MENU

BILINGUAL BLOG – BLOG SONG NGỮ ANH VIỆT SHARE KNOWLEGE AND IMPROVE LANGUAGE

--------------------------- TÌM KIẾM TRÊN BLOG NÀY BẰNG GOOGLE SEARCH ----------------------------

TXT-TO-SPEECH – PHẦN MỀM ĐỌC VĂN BẢN

Click phải, chọn open link in New tab, chọn ngôn ngữ trên giao diện mới, dán văn bản vào và Click SAY – văn bản sẽ được đọc với các thứ tiếng theo hai giọng nam và nữ (chọn male/female)

- HOME - VỀ TRANG ĐẦU

CONN'S CURENT THERAPY 2016 - ANH-VIỆT

150 ECG - 150 ĐTĐ - HAMPTON - 4th ED.

VISUAL DIAGNOSIS IN THE NEWBORN

Sunday, March 4, 2012

Interview with Putin Challenger Prokhorov Phỏng vấn Prokhorov - người thách thức Putin


Interview with Putin Challenger Prokhorov

Phỏng vấn Prokhorov - người thách thức Putin

'In the Worst Case there'll be Civil War'

Trong trường hợp xấu nhất sẽ có nội chiến

Spiegel, 1/31/2012

Spiegel, 31/1/2012



Russian billionaire Mikhail Prokhorov would like to take over for Dmitry Medvedev.

Nhà tỉ phú Nga Mikhail Prokhorov muốn kế tục Dmitry Medvedev

Mikhail Prokhorov is one of the wealthiest men in Russia and now he wants to enter the Kremlin, planning to challenge Vladimir Putin in the 2012 presidential election. Speaking to SPIEGEL ONLINE he speaks out against Russia's political class and urges the release of oil magnate Mikhail Khodorkovsky.

Mikhail Prokhorov là một trong những người giàu nhất nước Nga và bây giờ ông muốn vào điện Kremlin, dự tính thách đấu Putin trong cuộc bầu cử tổng thống năm 2012. Nói chuyện với SPIEGEL ONLINE ông nói về các giai cấp chính trị ở Nga và đòi thả ông trùm dầu mỏ Mikhail Khodorkovsky.

SPIEGEL ONLINE: Mr. Prokhorov, you own assets worth billions and now you plan to challenge Prime Minister Vladimir Putin in the presidential election this spring. What makes you think that a successful businessman makes a successful politician?

Prokhorov: That is no problem when that businessman has social skills to go with his leadership abilities. When I was head of the mining company Norilsk Nickel, I also handled the kindergartens, energy provision and housing construction. On a smaller scale, I have already done what is needed on a national level. It is good to have a president who has already achieved something in life.

SPIEGEL: Thưa ông Prokhorov, ông sở hữu một tài

sản trị giá nhiều tỉ đô la và bây giờ ông có kế hoạch thách thức thủ tướng Vladimir Putin trong cuộc bầu cử tổng thống vào mùa xuân này. Điều gì khiến ông nghĩ rằng một doanh nhân thành đạt sẽ làm nên một chính khách thành công?

Prokhorov: Sẽ không thành vấn đề khi nhà doanh nhân đó có các kỹ năng xã hội đi đôi với các năng lực lãnh đạo của anh ta. Khi tôi là người đứng đầu công ty mỏ Norilsk Nickel, tôi cũng đã điều hành các nhà trẻ, việc cung cấp năng lượng, và xây cất nhà ở. Trong một qui mô nhỏ hơn, tôi cũng đã làm những công việc cần thiết ở tầm quốc gia. Việc có một tổng thống đã đạt được một điều gì đó trong cuộc sống là tốt.

SPIEGEL ONLINE: Don't you think that different rules apply to politics and business? Politicians have to vie for support in the public arena whereas businessmen take decisions behind closed doors.

Prokhorov: Many political decisions are also taken away from the public eye. That is one of Russia's biggest problems. Even in Western countries with their longer democratic traditions, public participation is not always as good as it should be. A businessman can lose his money and then earn it again. The currency in politics is trust. When you have lost people's trust once, it is hard to win it back again.

SPIEGEL: Ông không nghĩ rằng các qui tắc áp dụng cho chính trị và kinh doanh là khác nhau sao? Các chính khách phải tìm sự ủng hộ trong đấu trường công khai, trong khi các nhà kinh doanh ra các quyết định đằng sau những cánh cửa đóng kín.

Prokhorov: Nhiều quyết định chính trị cũng được làm khuất mắt công chúng. Đó là một trong những vấn đề lớn nhất của nước Nga. Ngay cả trong các nước phương Tây với truyền thống dân chủ lâu dài của chúng, sự tham dự của công chúng không phải bao giờ cũng tôt như đáng ra phải thế. Một doanh nhân có thể mất tiền và sau đó kiếm lại. Tiền trong chính trị là lòng tin. Khi anh đã mất lòng tin của nhân dân một lần, thì khó mà giành lại được nó.

SPIEGEL ONLINE: The Russian people's loss of faith in Vladimir Putin has been dramatic. Why did his popularity ratings suddenly slide from 70 percent down to 50 percent according to official polls, or even 40 percent, according to an internal survey?

