MENU

BILINGUAL BLOG – BLOG SONG NGỮ ANH VIỆT SHARE KNOWLEGE AND IMPROVE LANGUAGE

--------------------------- TÌM KIẾM TRÊN BLOG NÀY BẰNG GOOGLE SEARCH ----------------------------

TXT-TO-SPEECH – PHẦN MỀM ĐỌC VĂN BẢN

Click phải, chọn open link in New tab, chọn ngôn ngữ trên giao diện mới, dán văn bản vào và Click SAY – văn bản sẽ được đọc với các thứ tiếng theo hai giọng nam và nữ (chọn male/female)

- HOME - VỀ TRANG ĐẦU

CONN'S CURENT THERAPY 2016 - ANH-VIỆT

150 ECG - 150 ĐTĐ - HAMPTON - 4th ED.

VISUAL DIAGNOSIS IN THE NEWBORN

Wednesday, March 21, 2012

The Intellectual and Politics Trí thức và chính trị



The Intellectual and Politics

Trí thức và chính trị

Vaslav Havel

Vaslav Havel

Project Syndicate

Project Syndicate

PRAGUE – Does an intellectual – by virtue of his efforts to get beneath the surface of things, to grasp relations, causes, and effects, to recognize individual items as part of larger entities, and thus to derive a deeper awareness of and responsibility for the world – belong in politics?

Praha – Một người trí thức – bằng những cố gắng của cá nhân mình đã thâm nhập vào bên dưới bề mặt của sự vật, để nắm được những mối quan hệ, nắm được nhân và quả, để công nhận rằng cá nhân chỉ là một phần của tồn tại rộng lớn hơn và từ đó có nhận thức sâu sắc hơn về thế giới và trách nhiệm trước thế giới – có thể làm chính trị được hay không?

Put that way, an impression is created that I consider it every intellectual’s duty to engage in politics. But that is nonsense. Politics also involves a number of special requirements that are relevant only to it. Some people meet these requirements; others don’t, regardless of whether they are intellectuals.

Nói như thế, có cảm tưởng rằng tôi cho là trách nhiệm của người trí thức là tham gia hoạt động chính trị. Nhưng đấy là điều vô nghĩa. Hoạt động chính trị cần một loạt yêu cầu đặc biệt, chỉ liên quan đến nó mà thôi. Một số người đáp ứng được những đòi hỏi này, số khác thì không, dù họ có là trí thức hay không.

It is my profound conviction that the world requires – today more than ever – enlightened, thoughtful politicians who are bold and broad-minded enough to consider things that lie beyond the scope of their immediate influence in both space and time. We need politicians willing and able to rise above their own power interests, or the particular interests of their parties or states, and act in accordance with the fundamental interests of humanity today – that is, to behave the way everyone should behave, even though most may fail to do so.

Tôi tin tưởng sâu sắc rằng thế giới cần – hiện nay càng cần hơn bao giờ hết – những chính trị gia đã được khai minh, chín chắn, những người dũng cảm và có đầu óc khoáng đạt, đủ sức cân nhắc những sự kiện nằm bên dưới phạm vi ảnh hưởng trực tiếp của họ, cả về không gian lẫn thời gian. Chúng ta cần những chính trị gia muốn và có khả năng vượt lên trên những mối quan tâm về quyền lực của họ hay những mối quan tâm của đảng hay quốc gia của họ và hành động phù hợp với những quyền lợi căn bản của nhân loại hiện nay – nghĩa là hành động theo cách mà mọi người phải hành động, mặc dù đa phần không thể hành động như thế.

CommentsNever before has politics been so dependent on the moment, on the fleeting moods of the public or the media. Never before have politicians been so impelled to pursue the short-lived and short-sighted. It often seems to me that the life of many politicians proceeds from the evening news on television one night, to the public-opinion poll the next morning, to their image on television the following evening. I am not sure whether the current era of mass media encourages the emergence and growth of politicians of the stature of, say, a Winston Churchill; I rather doubt it, though there can always be exceptions.

Chưa bao giờ chính trị lại phụ thuộc vào thời điểm, phụ thuộc vào tâm trạng thất thường của công chúng và phương tiện truyền thông đến như thế. Chưa bao giờ chính trị gia bị buộc phải theo đuổi những vấn đề thiển cận và chóng qua đến như thế. Tôi có cảm tưởng rằng cuộc sống của nhiều chính khách trôi lăn từ những bản tin trên TV vào tối hôm trước sang cuộc thăm dò dư luận vào sáng hôm sau, rồi đến hình ảnh của mình trên TV vào tối hôm sau nữa. Tôi không tin là thời đại của những phương tiện thông tin đại chúng hiện nay khuyến khích việc xuất hiện và trưởng thành của những chính trị gia tầm cỡ như Winston Churchill; tôi nghi ngờ, mặc dù bao giờ cũng có ngoại lệ.



To sum up: the less our time favors politicians who engage in long-term thinking, the more such politicians are needed, and thus the more intellectuals – at least those meeting my definition – should be welcomed in politics. Such support could come from, among others, those who – for whatever reason – never enter politics themselves, but who agree with such politicians, or at least share the ethos underlying their actions.

Tóm lại: thời đại của chúng ta càng ít khuyến khích những chính trị gia có tư duy dài hạn thì chúng ta lại càng cần những chính trị gia như thế và do đó mà càng cần sự ủng hộ các nhà trí thức – ít nhất là những người đáp ứng được định nghĩa của tôi – tham gia vào chính trị. Sự ủng hộ như thế có thể xuất phát từ những người không bao giờ tham gia vào chính trị – vì lí do gì thì cũng thế – nhưng đồng ý với những chính trị gia đó hay ít nhất là cũng chia sẻ với những ý tưởng làm cơ sở cho những hành động của họ.

I hear objections: politicians must be elected; people vote for those who think the way they do. If someone wants to make progress in politics, he must pay attention to the general condition of the human mind; he must respect the so-called “ordinary” voter’s point of view. A politician must, like it or not, be a mirror. He dare not be a herald of unpopular truths, acknowledgement of which, though perhaps in humanity’s interest, is not regarded by most of the electorate as being in its immediate interest, or may even be regarded as antagonistic to those interests.

Có người phản đối: các chính trị gia phải được dân chúng bầu, dân chúng bầu cho những người suy nghĩ như họ. Người muốn thăng tiến trong lĩnh vực chính trị thì phải chú ý đến tâm trí của con người nói chung, phải tôn trọng cái gọi là quan điểm của người cử tri “bình thường”. Chính trị gia, dù muốn dù không, cũng phải là một cái gương. Ông ta không dám trở thành người quảng bá cho những chân lí không được lòng người, không dàm thừa nhận những chân lí có thể có lợi cho nhân loại nhưng lại bị đa số cử tri cho là không phải mối quan tâm trực tiếp của họ hoặc thậm chí bị họ coi là trái ngược với quyền lợi của mình nữa.

I am convinced that the purpose of politics does not consist in fulfilling short-term wishes. A politician should also seek to win people over to his own ideas, even when unpopular. Politics must entail convincing voters that the politician recognizes or comprehends some things better than they do, and that it is for this reason that they should vote for him. People can thus delegate to a politician certain issues that – for a variety of reasons – they do not sense themselves, or do not want to worry about, but which someone has to address on their behalf.

Tôi tin rằng mục tiêu của chính trị không phải là đáp ứng những ước muốn ngắn hạn. Chính khách phải tìm cách thuyết phục dân chúng, để họ ủng hộ ý tưởng của mình, ngay cả khi đấy là những ý tưởng chưa được nhiều người ưa chuộng. Chính trị phải thuyết phục cử tri rằng chính khách này công nhận hay hiểu một số vấn đề tốt hơn là dân chúng và vì thế mà họ nên bầu cho chính khách đó. Do đó, dân chúng có thể ủy thác cho chính trị gia một số vấn đề – mà vì nhiều lí do khác nhau – họ không hiểu hay không muốn mất thì giờ suy nghĩ, đấy là những vấn đề mà một người nào đó sẽ phải nói thay họ.

Of course, all seducers of the masses, potential tyrants, or fanatics, have used this argument to make their case; the communists did the same when they declared themselves the most enlightened segment of the population, and, by virtue of this alleged enlightenment, arrogated to themselves the right to rule arbitrarily.

Dĩ nhiên là những kẻ mị dân, những kẻ độc tài tiềm tàng hay những tên cuồng tín cũng đã sử dụng những lí lẽ như thế, những người cộng sản cũng làm một việc tương tự khi tuyên bố rằng họ chính là thành phần giác ngộ nhất của nhân quần, và nhờ vào sự giác ngộ đáng ngờ đó mà họ đã tự giành lấy quyền cai trị một cách độc đoán.

The true art of politics is the art of winning people’s support for a good cause, even when the pursuit of that cause may interfere with their particular momentary interests. This should happen without impeding any of the many ways in which we can check that the objective is a good cause, thereby ensuring that trusting citizens are not led to serve a lie and suffer disaster as a consequence, in an illusory search for future prosperity.

Nghệ thuật chính trị chân chính là nghệ thuật thuyết phục dân chúng ủng hộ sự nghiệp chính nghĩa, ngay cả khi việc theo đuổi sự nghiệp đó có ảnh hưởng tới quyền lợi tức thời của nhân dân. Điều đó phải được thực hiện mà không gây trở ngại cho việc chúng ta kiểm tra – bằng nhiều cách khác nhau – rằng đấy là sự nghiệp chính nghĩa, và bằng cách đó mà khẳng định rằng những công dân đã tin tưởng ta không bị dẫn vào con đường phục vụ cho những điều dối trá và hậu quả là phải chịu tai họa, không đi tìm kiếm sự thịnh vượng trong tương lai một cách viển vông.

It must be said that there are intellectuals who possess a very special ability for committing this evil. They elevate their intellect above everyone else’s, and themselves above all human beings. They tell their fellow citizens that if they do not understand the brilliance of the intellectual project offered to them, it is because they are of dull mind, and have not yet risen to the heights inhabited by the project’s proponents. After all that we have gone through in the twentieth century, it is not very difficult to recognize how dangerous this intellectual – or, rather, quasi-intellectual – attitude can be. Let us remember how many intellectuals helped to create the various modern dictatorships!

Cần phải nói rằng một số trí thức có khả năng thực hiện những cái ác như thế. Họ trau dồi để có hiểu biết hơn tất cả mọi người, họ đứng cao hơn tất cả mọi người. Họ bảo với đồng bào của mình rằng đồng bào không hiểu dự án đầy trí tuệ do họ đưa ra vì đồng bào còn ngu dốt, chưa ngang tầm với những người đưa ra dự án. Sau tất cả những gì chúng ta đã trải qua suốt thế kỉ XX, phải công nhận rằng thái độ trí thức – đúng hơn là ngụy-trí thức –như thế nguy hiểm đến mức nào. Xin nhớ rằng có biết bao nhiêu trí thức đã giúp thiết lập nên các chế độ độc tài hiện đại!

A good politician should be able to explain without seeking to seduce; he should humbly look for the truth of this world without claiming to be its professional owner; and he should alert people to the good qualities in themselves, including a sense of the values and interests that transcend the personal, without taking on an air of superiority and imposing anything on his fellow humans. He should not yield to the dictate of public moods or of the mass media, while never hindering constant scrutiny of his actions.

Chính trị gia giỏi phải có khả năng giải thích mà không cần dụ dỗ; ông ta phải khiêm tốn tìm kiếm chân lí của thế giới mà không được tuyên bố rằng mình là người sở hữu chuyên nghiệp chân lí đó; và ông ta phải cảnh tỉnh dân chúng về những phẩm chất tốt đẹp trong chính họ, trong đó có cả khả năng đánh giá những giá trị và quyền lợi vượt ra ngoài quyền lợi cá nhân, mà không tỏ ra là cao đạo hơn và không ép buộc đồng bào mình bất cứ thứ gì. Ông ta không nên khống chế tâm trạng của quần chúng hay ra lệnh cho các phương tiện thông tin đại chúng, cũng không bao giờ được cản trở việc theo dõi một cách sát sao mọi hành động của mình.

In the realm of such politics, intellectuals should make their presence felt in one of two possible ways. They could – without finding it shameful or demeaning – accept a political office and use that position to do what they deem right, not just to hold on to power. Or they could be the ones who hold up a mirror to those in authority, making sure that the latter serve a good cause, and that they do not begin to use fine words as a cloak for evil deeds, as happened to so many intellectuals in politics in past centuries.

