nằm cách một trong các đảo của Trường Sa 1 hải lý. Họ lên án một loạt hành động của Trung Quốc xâm phạm chủ quyền của họ. Đáp lại, phát ngôn viên Bộ ngoại giao Trung Quốc Lưu Vi Dân bác bỏ mọi lời buộc tội và yêu cầu Việt Nam tôn trọng sự toàn vẹn lãnh thổ của Trung Quốc.

Moreover, when a foreign company operates in contested waters, like the Indian ONGC Videsh, Chinese authorities contend that they are plundering Chinese resources. In this particular case, "China's claims to historic rights overlap Vietnam's claimed Exclusive Economic Zone (EEZ)-where India's ONGC has a license. If China clarified the basis of its claim, this would help resolve this particular problem," explains Professor Thayer.

Hơn thế nữa, khi một công ty nước ngoài hoạt động trong vùng biển tranh chấp, chẳng hạn công ty Ấn Độ ONGC Videsh, chính quyền Trung Quốc phản đối, nói rằng ONGC Videsh đang ăn trộm tài nguyên của Trung Quốc. Trong vụ việc cụ thể này, “yêu sách về của Trung Quốc về các quyền có tính lịch sử chồng lấn với yêu sách của Việt Nam về vùng đặc quyền kinh tế – tại nơi ONGC của Ấn Độ có giấy phép hoạt động. Nếu Trung Quốc làm rõ được yêu sách của họ dựa trên cơ sở nào, thì điều ấy sẽ giúp giải quyết vấn đề cụ thể này” – Giáo sư Thayer giải thích.

The Chinese attempt to win back the trust of ASEAN and claimants countries is therefore undermined by Beijing's lack of transparency and by its assertiveness on the issue. Two of the major causes of a new arms race in the region that lead also to the "proliferation of submarines, anti-ship missiles and C4ISR-command, control, communication and computing, intelligence, surveillance and reconnaissance-capabilities," as underlined by Thayer.

Toan tính của Trung Quốc nhằm giành lại niềm tin của ASEAN và các nước có yêu sách chủ quyền, do đó, đã bị phá hoại bởi sự thiếu minh bạch của Bắc Kinh cũng như thái độ hung hăng của họ trong vấn đề tranh chấp. Đó là hai nguyên nhân chính dẫn đến cuộc chạy đua vũ trang mới trong khu vực và cũng đã dẫn tới sự “gia tăng về số lượng tàu ngầm, tên lửa chống tàu và sự tăng cường năng lực C4ISR – chỉ huy, điều khiển, truyền thông, tính toán , giám sát và do thám” – như ông Thayer đã nhấn mạnh.

"Even if Vietnam has been opening up to Western arms suppliers for years, in the last period the requests from the government have been growing very fast, especially for defense systems, for which we are competing with other suppliers," a European supplier confirmed, to ATol on condition of anonymity. "The move that has garnered the most attention, however, was the recent US$1.8 billion order of six diesel-powered Kilo-class submarines from Russia," as underlined by "The Hanoist" in a recent article (See Vietnam builds naval muscle, Asia Times Online, March 29, 2012). But Vietnam is not the only country eager to expand their capabilities, as "the Philippines has made us a lot of requests that I cannot specify," added the European arms merchant.

“Mặc dù Việt Nam đã và đang mở rộng cửa cho các nhà cung cấp vũ khí phương Tây trong nhiều năm liền, trong giai đoạn vừa qua, nhu cầu từ phía chính phủ vẫn tăng lên rất nhanh, đặc biệt cầu về hệ thống quốc phòng, mặt hàng mà chúng ta đang phải cạnh tranh với các nhà cung cấp khác” – một nhà cung cấp vũ khí châu Âu giấu tên xác nhận với Asia Times Online. “Tuy nhiên, thu hút chú ý nhiều nhất là đơn đặt hàng trị giá 1,8 tỷ USD mới đây, đặt mua 6 tàu ngầm lớp Kilo từ Nga” – như “The Hanoist” đã nhấn mạnh trong một bài báo gần đây (Xem bài “Việt Nam phát triển cơ bắp cho hải quân”, Asia Times Online, ngày 29-3-2012). Nhưng Việt Nam không phải là nước duy nhất hăm hở tăng cường sức mạnh hải quân, bởi “Philippines đã gửi chúng tôi rất nhiều đơn hàng, mà tôi không thể nêu cụ thể được” – nhà buôn vũ khí châu Âu nọ nói.

As ASEAN members are buying weapons, the Chinese submarine fleet is on high alert. According to the US Office of Naval Intelligence - as reported by Asahi Shimbun - five Jin-class nuclear submarines, equipped with JL-2 ballistic missiles that boast a range of more than 8,000 kilometers, are deployed in Sanya, the southernmost city in the People's Republic of China and one of the two prefecture-level cities in Hainan province.