Prokhorov: His primary mistake occurred on the day of his United Russia party's convention at the end of September, when (outgoing President Dmitry) Medvedev and Putin announced they were simply going to trade places. That was cynical. It really angered people. The creative class then said: Wait a minute, we earn the taxes and so we earn respect and demand respect. People no longer remain silent when decisions are taken above their heads.

SPIEGEL: Việc nhân dân Nga mất lòng tin vào Vladimir Putin đã xảy ra thật đột ngột. Tại sao tín nhiệm trong nhân dân của ông ta bỗng nhiên trượt từ 70 phần trăm xuống còn 50 theo các điều tra chính thức, hay thậm chí 40 phần trăm theo một cuộc thăm dò dư luận trong nước?

Prokhorov: Sai lầm cơ bản nhất của ông ta diễn ra trong ngày họp đại hội đảng Nước Nga Thống nhất của ông ta, khi tổng thống đương nhiệm Dmitry Medvedev và Putin công bố họ chỉ đơn giản đổi chác địa vị. Điều đó thật vô sỉ. Nó thật sự làm nhân dân nổi giận. Giai cấp sáng tạo nói: chúng tôi kiếm được tiền thuế, và như vậy chúng tôi giành được sự tôn trọng và chúng tôi đòi hỏi tôn trọng. Nhân dân không im lặng nữa khi các quyết định được làm ra bên trên đầu họ.

SPIEGEL ONLINE: Did the Kremlin send you into the running, to channel this dissatisfaction?

Prokhorov: I make my own decisions. That's what I'm used to. I was never anybody else's project.

SPIEGEL: Có phải Kremlin đã đưa ông vào cuộc đua, để khơi dòng cho sự bất mãn này không?

Prokhorov: Tôi có những quyết định của riêng tôi. Từ trước đến nay tôi đều làm như thế. Tôi không bao giờ là toan tính của bất kỳ ai khác.

SPIEGEL ONLINE: Does it offend you that your close acquaintance, former oil baron Mikhail Khodorkovsky who has been in prison for the past eight years and whose business was nationalized, called you a Kremlin project?

Prokhorov: No, I am not offended and am generally difficult to offend. It is my job to prove the opposite to the skeptics who want to tag me with the Kremlin label. I am sure that I could convince Khodorkovsky if I could just talk to him. Mikhail is an excellent, talented manager. He must have a difficult time right now and is sitting behind bars. When I become president, I will ensure that he is freed.

SPIEGEL: Việc ông trùm dầu mỏ Mikhail Khodokovsky, người quen thân của ông, đã ở tù tám năm nay và doanh nghiệp bị quốc hữu hóa, gọi ông là một con bài của Kremlin có xúc phạm ông không?

Prokhorov: Không, tôi không bị xúc phạm và nói chung tôi khó bị xúc phạm lắm. Việc của tôi là chứng minh điều ngược lại với những kẻ hoài nghi định dán cho tôi cá nhãn Kremlin. Tôi tin chắc tôi sẽ thuyết phục được Khodorkovsky chỉ cần tôi nói chuyện với ông ta. Mikhail là một nhà quản lý xuẩt sắc, tài giỏi. Chắc lúc này ông ấy đang rất khó chịu và đang phải ngồi tù. Khi tôi trở thành tổng thống, tôi bảo đảm ông ấy sẽ được tự do.

SPIEGEL ONLINE: You advocate a term limitations law that prevents a person from holding the same political office for more than two terms. What, then, would happen to Vladimir Putin, who is seeking to become president for a third time in March? Should he lead the energy company Gazprom and should Medvedev become the president of the Constitutional Court?

Prokhorov: I'm too busy to spend time thinking up such fantasies.

SPIEGEL: Ông ủng hộ một đạo luật hạn chế không cho một người được giữ một cương vị chính trị quá hai nhiệm kỳ. Vậy thì điều gì sẽ có thể xảy ra với Vladimir Putin, người đang tìm cách trở thành tổng thống lần thứ ba vào tháng Ba này? Liệu ông ấy có lãnh đạo công ty năng lượng Gazprom và liệu Medvedev có trở thành chủ tịch của Tòa án hiến pháp không?

Prokhorov: Tôi không có thời gian đâu mà đi nghĩ về những chuyện tưởng tượng ấy.

SPIEGEL ONLINE: You took part in the mass protests. One of the solutions offered was: "Russia without Putin." How do you like that slogan?

Prokhorov: I am in favor of a Russia with Putin, but also with the writer Boris Akunin and the blogger Alexei Navalny, both of whom called for Putin to step down. If the different sides don't manage to reconcile themselves we will, in the worst case, face civil war. The solution "Russia without Putin" does not inspire me. We don't need revolution, we need evolution.

SPIEGEL: Ông đã tham gia các cuộc biểu tình quần chúng. Một trong những giải pháp được đưa ra là "Nước Nga không Putin" Ông có thích khẩu hiệu này không?