Trong địa hạt chính trị, các nhà trí thức nên thể hiện sự có mặt của mình bằng một trong hai cách khả dĩ sau đây. Họ có thể – mà không cảm thấy xấu hổ hay mất giá – nhận chức và sử dụng vị trí của mình để làm những việc mà mình cho là đúng chứ không phải là để bám víu lấy quyền lực. Hoặc là họ có thể trở thành những người cầm gương soi vào nhà cầm quyền để bảo đảm rằng người cầm quyền phụng sự sự nghiệp chính nghĩa chứ không sử dụng những lời có cánh để che đậy những việc xấu xa như nhiều trí thức tham gia hoạt động chính trị trong những thế kỉ qua.



Václav Havel, who died on December 18, was that rare intellectual who, rather than forcing his way into politics, had politics forced upon him. In 1998, while serving as President of the Czech Republic, he offered the following reflection on the benefits and dangers of his career path.

Václav Havel, vừa tạ thế ngày 18 tháng 12 (2011), là một trí thức hiếm hoi: không phải ông tìm cách chen chân vào chính trị mà chính trị đã đẩy ông vào con đường đó. Năm 1998, trong khi đang làm Tổng thống cộng hòa Czech, ông đã đưa ra những suy nghĩ sau đây về những cái lợi và mối nguy hiểm của nghề nghiệp của mình.


Translated by Phạm Nguyên Trường

http://www.project-syndicate.org/commentary/havel46/English

The Power of Living in Truth Sức mạnh của sống trong sự thật



The Power of Living in Truth

Sức mạnh của sống trong sự thật

Jeffrey D Sachs

20 Dec 11

Jeffrey D Sachs

NEW YORK – The world’s greatest shortage is not of oil, clean water, or food, but of moral leadership. With a commitment to truth – scientific, ethical, and personal – a society can overcome the many crises of poverty, disease, hunger, and instability that confront us. Yet power abhors truth, and battles it relentlessly. So let us pause to express gratitude to Václav Havel, who died this month, for enabling a generation to gain the chance to live in truth.

Cái thế giới thiếu nhất hiện nay không phải là dầu mỏ, không phải là nước sạch, cũng không phải là lương thực mà là một ban lãnh đạo có đức hạnh. Bằng cách cam kết với sự thật – sự thật khoa học, sự thật đạo đức và sự thật cá nhân – xã hội có thể vượt qua được nhiều cuộc khủng hoảng về nghèo đói, bệnh tật, thiếu ăn và bất ổn mà chúng ta đang đối mặt. Nhưng quyền lực lại căm ghét sự thật và tấn công nó một cách không thương xót. Cho nên xin hãy cùng nghiêng mình tưởng nhớ Václav Havel, người vừa từ trần trong tháng này, vì ông đã tạo điều kiện cho cả một thế hệ cơ hội sống trong sự thật.

Havel was a pivotal leader of the revolutionary movements that culminated in freedom in Eastern Europe and the end, 20 years ago this month, of the Soviet Union. Havel’s plays, essays, and letters described the moral struggle of living honestly under Eastern Europe’s Communist dictatorships. He risked everything to live in truth, as he called it – honest to himself and heroically honest to the authoritarian power that repressed his society and crushed the freedoms of hundreds of millions.

Havel là một nhà lãnh đạo chủ chốt của phong trào cách mạng dẫn tới nền tự do ở Đông Âu và sự cáo chung của Liên Xô, cách đây vừa đúng hai mươi năm. Những vở kịch, những bài tiểu luận và thư từ của Havel đã mô ta cuộc đấu tranh về mặt đạo đức cho một đời sống lương thiện dưới chế độ độc tài cộng sản ở Đông Âu. Để sống trong sự thật, ông đã phải hi sinh tất cả - như ông nói, trung thực với chính mình và trung thực như một người anh hùng trước bạo quyền áp bức xã hội và đè bẹp quyền tự do của hàng trăm triệu người.

He paid dearly for this choice, spending several years in prison and many more under surveillance, harassment, and censorship of his writings. Yet the glow of truth spread. Havel gave hope, courage, and even fearlessness to a generation of his compatriots. When the web of lies collapsed in November 1989, hundreds of thousands of Czechs and Slovaks poured into the streets to proclaim their freedom – and to sweep the banished and jailed playwright into Prague Castle as Czechoslovakia’s newly elected president.

Ông đã phải trả giá đắt cho sự lựa chọn đó, ông đã phải ngồi tù mấy năm và bị theo dõi đủ mọi kiểu, bị quấy nhiễu và kiểm duyệt. Nhưng ánh sáng của sự thật đã lan tỏa. Havel đã truyền hi vọng, lòng dũng cảm và thậm chí cả tinh thần vô úy cho cả một thế hệ những người đồng bào của ông. Khi mạng lưới dối trá sụp đổ vào tháng 11 năm 1989, hàng trăm ngàn người Czechs và Slovaks đã đổ ra đường phố để tuyên bố về những quyền tự do của họ - và đưa nhà soạn kịch từng bị cấm đoán và tù đầy thành tổng thống mới được bầu của Czechoslovakia.

I personally witnessed the power of living in truth in that year, when the leadership of Poland’s Solidarity movement asked me to help Poland with its transition to democracy and a market economy – part of what the Poles called their “return to Europe.” I met and was profoundly inspired by many in the region who, like Havel, lived in truth: Adam Michnik, Jacek Kuron, Bronislaw Geremek, Gregorsz Lindenberg, Jan Smolar, Irena Grosfeld, and, of course, Lech Walesa. These brave men and women, and those like Tadeusz Mazowiecki and Leszek Balcerowicz, who led Poland during its first steps in freedom, succeeded through their combination of courage, intellect, and integrity.

Năm đó tôi đã trực tiếp chứng kiến sức mạnh của sống trong sự thật, đấy là khi lãnh đạo phong trào Đoàn Kết ở Ba Lan đề nghị tôi giúp Ba Lan chuyển đổi sang chế độ dân chủ và nền kinh tế thị trường – một phần của nó chính là điều mà người Ba Lan gọi là “sự trở lại với châu Âu”. Tôi đã gặp và được nhiều người sống trong sự thật tương tự như Havel truyền cho cảm hứng: đấy là Adam Michnik, Jacek Kuron, Bronislaw Geremek, Gregorsz Lindenberg, Jan Smolar, Irena Grosfeld, và dĩ nhiên là cả Lech Walesa nữa. Những người đàn ông và đàn bà dũng cảm đó, và những người như Tadeusz Mazowiecki và Leszek Balcerowicz, tức là những người đã dẫn dắt nước Ba Lan trên những bước đi đầu tiên hướng đến tự do, đã thành công nhờ họ đã biết kết hợp giữa lòng dũng cảm, trí tuệ và sự liêm chính.

The power of truth-telling that year created a dazzling sense of possibility, for it proved the undoing of one of history’s most recalcitrant hegemonies: Soviet domination of Eastern Europe. Michnik, like Havel, radiated the joy of fearless truth. I asked him in July 1989, as Poland’s communist regime was already unraveling, when freedom would reach Prague. He replied, “By the end of the year.”

Năm đó sức mạnh của nói-lên-sự-thật đã làm người ta ngạc nhiên vì nó đã làm sụp đổ một trong những đại bá cứng đầu cứng cổ nhất trong lịch sử: đấy là sự thống trị của Liên Xô ở Đông Âu. Tương tự như Havel, Michnik cũng là một người luôn tỏa ra niềm vui của sự thật vô úy. Tháng 7 năm 1989, khi chế độ cộng sản ở Ba Lan đã bị tháo bỏ, tôi hỏi ông ta khi nào thì tự do sẽ đến với Praha. Ông đáp: “Cuối năm nay”.

“How do you know?” I asked. “I was just with Havel in the mountains last week,” he said. “Have no fear. Freedom is on the way.” His forecast was correct, of course, with a month to spare.

“Sao ông biết?”, tôi hỏi. “Tuần trước tôi vừa leo núi với Havel”, ông nói. “Đứng sợ. Tự do đang đến gần”, ông nói. Dĩ nhiên là ông đã dự đoán chính xác, sớm được một tuần.

Just as lies and corruption are contagious, so, too, moral truth and bravery spreads from one champion to another. Havel and Michnik could succeed in part because of the miracle of Mikhail Gorbachev, the Soviet leader who emerged from a poisoned system, yet who valued truth above force. And Gorbachev could triumph in part because of the sheer power of honesty of his countryman, Andrei Sakharov, the great and fearless nuclear physicist who also risked all to speak truth in the very heart of the Soviet empire – and who paid for it with years of internal exile.

Dối trá và tha hóa là hiện tượng dễ lây, tương tự như thế, sự thật đạo đức và lòng dũng cảm cũng lan truyền từ người anh hùng này sang người anh hùng khác. Havel và Michnik có thể thành công một phần cũng là nhờ Mikhail Gorbachev, nhà lãnh đạo Liên Xô, một người xuất thân từ chính cái hệ thống đã bị nhiễm độc, nhưng lại cho rằng sự thật có giá trị hơn là bạo lực. Còn Gorbachev lại có thể thành công một phần là vì sức mạnh của lòng trung thực của một người đồng bào của ông – Andrei Sakharov, một nhà vật lí hạt nhân vĩ đại và cũng là một người không biết sợ là gì, một người dám hi sinh tất cả để nói lên sự thật ngay trong lòng đế chế Liên Xô – và ông đã phải trả giá bằng nhiều năm lưu đầy ngay ở trong nước.

These pillars of moral leadership typically drew upon still other examples, including that of Mahatma Gandhi, who called his autobiography The Story of My Experiments With Truth. They all believed that truth, both scientific and moral, could ultimately prevail against any phalanx of lies and power. Many died in the service of that belief; all of us alive today reap the benefits of their faith in the power of truth in action.

Những trụ cột của ban lãnh đạo đầy đức hạnh này lại theo gương những người khác, trong đó có Mahatma Gandhi, người đã gọi cuốn tự truyện của mình là Câu chuyện về quá trình khám phá sự thật của tôi. Tất cả những người đó đều tin rằng sự thật, cả sự thật khoa học lẫn đạo đức, cuối cùng đều có thể đánh bại được liên minh của dối trá và bạo lực. Nhiều người đã chết cho niềm tin đó, còn chúng ta, những người đang sống hôm nay thì được hưởng thành quả của niềm tin của họ vào sức mạnh của sự thật.

Havel’s life is a reminder of the miracles that such a credo can bring about; yet it is also a reminder of the more somber fact that truth’s victories are never definitive. Each generation must adapt its moral foundations to the ever-changing conditions of politics, culture, society, and technology.

Cuộc đời của Havel là lời nhắc nhở về những điều kì diệu mà niềm tin đó có thể mang tới, cuộc đời ông cũng là lời nhắc nhở về một sự kiện đáng buồn là chiến thắng của sự thật không bao giờ là chiến thắng cuối cùng. Mỗi thế hệ đều phải cải biến nền tảng đạo đức của họ cho phù hợp với những điều kiện luôn luôn biến đổi của chính trị, của văn hoá, của xã hội và công nghệ.

Havel’s death comes at a time of massive demonstrations in Russia to protest ballot fraud; violence in Egypt as democratic activists battle the deeply entrenched military; an uprising in rural China against corrupt local officials; and police in body armor violently dismantling the Occupy protest sites in American cities. Power and truth remain locked in combat around the world.

Havel chết đúng vào lúc diễn ra những cuộc biểu tình quần chúng ở Nga nhằm phản đối vụ gian lận trong kì bầu cử vừa rồi, ông chết đúng vào lúc xảy ra những vụ bạo hành khi những nhà dân chủ Ai-cập chiến đấu chống lại giới quân sự cực đoan, cũng là lúc người nông dân Trung Quốc đứng lên chống lại các quan chức tham nhũng ở địa phương, và cũng là lúc cảnh sát mặc áo giáp giải tán một cách thô bạo những cuộc biểu tình phản đối ở các thành phố của Mĩ. Trên khắp thế giới, bạo lực và sự thật vẫn đang đánh giáp la cà với nhau.

Much of today’s struggle – everywhere – pits truth against greed. Even if our challenges are different from those faced by Havel, the importance of living in truth has not changed.

Phần lớn cuộc đấu tranh hiện nay – đang diễn ra khắp mọi nơi – là sự thật chiến đấu với lòng tham. Ngay cả khi những thách thức của chúng ta có khác với những thách thức mà Havel phải đối mặt thì giá trị của sống trong sự thật vẫn không hề thay đổi.