Trong lúc các thành viên ASEAN mua vũ khí, hạm đội tàu ngầm của Trung Quốc được đặt ở mức độ cảnh giác cao. Theo Văn phòng Tình báo Hải quân Hoa Kỳ – như tờ Asashi Shimbun đưa tin – 5 tàu ngầm hạt nhân lớp Jin, trang bị tên lửa đạn đạo JL-2, có thể tăng tầm ngắm tới hơn 8.000 km, đang được triển khai ở Tam Á (Sanya), thành phố cực nam của nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa và là một trong hai thành phố cấp quận ở tỉnh Hải Nam.

In this context, the risk is a proliferation of nuclear-weapons in the area, despite the diplomatic effort that led the ASEAN members in 1995 to sign the Southeast Asian Nuclear-Weapon-Free Zone Treaty (SEANWFZ), a nuclear weapons moratorium treaty. In November 2011, "the Nuclear Weapons States (China, France, Russia, the United Kingdom, and the United states) and ASEAN agreed to take the necessary steps to enable the signing of the Protocol and its entry into force at the earliest opportunity," but none of the five States actually signed the protocol.

Rủi ro, trong bối cảnh này, là sự phổ biến vũ khí hạt nhân trong khu vực, bất chấp cái nỗ lực ngoại giao đã đưa các nước thành viên ASEAN đến việc ký kết Hiệp ước Khu vực Không Vũ khí Hạt nhân (SEANWFZ, ký năm 1995), một điều ước đình chỉ vũ khí hạt nhân. Tháng 11-2011, “các Quốc gia có Vũ khí Hạt nhân (Trung Quốc, Pháp, Nga, Anh, Mỹ) và ASEAN đã nhất trí tiến hành các bước cần thiết để tạo thuận lợi cho việc ký Nghị định thư và đưa Nghị định thư vào hiệu lực sớm nhất có thể” – nhưng không ai trong số 5 quốc gia này ký vào Nghị định thư cả.

With tensions rising, the possibility of incidents in the one of the fastest-growing commercial maritime areas in the world is also increasing. For years, ASEAN has been unable to work on a diplomatic and peaceful solution to the SCS issue with China, itself concerned with preventing the new US. engagement in the Asia-Pacific region. US diplomacy succeeded in isolating China during the last East Asia Summit by putting maritime security issues on the agenda of the summit and underlining the importance of "freedom of navigation" for commercial purposes.

Cùng với việc căng thẳng gia tăng, nguy cơ xảy ra các sự cố tại một trong những khu vực có mậu dịch đường biển phát triển nhanh nhất thế giới cũng gia tăng theo. Đã nhiều năm qua, ASEAN không thể cùng với Trung Quốc tìm ra một giải pháp ngoại giao và hòa bình cho vấn đề Biển Đông – trong khi bản thân Trung Quốc cũng đang phải lo ngăn chặn sự tham gia trở lại của Mỹ vào khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Chính sách ngoại giao của Mỹ đã thành công trong việc cô lập Trung Quốc tại kỳ họp thượng đỉnh Đông Á, bằng cách đưa vấn đề an ninh hàng hải vào chương trình nghị sự của hội nghị và nhấn mạnh tầm quan trọng của “quyền tự do hàng hải” vì mục đích thương mại.

ASEAN exploited that result to counterbalance China's expansionism. However, some ASEAN members fear that a more significant presence of the US could destabilize the region. Indonesia, for example, fears the presence of US warships in support of Australia. Thailand believes that the rivalry between China and the US would intrude in regional affairs. The military relationship between Washington and Hanoi, too, that for some observers has entered a "new phase", seems to be more symbolic than practical.

ASEAN khai thác kết quả này để làm đối trọng với sự bành trướng của Trung Quốc. Tuy nhiên, một số thành viên ASEAN lo ngại rằng sự có mặt nhiều hơn của Mỹ có thể gây bất ổn trong khu vực. Indonesia chẳng hạn, vốn sợ sự hiện diện của tàu chiến Mỹ nhằm ủng hộ Australia. Thái Lan tin rằng cuộc đối đầu giữa Trung Quốc và Mỹ sẽ lan vào các vấn đề của khu vực. Quan hệ quân sự giữa Washington và Hà Nội, theo một số nhà quan sát, cũng đã đi vào một “giai đoạn mới”, nhưng dường như mang tính hình thức hơn là thực tiễn.

At the moment, the only ASEAN member eager to support a new American "pivot strategy" in the region seems to be the Philippines. Not only for historical reasons, but also because Manila cannot rely solely on their own military force, designed to defend their own borders more than face international armies.

Hiện tại, thành viên ASEAN duy nhất nhiệt tình ủng hộ “sự chuyển hướng chiến lược” mới của Mỹ trong khu vực có lẽ là Philippines. Không chỉ vì các nguyên nhân lịch sử, mà còn vì Manila không thể chỉ trông cậy vào lực lượng quân sự của họ, vốn được xây dựng để bảo vệ biên giới của Philippines hơn là để đối đầu với quân đội quốc tế.