Prokhorov: Tôi ủng hộ một nước Nga có Putin, nhưng cũng có cả nhà văn Boris Akunin và blogger Alexei Navalny nữa, cả hai đều kêu gọi Putin thoái vị. Nếu các bên không thể cố gắng đi đến hòa giải với nhau, thì trong trường hợp xấu nhất, chúng tôi sẽ đối mặt với nội chiến. Giải pháp "Nước Nga không Putin" không hấp dẫn tôi. Chúng tôi không cần cách mạng, chúng tôi cần tiến hóa.

SPIEGEL ONLINE: Why are you running against Putin in the election then?

Prokhorov: Precisely because we need evolution, new minds with new ideas. Putin deserves credit for what he's done. In particular, during the early years of his rule, he managed to unite a divided land and simplified the tax code. People's income rose. It is exactly this new middle class, these well-earning citizens, who refuse to go without their civil rights any longer.

SPIEGEL: Vậy tại sao ông lại chạy đua chống lại Putin trong cuộc bầu cử này?

Prokhorov: Chính xác bởi vì chúng tôi cần tiến hóa, những trí óc mới và những ý tưởng mới. Putin xứng đáng được tín nhiệm vì những gì ông ấy đã làm. Đặc biệt, trong những năm đầu cai trị của mình, ông ấy đã thống nhất được một đất nước chia rẽ và đơn giản hóa luật thuế. Thu nhập của nhân dân tăng lên. Chính là giai tầng trung lưu mới này, những công dân khá giả, từ chối không chịu thiếu quyền công dân nữa.

SPIEGEL ONLINE: What three measures would you focus on first if you were elected president?

Prokhorov: For me it is important to establish competition in business and politics. When you go into a shop in our big cities, you can choose between dozens of refrigerators or tea pots. In politics people have little choice.

SPIEGEL: Ba biện pháp đầu tiên mà ông tập trung vào khi ông được bầu làm tổng thống là gì?

Prokhorov: Đôi với tôi điều quan trọng là lập được cạnh tranh trong kinh doanh và trong chính trị. Khi bạn đi vào một cửa hiệu trong một thành phố lớn của chúng tôi, bạn có thể chọn giữa hàng chục tủ lạnh hay bình trà. Trong chính trị nhân dân rất ít được lựa chọn.

SPIEGEL ONLINE: What exactly do you want to change?

Prokhorov: I want to make it easier to establish new parties. The 7 percent hurdle for parliamentary representation should be lowered to 3 percent. The term of office should be reduced from recently decided-on six years back to four years. In the economy I will break up monopolies, like Gazprom for example. Third, I will give top priority to investments in education, science and culture. They are much more important than high military spending. At the moment no one is threatening our country.

SPIEGEL: Chính xác tại sao ông muốn thay đổi?

Prokhorov: Tôi muốn việc thành lập những đảng mới phải dễ dàng hơn. Mức 7 phần trăm đại biểu quốc hội nên được hạ xuống 3 phần trăm. Nhiệm kỳ giữ chức nên giảm từ sáu năm theo quyết định gần đây, trở lại bốn năm. Trong kinh tế tôi sẽ phá vỡ các công ty độc quyền, như Gazprom chẳng hạn. Ba là, tôi sẽ dành ưu iên hàng đầu cho đầu tư vào giáo dục, khoa học và văn hóa. Chúng quan trọng hơn chí phí cao cho quân sự. Lúc này không có ai đang đe dọa đất nước chúng tôi.

SPIEGEL ONLINE: The Russians are not fond of oligarchs. How do you rate your chances of entering the Kremlin?

Prokhorov: There are prejudices against rich business people but not as many as there used to be. Above all the country is not fond of dishonest people.

SPIEGEL: Người Nga không thích các đầu sỏ chính trị. Ông đánh giá cơ hội ông vào được Kremlin như thế nào?

Prokhorov: Có những thành kiến với người giàu nhưng không nhiều như trước đây. Trên hết, đất nước không thích những kẻ bất lương.

SPIEGEL ONLINE: Election fraudsters and corrupt civil servants?

Prokhorov: Yes.

SPIEGEL: Những kẻ gian lận bầu cử và những quan chức tham nhũng?

Prokhorov: Vâng.

SPIEGEL ONLINE: Why do you think that the reputation of rich people has improved?

Prokhorov: Because they create many jobs, invest in their country, engage in charity work and help people. On the campaign trail, I speak to many ordinary people. Again and again people come to me and say: I am actually a communist but I will vote for you because I know that you don't steal. This is the moment when successful and well off people should assume power instead of those who abuse their office to line their pockets.

SPIEGEL: Tại sao ông nghĩ ấn tượng với người giàu đã khá hơn trước?

Prokhorov: Bởi vì họ tạo ra nhiều việc làm, đầu tư vào cho đất nước, làm những công việc từ thiện và giúp đỡ nhân dân. Trong một chuyến đi vận động bầu cử, tôi đã nói chuyện với nhiều người bình thường. Hết người này đến người khác đến với tôi và nói: Tôi đích thực là một người cộng sản nhưng tôi sẽ bầu cho ông bởi vì tôi biết rằng ông không trộm cắp. Bây giờ là lúc những người thành đạt và những người khá giả nên nắm quyền thay vì những kẻ lạm dụng chức vụ để ních chặt túi mình.