Today’s reality is of a world in which wealth translates into power, and power is abused in order to augment personal wealth, at the expense of the poor and the natural environment. As those in power destroy the environment, launch wars on false pretexts, foment social unrest, and ignore the plight of the poor, they seem unaware that they and their children will also pay a heavy price.

Hiện thực của thế giới ngày hôm nay là của cải được chuyển hóa thành quyền lực, còn quyền lực thì bị lạm dụng nhằm thu vén của cải cho cá nhân, người nghèo và môi trường tự nhiên phải trả giá. Những kẻ có quyền lực phá hủy môi trường, gây chiến tranh vì những lí do không chính đáng, tạo cớ cho những vụ bạo loạn, coi thường lời cam kết với những người nghèo, dường như họ không nhận thức được rằng họ và con cái họ sẽ phải trả giá đắt.

Moral leaders nowadays should build on the foundations laid by Havel. Many people, of course, now despair about the possibilities for constructive change. Yet the battles that we face – against powerful corporate lobbies, relentless public-relations spin, and our governments’ incessant lies – are a shadow of what Havel, Michnik, Sakharov, and others faced when taking on brutal Soviet-backed regimes.

Những nhà lãnh đạo có đức hạnh hiện nay cần phải xây dựng trên nền tảng do Havel tạo ra. Dĩ nhiên là hiện nay nhiều người đã không còn tin vào khả năng thay đổi mang tính xây dựng nữa. Nhưng những cuộc chiến đấu mà hiện nay chúng ta đang tiến hành – nhằm chống lại những nhóm vận động hành lang đấy sức mạnh, những trò loanh quanh bất tận của các cơ quan quan hệ công chúng (PR) và những trò dối trá không ngừng nghỉ của chính phủ – chỉ là cái bóng của những điều mà Havel, Michnik, Sakharov, và những người khác từng đối mặt khi họ tấn công những chế độ được Liên Xô hậu thuẫn mà thôi.

In contrast to these titans of dissent, we are empowered with the instruments of social media to spread the word, overcome isolation, and mobilize millions in support of reform and renewal. Many of us enjoy minimum protections of speech and assembly, though these are inevitably hard won, imperfect, and fragile. Yet, of the profoundest importance and benefit, we are also blessed with the enduring inspiration of Havel’s life in truth.

Khác với những nhà bất đồng chính kiến vĩ đại đó, chúng ta được trang bị các phương tiện truyền thông đại chúng để truyền bá quan điểm, có thể thoát khỏi được tình trạng cô lập và động viên hàng triệu người ủng hộ cải cách và đổi mới. Nhiều người trong chúng ta chỉ được hưởng sự bảo vệ tối thiểu cho quyền phát ngôn và hội họp, dù những quyền như thế chắc chắn là khó đòi, không đầy đủ và mong manh. Nhưng chúng ta vẫn được cuộc sống trong sự thật của Havel không ngừng khích lệ.







Jeffrey D. Sachs is a professor at Columbia University, Director of its Earth Institute, and a special adviser to United Nations Secretary-General Ban Ki-Moon. His work focuses on economic development and international aid, was he was Director of the UN Millennium Project from 2002 to 2006. His books include The End of Poverty and Common Wealth.

Jeffrey D. Sachs là một giáo tại Đại học Columbia, Giám đốc của Viện Trái đất của nó, cố vấn đặc biệt cho Tổng thư Liên Hiệp Quốc Ban Ki-Moon. Công việc của ông tập trung vào phát triển kinh tế và viện trợ quốc tế, ông là Giám đốc Dự án Thiên niên kỷ của Liên Hợp Quốc từ 2002 đến 2006. Sách ông viết bao gồm Kết thúc Đói nghèo và Thịnh vượng chung.


Translated by Phạm Nguyên Trường


Neo-Feudalism Explained Vladislav L. Inozemtsev Lý giải chế độ Tân Phong kiến ở Nga


Neo-Feudalism Explained Vladislav L. Inozemtsev

Lý giải chế độ Tân Phong kiến ở Nga

Vladislav L. Inozemtsev

Vladislav L. Inozemtsev

Many Western experts today portray Russia as a country spiraling down into totalitarianism, slowly (or not so slowly) following the path of the Soviet Union, whose authoritarian regime crumbled under growing pressure from an emerging civil society. Prevailing opinion attributes this authoritarian U-turn to the nature of the contemporary Russian political elite. Members of this elite (as argued by many Western analysts, including Ian Bremmer) are recruited disproportionately from the so-called siloviye structury, that is, the law-enforcement bodies and security services, which trace their roots to the Soviet-era military and secret services.1

Nhiều chuyên gia phương Tây ngày nay phát hoạ Nga như là một quốc gia đang lùi theo đường xoắn ốc về chế độ độc tài, chậm rãi (hoặc không phải quá chậm rãi) đi theo con đường của Liên Xô, mà chế độ độc tài sụp đổ dưới áp lực ngày càng tăng từ một xã hội dân sự đang trỗi dậy. Ý kiến đang thịnh hành cho rằng, chế độ độc tài toàn trị này quay trở lại bản chất của nhóm chính trị chủ chốt hiện tại ở Nga. Các thành viên của nhóm này (như lập luận của nhiều nhà phân tích phương Tây, kể cả Ian Bremmer) xuất thân một cách không tương xứng từ cái gọi là cấu trúc quyền lực (siloviye structury), đó là cơ quan thực thi pháp luật và các cơ quan an ninh có nguồn gốc từ các cơ quan mật vụ và quân đội từ thời Liên Xô[i].

These assumptions join to offer what is on balance a rather optimistic read of Russia’s mid- to long-term prospects: Either Russian civil society will re-awaken and save the day, as it supposedly did in 1989–91, or the current elite will grow old and leave the stage. Either way, positive change is on the horizon.

Các giả định này kết hợp với nhau cho ra điều đang cân nhắc, đó là một biểu hiện khá lạc quan về triển vọng trung tới dài hạn của nước Nga: Hoặc là xã hội dân sự Nga sẽ tỉnh dậy và cứu vãn ngày tàn, như người ta cho rằng đã xảy ra như vậy trong những năm 1989-1991, hoặc nhóm chủ chốt (elite) hiện tại sẽ già đi và rời khỏi chính trường. Dù theo hướng nào đi nữa, những thay đổi tích cực đang ló dạng.

Unfortunately, all of these assumptions are wrong. Contemporary Russia is not a candidate to become a Soviet Union 2.0. It is a country in which citizens have unrestricted access to information, own property, leave and return to the country freely, and develop private businesses of all kinds. Of course, severe restrictions in the political sphere remain in place, and the country, as President Dmitry Medvedev himself recently said, “only to a certain extent, not fully”, meets the standards of democracy.

Tiếc thay, tất cả các giả định này đều sai. Nước Nga hiện tại không phải là một ứng viên để trở thành một Liên Xô phiên bản 2.0. Nó là một quốc gia trong đó công dân có quyền truy cập không hạn chế thông tin, sở hữu tài sản riêng, tự do đi khỏi hay trở về nước và phát triển doanh nghiệp tư nhân tất cả các loại. Tất nhiên, những hạn chế nghiêm trọng trong lĩnh vực chính trị vẫn được giữ nguyên, và đất nước này, như chính Tổng thống Dmitry Medvedev mới đây cho biết, “chỉ tới một mức độ nhất định, chứ chưa hoàn toàn” đáp ứng các tiêu chuẩn dân chủ.

Clearly, this arrangement—economic freedom coupled with political constraint—does not please everyone. To the standard American mind it suggests that something has got to give. This, too, is wrong. Some Russians do give voice to dissatisfaction with the current regime and the widespread abuse of power by police authorities, local officials and oligarchs closely connected with the ruling bureaucracy. Yet the system seems fundamentally solid and durable. Its strength emanates from a basic principle: It is much easier for subjects to solve their problems individually than to challenge national institutions collectively. This is because what Westerners would call corruption is not a scourge of the system but the basic principle of its normal functioning. Corruption in Russia is a form of transactional grease in the absence of any generally accepted and legally codified alternative. Taken together, these transactions well describe a form of neo-feudalism. This should not be terribly surprising to the historically aware, for that was more or less the stage that Russian socio-economic development had reached when it was frozen by more than seventy years of Communist rule. It has now thawed.

Rõ ràng là sự sắp xếp này − tự do kinh tế đi đôi với hạn chế chính trị − không làm hài lòng tất cả mọi người. Đối với cách nghĩ chuẩn mực của Mỹ, điều đó cho thấy một cái gì đó phải bị hy sinh. Điều này cũng là sai. Một số người Nga có nói lên sự không hài lòng với chế độ hiện hành và sự lạm dụng quyền lực lan tràn ở các cơ quan cảnh sát, các quan chức địa phương và các đầu sỏ chính trị gắn liền với bộ máy quan liêu. Tuy nhiên, về cơ bản hệ thống dường như vẫn vững chắc và bền vững. Sức mạnh của nó bắt nguồn từ một nguyên tắc cơ bản: để cho các đối tượng giải quyết các vấn đề của họ một cách riêng lẻ sẽ dễ dàng hơn là thách thức các định chế quốc gia một cách tập thể. Bởi vì những gì mà người phương Tây gọi là tham nhũng không phải là một tai họa của hệ thống nhưng lại là nguyên tắc cơ bản cho hoạt động bình thường. Tham nhũng ở Nga là một dạng chất bôi trơn trong giao dịch, khi mọi người không thừa nhận cũng như thiếu một cơ chế luật định hợp pháp thay thế. Các giao dịch này gộp chung lại lột tả một hình thức phong kiến mới. Điều này không quá ngạc nhiên với nhận thức lịch sử, bởi vì ít nhiều gì thì giai đoạn mà sự phát triển kinh tế – xã hội Nga đã phải đạt tới khi nó bị đông cứng trong hơn 70 năm dưới sự cai trị của cộng sản. Bây giờ nó đang tan.

The system works, too, in its own way. Built under Vladimir Putin, Russia’s “power vertical” provides a mechanism for the relatively simple conversion of power into money, and vice versa. At every level of the hierarchy a certain degree of bribery and clientalist parochialism is not only tolerated but presupposed in exchange for unconditional loyalty and a part of the take for one’s superiors. The system is based on the economic freedom of its citizens, but cautious political restrictions on these freedoms generate the wealth of the biggest beneficiaries. There is a cascade of floors and ceilings to the restrictions on freedom, so it is a feudalism with more levels than the old kind. But it works fundamentally the same way: The weak pay tribute “up”, and the strong provide protection “down.”

Hệ thống vẫn hoạt động nhưng theo cách riêng của nó. Được xây dựng dưới thời Vladimir Putin, “quyền lực theo chiều dọc” ở Nga cho ra một cơ chế chuyển đổi tương đối đơn giản giữa quyền lực và tiền bạc. Ở mỗi bậc của hệ thống phân cấp này một mức độ nhất định hối lộ và chủ nghĩa địa phương ăn chia (clientelist parochialism) không chỉ được lờ đi mà còn được ngầm chấp nhận để đổi lấy lòng trung thành vô điều kiện và dành một phần thu được cho cấp trên của mình. Hệ thống này dựa trên sự tự do kinh tế của các công dân, nhưng những hạn chế cẩn trọng về chính trị trên các quyền tự do này tạo ra sự giàu có của những kẻ hưởng lợi lớn nhất. Có rất nhiều mức hạn chế về tự do, do đó, nó là một chế độ phong kiến với nhiều tầng bậc hơn so với loại phong kiến cũ. Tuy nhiên, về cơ bản nó hoạt động theo cùng một cách: kẻ yếu dâng tiền “lên”, và kẻ mạnh bảo hộ “xuống.”

The Russian system cannot exist without economic freedoms, and that is why there will be no second coming of the Soviet Union. But the system deeply fears political freedoms, which are incompatible with its feudal perspective. Thus Russia will not soon look like any country in Western Europe or North America. It will not collapse, and it will not radically evolve. It will simply be. And what hope the future supposedly holds will resemble the wry Stalinist joke that the horizon is a far-off place that continues to recede as you approach it.