Most of all, Beijing does not want any interference in the South China Sea. In an editorial published in the People's Daily online, demands to respect the freedom of navigation and take responsible actions in the South China Sea, made by Lieutenant General Burton Field, the commander of US Forces Japan, were labeled as "not responsible".

Hơn ai hết, Bắc Kinh không muốn có sự can thiệp (từ ngoài) nào vào Biển Đông. Trong một bài xã luận xuất bản trên tờ Nhân Dân Nhật Báo, bản điện tử, họ gọi lời yêu cầu tôn trọng tự do hàng hải và hành động có trách nhiệm trên Biển Đông – của Trung tướng Burton Field, tư lệnh quân đội Mỹ ở Nhật Bản – là “vô trách nhiệm”.

"The United States is deliberately blurring the issue of the freedom of navigation and the issue of territorial sovereignty and is deliberately creating a type of public opinion to pave the way for implementing its strategy," as opined by the newspaper of the Central Committee of the Communist Party of China.

“Mỹ cố ý nhập nhèm vấn đề tự do hàng hải với vấn đề chủ quyền, và cố ý tạo ra một dạng công luận để mở đường cho việc thực hiện chiến lược của họ” – tờ báo của Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc nhận định.

In this context, diplomacy seems to have taken center stage over South China Sea disputes. With the decision to implement the DOC, authorities in Beijing want to demonstrate that China is not a threat to regional security and to recover the prestige it has lost also due to its assertive behavior. "But China also knows that negotiating with ASEAN states cuts out any role for the United States in facilitating a settlement. It is in China's interest to draw out negotiations with ASEAN in order to play on differences among ASEAN states," added Thayer.

Trong tình hình này, ngoại giao có vẻ đã chiếm sân khấu chính trong tranh chấp Biển Đông. Với quyết định thực hiện DOC, chính quyền Bắc Kinh muốn tỏ ra rằng Trung Quốc không phải là mối đe dọa đối với an ninh khu vực, và họ muốn phục hồi lại cái uy tín đã mất đi vì cách ứng xử hung hăng của họ. “Nhưng Trung Quốc cũng biết, đàm phán với các nước ASEAN là loại bỏ bất kỳ vai trò nào của Mỹ trong việc tham gia thúc đẩy một giải pháp. Trung Quốc sẽ được lợi khi kéo dài đàm phán với ASEAN để tận dụng sự chia rẽ giữa các nước ASEAN” – ông Thayer nói thêm.

During the 18th ASEAN Regional Forum held in July, Chinese Foreign Minister Yang Jiechi and his ASEAN counterparts signed a document setting out agreed measures to make the Declaration of Conduct of Parties in the South China Sea signed 10 years ago in Phnom Penh more binding.

Tại Diễn đàn Khu vực ASEAN lần thứ 18, tổ chức hồi tháng 7, Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Dương Khiết Trì và các đối tác ASEAN đã ký một văn bản vạch ra các biện pháp thống nhất nhằm làm cho bản Tuyên bố về Ứng xử của các bên trên Biển Đông (DOC), ký cách đây 10 năm ở Phnom Penh, có tính ràng buộc hơn.

The ASEAN summit scheduled in Phnom Penh for November could be the last phase for a final COC that the 10 members will submit to China, that "wants a seat at the table to shape the COC in its interests", added Thayer. But a self-imposed deadline for drawing up a COC "may result in a messy compromise and a document without teeth", Thayer concluded.

Hội nghị thượng đỉnh ASEAN tháng 11 tới ở Phnom Penh sẽ là giai đoạn cuối cùng để tiến tới một Bộ Quy tắc ứng xử (COC) cuối cùng mà 10 nước ASEAN sẽ đưa cho Trung Quốc, kẻ “muốn một chỗ ngồi ở bàn để thảo luận xây dựng COC vì lợi ích của mình” – ông Thayer nói. Nhưng tự đặt ra hạn chót cho việc soạn thảo COC “có thể đưa đến một sự thỏa hiệp bừa phứa, một văn bản không có hiệu lực thực thi” – ông Thayer kết luận.

Roberto Tofani is a freelance journalist and analyst covering Southeast Asia. He is also the co-founder of PlanetNext (www.planetnext.net), an association of journalists committed to the concept of "information for change".

Tác giả: Ông Roberto Tofani là nhà báo tự do và là nhà phân tích về Đông Nam Á. Ông cũng là đồng sáng lập PlanetNext, một hiệp hội báo chí theo đuổi sứ mệnh “thông tin vì sự thay đổi”.