SPIEGEL ONLINE: How far up the ranks is the corruption you describe? Are President Demitri Medvedev and Prime Minister Vladimir Putin corrupt?

Prokhorov: Slow down. Corruption is an inheritance from the Soviet Union, a consequence of an economy of scarcity. To buy meat you had to bribe the butcher. Those needing official authorization had to give the right officials a present and doctors got pralines or chocolate. A system developed based on double standards. We were all dissidents when we chatted at home in the kitchen but at work and in public we were followers of the communist party.

SPIEGEL: Tham nhũng mà ông mô tả lên đến cấp nào? Tổng thống Demitry Medvedev và Thủ tướng Vladimir Putin có tham nhũng không?

Prokhorov: Từ từ. Tham nhũng là thừa kế từ thời Xô viết, một hậu quả của nền kinh tế thiếu thốn. Để mua thịt bạn phải hối lộ anh hàng thịt. Những ai cần cấp phép chính thức phải biếu quà cho đúng ông quan, và các bác sĩ được tặng sôcôla. Một hệ thống phát triển dựa trên những tiêu chuẩn hai mặt. Tất cả chúng tôi là những người bất đồng chính kiến khi chúng tôi chuyện gẫu ở nhà, nhưng khi làm việc chúng tôi là những người theo đảng.

SPIEGEL ONLINE: But we asked if the system is corrupt from the top down?

Prokhorov: Also from there. There you find people with double standards.

SPIEGEL: Nhưng chúng tôi đang hỏi hệ thống có phải thối nát từ trên xuống?

Prokhorov: Cả từ trên xuống. Ở đó bạn thấy những con người hai mặt.



Interview conducted by Matthias Schepp in Kazan, Russia

Cuộc phỏng vấn được thực hiện bởi Matthias Schepp ở Kazan, Nga


Translated by Hiếu Tân



http://www.spiegel.de/international/world/0,1518,812309,00.html

SPIEGEL Interview with Economics Minister Rösler SPIEGEL phỏng vấn Bộ trưởng Kinh tế Rösler



SPIEGEL Interview with Economics Minister Rösler

SPIEGEL phỏng vấn Bộ trưởng Kinh tế Rösler

'I Used to Dream I Was a Vietnamese Prince'

Tôi đã từng mơ tôi là một hoàng tử Việt Nam


SPIEGEL, 19/7/2011

German Economics Minister Philipp Rösler, who was adopted into a German family from Vietnam at a young age, insists that he never had problems because of his background. He spoke with SPIEGEL about integration, discrimination and what it means to be German.

Bộ trưởng Kinh tế Đức Philipp Rösler, người được một gia đình người Đức nhận làm con nuôi từ Việt Nam khi còn rất nhỏ, khăng khăng nói rằng ông không bao giờ gặp khó khăn vì nguồn gốc của mình. Ông nói với SPIEGEL về vấn đề hội nhập, kỳ thị và là người Đức có ý nghĩa như thế nào.

SPIEGEL: Minister Rösler, you were born in Vietnam and adopted by German parents when you were nine months old. When was the first time you noticed that you looked different from other German children?

SPIEGEL: Thưa Bộ trưởng Rösler, ông sinh ra ở Việt Nam và được cha mẹ người Đức nhận nuôi khi ông được chín tháng tuổi. Lần đầu tiên ông nhận ra mình trông khác các trẻ em Đức là khi nào?

Rösler: When I was four or five, my father put me in front of a mirror together with him. He said: "Look at yourself, then look at me -- we look different. But no matter what happens and no matter what people say: I'm your father."

Rösler: Lúc tôi lên bốn hay năm tuổi, cha tôi đặt tôi ngồi trước một tấm gương cùng với ông. Ông nói: "Con hãy nhìn con, rồi nhìn cha – con với cha khác nhau. Nhưng dù có chuyện gì xảy ra và dù ai có nói gì, thì cha vẫn là cha của con."

SPIEGEL: Were you teased as a child for the way you looked?

Rösler: No, never. I sometimes used to dream I was a lost Vietnamese prince. The idea appealed to me. At some point I asked my father whether there even were princes in Vietnam. He said there used to be an emperor there, but not anymore. This must have been around 1980, when the Communists were already in power.

SPIEGEL: Khi còn bé ông có hay bị trêu chọc vì vẻ ngoài của mình không?

Rösler: Không, không bao giờ. Tôi đôi khi còn mơ tôi là một hoàng tử Việt Nam bị lạc. Ý nghĩ ấy hấp dẫn tôi. Có lúc tôi hỏi cha tôi ở Việt Nam có các hoàng tử không. Ông trả lời rằng trước đây ở đó còn một ông vua, nhưng bây giờ không còn nữa. Chuyện này chắc vào khoảng năm 1980, khi những người cộng sản đã nắm chính quyền.

SPIEGEL: Given your appearance, could you as a teenager imagine one day becoming vice chancellor of Germany?

Rösler: What teenager can ever imagine becoming vice chancellor? I find that German citizens have been very tolerant and accepting about the fact that I look different from an "average German." Abroad, it does draw attention now and then. I recently accompanied the chancellor to Washington and when we were received at the White House, President Obama was curious about my political career.