Hệ thống này của Nga không thể tồn tại nếu không có các quyền tự do kinh tế, và đó là lý do tại sao sẽ không có hệ thống thứ hai nẩy ra từ Liên Xô cũ. Tuy nhiên, hệ thống này hết sức lo sợ các quyền tự do chính trị, các quyền này không phù hợp với quan điểm phong kiến của nó. Do đó, nước Nga sẽ không thể nào sớm giống như bất kỳ quốc gia nào ở Tây Âu hoặc Bắc Mỹ. Nó sẽ không sụp đổ, và nó sẽ không phát triển một cách triệt để. Nó chỉ đơn giản là nó. Và hy vọng điều cho tương lai sẽ giống như chuyện châm biếm Stalin, rằng chân trời là một nơi xa xôi sẽ tiếp tục lùi xa đi khi bạn tiến về phía nó.

In these times, even a stable system, so it is said, needs to move forward just to stay in place. Thus many believe that the current Russian normalcy cannot long endure. President Dmitry Medvedev, who sincerely calls these days for modernization, gives us one of the rare instances of an adequate assessment of the existing threats. He seems to understand that the factors currently ensuring Russia’s stability are incapable of breathing into it the innovative spirit needed to survive in turbulent times. But with Putin’s shadow hanging over him, Medvedev can convince neither the inner circle of the bureaucracy nor the general public that the threats he has identified are real and dangerous. Without their support, he has nothing and nowhere to lead.

Trong thời đại này, ngay cả một hệ thống ổn định, cứ cho là như vậy, cũng cần tiến về phía trước chỉ để đứng ngay tại chỗ. Vì vậy nhiều người tin rằng sự bình thường của Nga hiện nay không thể chịu đựng được lâu. Tổng thống Nga Dmitry Medvedev, người chân thành kêu gọi hiện đại hoá trong những ngày này, cho chúng ta một trong các trường hợp hiếm hoi về một đánh giá đầy đủ các mối đe dọa hiện tại. Dường như ông hiểu rằng các yếu tố bảo đảm sự ổn định của Nga không có khả năng hà hơi tiếp sức vào tinh thần sáng tạo cần để tồn tại trong thời kỳ hỗn loạn. Nhưng với cái bóng của Putin lơ lửng bên trên, Medvedev không thể thuyết phục cả nhóm thân cận bên trong của bộ máy hành chính lẫn công chúng nói chung, rằng các mối đe dọa mà ông đã xác định là có thật và nguy hiểm. Không có sự ủng hộ của họ, ông không có gì và không có nơi nào để lãnh đạo.

In any event, Medvedev is mistaken to think the system cannot long remain stable, even if he is right to see that it can never thrive. Russia is not a dictatorship but a relatively free country where the current regime rules more by consensus than repression, and where no serious threat to the regime seems likely. A largely non-developing system suits Russian citizens well enough compared to what they suppose are the available alternatives. Tell them that the system may collapse and they are not as perturbed as one might suppose. As the historian Joseph Tainter once noted, “What may be seen as decline by observers . . . need not be to the bulk of the population [for whom] collapse is not intrinsically a catastrophe, but a rational economizing process that may well benefit much of the population.”2 After all, even in feudal times, lords sometimes fell and peasants engaged in the spontaneous redistribution of wealth.

Trong bất kỳ trường hợp nào, Medvedev sẽ là sai lầm nếu nghĩ rằng hệ thống này không thể giữ được ổn định lâu dài, thậm chí nếu ông ta đúng khi thấy rằng nó không bao giờ có thể phát triển. Nước Nga không phải là một chế độ độc tài nhưng là một quốc gia tương đối tự do, ở đó chế độ hiện hành cai trị theo sự đồng thuận hơn là đàn áp, và ở đó dường như không có mối đe dọa nghiêm trọng đối với chế độ. Một hệ thống không phình trên quy mô lớn vừa đủ thích hợp với các công dân Nga so với những gì họ cho là những lựa chọn thay thế có sẵn. Nếu bảo với họ rằng hệ thống có thể sụp đổ thì họ sẽ không hoảng loạn như người ta tưởng. Như nhà sử học Joseph Tainter từng ghi nhận, “Những điều các nhà quan sát thấy như là sự suy giảm… không nhất thiết là như vậy đối với phần lớn dân chúng, [đối với họ] sự sụp đổ vốn không phải là một thảm họa, mà là một quá trình tiết kiệm hợp lý cũng có thể đem lợi ích cho phần lớn dân chúng.”[ii] Suy cho cùng, ngay cả trong thời phong kiến, lãnh chúa đôi khi cũng thất bại và nông dân tham gia trong việc tái phân bố tự phát của cải.

Even less relevant to Russia’s future is the idea that Soviet-era KGB officials are responsible for the shortcomings of the contemporary Russian political system. Proponents of this view neglect two facts.

Thậm chí còn ít liên quan đến tương lai của nước Nga là ý tưởng cho rằng các quan chức KGB thời Xô Viết chịu trách nhiệm về những thiếu sót của hệ thống chính trị Nga hiện tại. Những người ủng hộ quan điểm này đã bỏ qua hai sự kiện.

First, they forget that the quasi-authoritarian “superpresidential” Russian political style arose in the “democratic” period of the mid-1990s, when then-President Boris Yeltsin forcibly dissolved the legitimate Parliament and pushed through a new constitution under which the powers of the President were not balanced by any restraints. Indeed, his status resembled that of the Führer of the German nation as it was determined by the Ermächtigungsgesetz of March 23, 1933. Later, Yeltsin’s inner circle orchestrated his victory in the 1996 presidential elections. This derailed the country from the natural path of alternating power between liberal and socialist politicians that, however improbably, led Eastern Europe to its often anxious but successful development in the 1990s and 2000s. From that time on, the idea that “there is no alternative” to the current leader or to his chosen successor has become a vital part of Russian politics. It has nothing whatsoever to do with the remnants of the KGB roster.

Trước hết, họ quên rằng chế độ chính trị gần như độc tài: “siêu tổng thống” của Nga xuất hiện trong giai đoạn “dân chủ” giữa thập niên 1990, khi Boris Yeltsin, cựu Tổng thống lúc đó dùng sức mạnh giải tán quốc hội hợp pháp và thúc ép thông qua một hiến pháp mới, theo đó quyền hạn của Tổng thống không được cân bằng bởi bất kỳ hạn chế nào. Thật vậy, tình trạng của ông giống như Fuhrer (lãnh tụ) của nước Đức, được xác định bởi Ermächtigungsgesetz (đạo luật uỷ quyền) 23 tháng 3 năm 1933. Sau đó, nhóm thân cận của Yeltsin dàn dựng chiến thắng của ông trong cuộc bầu cử tổng thống năm 1996. Điều đó đã làm đất nước này đi chệch khỏi con đường tự nhiên về xen kẽ quyền lực giữa các chính trị gia tự do và xã hội chủ nghĩa, nhưng dường như đã dẫn Đông Âu đến sự phát triển thường khoắc khoải nhưng thành công của nó trong những năm 1990 và những năm 2000. Từ đó trở đi, ý tưởng rằng “không có sự thay thế” cho nhà lãnh đạo hiện tại hoặc cho người kế tục được ông lựa chọn đã trở thành một phần có tính sống còn trong chính trị Nga. Nó chẳng dính dáng một chút gì tới những dấu tích phân nhiệm của KGB.

Second, they forget that the military and security services backgrounds of a large part of the Russian elite are not in and of themselves signs of democratic decline. Many of those in the ranks of the security services were competent and honest people. Those outside Russia have forgotten that, for several critical decades, the KGB elite was the most forward-looking group within the decaying Soviet Union. The real problem is not the one posed by the siloviki but by “negative selection”—the way that both former democrats and their adversaries recruited new members to the elite.

Thứ hai, họ quên rằng gốc gác phục vụ trong quân đội và ngành an ninh của phần lớn nhóm chủ chốt Nga không nằm trong và tự chúng không phải là những dấu hiệu của sự suy giảm dân chủ. Nhiều người trong số những người vốn thuộc ngành an ninh là những người có năng lực và trung thực. Những người bên ngoài nước Nga đã quên rằng, trong nhiều thập kỷ trọng yếu, nhóm chủ chốt trong KGB là nhóm tiến bộ nhất trong một Liên Xô đang rệu rã. Vấn đề thực sự không phải là vấn đề do siloviki (ngành anh ninh) gây ra mà do “sự lựa chọn tiêu cực” − cách mà cả những người dân chủ cũ lẫn đối thủ của họ thu nạp thành viên mới vào thành phần chủ chốt.

The Putin phenomenon reflects the fact that Russian leaders of the 1990s preferred a mediocre officer with no noteworthy achievements to become the new President instead of, for example, experienced if imperfect men like Yevgeny Primakov and Yuri Luzhkov, both of whom were quite popular at that time. The rise of Putin, who barely progressed to the rank of lieutenant colonel in Soviet times and who later became famous only for his corrupt businesses in the St. Petersburg city hall, became typical of personnel choices in the 2000s. Inefficient bureaucrats by the hundreds recruited even less able people to occupy crucial positions in their ministries and committees, content in the knowledge that such mediocrities could not compete with or displace them. As a result, Russian governance suffers today less from a “power oligarchy” than from a dictatorship of incompetence.

Hiện tượng Putin phản ánh thực tế rằng, các nhà lãnh đạo Nga trong thập niên 1990 thích một viên chức bình thường không có thành tích nào đáng chú ý, trở thành Tổng thống mới, hơn là, chẳng hạn, những người giàu kinh nghiệm nếu không nói là hoàn hảo như Yevgeny Primakov và Yuri Luzhkov, cả hai đều được nhiều người ưa chuộng thời đó. Sự nổi lên của Putin, người chỉ mới thăng tới cấp trung tá trong thời Xô Viết và sau này trở nên nổi tiếng chỉ do những vụ tham nhũng của ông ta ở hội đồng thành phố St Petersburg, đã trở thành điển hình về sự lựa chọn nhân sự vào những năm 2000. Các quan chức không hiệu quả, thậm chí những người kém năng lực hơn được tuyển dụng vào với con số hàng trăm, chiếm lấy những vị trí quan trọng trong các bộ và các ủy ban, bằng lòng với hiểu biết rằng, những người xoàng xĩnh như thế không thể đua tranh hoặc chuyển họ đi nơi khác. Kết quả là, việc quản lý nước Nga ngày nay chịu ảnh hưởng xấu từ một chế độ độc tài kém năng lực hơn là từ một “đầu sỏ quyền lực”.

Several cases should suffice to demonstrate this “negative selection” problem. Sergei Ivanov is a professional spy who was dispatched for service to London in 1981. After several years, he was sent to Finland (not as a reward for great achievement, as one can imagine), and then to Kenya, where his work resulted in a general undoing of the Russian intelligence network in east Africa. Today, he proudly serves as Deputy Prime Minister in Putin’s government. Or consider Boris Gryzlov, a former engineer who became famous for inventing filters that allegedly could purify water from any type of contamination, even from radioactive particles. (A Russian Academy of Sciences investigation of the filters showed no beneficial effect from their use.) In 2001, he was appointed the Interior Minister, and in 2003 he was “elected” Chairman of the state Duma, the lower chamber of parliament, where he became famous for his opinion that “the Duma is not the right place for debates.” The current Defense Minister, Anatoly Serdyukov, was the director of a furniture store until 2000 and can hardly differentiate a destroyer from a tugboat. And the list goes on...

Một vài ví dụ cũng đủ để chứng minh vấn đề “lựa chọn tiêu cực” này. Sergei Ivanov là một gián điệp chuyên nghiệp, được phái tới London công tác vào năm 1981. Sau vài năm, ông ta đã được chuyển tới Phần Lan (không phải như một phần thưởng cho thành tích tuyệt vời như người ta có thể tưởng), và sau đó đến Kenya, nơi mà việc làm của ông ta tạo ra một sự xoá bỏ trên tổng thể những gì đã đạt được của mạng lưới tình báo Nga ở phía đông châu Phi. Giờ đây, ông ta tự hào với vai trò Phó Thủ tướng Chính phủ trong chính phủ ông Putin. Hoặc hãy xem Boris Gryzlov, một kỹ sư trước đây đã trở nên nổi tiếng nhờ phát minh ra bộ lọc được cho là có thể làm sạch nước cho bất kỳ loại ô nhiễm nào, kể cả các hạt phóng xạ. (Một điều tra của viện Hàn lâm Khoa học Nga về các bộ lọc này cho thấy, sử dụng chúng chẳng có lợi lộc gì). Năm 2001, ông ta được bổ nhiệm làm Bộ trưởng Bộ Nội vụ, và năm 2003 ông được “bầu” làm Chủ tịch viện Duma, hạ viện, nơi ông trở nên nổi tiếng với quan điểm cho rằng: “Duma không phải là nơi thích hợp cho các cuộc tranh luận“. Ông Anatoly Serdyukov, Bộ trưởng Quốc phòng hiện tại là giám đốc một cửa hàng đồ nội thất cho đến năm 2000 và hầu như không phân biệt nổi một tàu khu trục với một tàu kéo. Và danh sách cứ thế tiếp tục …

Such officials often try to disguise their ignorance by acquiring doctorates or professorships while in office. It is hard for Americans to imagine such a thing, but Serdyukov, who got a college diploma in economics through a long-distance education program in 1994, got his doctorate in economics in 2000 and became a full professor in 2006 while serving as Russia’s tax minister. Today, there are 71 professors among the 450 Duma deputies. (There were none in the 110th U.S. House of Representatives, and only three in the 17th German Bundestag.) The essential feature of the current Russian political elite is one of complete ignorance, intricately if poorly disguised beneath a veneer of scientific degrees. Russia would be only too lucky to be under security-services rule.