Translated by Thủy Trúc




http://www.atimes.com/atimes/Southeast_Asia/ND13Ae03.html


China’s New Defence Budget: What Does It Tell Us? – Analysis Phân tích: Ngân sách quốc phòng mới của Trung Quốc nói lên điều gì?


China’s New Defence Budget: What Does It Tell Us? – Analysis

Phân tích: Ngân sách quốc phòng mới của Trung Quốc nói lên điều gì?

By Richard A. Bitzinger

Richard A. Bitzinger

April 9, 2012

09-04-2012

China’s new defence budget – particularly given the sizable and growing funding it dedicates to military R&D and procurement – demonstrates Beijing’s continuing resolve to gain military power commensurate with its growing soft power.

Ngân sách quốc phòng mới của Trung Quốc – đặc biệt với sự phê chuẩn gia tăng ngân quỹ dành cho lãnh vực nghiên cứu & phát triển quân sự và mua sắm vũ khí & trang thiết bị, chứng tỏ Bắc Kinh quyết tâm trở thành cường quốc quân sự song hành với việc phát triển quyền lực mềm.

IN EARLY March, China released its defence budget for 2012, which broke the symbolic US$100 billion barrier for the first time. In fact, Chinese military expenditures will total US$106.4 billion (S$134 billion), an increase of 11.2 percent over 2011 – and this does not include possible hidden spending, which could add billions of dollars per year to the Chinese defence budget. No other country, save the United States, is in triple-digits (in billions of US dollars, that is) when it comes to defence spending.

China

Vào đầu tháng 3, Trung Quốc thông báo ngân sách quốc phòng năm 2012, lần đầu tiên đã phá kỷ lục 100 tỷ Mỹ kim. Đúng ra chi tiêu quân sự của Trung Quốc tổng cộng 106,4 tỷ Mỹ kim, gia tăng 11,2% so với năm 2011, và con số này không bao gồm những chi tiêu bí mật có thể cộng thêm vào ngân sách quốc phòng Trung Quốc nhiều tỷ Mỹ kim/ năm. Ngoại trừ Hoa Kỳ, không quốc gia nào chi tiêu quốc phòng ở mức 3 con số (hàng tỉ đô-la).

China

Not only is China now the world’s second largest in terms of military expenditures, it greatly outspends every other country except the US. China overtook Japan in 2007 as the largest defence spender in Asia, and then the world’s number two-ranked United Kingdom in 2008. China’s new defence budget is more than twice as large as the third-highest spenders (a rough tie between the UK, France, and Russia, according to data provided by the Stockholm International Peace Research Institute). It outspends all of Southeast Asia’s militaries combined by a factor of better than three to one, and China’s defence expenditures are nearly three times that of its rising Asian rival, India.

Trung Quốc

Hiện Trung Quốc không những đứng thứ nhì thế giới về chi tiêu quân sự mà còn chi nhiều hơn mọi nước khác, ngoại trừ Hoa Kỳ. Năm năm 2007, Trung Quốc qua mặt Nhật Bản, nước chi tiêu lớn nhất Á Châu về quốc phòng, và nước đứng thứ nhì thế giới là Anh Quốc vào năm 2008. Ngân sách quốc phòng mới của Trung Quốc nhiều hơn gấp đôi những nước đứng hạng ba (trong số những nước có chi tiêu gần ngang nhau như Anh, Pháp và Nga, theo tài liệu của Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm). Trung Quốc chi nhiều hơn chi phí quân sự ở tất cả các nước Đông Nam Á cộng lại, với tỷ lệ hơn ba trên một, và gần bằng ba lần mức chi của đối thủ đang trỗi dậy của họ là Ấn Độ.

China is the only major country to experience double-digit real (i.e., after taking inflation into account) increases in military expenditures nearly every year since the end of the Cold War. China’s defence budget has risen, on average, 13 percent annually for the past fifteen years, resulting in a 500 percent or greater real increase in military expenditures since 1997.

Trung Quốc là nước lớn duy nhất có mức gia tăng hai con số (sau khi trừ đi lạm phát) về chi tiêu quân sự hầu như hàng năm kể từ khi chiến tranh lạnh chấm dứt. Ngân sách quốc phòng Trung Quốc gia tăng trung bình 13% mỗi năm trong mười lăm năm qua, kết quả là gia tăng 500% kể từ năm 1997.

Where Does the Money Go?

Clearly, the People’s Liberation Army (PLA) has been on a spending spree for the past 15 years, but where does all this increased defence spending go? The Chinese insist that these increases in defence spending mostly go to addressing PLA quality-of-life issues: soldiers’ pay and benefits, building new barracks, etc., but this is patently false. For more than a decade, Chinese defence white papers have consistently stated that approximately one-third of all military expenditures goes to personnel, one-third to operations, and one-third to “equipment,” i.e., defence research and development (R&D) and procurement. Since these ratios have remained more or less constant since the late 1990s, this means that any increases in spending must be shared out equally among the three segments of the military budget.