SPIEGEL: Với vẻ ngoài của mình như thế, vào tuổi thiếu niên ông có thể nào tưởng tượng một ngày nào đó ông trở thành phó thủ tướng nước Đức không?

Rösler: Thiếu niên nào có thể đã từng tưởng tượng trở thành phó thủ tướng? Tôi thấy rằng công dân Đức rất khoan dung và chấp nhận sự kiện là tôi trông khác những "người Đức bình thường." Ở nước ngoài đôi khi điều đó có gây chú ý. Gần đây tôi đi cùng thủ tướng sang Washington và khi chúng tôi được tiếp đón ở Nhà Trắng, Tổng thống Obama có tò mò về sự nghiệp chính trị của tôi.

SPIEGEL: Was there a reaction from Vietnam when you became chairman of the Free Democratic Party (FDP) -- junior coalition partner to Chancellor Angela Merkel's conservatives -- and vice chancellor of Germany?

Rösler: I received congratulations from many governments, including Vietnam, which made me very happy. But no connection was drawn to my Vietnamese background.

SPIEGEL: Khi ông trở thành chủ tịch đảng Dân chủ Tự do (FDP) – đồng minh trẻ tuổi của những người bảo thủ của Thủ tướng Angela Merkel – và phó Thủ tướng Đức, có phản ứng gì từ phía Việt Nam không?

Rösler: Tôi nhận được nhiều lời chúc mừng từ các chính phủ, trong đó có Việt Nam, điều này làm tôi thấy rất hạnh phúc. Nhưng không có mối quan hệ nào xuất phát từ nguồn gốc Việt Nam của tôi.



SPIEGEL: Are people in Vietnam proud of Philipp Rösler?

Rösler: Vietnamese tour buses often stop at my ministry, and for many Vietnamese people it's certainly something special. If someone adopted from Germany were part of the Vietnamese government, we Germans would probably find that interesting too.

SPIEGEL: Mọi người ở Việt Nam đều tự hào về Philipp Rösler?

Rösler: Những chiếc xe buýt của khách du lịch Việt Nam thường dừng trước Bộ của tôi, và đối với nhiều người Việt Nam điều đó chắc chắn là một cái gì đặc biệt lắm. Nếu có ai đó là con nuôi được nhận từ Đức mà tham gia chính phủ Việt Nam, người Đức chúng ta chắc cũng thấy thú vị.

SPIEGEL: Did your father tell you much about Vietnam?

Rösler: My father met a number of Vietnamese people in his job as a helicopter pilot with the German armed forces. In the 1970s, he often went to the US for training, where pilots in the South Vietnamese Army also trained. The war in Vietnam occupied him enormously, as it did most of his generation. He saw two options back then -- either take to the streets and protest, or help in a very practical way. He chose the second option and adopted a child from Vietnam -- me.

SPIEGEL: Cha ông có nói với ông nhiều về Việt Nam không?

Rösler: Cha tôi gặp gỡ một số người Việt Nam trong công việc của ông là một phi công trực thăng trong các lực lượng vũ trang Đức. Những năm 1970, ông thường sang Mỹ để huấn luyện, tại đó các phi công quân đội Nam Việt nam cũng được huấn luyện. Chiến tranh Việt Nam đã khiến ông hết sức bận tâm, cũng như phần lớn thế hệ của ông. Ông thấy hồi đó có hai lựa chọn – hoặc là xuống đường biểu tình, hoặc là giúp đỡ một cách thực tế. Ông đã chọn điều thứ hai, và nhận nuôi một đứa trẻ từ Việt Nam – là tôi.

SPIEGEL: Now, when you watch movies about the Vietnam War, which side are you on?

Rösler: No side at all. In movies such as "Platoon" by Oliver Stone, there isn't necessarily a clear division into good and bad, so I don't feel forced to take a side.

SPIEGEL: Bây giờ khi ông xem tivi về Chiến tranh Việt Nam, ông đứng về bên nào?

Rösler: Chẳng bên nào cả. Trong những phim như "Trung đội" của Oliver Stone, không nhất thiết phải có sự phân chia rõ ràng tốt xấu, do đó tôi không cảm thấy buộc phải chọn lấy một bên.

SPIEGEL: Have you ever tried to learn Vietnamese?

Rösler: No, I've never had reason to do so.

SPIEGEL: Ông có bao giờ thử học tiếng Việt không?

Rösler: Không, tôi chưa bao giờ có lý do để làm việc đó.

SPIEGEL: Did you ever wish to look like a German?

Rösler: No, because I am a German and I have always felt like a German. I went to a Catholic elementary school in the Harburg district of Hamburg, where there were a lot of Spanish and Italian students. After my first day of school, I went to my father and said, "Dad, there are lots of foreigners in my class." He laughed out loud.

SPIEGEL: Ông có bao giờ từng ước mình trông giống một người Đức?

Rösler: Không, bởi vì tôi là một người Đức và tôi luôn luôn cảm thấy mình giống một người Đức. Tôi theo học một trường tiểu học Công giáo ở quận Harburg thuộc Hamburg, ở đó có nhiều học sinh Tây Ban Nha và Italy. Sau ngày đầu tiên đi học, tôi chạy lại chỗ cha tôi và nói "Cha ơi, trong lớp con có nhiều người nước ngoài." Cha tôi cười to.