Các quan chức như vậy thường cố gắng che giấu sự thiếu hiểu biết của họ bằng cách kiếm lấy học vị tiến sĩ hoặc giáo sư trong khi đang đương chức. Đối với người Mỹ thật khó mà tưởng tượng ra một điều như vậy, nhưng như Serdyukov, người có bằng tốt nghiệp đại học kinh tế rồi thông qua một chương trình giáo dục từ xa vào năm 1994, kiếm được bằng tiến sĩ kinh tế vào năm 2000 và trở thành một giáo sư thực thụ vào năm 2006 trong khi đang giữ chức Bộ trưởng Thuế vụ Nga. Ngày nay, có 71 giáo sư trong số 450 đại biểu Duma. (Không có giáo sư nào trong Hạ viện thứ 110 của Mỹ, và chỉ có ba trong Bundestag thứ 17 của Đức.) Đặc điểm chủ yếu nhóm chính trị chủ chốt ở Nga hiện nay là một đặc điểm về sự dốt nát hoàn toàn dưới một vỏ bọc các bằng cấp khoa học, rắc rối nếu che đậy kém. Nước Nga sẽ quá may mắn khi được đặt dưới chế độ cai trị mật vụ.

As it is, however, no-names continue to come from nowhere to achieve unprecedented success and high-ranking positions. All that they are truly capable of doing is stealing public funds, taking bribes and genuflecting before masters almost as incompetent as they are. Russia has raised the phenomenon of negative selection to heretofore unseen heights. This fact, more than any other, explains its abysmal performance and gives us some basis for forecasting its evolution.

Tuy nhiên, nó vẫn như thế, khi những kẻ không tên tuổi tiếp tục xuất thân từ những nơi không ai biết, đạt được những thành công chưa từng có và nhiều chức vụ cao cấp. Tất cả những gì họ thực sự có năng lực để làm là ăn cắp công quỹ, nhận hối lộ và quỳ gối trước mặt các ông chủ gần như cũng không đủ năng lực như họ. Cho đến nay nước Nga đã nâng hiện tượng lựa chọn tiêu cực lên một tầm cao vô hình. Hơn bất kỳ mọi thứ, sự kiện này giải thích sự điều hành dốt nát và cho chúng ta khái niệm căn bản để dự báo sự tiến triển của nó.

Implications

Clearly, Russia’s current political elite is dramatically less competent than the Soviet bureaucratic class used to be, but signs of its de-professionalization can be found throughout society. Today, only 14 percent of those graduating from Russian universities specialize in engineering. In Germany it is 29 percent, and in China it is close to 42 percent. Because of the lack of professional credentials, careers are made mostly due to personal relationships; experience and performance really don’t matter. The CEO of Gazprom, Alexei Miller, had no experience in energy businesses when he was appointed to the top position in the company. Even with gas prices soaring, Gazprom’s production fell from 523.2 billion cubic meters in 2000 to 461.5 billion in 2009. The CEO of Rosatom, former Prime Minister Sergei Kirienko, has no experience in the nuclear sector. Only one of the 11 new nuclear reactors he promised to install in Russia when he was appointed in 2005 has been put into operation.

Những hệ quả

Rõ ràng, thành phần chính trị chủ chốt hiện tại của Nga kém năng lực một cách đột biến so với tầng lớp quan chức của Liên Xô cũ thường có, nhưng những dấu hiệu của sự phi chuyên môn hoá của nó có thể được tìm thấy trong toàn xã hội. Ngày nay, chỉ có 14% những người tốt nghiệp từ các trường đại học Nga chuyên về kỹ thuật. Ở Đức là 29% và ở Trung Quốc gần 42%. Do thiếu bằng cấp chuyên môn, các vị trí nghề nghiệp chủ yếu được sắp xếp nhờ vào các mối quan hệ cá nhân, còn kinh nghiệm và điều hành thực sự không quan trọng. Ông Alexei Miller, Giám đốc điều hành Gazprom, không có kinh nghiệm trong kinh doanh năng lượng khi ông ta được bổ nhiệm vào vị trí đứng đầu công ty. Ngay cả khi giá khí đốt tăng cao, sản lượng của Gazprom đã giảm từ 523,2 tỉ mét khối năm 2000 xuống 461,5 tỉ trong năm 2009. Giám đốc điều hành của Rosatom, cựu Thủ tướng Sergei Kirienko, không có kinh nghiệm trong lĩnh vực hạt nhân. Chỉ có một trong 11 lò phản ứng hạt nhân mới mà ông hứa sẽ lắp đặt ở Nga khi được bổ nhiệm vào năm 2005 được đưa vào hoạt động.

What does the galloping de-professionalization of the Russian elite actually mean? Lately, it has meant that becoming a lifelong bureaucrat is extremely popular. That’s where the money is.

Việc phi chuyên môn hoá nước đại của giới cao cấp Nga thực sự có nghĩa là gì? Gần đây, điều này có nghĩa là việc trở thành một quan chức suốt đời thì vô cùng phổ biến. Đó là chỗ làm ra tiền.

Russia’s de-professionalization has coincided with vastly increased cash flows into the Russian economy, largely caused by rising oil prices. Federal budget revenues rose from 1.2 trillion rubles in 2001 to 8.2 trillion rubles in 2008, and the ruble rose versus the dollar, from 29.5 to 24.9 rubles per one dollar. This allowed the Russian bureaucracy to increase the amount of wealth it could expropriate via bribes and other unofficial benefits. According to estimates made by the leading Russian expert in corruption, Georgyi Satarov, the overall amount of bribes in the Russian economy skyrocketed from $33 billion to more than $400 billion per year during Putin’s rule.

Việc phi-chuyên môn hoá ở Nga trùng hợp với lưu lượng tiền mặt dồi dào đổ vào nền kinh tế Nga, phần lớn là do giá dầu tăng cao. Thu ngân sách liên bang đã tăng từ 1,2 ngàn tỉ rúp trong năm 2001 lên 8,2 ngàn tỉ rúp trong năm 2008, và đồng rúp đã tăng so với đồng đô la Mỹ từ 29,5 thành 24,9 rúp mỗi đô la. Điều này cho phép bộ máy quan liêu của Nga tăng thêm số lượng của cải, có thể chiếm đoạt thông qua hối lộ và các nguồn lợi không chính thức khác. Theo ước tính của ông Georgyi Satarov, một chuyên gia hàng đầu ở Nga về nạn tham nhũng, tổng số tiền hối lộ trong nền kinh tế Nga tăng vọt từ 33 tỉ đô la đến hơn 400 tỉ đô la mỗi năm trong thời Putin cầm quyền.

Two profound trends have followed from this state of affairs. The first is that government service has become increasingly attractive for those young people not among Russia’s best and brightest. The average age of a police colonel in Russia is now 42; in the late Soviet period it was 57. The average age of an officer in the tax police is less than 33 years. Among the graduates of one of the most Westernized universities in Moscow, the Higher School of Economics, 88 of 109 students who enrolled in courses I taught in 2008 dreamed about a career in the bureaucracy. This means that the Russian ruling class is very likely to become increasingly conservative as it grows younger and acquires more education. This thoroughly refutes the notion, common among foreign scholars, that the aging of the generation of leaders who experienced Soviet political practices may open the way for younger and more liberal leaders to come to power.

Có hai xu hướng theo sau tình trạng này. Xu hướng đầu là công việc trong bộ máy chính phủ đã trở nên ngày càng hấp dẫn đối với những người trẻ tuổi không nằm trong số tốt nhất và nhanh nhạy nhất của Nga. Độ tuổi trung bình của một đại tá cảnh sát ở Nga bây giờ là 42; trong những năm cuối của thời Liên Xô cũ là 57. Độ tuổi trung bình của một sĩ quan cảnh sát thuế vụ thấp hơn 33. Trong số các sinh viên tốt nghiệp của một trong các trường đại học Tây hoá nhất ở Moscow là Trường Kinh tế, 88 trong số 109 sinh viên ghi danh vào các khóa học do tôi giảng dạy trong năm 2008 mơ ước về một nghề nghiệp trong bộ máy hành chính. Điều này có nghĩa là giới cai trị ở Nga có vẻ như ngày càng trở nên bảo thủ hơn, khi họ ngày càng trẻ hơn và có được học vấn nhiều hơn. Điều này bác bỏ hoàn toàn ý niệm phổ biến trong các học giả nước ngoài, cho rằng sự lão hóa của thế hệ các nhà lãnh đạo có kinh nghiệm thực tiễn chính trị thời Liên Xô cũ có thể mở đường cho các nhà lãnh đạo trẻ hơn và phóng khoáng hơn lên nắm quyền.

The second trend is even more obvious: Money today cannot only be “extracted” from the public service sector; it can also buy influential positions in the power elite. For example, there are more than 49 “official” U.S. dollar millionaires and six billionaires sitting in the state Duma, and 28 millionaires and five billionaires in the Council of the Federation. In contrast, Silvio Berlusconi is the only billionaire ever to win a seat in any parliament of any of the original 15 EU countries. Since the Duma and the Council of the Federation are composed of deputies handpicked by the Kremlin, one need not strain oneself to imagine how these super-rich people acquired their offices. They pay “up” with both lucre and loyalty, and they are protected “down”—a hallmark of feudal social exchange. At the same time, the majority of Russian ministers are trying to convince ordinary citizens that their average official income is less than $100,000 a year. Whether or not anyone believes them, there are no indebted Ministers or bankrupt Governors to be found in the country these days.

Xu hướng thứ hai thậm chí còn rõ ràng hơn: tiền bạc ngày nay không những có thể được “trích ra” từ lĩnh vực phục vụ công cộng mà nó còn có thể mua các vị trí có ảnh hưởng trong nhóm chủ chốt quyền lực. Ví dụ, có hơn 49 “quan chức” triệu phú đô la và 6 “quan chức” tỉ phú đô la ngồi trong viện Duma, và 28 “quan chức” triệu phú đô la và 5 “quan chức” tỉ phú đô la trong Hội đồng Liên bang. Ngược lại, trong 15 nước EU đầu tiên chưa từng có một triệu phú hay tỉ phú nào ngoài tỉ phú Silvio Berlusconi thắng được một ghế trong quốc hội. Bởi viện Duma và Hội đồng Liên bang gồm các đại biểu do điện Kremlin chọn lựa, người ta chẳng cần phải căng óc để tưởng tượng những tay siêu giàu kiếm được các chức vụ này bằng cách nào. Họ dâng tiền “lên” với cả bổng lộc lẫn lòng trung thành, rồi họ được bảo hộ “xuống” − một dấu hiệu của trao đổi xã hội phong kiến. Trong lúc đó, đa số các bộ trưởng Nga đang cố gắng thuyết phục các công dân bình thường rằng, thu nhập trung bình chính thức của họ chưa tới 100.000 đô la một năm. Dù có ai tin họ hay không, hiện không có bộ trưởng nào mắc nợ hoặc thống đốc nào bị phá sản ở đất nước này.

One can see two interesting developments in Russian politics and business arising from all this. The first is a steady conversion of any successful business established in Russia since 2000 into a quasi-family enterprise. In a society with a profound lack of social trust, whom can you trust if not your own family? Patrimonialism is as institutionalized as feudalism, and, as always, each supports the other.