Tiền đã đi đâu?

Rõ ràng là Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) đã chi tiêu thả cửa trong 15 năm qua, nhưng những chi tiêu này đã đi vào đâu? Trung Quốc nhấn mạnh rằng sự gia tăng chi tiêu quốc phòng hầu hết dành cho những vấn đề về chất lượng đời sống của Quân đội Nhân dân: lương quân nhân và phúc lợi, xây dựng trại lính mới v.v., nhưng điều này rõ ràng là không đúng. Hơn một thập kỷ qua, sách trắng quốc phòng Trung Quốc đã liên tục nói rằng, khoảng một phần ba chi tiêu cho nhân viên, một phần ba cho hoạt động, và một phần ba vào “quân cụ”, chẳng hạn như, nghiên cứu & phát triển quốc phòng và mua sắm trang thiết bị. Do tỷ lệ này đã ở mức tương đối cố định từ cuối thập niên 1990, có nghĩa là bất cứ sự gia tăng chi tiêu nào cũng phải được chia đều trong ba lãnh vực ngân sách quân sự.

Such a division of the spoils has clearly benefited defence R&D and procurement. In 1997, for example, spending on equipment totaled some 25.6 billion yuan (approximately US$3 billion at the time), or roughly 32 percent of the overall Chinese defence budget. In 2009, the equipment budget was still around 32 percent of a total military budget of 400 billion yuan (US$58.8 billion) – and keep in mind that most Western militaries spend on average less than 20 percent of their budgets on equipment. If this roughly one-third percentage rate remains constant for the 2012 budget, then PLA expenditures for defence R&D and procurement this year are probably somewhere in the neighbourhood of US$35 billion.

Sự phân chia ngân sách như thế hẳn giúp ích cho việc nghiên cứu & phát triển quốc phòng và mua sắm. Thí dụ, năm 1997, chi tiêu cho quân cụ tổng cộng là 25,6 tỷ nhân dân tệ (khoảng 3 tỷ đô la thời đó), hoặc khoảng 32% trên tổng ngân sách. Năm 2009, ngân sách cho quân cụ vẫn khoảng 32% tổng ngân sách quốc phòng là 400 tỷ nhân dân tệ (58.8 tỷ đô la) – và xin nhớ rằng hầu hết quân đội ở các nước phương Tây chi trung bình dưới 20% ngân sách cho quân cụ. Nếu tỷ số một phần ba giữ nguyên cho ngân sách năm 2012, thì chi tiêu cho nghiên cứu & phát triển và mua sắm có thể vào khoảng 35 tỷ đô la.

In other words, Chinese spending on military equipment has grown more than ten-fold over the past 15 years – although with inflation the real increase is probably closer to six-fold. This growth in the equipment budget has permitted the PLA to significantly expand its acquisition of modern military equipment, including fourth-generation combat aircraft (such as the J-10 and locally built Su-27 fighters), new frigates and destroyers, and several types of nuclear – and conventionally powered submarines.

Nói cách khác, chi tiêu của Trung Quốc cho quân cụ đã gia tăng hơn mười lần trong 15 năm qua – cho dù tính vào lạm phát, gia tăng thực sự vẫn khoảng gần sáu lần. Sự gia tăng ngân sách quân cụ này đã cho phép Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc mở rộng đáng kể việc mua sắm trang thiết bị hiện đại, bao gồm chiến đấu cơ thế hệ thứ tư (như chiến đấu cơ J-10 và Su-27 sản xuất trong nước), hộ tống hạm, các khu trục hạm mới, và nhiều loại tàu ngầm chạy bằng nguyên liệu thông thường và hạt nhân.

More importantly, perhaps, military R&D spending has likely increased just as dramatically. Assuming a low average of 5 percent of overall defence spending being dedicated to defence R&D (similar to what the leading West European powers spend in this category), the Chinese could be allocating approximately US$6 billion a year to developing new weapons systems and researching new technologies – and this amount could easily be higher. In fact, the PLA already appears to be reaping the benefits of higher R&D spending, given the unveiling of its J-20 “fifth-generation” fighter, an antiship ballistic missile, and the stealthy, catamaran-hulled Houbei-class fast missile boat.

Quan trọng hơn, có lẽ chi tiêu cho nghiên cứu & phát triển quân sự đã gia tăng đột ngột. Giả sử một mức trung bình thấp là 5% tổng ngân sách chi tiêu quốc phòng dành cho nghiên cứu và phát triển quân sự (tương tự như những cường quốc quân sự phương Tây chi trong lãnh vực này), Trung Quốc có thể dành ra khoảng 6 tỷ đô la một năm để phát triển hệ thống vũ khí mới và nghiên cứu kỹ thuật mới – và con số này có thể cao hơn một cách dễ dàng. Thực ra, Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc có vẻ như đang gặt hái thành quả của việc gia tăng chi tiêu trong nghiên cứu & phát triển, qua sự tiết lộ về chiến đấu cơ thế hệ thứ năm J-20, một loại tên lửa đạn đạo chống tàu, và tàu tên lửa tàng hình loại Houbei.