SPIEGEL: Is Germany as a country friendly to foreigners?

Rösler: Yes, it is. I myself have never had negative experiences.

SPIEGEL: Đức có phải một nước thân thiện với người nước ngoài không?

Rösler: Vâng. Bản thân tôi không bao giờ có một trải nghiệm xấu.

SPIEGEL: Which groups of foreigners would you say have the hardest time in Germany?

Rösler: That's difficult to say. In general, foreignness and differentness scare a lot of people. So I imagine the people who have it the hardest are the ones who are visually the most different from a "typical German."

SPIEGEL: Nhóm người ngoại quốc nào ông cho là có cuộc sống khó khăn nhất ở Đức?

Rösler: Điều này khó nói. Nói chung, nhiều người e ngại người nước ngoài và người khác mình. Bởi vậy tôi tưởng tượng những người thấy cuộc sống của mình khó khăn nhất là những người có ngoại hình khác nhiều nhất với "người Đức điển hình".



SPIEGEL: Does your positive view of Germany also have something to do with the fact that you grew up in a sheltered environment? A Turkish boy in a difficult neighborhood in Berlin's Neukölln district, for example, likely has a very different perspective on Germany.

Rösler: No one has ever made fun of my heritage. But Turkish boys often had their noses rubbed in the fact that they were different. I found it unfair and dangerous. How is someone supposed to become part of society when he or she is told from the beginning, "You're not really a part of us"?

SPIEGEL: Quan điểm tích cực của ông về nước Đức có liên hệ gì với việc ông lớn lên trong một môi trường được bao bọc êm ấm? Một cậu bé Thổ Nhĩ Kỳ trong một khu khó khăn ở quận Neukölln Berlin, chẳng hạn, dễ có một viễn cảnh rất khác về nước Đức.

Rösler: Tôi chưa bị ai giễu cợt về sự thừa kế của tôi. Nhưng những đứa trẻ Thổ Nhĩ Kỳ thường bị thương hại về chỗ họ khác người. Tôi thấy chuyện này là không đúng và nguy hiểm. Một người được coi là sẽ trở thành bộ phận của xã hội chúng ta sẽ ra sao nếu ngay từ ban đầu anh ta hay chị ta bị hỏi "Anh/chị có thật là một bộ phận của chúng tôi không?"

SPIEGEL: Why has the climate for foreigners in Germany grown harsher?

Rösler: In the past, foreigners were seen as an enrichment for the country. West Germany needed workers, so Spaniards, Italians and Turks were welcome. As the fear of unemployment grew, so did many people's fear that immigrants might take away their jobs. In the last few years, though, the climate has gotten considerably better.

SPIEGEL: Tại sao không khí đối với người nước ngoài ở Đức ngày càng trở nên khắc nghiệt hơn?

Rösler: Trong quá khứ, những người nước ngoài được coi làm giàu cho đất nước. Tây Đức cần công nhân, nên những người Tây Ban Nha, Italy, Thổ Nhĩ Kỳ được chào đón. Khi nỗi sợ hãi thất nghiệp tăng lên, càng nhiều người sợ những người nhập cư sẽ chiếm mất chỗ làm của họ. Tuy nhiên trong mấy năm gần đây, không khí đã trở nên tốt hơn nhiều.

SPIEGEL: And why is it that neo-Nazis in eastern Germany call Vietnamese people "Fijians" as a form of insult?

Rösler: Calling Vietnamese people Fijian is completely absurd, geographically for one thing. The Fiji Islands are thousands of kilometers away from Vietnam.

SPIEGEL: Và tại sao bọn Tân Quốc xã ở Đông Đức gọi người Việt Nam là bọn "Fijian," một hình thức nhục mạ.

Rösler: Gọi người Việt Nam là "Fijian" là hoàn toàn phi lý, ít ra là về mặt địa lý. Quần đảo Fiji cách xa Việt Nam hàng ngàn ki lô mét.

SPIEGEL: Can you understand that people are afraid of immigrants?

Rösler: There are always two ways to deal with these kinds of fears. Either you give in to the fears and close yourself off, or you try to be open and to enlighten people. I see this second as the liberal way.

SPIEGEL: Ông có thể hiểu rằng những người đó sợ làn sóng nhập cư không?

Rösler: Luôn luôn có hai cách đối phó với loại sợ hãi như thế. Hoặc là anh rơi vào những nỗi sợ hãi và sống thu mình lại, hoặc là anh cố cởi mở và soi sáng cho người khác. Tôi thấy cách thứ hai là phóng khoáng.

SPIEGEL: Has your FDP done enough to enlighten people?

Rösler: Politics as a whole has done too little to address the subject of integration.

SPIEGEL: Đảng FDP của ông có làm đủ để khai sáng cho nhân dân không?

Rösler: Toàn thể chính trị đã làm quá ít để giải quyết vấn đề hội nhập.

SPIEGEL: Have German policies been too indulgent with foreigners who refused to integrate?

Rösler: My belief is that our policies have offered too little, in terms of language courses for example. Punishment shouldn't be our first response.