Người ta có thể thấy hai hướng phát triển thú vị trong chính trị Nga và công việc làm ăn phát sinh từ tất cả những điều này. Hướng đầu tiên là một sự chuyển đổi đều đặn bất kỳ doanh nghiệp thành công nào thành lập ở Nga kể từ năm 2000 thành một doanh nghiệp bán gia đình. Trong một xã hội thiếu vắng sâu đậm lòng tin xã hội, ai mà bạn có thể tin tưởng được nếu không phải là gia đình của riêng bạn? Chế độ gia trưởng cũng thể chế hoá như chế độ phong kiến, và như mọi lúc, chúng hỗ trợ nhau.

Everyone knows that the best land plots in Moscow have been firmly controlled by the richest businesswoman in the country, Yelena Baturina, who since 1991 has been married to the former Mayor of Moscow, Yury Luzhkov. The same may be said about the Republic of Bashkortostan, where Ural Rakhimov, the son of long-serving President Murtaza Rakhimov, has control over the oil and petroleum business. The wife of the former Health and Social Development Minister Mikhail Zurabov owned several companies responsible for purchasing medicines that later were distributed free of charge to the needy. The majority of the medicine was bought by the state at three to five times the market price. The needy were served, and the rich got vastly richer in the process. Was there ever a better example of doing well while doing good, Russian-style?

Mọi người đều biết rằng những lô đất tốt nhất tại Moscow đều nằm dưới sự kiểm soát vững chắc bởi doanh nhân giàu có nhất nước, Yelena Baturina, người đã kết hôn với cựu Thị trưởng Moscow, Yury Luzhkov, kể từ năm 1991. Điều này cũng có thể nói về nước Cộng hoà Bashkortostan, Ural Rakhimov, con trai của tổng thống phục vụ lâu năm Murtaza Rakhimov, nắm quyền kiểm soát dầu và kinh doanh xăng dầu. Vợ của cựu Bộ trưởng Y tế và Phát triển Xã hội Mikhail Zurabov sở hữu nhiều công ty chịu trách nhiệm mua các loại dược phẩm mà sau đó được phân phát miễn phí cho những người nghèo. Đa số dược phẩm được nhà nước mua với giá cao từ 3-5 lần giá thị trường. Người nghèo đã được phục vụ, nhưng kẻ giàu trở nên giàu đậm hơn nhiều trong quá trình này. Có một ví dụ nào tốt hơn về việc ăn nên làm ra khi làm điều tốt theo kiểu Nga hay không?

Entire families are now infiltrating government service. For example, take another look at Anatoly Serdyukov, who was Defense Minister in the government headed by his father-in-law, Viktor Zubkov, or the current Minister of Health and Social Development, Tatyana Golikova, wife of Russian Industry Minister Victor Khristenko. There are even more picturesque stories of establishing “ruling dynasties” in the “national” republics. In Chechnya, 29-year-old Ramzan Kadyrov was de facto successor to his father Akhmat, who was assassinated in 2004. Dagestan has been governed since February 2010 by Magomedsalam Magomedov, the son of Magomedali Magomedov, Dagestan’s ruler from 1983 to 2006. These patterns are repeated at all levels of authority.

Toàn bộ các gia đình đang xâm nhập vào dịch vụ của chính phủ. Ví dụ, hãy xét thêm trường hợp Anatoly Serdyukov, Bộ trưởng Quốc phòng trong chính phủ đứng đầu của cha vợ mình, Viktor Zubkov; hoặc Bộ trưởng Bộ Y tế và Phát triển Xã hội hiên nay, Tatyana Golikova, là vợ của Bộ trưởng Bộ Công nghiệp Nga, Victor Khristenko. Có những câu chuyện còn màu sắc hơn về việc thiết lập các “triều đại cầm quyền” trong các nước cộng hòa “dân tộc”. Tại Chechnya, Ramzan Kadyrov, 29 tuổi là người kế tục trên thực tế cha mình là Akhmat, ông này bị ám sát vào năm 2004. Kể từ tháng 2 năm 2010, Dagestan đã nằm dưới sự cai trị của Magomedsalam Magomedov, con trai của Magomedali Magomedov, thủ lĩnh của Dagestan những năm 1983-2006. Những khuôn mẫu này được lặp đi lặp lại ở tất cả các cấp chính quyền.

But enough with stories. As one wag once said, the plural of anecdote isn’t data. What is much more important is how the Russian elite actually rules the country. They do it on the fly, with minimum feasible institutionalized rule of law, ceaseless amendments to legislation and a standing presumption of bureaucratic immunity. There have been five parliamentary elections held in Russia since its “independence” from the Soviet Union—each one took place under amended rules. The State Duma approves close to 400 new laws a year, which is six times more than the U.S. Congress. When deputies are not busy approving new laws, they are amending existing ones. As unstable as things have seemed in Washington lately in this regard, can an ordinary American businessman imagine a tax code in which a significant new article is added or an old one amended every two weeks?

Nhưng có lẽ đã đủ với những câu chuyện. Như ai đó đã nói, số nhiều của các giai thoại không phải là dữ liệu. Điều quan trọng hơn nhiều là giới chủ chốt Nga thực sự cai trị quốc gia. Họ làm điều đó trong khi làm việc với quy tắc luật pháp thể chế hoá khả thi tối thiểu, các vụ sửa đổi luật pháp không dứt và một giả định thường trực về miễn nhiễm của quan chức. Đã có năm cuộc bầu cử quốc hội được tổ chức tại Nga kể từ ngày “độc lập” với Liên bang Xô Viết − mỗi cuộc bầu cử đều diễn ra theo những quy định sửa đổi. Viện Duma phê chuẩn gần 400 luật mới mỗi năm, nhiều gấp sáu lần Quốc hội Mỹ. Khi đại biểu không bận rộn thông qua luật mới thì họ đi sửa đổi những luật hiện có. Về mặt này, cũng không ổn định như những điều có vẻ như ở Washington gần đây, liệu một doanh nhân người Mỹ bình thường có thể tưởng tượng nổi một luật về thuế trong đó một điều khoản quan trọng mới được thêm vào hoặc một điều khoản cũ bị sửa đổi mỗi hai tuần hay không?

Some laws are adopted and some regulations are imposed purely to destroy a particular businesses or to force its owners to turn over their companies to new chiefs. It is common practice to have the tax police or prosecutors accuse businessmen of some wrongdoing, force them to sell their business or simply flee the country. Afterwards, “more experienced” lawyers easily find cause to dispute the court decisions or government ruling, thus opening up the business again for the new owners. Similarly, if a businessman is found guilty of tax evasion or customs violations, he may be prosecuted, but the person from the tax or customs committee who signed his tax declaration remains immune from prosecution. In Russia’s most infamous tax evasion case, Mikhail Khodorkovsky and Platon Lebedev were both sentenced to prison in 2005 for not paying taxes due from 2000 to 2003. Not one tax official who supposedly checked their allegedly false tax declarations has been punished. Khodorkovsky and Lebedev’s crime was not cheating on their taxes; it was seeking to rise above their designated ceiling in the neo-feudal hierarchy.

Một số luật được thông qua và một số quy định được áp đặt đơn thuần chỉ để diệt một doanh nghiệp cụ thể hoặc buộc chủ sở hữu phải chuyển công ty của họ cho các ông chủ mới. Cảnh sát thuế hoặc công tố viên cáo buộc doanh nhân có một số hành vi sai trái, buộc họ phải bán doanh nghiệp hoặc đơn giản là chạy trốn khỏi đất nước là việc diễn ra phổ biến. Sau đó, các luật sư “nhiều kinh nghiệm hơn” dễ dàng tìm thấy nguyên nhân để tranh cãi lại các quyết định của toà án hoặc quyết định của chính phủ, từ đó mở cửa lại doanh nghiệp cho các chủ sở hữu mới. Tương tự như vậy, nếu một doanh nhân bị phát giác phạm tội trốn thuế, vi phạm hải quan, ông ta có thể bị truy tố, nhưng người ở sở thuế hoặc hải quan đã ký vào tờ kê khai thuế của ông ta vẫn được miễn tố. Trường hợp trốn thuế nổi tiếng nhất ở Nga, Mikhail Khodorkovsky và Platon Lebedev đều đã bị kết án tù hồi năm 2005 vì đã không đóng thuế đúng hạn trong các năm 2000-2003. Không viên chức thuế vụ nào có nhiệm vụ kiểm tra tờ khai thuế bị cáo buộc sai lầm của họ đã bị trừng phạt. Tội của Khodorkovsky và Lebedev không phải là gian lận thuế mà là tội đang tìm cách vượt quá trần quy định trong hệ thống tầng bậc của chủ nghĩa phong kiến.

Who Will Come Next?

Russia today is thus a type of “corporate state” in which politics is just another kind of business. Political problems are solved as if they were commercial ones, and commercial ones as if they were political. The elite’s most important goal is the preservation of a system that enables incompetents to control the country’s wealth. Hoping that change will come when the current ruling class retires and newcomers replace them is forlorn.

Kế đến sẽ là ai?

Như vậy, nước Nga ngày nay là một kiểu “nhà nước công ty” trong đó chính trị chỉ là một loại hình kinh doanh. Các vấn đề chính trị được giải quyết như thể chúng là các vấn đề thương mại, và các vấn đề thương mại như thể chúng là vấn đề chính trị. Mục tiêu quan trọng nhất của giới chủ chốt là bảo tồn một hệ thống cho phép những kẻ không có năng lực nắm quyền kiểm soát của cải của đất nước. Niềm hy vọng thay đổi sẽ đến khi giai cấp cầm quyền hiện nay nghỉ hưu và những người mới thay thế họ là vô vọng.

So what kind of leadership will inherit the Russian state? The experience of the past decade suggests that even if the existing system is vulnerable to many external pressures, enough broadly based social groups inside the country benefit from it to keep it going. Ever more people seem willing to join these groups in order to get “their” share of wealth with minimal sacrifice, effort and risk. Under such circumstances, there are various ways of incorporating new members into the current elite without any significant challenges to its power.

Như vậy, nhà nước Nga sẽ thừa kế loại lãnh đạo nào? Kinh nghiệm của thập kỷ qua cho thấy rằng, thậm chí nếu hệ thống hiện tại là dễ bị tổn thương đối với nhiều áp lực bên ngoài thì các nhóm xã hội có chỗ dựa đủ rộng rãi trong nước được hưởng lợi từ hệ thống này sẽ giữ cho nó được tiếp tục. Từ trước tới giờ, nhiều người dường như sẵn sàng tham gia các nhóm này để được chia phần “của họ” với sự hy sinh, nỗ lực và rủi ro tối thiểu. Trong những điều kiện như vậy, có nhiều cách khác nhau để thu nạp các thành viên mới vào giới chủ chốt hiện tại mà không có bất kỳ thách thức quyền lực nào đáng kể.

Many new recruits will come from Russian colleges and universities. Here several recent trends stand forth. First, Russian higher education today is disproportionately focused on social sciences. This is not a bad thing in itself, but the teaching staff is outdated and inadequate, so the quality of study is very low. Sometimes professors and tutors simply give students their own vision of the situation, and these views are often ideological or expressions of loyalty to the ruling class.

Nhiều lính mới sẽ đến từ các trường cao đẳng và đại học Nga. Dưới đây là một số xu hướng hàng đầu gần đây. Đầu tiên, giáo dục đại học Nga ngày nay tập trung không cân xứng vào khoa học xã hội. Điều này tự nó không phải là điều xấu, nhưng các cán bộ giảng dạy đã lỗi thời và không thích hợp, vì vậy chất lượng nghiên cứu rất thấp. Đôi khi các giáo sư và trợ giáo chỉ đơn giản cung cấp cho sinh viên tầm nhìn riêng của họ về tình hình, và những quan điểm này thường có tính ý thức hệ hoặc những biểu hiện của lòng trung thành với giai cấp cầm quyền.

Moreover, some representatives of this class who have never taught before are now becoming deans and chairs of newly established faculties and departments in embarrassing numbers. In the best Russian university, Lomonosov Moscow State University, there were only 17 faculties when I graduated in 1989. There are now 39, and among the new ones you can find the Faculty of World Politics, headed by Duma deputy Andrey Kokoshin, the Faculty of Public Administration, headed by the government’s new Chief of Staff Vyacheslav Volodin, and the Higher School of Television, chaired by ultraconservative columnist Vitaly Tretiakov. All three, of course, are functionaries of the United Russia Party. The rector of the university is, by the way, a member of the United Russia Moscow regional council.