A Sign of Resolve

In its continuing adherence to annual double-digit increases in military spending, as well as its allocating a large portion of its defence budget to R&D and procurement, it is clear that Beijing is seeking to gain “hard” power – that is, military strength — commensurate with its growing economic, diplomatic, and cultural “soft” power.

Một dấu hiệu của sự quả quyết

Qua việc gắn kết liên tục với mức gia tăng chi tiêu 2 con số cho quân sự, cũng như dành riêng phần lớn ngân sách cho nghiên cứu & phát triển và bổ sung vũ khí & trang thiết bị, rõ ràng là Bắc Kinh đang tìm cách đạt được sức mạnh “cứng” – có nghĩa là sức mạnh quân sự, tương xứng với sức mạnh “mềm” về kinh tế, ngoại giao và văn hóa đang gia tăng.

Beyond this basic effort to acquire military strength for the sake of great-power status, it is obvious that China intends to use this new-found military power to advance its national interests. Key among these are its territorial claims in the South China Sea or protecting local sea lanes of communication vital to its energy supplies and trade; increasing pressure on Taiwan not to declare independence and to eventually accept some kind of reunification with the mainland; and to counter the rising American military presence in the Asia-Pacific – if not to establish itself as a credible rival to the US in this region.

Ngoài cố gắng căn bản này để đạt được sức mạnh quân sự cho danh vị cường quốc, rõ ràng là Trung Quốc có ý định dùng quyền lực quân sự mới có được này để gia tăng lợi ích quốc gia. Then chốt trong vấn đề này là những tuyên bố chủ quyền lãnh thổ trong khu vực biển Đông và bảo vệ đường biển giao thông trong khu vực quan yếu cho nhu cầu vận chuyển nhiên liệu và thương mại; gia tăng áp lực lên Đài Loan để không tuyên bố độc lập và cuối cùng sẽ chấp nhận một hình thức thống nhất nào đó với đại lục; và để chống lại sự hiện diện đang ngày càng gia tăng của quân đội Hoa Kỳ ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương – nếu không phải là tự thiết lập như một địch thủ tầm cỡ với Hoa Kỳ trong khu vực này.

Consequently, the phenomenon of large increases in Chinese defence spending, especially since they have been constant and consistent for more than a decade and a half, is a genuine cause for concern; China may be increasingly prone to using its growing military power to achieve, or underpin its efforts to achieve, its expressed national goals.

Do đó, hiện tượng gia tăng mạnh về ngân sách quốc phòng của Trung Quốc, nhất là từ khi họ gia tăng liên tục và đều đặn trong hơn 15 năm qua, là lý do quan ngại chính đáng; có thể Trung Quốc ngày càng có khuynh hướng dùng sức mạnh quân sự ngày càng gia tăng của họ để đạt được, hay đặt nền tảng để cố gắng đạt được, mục tiêu quốc gia mà họ đã công bố.

Richard A. Bitzinger is a Senior Fellow with the Military Transformations Programme at the S. Rajaratnam School of International Studies (RSIS), Nanyang Technological University. Formerly with the RAND Corp. and the Asia-Pacific Centre for Security Studies, he has been writing on military and defence economic issues for more than 20 years.

Tác giả: Richard A. Bitzinger là thành viên lâu năm của Chương trình Biến đổi Quân sự tại Trường Nghiên cứu Quốc tế S. Rajaratnam (RSIS), Đại học Kỹ thuật Nanyang. Trước kia cùng với công ty RAND và Trung tâm Nghiên cứu An ninh châu Á -Thái Bình Dương, ông đã và đang viết về những vấn đề kinh tế quốc phòng và quân sự hơn 20 năm qua.




Translated by Trần Văn Minh

http://www.eurasiareview.com/09042012-chinas-new-defence-budget-what-does-it-tell-us-analysis/


Children as delayed project - Phụ nữ Nga trì hoãn sinh con




Children as delayed project
Phụ nữ Nga trì hoãn sinh con

A wish to live for themselves as well as a blind faith in reproductive technologies more and more often force women to delay child-bearing, American scientists say. The number of women who delay child-bearing until they are 40 is growing in the world. When they are 40, as a rule, they are well –off, and they do not show a great deal of interest in boosting their careers any more, but their chances of giving birth are usually low.

Mong muốn được sống cho bản thân cũng như niềm tin mù quáng vào công nghệ sinh sản nhiều khiến phụ nữ ngày càng thường xuyên hơn trì hoãn việc mang thai –các nhà khoa học Mỹ phát biểu. Con số những phụ nữ trì hoãn việc mang thai cho đến tuổi 40 đang gia tăng trên thế giới. Khi đến tuổi 40, như một quy luật, họ có đủ năng lực về kinh tế và không còn hứng thú mạnh mẽ trong việc theo đuổi sự nghiệp của họ nữa, tuy nhiên vào lúc đó cơ hội sinh được con thường thấp.