SPIEGEL: Có phải các chính sách của Đức đã quá nuông chiều những người nước ngoài từ chối hội nhập?

Rösler: Tôi tin rằng các chính sách của chúng ta mở ra quá ít cơ hội, như về các lớp ngôn ngữ chẳng hạn. Chúng ta không nên lấy trừng phạt làm câu trả lời đầu tiên.

Part 2: 'Why Is It a Problem to Be Seen as Friendly?'

Phần 2: "Tại sao được xem thân thiện lại một vấn đề? '

SPIEGEL: As economics minister, do you plan to ease the rules on immigration to Germany?

Rösler: I will advocate for Germany moving further in this direction. Germany needs qualified immigrants and it's absurd for us to spend so much money educating foreign students and then, after they graduate, only allow them to stay in the country for one year.

SPIEGEL: Là bộ trưởng, ông có kế hoạch để nới lỏng các quy tắc đối với nhập cư vào Đức không?

Rösler: Tôi sẽ ủng hộ việc Đức chuyển động xa hơn về hướng ấy. Đức cần người nhập cư có tay nghề và điều vô lý là chúng ta bỏ quá nhiều tiền ra để đào tạo sinh viên nước ngoài, rồi đến khi họ tốt nghiệp, lại chỉ cho phép họ ở lại nước ta thêm một năm.

SPIEGEL: In Germany, Asians are considered especially well integrated. Why is that?

Rösler: Vietnamese parents, like many others, place value on their children getting a good education.

SPIEGEL: Ở Đức, những người châu Á được coi như đặc biệt hội nhập tốt. Vì sao như vậy?

Rösler: Những bậc cha mẹ Việt Nam, cũng như những người khác, đánh giá cao việc con cái họ được thụ hưởng một nền giáo dục tốt.

SPIEGEL: Do you yourself run into problems in politics because of the reputation that Asians are always nice and friendly?

Rösler: Why would it be a problem to be seen as friendly?

SPIEGEL: Bản thân ông có bao giờ gặp vấn đề trong chính trị vì người châu Á luôn luôn có tiếng là dễ mến và thân thiện không?

Rösler: Tại sao lại có vấn đề khi được coi là thân thiện?

SPIEGEL: Because friendliness, in politics, is often taken as an inability to be assertive.

Rösler: You don't need to worry about me there.

SPIEGEL: Bởi vì tính thân thiện trong chính trị thường được coi là không có khả năng tự khẳng định.

Rösler: Bạn không cần làm tôi lo lắng về điều đó.

SPIEGEL: Finance Minister Wolfgang Schäuble said in an interview that you are not only knowledgeable and likeable, but also have a great deal of humor. Did you feel Schäuble was belittling you?

Rösler: I did ask myself what the benefit of his comments was.

SPIEGEL: Bộ trưởng Tài chính Wolfgang Schäuble nói trong một cuộc phỏng vấn rằng ông không chỉ hiểu biết rộng và dễ mến mà còn có rất nhiều khả năng hài hước. Ông có nghĩ rằng ông Schäuble đang hạ thấp ông không?

Rösler: Tôi đã tự hỏi rằng câu bình luận của ông ấy có lợi gì.

SPIEGEL: Are you proud to be a German?

Rösler: Actually, I am, but this sentence has been taken over by right-wing radicals. There's no need to overuse it.

SPIEGEL: Ông có tự hào là người Đức không?

Rösler: Thật ra, tôi tự hào, nhưng câu này đã bị những người cánh tả cực đoan chiếm dụng. Không cần phải lạm dụng nó.

SPIEGEL: Does Islam belong in Germany?

Rösler: There are around 4 million Muslims in the country and they too help to shape it, so yes, it's also correct to say that Islam belongs in Germany. That statement originated with Federal President Christian Wulff. When he said that, I sent him a text message right away: "That was courageous. This is going to make waves." And that's exactly what happened.

SPIEGEL: Đạo Hồi có thuộc về Đức không?

Rösler: Có khoảng 4 triệu tín đồ Hồi giáo ở nước ta và họ cũng giúp để định hướng nó, bởi vậy, có, cũng đúng khi nói rằng Đạo Hồi thuộc về Đức. Tuyên bố này bắt nguồn từ Tổng thống Liên bang Christian Wulff. Khi ông nói điều này, tôi gửi ngay đến ông một tin nhắn văn bản. "Thật là can đảm. Chuyện này sẽ gây sóng gió." Và đó đúng là điều đã xảy ra.

SPIEGEL: Why did you wait until you were 33 to visit Vietnam, your country of origin, for the first time?

Rösler: I'd simply never had a desire to go, because Vietnam didn't have any special significance for me. If you're not lacking anything, then you don't go looking for something. In the end, I went because my wife said to me: "We want to have children someday, and I'd like to be able to tell them what the country where you were born looks like."

SPIEGEL: Tại sao ông chờ đến năm 33 tuổi mới về thăm Việt Nam, quê gốc của ông, lần đầu tiên?