Hơn nữa, một số đại diện của lớp người này chưa bao giờ giảng dạy trước đây, bây giờ trở thành chủ nhiệm khoa và chủ tịch các khoa và các ban mới được thành lập với số lượng đáng ngượng. Trong các trường đại học tốt nhất của Nga, Đại học Quốc gia Lomonosov Moscow chỉ có 17 khoa khi tôi tốt nghiệp vào năm 1989. Bây giờ có 39 khoa, và trong số những khoa mới, bạn có thể thấy được như khoa Chính trị Thế giới, đứng đầu là Andrey Kokoshin, phó chủ tịch Duma; khoa Hành chính công, đứng đầu là Vyacheslav Volodin, Tham mưu trưởng mới của Chính phủ; và trường cao đẳng truyền hình, dưới sự chủ trì của Vitaly Tretiakov, nhà bình luận bảo thủ cực đoan. Dĩ nhiên, cả ba người này đều là viên chức của Đảng nước Nga Thống nhất. Nhân đây cũng nói thêm rằng Hiệu trưởng trường đại học này là thành viên Hội đồng khu vực Moscow, Nước Nga Thống nhất.

In addition, the system of enrollment has changed dramatically in recent years. Instead of the colleges holding exams, there is now a Unified State Exam, which enables even people from remote provinces, whose high grades are often of dubious provenance, to gain easier access to the metropolitan colleges. These youngsters, virtually from the middle of nowhere and with a very bad secondary education, must compete with their much better prepared colleagues from big cities. Of course, they realize immediately that political loyalties can help them in this unequal competition, which sets the stage for yet another form of feudal exchange.

Ngoài ra, hệ thống ghi danh đã thay đổi đột biến trong những năm gần đây. Thay vì các trường cao đẳng tổ chức các kỳ thi, hiện nay chỉ có một kỳ thi quốc gia thống nhất, cho phép ngay cả những người từ các tỉnh xa với điểm cao thường có xuất xứ không rõ ràng, được tiếp cận dễ dàng hơn các trường cao đẳng đô thị. Những thanh niên này, chẳng biết đến từ đâu và với học vấn ở cao đẳng rất yếu kém, phải đua tranh với các bạn đồng lứa ở các thành phố lớn có chuẩn bị tốt hơn nhiều. Tất nhiên, ngay lập tức họ nhận ra rằng lòng trung thành chính trị có thể giúp họ trong cuộc tranh đua bất bình đẳng này, điều này tạo ra sàn diễn cho một hình thức khác của việc đổi trao phong kiến.

Today, too, only a small fraction of students can survive on their parents’ stipend money. The majority of young people work during their studies, and they usually work in new Russian companies organized in a Western, hierarchical manner, with traditions of discipline and rationalization of every function (not to mention an unimaginable amount of paperwork). Opportunism in such an environment can seem the only rational course. So the graduate from a small and remote town, who was taught by non-professionals, who is deeply impressed by metropolitan luxury, and who worked for a couple of years in the office of a company that produces virtually nothing, finds himself to be the best possible recruit for the lowest branch of the new Russian elite. With such rural-to-urban people “produced” by the system every year in large numbers, the current regime may feel quite secure in the knowledge that it can absorb nearly all potential troublemakers.

Ngày nay, chỉ một tỉ lệ nhỏ sinh viên có thể sống nhờ vào tiền lương của cha mẹ. Phần lớn những người trẻ tuổi đều đi làm trong khi còn đi học, và họ thường làm việc trong các công ty mới của Nga tổ chức một cách thứ bậc theo phương Tây, với các truyền thống kỷ luật và hợp lý hóa mọi chức năng (chưa nói đến một số lượng không thể tưởng tượng được thủ tục giấy tờ). Chủ nghĩa cơ hội trong môi trường như vậy có vẻ là quá trình hợp lý duy nhất. Vì vậy, người tốt nghiệp từ một thành phố nhỏ xa xôi, được dạy bởi những người không chuyên nghiệp, ấn tượng sâu sắc với sự xa hoa đô thị, và làm việc một vài năm trong văn phòng của một công ty sản xuất thực tế hầu như không có gì, sẽ tự thấy mình là ứng viên tốt nhất có thể có cho ngành thấp nhất của giới chủ chốt Nga mới. Với những người ở quê ra thành như thế, được hệ thống “sản xuất” với số lượng lớn hàng năm, chế độ hiện hành có thể cảm thấy khá an toàn với nhận thức rằng, nó có thể hấp thu hầu như tất cả những kẻ gây rối tiềm năng.



Another reserve of personnel for the elite may originate from the ranks of Russian “enforcement” organs. (Only with a sense of irony can we label these “law-enforcement” agencies.) Under Putin they became strong and multiplied. Today, there are more than 200,000 professional military officers in the country on active duty. Around 1.1 million soldiers serve on the staff of the Interior Ministry; more than 300,000 serve inside the Federal Security Bureau; around 200,000 work in prosecutors’ offices; and another 150,000 in different investigative committees. Close to the same number work for the tax police; and more than 100,000 serve in the Customs Committee and in the Federal Migration Service. We won’t mention smaller organizations like Anti-Drug Administration and many others. In total, more than 3.4 million people—close to 12 percent of the active male workforce—are employed in organizations that hew to the principles of vertical organization, unquestioning obedience and deeply rooted corruption.

Một dự trữ nhân sự cho giới chủ chốt có thể bắt nguồn từ hàng ngũ các cơ quan “cưỡng chế” của Nga. (Chúng ta có thể gán cho các cơ quan này nhãn “thực thi pháp luật” chỉ theo nghĩa châm biếm). Dưới thời Putin họ trở nên mạnh mẽ và được nhân bội lên. Ngày nay, trên đất nước này có hơn 200.000 sĩ quan quân đội chuyên nghiệp đang làm nhiệm vụ. Khoảng 1,1 triệu binh sĩ phục vụ như các nhân viên của Bộ Nội vụ, hơn 300.000 phục vụ trong Cục An ninh Liên bang, khoảng 200.000 người làm việc trong các văn phòng công tố, và khoảng 150.000 khác trong các ủy ban điều tra khác nhau. Gần như cũng với số lượng như vậy làm cảnh sát thuế và hơn 100.000 phục vụ trong Hải quan và các Sở Di trú Liên bang. Chúng tôi sẽ không đề cập đến các tổ chức nhỏ như Cục Quản lý phòng chống ma tuý và nhiều tổ chức khác nữa. Tổng cộng, hơn 3,4 triệu người − gần 12% lực lượng lao động nam hoạt động − làm việc trong các tổ chức gò theo các nguyên tắc tổ chức theo chiều dọc, sự phục tùng mù quáng và tham nhũng từ gốc rễ.

These services are very inefficient. There was no decrease in the number of crimes reported in Russia from 2000 to 2009, terrorist attacks in Russian cities continue, and no more than 4 percent of the drugs traded in Russia or moved through its territory are intercepted by police. So these agencies turn to dissimulation on a massive scale. Every year, the FSB reports on hundreds of thwarted terrorist attacks, but these reports remain classified, so we cannot determine the real effectiveness of the security services. Note that about 89 percent of all cases of murder and grievous bodily harm reach the courts, while for economic crimes the rate reported by official statistics is only 9.8 percent.

Những cơ quan này rất kém hiệu quả. Không có sự sụt giảm về số lượng tội phạm ở Nga từ 2000 tới 2009, các cuộc tấn công khủng bố ở các thành phố Nga vẫn tiếp tục, và không quá 4% các loại ma tuý buôn bán ở Nga hoặc di chuyển qua lãnh thổ Nga bị cảnh sát chặn lại. Vì vậy, các cơ quan này tìm cách che dấu trên quy mô lớn. Hàng năm, FSB (cơ quan an ninh liên bang) báo cáo trên hàng trăm vụ tấn công khủng bố bị ngăn chặn, nhưng các báo cáo này vẫn còn phân loại mật, vì vậy chúng ta không thể xác định hiệu quả thực sự của các dịch vụ an ninh. Lưu ý rằng, khoảng 89% của tất cả các trường hợp giết người và gây tổn hại nghiêm trọng đến thân thể đã đưa đến các toà án, trong khi đối với các tội phạm kinh tế, tỉ lệ báo cáo theo số liệu thống kê chính thức chỉ là 9,8%.

This suggests that many of the other cases end up being settled by “friendly” corruption deals between policemen and entrepreneurs. The average amount of a bribe offered to a traffic policeman hovers now at about 2,000 rubles (about $70). Getting a job as such a “man of duty” usually costs up to $50,000, even in provincial cities. The most common popular attitudes toward the police are distrust and hatred. Even in the famous case of Kuschevskaya village in Krasnodar region, where 12 people were found stabbed in November 2010 and where a gang had terrorized and raped locals for more that ten years, no one appealed to the police, since some policemen and even a few United Russia deputies were among those suspected of the crimes. These “enforcement” agencies, stuffed with young people with no merit but capacious ambition, are the proximate source of newcomers to Russia’s ruling class.

Điều này cho thấy rằng, phần lớn các trường hợp này cuối cùng được giải quyết qua những hợp đồng tham nhũng “thân hữu” giữa cảnh sát và các nhà doanh nghiệp. Số tiền trung bình hối lộ cho một cảnh sát giao thông hiện nay vào khoảng 2.000 rúp (khoảng $70). Để có được một công việc như “người đang làm nhiệm vụ” như vậy thường phải trả tới $50.000 ngay cả ở thành phố thuộc tỉnh. Thái độ phổ biến nhất của công chúng đối với cảnh sát là không tin cậy và căm ghét. Ngay cả trong trường hợp nổi tiếng ở làng Kuschevskaya thuộc khu vực Krasnodar, nơi có 12 người bị đâm, tìm thấy hồi tháng 11 năm 2010 và một băng nhóm từng khủng bố và hãm hiếp người dân địa phương hơn mười năm, nhưng không ai gọi cảnh sát cầu cứu, vì một số cảnh sát và thậm chí một vài đại biểu đảng nước Nga Thống nhất nằm trong số nhũng kẻ tình nghi là tội phạm. Các cơ quan “cưỡng chế” được nhồi nhét với những người trẻ tuổi không xứng đáng nhưng đầy tham vọng, là nguồn kế cận mới của tầng lớp cầm quyền Nga.

The most natural source of the new ruling class, as I have already suggested, is the progeny of the present one. Sons and daughters of top officials actively insinuate themselves into government bodies, as well as into the staff of big state-owned and state-controlled corporations. For example, Dmitry Patrushev, the eldest son of Nikolay Patrushev, the Director of the FSB from 1999–2008, was in May 2010, at the age of 32, appointed as the CEO of state-controlled Rosselkhozbank, the fourth largest bank in Russia. Sergei Matvienko, son of Valentina Matvienko, the Governor of St. Petersburg, is now chairman of VTB-Development, the real estate branch of the state-owned VTB Bank and, at the age of 37, is one of the youngest Russian billionaires. Sergei Ivanov, son of the aforementioned Deputy Prime Minister, had just turned 25 when he was appointed vice president of Gazprombank, Gazprom’s financial arm, and so on.

Nguồn tự nhiên nhất của tầng lớp thống trị mới, như tôi đã gợi ra, là con cháu của tầng lớp hiện tại. Các con trai và con gái của các quan chức đứng đầu tích cực len lỏi vào các cơ quan chính phủ, cũng như vào đội ngũ nhân viên của các tập đoàn lớn sở hữu nhà nước và do nhà nước kiểm soát. Ví dụ, Dmitry Patrushev, con trai cả của Nikolay Patrushev, Giám đốc FSB từ 1999-2008, vào tháng 5 năm 2010, ở tuổi 32, được bổ nhiệm làm Giám đốc điều hành ngân hàng do nhà nước kiểm soát Rosselkhozbank, lớn thứ tư ở Nga. Sergei Matvienko, con trai của Valentina Matvienko, Thống đốc St Petersburg, bây giờ là Chủ tịch công ty VTB-Phát triển, chi nhánh bất động sản của Ngân hàng VTB thuộc sở hữu nhà nước, và là một trong những tỉ phú trẻ nhất Nga ở tuổi 37. Sergei Ivanov, con trai Phó Thủ tướng đã nói ở trên, chỉ mới 25 tuổi khi được bổ nhiệm làm phó chủ tịch của ngân hàng Gazprombank, chi nhánh tài chính của Gazprom, và cứ thế.

One can be sure that the children of the current top Russian bureaucrats will occupy at least a third of all significant positions in government and management in ten to 15 years. And it is clear that none of them will have the slightest incentive to change the system. They will strongly oppose any change so that they may favor their children. They are the barons in the new feudalism, and their children are to the manor born.