Scientists from Yale University are concerned over the results of their research work: the point is that more and more women today decide to give birth when they are 40, believing in the might of reproductive medicine. However, what matters here are the values of the consumption society, experts say. Trouble-free life, comfort, self-realization, and eternal beauty – all these advantages force women to delay child-bearing. A “late debut” as a mother is a phenomenon that is widespread in the USA, Europe, and also in some Asian countries, including Japan, China, and South Korea, a demographer, Olga Isupova, says.

Các nhà khoa học từ Đại học Yale lo ngại trước các kết quả của một công trình nghiên cứu: điểm đáng chú ý là hiện nay, ngày càng nhiều phụ nữ quyết định sinh con ở tuổi 40, tin tưởng vào sức mạnh của y học trong sinh sản. Tuy nhiên, vấn đề ở đây là các hệ lụy của sự mất cân bằng xã hội. “Một cuộc sống êm đềm, thoải mái, sự tự do thể hiện bản thân và vẻ đẹp vĩnh cửu, tất cả những lợi thế này khiến phụ nữ trì hoãn việc có con. Một “sự khởi đầu trễ” với tư cách là một người mẹ đang là một hiện tượng phổ biến không chỉ ở Mỹ, Châu Âu mà còn ở một số nước châu Á bao gồm Nhật, Trung Quốc và Hàn Quốc, Olga Isupova, một nhà nhân khẩu học, cho biết.

"Late maternity is linked to a lifestyle, to market economy, and to women’s plans for a career. And one more thing here. Modern social policy does not urge women to pay attention to self-realization and to their families simultaneously. Mothers are forced to quit their jobs."

“Mang thai muộn thường là hệ lụy từ phong cách sống, nền kinh tế thị trường và những kế hoạch của phụ nữ cho sự nghiệp. Và thêm một điều nữa, quan niệm của  xã hội hiện đại không khuyến khích người phụ nữ phải cùng một lúc vừa thăng tiến bản thân vừa chăm sóc gia đình. Nhiều bà mẹ bị buộc phải nghỉ công việc của họ.”

Late children are becoming popular in Russia too. In 2000 Russian women gave birth for the first time at 23-24 years on the average, and now at 25. It is not ruled out that Russia will soon come close to Germany, Spain, Britain and Switzerland regarding this index. There women gave birth for the first time at the age between 27 and 30. Today 50 per cent of women in the Russian megapolises give birth for the first time at the age from 27 to 30. As a rule, all these belong to the middle class. There are certain pluses in all that but still minuses prevail over the pluses, Head of the World Congress of Families (Russia) Alexei Komov.

Sinh con muộn cũng đang dần trở nên phổ biến ở Nga. Vào năm 2000, trung bình phụ nữ Nga sinh con lần đầu ở tuổi 23-24 và hiện nay là 25. Không loại trừ khả năng rằng Nga sẽ sớm đuổi kịp Đức, Tây Ban Nha, Anh và Thụy Sĩ về chỉ số này. Phụ nữ ở các nước đó sinh con lần đầu ở độ tuổi từ 27 đến 30 và ngày nay 50% phụ nữ ở Nga cũng có đặc điểm như vậy. Như một quy luật, tất cả họ đều thuộc tầng lớp trung lưu. Có một số ưu điểm nhất định trong chuyện đó tuy nhiên những nhược điểm vẫn còn chiếm ưu thế hơn. Người đứng đầu Đại Hội Gia đình thế giới (Nga), ông Alexei Komov, cho biết:
"As regards pluses, we should not forget that by 35 to 40 years women succeed in their careers, and what they decide when they are under 40 is their choice. That is why they pay paramount attention to bringing up children. But one should not forget that to give birth to a healthy child is a very difficult task for a woman under 40. Therefore, women resort to medical technologies, which are very expensive. From the demographic point of view, the best age for giving birth is 25 years."

“Về  mặt ưu điểm, chúng ta không nên quên rằng ở độ tuổi 35 đến 40, phụ nữ thường thành công trong sự nghiệp của họ và những gì họ quyết định khi cận 40 tuổi là sự lựa chọn của chính họ. Đó là lí do tại sao họ hết sức quan tâm đến việc nuôi dưỡng con cái. Tuy nhiên mọi người không nên quên rằng để sinh được một đứa trẻ khỏe mạnh là việc rất khó khăn cho những phụ nữ  ở 40 tuổi. Vì vậy họ nhờ tới những công nghệ y học rất đắt tiền. Từ quan điểm của nhân khẩu học, độ tuổi thích hợp nhất để sinh con là 25 tuổi.”