Người ta có thể chắc chắn rằng con cái của các quan chức hàng đầu của Nga hiện nay sẽ chiếm ít nhất một phần ba các vị trí quan trọng trong chính phủ và quản trị trong 10 đến 15 năm nữa. Và rõ ràng là không ai trong số họ sẽ có động cơ dù nhỏ nhất để thay đổi hệ thống. Họ sẽ phản đối mạnh mẽ bất kỳ thay đổi nào để họ có thể làm lợi cho con cái mình. Họ là những bá tước trong các chế độ phong kiến mới, và con cái của họ được sinh ra trong thái ấp.

The least obvious source of recruitment comes out of the newly established strategy of incorporating members of the “intellectual strata” that was abandoned in the 1990s and in the first half of 2000s. The so-called expert community, consisting of economists, social scientists, historians and journalists, has been fractured for years. The vast majority of leading commentators and researchers remains unaffiliated with the big regime-supported think-tanks. Nevertheless, it may be easy to recruit a good portion of this community into different kinds of lighter-handed government-controlled programs and initiatives. The lure of opportunities to present their views, appear on television, attend official gatherings and get access to funds distributed by the central or local authorities may prove irresistible in light of the paucity of alternatives. Step by step, the ruling class can whittle away any possible opposition.

Nguồn tuyển dụng ít rõ ràng nhất đến từ chiến lược mới được xây dựng về việc kết nạp các thành viên kết thuộc “tầng lớp trí thức” bị bỏ dở trong những năm 1990 và trong nửa đầu những năm 2000. Cái gọi là cộng đồng chuyên gia, bao gồm các nhà kinh tế, các nhà khoa học xã hội, các sử gia và nhà báo, đã bị gãy đổ trong nhiều năm. Phần lớn các nhà bình luận và các nhà nghiên cứu hàng đầu vẫn đứng ngoài các nhóm chuyên gia lớn được chế độ ủng hộ. Tuy nhiên, vẫn có thể dễ dàng tuyển dụng một phần cộng đồng này vào nhiều chương trình và sáng kiến khác nhau thuộc các loại chính phủ kiểm soát nhẹ tay hơn. Sự cám dỗ bởi cơ hội được trình bày quan điểm, xuất hiện trên truyền hình, tham dự các cuộc hội họp chính thức và có thể truy cập vào các quỹ được phân phối bởi chính quyền trung ương hoặc địa phương có thể khó cưỡng lại nổi trong điều kiện thiếu thốn các lựa chọn thay thế. Từng bước một, tầng lớp thống trị có thể giảm bớt bất kỳ đối lập có thể có nào.

What about Russia’s best and brightest? What future do they have in a neo-feudal Russia? During the Putin years, government officials made it ever more difficult for liberal young people to engage in any form of legal protest activity. No new political party has officially registered itself in the Russian Federation since the beginning of the 2000s (the two that have been registered, Just Russia and Right Cause, represent a mere allocation of smaller parties that existed previously). Organizing a referendum requires the collection of two million signatures, and even if this requirement were met, most would be declared invalid. All but one regional legislative assembly is controlled by the United Russia Party. At the same time, the government still allows people to leave the country freely. This is no accident. The scale of the outflow of the most talented young prospective professionals from Russia is almost beyond belief. The numbers are not known exactly, but estimates run as high as 40,000–45,000 per year, and about three million Russian citizens today are expatriates in the European Union.

Còn những người tốt nhất và lanh lợi nhất nước Nga thì sao? Họ có tương lai nào trong một nước Nga tân phong kiến? Trong những năm dưới thời Putin, hơn bao giờ hết các quan chức chính phủ đã làm cho giới trẻ tự do hết sức khó khăn để tham gia vào bất kỳ hình thức hoạt động phản đối hợp pháp nào. Không có đảng chính trị mới nào chính thức đăng ký tại Liên bang Nga kể từ đầu những năm 2000 (hai đảng đã đăng ký, Chỉ nước Nga [Just Russia] và Chính nghĩa [Right Cause], chỉ đại diện cho một phân bổ của các đảng nhỏ hơn tồn tại trước đó). Muốn tổ chức một cuộc trưng cầu đòi hỏi phải thu thập được 2 triệu chữ ký, và thậm chí nếu yêu cầu này được đáp ứng, hầu hết các chữ ký sẽ bị tuyên bố là vô hiệu. Không một hội đồng lập pháp địa phương nào mà không bị kiểm soát bởi Đảng nước Nga thống nhất. Cùng lúc đó, chính phủ vẫn cho phép mọi người dân được rời khỏi đất nước một cách tự do. Đây không phải là điều tình cờ. Quy mô của dòng chảy các chuyên gia trẻ tuổi tài năng triển vọng nhất đổ ra khỏi nước Nga gần như không thể tin được. Không biết được các con số chính xác, nhưng các ước tính cho thấy cao đến mức 40.000-45.000 mỗi năm, và có khoảng ba triệu công dân Nga ngày nay sống ở nước ngoài, ở Liên minh châu Âu.

This outflow clearly increases the “density” of mediocrity left inside the country. President Medvedev realizes how dangerous this trend may become and wants to stop the flight by establishing “extraterritorial” scientific centers like Skolkovo, which may evolve into a Russian equivalent of Silicon Valley. This effort is likely to fail—first of all because the Russian authorities now try to attract foreign scholars and those Russians who have already left the country by offering them very high salaries, not taking into consideration the fact that this may also attract those who perceive science more as a commercial activity than a noble quest. Andre Geim, who was awarded the Nobel Prize for physics last year, has said that he would never return to Russia. This is a very clear sign of what is happening to the country.

Dòng chảy này rõ ràng làm tăng “mật độ” số người xoàng xĩnh còn lại trong nước. Tổng thống Medvedev nhận ra, xu hướng này có thể trở nên nguy hiểm như thế nào và muốn ngăn chặn việc ra đi bằng cách thiết lập các trung tâm khoa học “xuyên biên giới” như Skolkovo, có thể phát triển thành một khu của Nga tương đương với Silicon Valley. Nỗ lực này có nhiều khả năng thất bại − trước hết vì nhà chức trách Nga hiện nay cố gắng thu hút các học giả nước ngoài và những người Nga đã rời khỏi đất nước bằng cách đề nghị trả họ mức lương rất cao, không để ý đến thực tế, rằng điều này cũng có thể thu hút cả những người xem khoa học như một hoạt động thương mại hơn là một nhiệm vụ cao quý. Andre Geim, người đã được trao giải Nobel Vật lý năm ngoái, cho biết rằng, ông sẽ không bao giờ trở về Nga. Đây là một dấu hiệu rất rõ ràng về những gì đang xảy ra trên đất nước này.

All of this leads to two related conclusions. On the one hand, Russia has built a system in which the execution of state powers has become a monopolistic business. It is controlled mainly by friends and colleagues of the system’s creator, Vladimir Putin, and faithfully operated by the most dutiful and least talented newcomers. All big national business is associated with the federal authorities or controlled by them; local entrepreneurs still try to bargain with regional bureaucracy. All of the new fortunes made in the 2000s belong to Putin’s friends and people who helped him build this “negative vertical.” Therefore, in the coming years, competition inside the elite will diminish, the quality of governance will deteriorate further, and what is left of effective management will collapse. Yet to change these trends would nevertheless be a totally illogical step for the political class.

Tất cả điều này dẫn đến hai kết luận liên quan. Một mặt, Nga đã xây dựng nên một hệ thống trong đó việc thực thi quyền lực nhà nước đã trở thành một doanh nghiệp độc quyền. Hệ thống này chủ yếu được điều khiển bởi các bạn bè và đồng nghiệp của người tạo ra nó, là Vladimir Putin, và được vận hành một cách trung thành bởi những kẻ mới đến cần mẫn nhất nhưng với tài cán kém cỏi nhất. Mọi doanh nghiệp quốc gia lớn đều có liên kết với các cơ quan liên bang hoặc bị chúng kiểm soát, còn các doanh nhân địa phương vẫn phải cố gắng mặc cả với bộ máy quan liêu khu vực. Tất cả mọi của cải mới được làm ra trong những năm 2000 đều thuộc về bạn bè của Putin và những người đã giúp ông ta xây dựng “hệ thống dọc tiêu cực” này. Vì vậy, trong những năm sắp tới, cạnh tranh bên trong giới chủ chốt sẽ giảm xuống, chất lượng quản trị sẽ tệ hại nhiều hơn nữa, và những gì còn lại của việc quản lý hiệu quả sẽ sụp đổ. Tuy nhiên, thay đổi các xu thế này vẫn sẽ là một bước hoàn toàn không hợp lý đối với tầng lớp chính trị này.

At the same time, a huge social group wants to join this system, not oppose it (in contrast to the final years of the Soviet Union). In a way, this is like wanting to join a Ponzi scheme at the bottom in hopes that one may not stay at the bottom, and that in any event one will be better off than those left outside the scheme altogether. As the de-professionalization of government advances (along with the “commercialization” of state services) competition among non-professionals will grow, since these have never been in short supply. Therefore, in the future a less internally competitive ruling elite will be able to co-opt any number of adherents.

Cùng lúc đó, có một nhóm xã hội rất lớn muốn tham gia hệ thống này, chứ không phải chống đối nó (trái ngược với những năm cuối cùng của Liên Xô). Điều này cũng giống như muốn tham gia vào chương trình Ponzi[iii] ở phía dưới đáy với hy vọng rằng người ta có thể không ở lại mãi phía dưới đáy, và rằng trong bất cứ trường hợp nào cũng sẽ tốt hơn so với những người còn ở bên ngoài chương trình hoàn toàn. Khi sự phi-chuyên nghiệp hoá trong chính chính phủ đi lên (cùng với “thương mại hóa” các dịch vụ nhà nước) sự cạnh tranh giữa những kẻ không chuyên nghiệp cũng sẽ tăng lên, vì nguồn cung cấp những kẻ như thế không bao giờ bị thiếu hụt. Vì vậy, trong tương lai, nhóm chủ chốt cầm quyền ít cạnh tranh nội bộ hơn sẽ có thể cùng nhau lựa chọn bất kỳ một số lượng đàn em nào.



The Russian elite has essentially “piratized” and privatized one of the world’s richest countries. It is so grateful for this privilege that it may insist on Mr. Putin’s return to the Kremlin in 2012 for 12 more dismal years. By then the young liberal cohorts on whom so many Western analysts pinned their hopes for change will have grown up. The mediocre among them will be part of the system. Most of the best of them, no doubt, will no longer reside in Russia.

Nhóm chủ chốt Nga về cơ bản đã “băng đảng hoá” và tư nhân hóa một trong những nước giàu nhất thế giới. Nó rất biết ơn vì đặc quyền này đến nỗi có thể nằng nì Putin quay trở lại điện Kremlin vào năm 2012 tiếp thêm 12 năm ảm đạm nữa. Vào lúc đó, các nhóm những người trẻ phóng khoáng mà nhiều nhà phân tích phương Tây gắn hy vọng về sự thay đổi vào họ, sẽ lớn lên. Những người xoàng xĩnh trong số đó sẽ thành một phần của hệ thống. Không chút nghi ngờ, hầu hết những người tốt nhất trong họ sẽ không còn cư trú ở Nga nữa.


[i] Xem thêm “Nước Nga dưới sự cai trị của Putin: Sự hình thành Nhà nước tân-KGB” Economist, Tháng Tám, 2007.

[ii] Tainter, Sự sụp đổ của những xã hội phức tạp (Cambridge University Press, 1988), tr.198.

[iii] Chương trình Ponzi là một hình thức gian lận đầu tư liên quan đến việc thanh toán lợi nhuận cho các nhà đầu tư hiện tại từ nguồn vốn đóng góp của các nhà đầu tư mới. Những người tổ chức chương trình Ponzi thường xuyên thu hút các nhà đầu tư mới bằng cách hứa hẹn đầu tư tài chính vào các cơ hội tuyên bố là tạo ra lợi nhuận cao với rất ít hoặc không có rủi ro Nhiều chương trình Ponzi, những kẻ lừa đảo tập trung vào việc thu hút tiền mới để thanh toán như đã hứa cho các nhà đầu tư các giai đoạn trước đó, nhưng họ sử dụng vào mục đích tiêu xài cá nhân, thay vì tham gia vào các hoạt động đầu tư hợp pháp (ghi chú thêm của ND).




Translated by Huỳnh Phan



http://www.the-american-interest.com/article.cfm?piece=939