Theoretically the age limit for giving birth is 45. However, there are cases when older women gave birth to healthy children. Besides, medicine is developing fast, and new technologies appear, including the ones meant for taking care of premature children.

Về mặt lý thuyết, độ tuổi giới hạn để sinh con là 45. Tuy nhiên, cũng có nhiều trường hợp phụ  nữ lớn tuổi sinh con khỏe mạnh. Ngoài ra, y học phát triễn rất nhanh và những công nghệ mới đã xuất hiện bao gồm  cả những người với công việc là chăm sóc trẻ đẻ non.

Translated by Phạm Thị Xuân Viên – Y2E


Teen Physicist Taylor Wilson Makes Advances In Nuclear Safety Nhà vật lý tuổi teen Taylor Wilson nghiên cứu an toàn hạt nhân

Teen Physicist Taylor Wilson Makes Advances In Nuclear Safety

Nhà vật lý tuổi teen Taylor Wilson nghiên cứu an toàn hạt nhân



Physics, the most-loathed class for many high school students, is teen scientist Taylor Wilson's greatest passion. In fact, he even goes so far as to compare his work with radioactive substances to a love affair.

Vật lý – môn học bị nhiều học sinh phổ thông ở Mỹ ghét nhất lại là niềm đam mê lớn nhất của nhà khoa học tuổi teen Taylor Wilson. Thậm chí, cậu còn so sánh công việc gắn với các chất phóng xạ với tình yêu.

The 17-year-old told CBS News: "When I hold something that's radioactive, it's kind of an indescribable feeling. It's kind of like when I'm with my girlfriend."

Chàng trai 17 tuổi chia sẻ với CBS News rằng: “Khi tôi cầm thứ gì đó là phóng xạ, có một cảm giác không thể nói lên lời. Nó giống như là khi tôi đang ở bên cạnh bạn gái”.



Taylor started researching nuclear power and radioactivity in fifth grade, according to his parents. At 14, Taylor became the youngest person ever to create nuclear fission, and now he is in the process of building his own nuclear reactor.

Bố mẹ Taylor cho biết cậu bắt đầu nghiên cứu năng lượng hạt nhân và phóng xạ từ hồi học lớp 5. Năm 14 tuổi, Taylor trở thành người trẻ nhất tạo ra phản ứng phân hạch hạt nhân. Hiện tại, cậu đang trong quá trình xây dựng lò phản ứng hạt nhân của riêng mình.

In his lab in the basement of the University of Nevada, Reno physics department, Taylor routinely handles radiation -- but don't worry, the levels are low enough that his safety isn't in jeopardy. He also taught a graduate-level nuclear physics course at the university last semester.

Trong phòng thí nghiệm ở ĐH Nevada, Taylor thường xuyên xử lý bức xạ, nhưng mức độ thấp để không xảy ra sự cố nguy hiểm nào. Cậu còn dạy một khóa học vật lý hạt nhân trình độ đại học ở trường này vào học kì cuối cùng.

Taylor's work in physics has also earned him recognition from President Obama. He gushed: “I started out with a dream to make a star in a jar in my garage, and I ended up meeting the President of the United States!”

Công việc nghiên cứu của Taylor cũng từng được Tổng thống Obama khen ngợi. Cậu tâm sự: “Tôi bắt đầu bằng ước mơ làm một ngôi sao trong chiếc lọ ở nhà để xe của tôi, và tôi kết thúc bằng việc gặp gỡ Tổng thống nước Mỹ!”.

What's next for the teenage genius? Perhaps unsurprisingly, he's working on a cure for cancer. "There's nothing that's impossible to me," he told CBS.

Taylor còn đang có một kế hoạch đáng ngạc nhiên khác là tìm cách chữa bệnh ung thư. “Không có gì là không thể với tôi” – cậu chia sẻ với CBS.

Other amazing teen scientists on a fast-track to changing the world include 17-year-old Marian Bechtel, who was inspired by her piano to invent a landmine-tracking device to be used in war zones. Another Nobel laureate in-the-making is Angela Zhang, who spoke at TEDxTeen last week. Angela has already devised a potential cancer cure in her after-school time and won $100,000 in the national Siemens science contest.

Ngoài Taylor Wilson, còn có những nhà khoa học trẻ tuổi khác đang làm thay đổi thế giới, như Marian Bechtel, 17 tuổi. Cô gái này đã phát minh ra thiết bị theo dõi bom mìn để sử dụng trong khu vực chiến tranh. Một nhân vật khác là Angela Zhang, người nghĩ ra phương pháp chữa ung thư tiềm năng sau khi tốt nghiệp phổ thông và từng chiến thắng 100.000 USD trong cuộc thi Khoa học Siemens quốc gia.

http://www.huffingtonpost.com/2012/04/04/teen-physicist_n_1402887.html