Rösler: Đơn giản tôi chưa bao giờ có ý muốn về, bởi vì Việt Nam không có bất cứ ý nghĩa đặc biệt gì đối với tôi. Nếu anh không thiếu một thứ gì đó, thì anh không đi tìm. Cuối cùng tôi đã đi bởi vì vợ tôi nói với tôi: "Một ngày nào đó chúng ta sẽ muốn có con, và em muốn có thể kể cho chúng nghe nơi anh được sinh ra trông như thế nào."



SPIEGEL: How did you feel when you were there? Like any ordinary tourist?

Rösler: Perhaps like an especially interested tourist. It was sometimes clear that people there were wondering just what kind of person I was. They could tell that I didn't live in Vietnam. But I also didn't particularly look like one of the many Japanese tourists who go there. Most people thought I was an American on vacation, someone from one of the families that emigrated to the US.

SPIEGEL: Ông cảm thấy thế nào khi đến đó? Giống như một khách du lịch bình thường?

Rösler: Có lẽ giống như một khách du lịch được quan tâm đặc biệt. Đôi khi rõ ràng là người ở đó đang tự hỏi tôi là loại người thế nào. Họ có thể kể rằng tôi đã không sống ở Việt Nam. Nhưng tôi cũng không đặc biệt giống với một trong những khách du lịch Nhật Bản đến đó. Phần lớn họ nghĩ tôi là một người Mỹ đi nghỉ, một người trong số những gia đình di tản sang Mỹ.

SPIEGEL: Did you know details about your Vietnamese roots at that point?

Rösler: Yes, and I partly have SPIEGEL to thank for that. A man at an event in the town of Holzminden asked me where exactly I came from. I told him the name of the village where I was born, which I knew from my birth certificate. The man said that was quite a coincidence, because his daughter came from the same place. She was one of the children evacuated from Vietnam during the war, in 1975. One of the last planes out crashed and partially burned in a rice field. SPIEGEL later took a trip there with the surviving children -- and that was the city where my orphanage was. The SPIEGEL article also quoted both of the nuns who took care of a total of 3,000 orphans during that time. They thought up names for their charges, in order to be able to send them abroad.

SPIEGEL: Lúc đó ông đã biết cụ thể về nguồn gốc Việt Nam của ông chưa?

Rösler: Vâng, tôi biết, và tôi phần nào cám ơn SPIEGEL về điều đó. Có lần trong một sự kiện ở thành phố Holzminden một người đàn ông đã hỏi tôi đúng ra tôi từ đâu đến. Tôi nói với ông ta tên làng mà tôi sinh ra, mà tôi biết nhờ giấy khai sinh. Người ấy nói thật là hoàn toàn trùng hợp ngẫu nhiên, bởi vì con gái ông ấy cũng đến từ nơi đó. Cô ta là một trong những trẻ em di tản khỏi Việt Nam trong thời kỳ chiến tranh, năm 1975. Một trong những máy bay cuối cùng bị rơi và bốc cháy một phần, trên một ruộng lúa. Sau đó SPIEGEL có một chuyến đến đó thăm các em bé sống sót – và đó là thành phố nơi có trại mồ côi của tôi. Bài báo của SPIEGEL còn trích dẫn lời của hai nữ tu chăm nom tổng cộng 3.000 trẻ mồ côi vào lúc đó. Họ đặt tên cho những đứa trẻ mà họ trông nom để có thể đưa chúng ra nước ngoài.

SPIEGEL: Did you never look at maps of Vietnam to find out where exactly your birthplace was?

Rösler: I did, but I was never able to find it on the maps I had. When I was in Vietnam in 2006, I went to the former South Vietnamese presidential palace. The American war rooms had been in the basement there and there were still old maps on the walls, so I looked for my birthplace on them. I knew it must be somewhere near Saigon, and eventually I found it. Our interpreter then explained that after the war, all villages and cities in South Vietnam were given different names. No wonder I had never been able to find the place before.

SPIEGEL: Ông có bao giờ xem một bản đồ Việt Nam để tìm ra chính xác nơi sinh của mình không?

Rösler: Tôi có xem, nhưng tôi chưa bao giờ tìm được nó trên những bản đồ mà tôi có. Khi tôi đến Việt Nam năm 2006, tôi đến dinh tổng thống cũ của Nam Việt Nam. Các phòng trưng bày chiến tranh Mỹ nằm ở tầng hầm và ở đó vẫn còn những tấm bản đồ cũ treo trên tường, nên tôi tìm nơi tôi sinh trên đó. Tôi biết nó là một nơi ở gần Sài Gòn, và cuối cùng tôi đã tìm thấy nó. Khi đó người phiên dịch của chúng tôi giải thích rằng sau chiến tranh, tất cả các làng và các thành phố ở miền Nam Việt Nam đã được đặt những cái tên khác. Chẳng có gì lạ là tại sao trước đây tôi chưa bao giờ có thể tìm ra nơi ấy.

SPIEGEL: Did you and your wife then travel there?

Rösler: No, because our tour group was continuing on in a different direction. And honestly, I didn't need to. I had a rough idea what my village must have looked like. Essentially, Vietnamese villages don't look all that different from one another.

SPIEGEL: Ông cùng với vợ ông đã đến đó?

Rösler: Không, bởi vì đoàn du lịch của chúng tôi đi theo một hướng khác. Và nói thật lòng, tôi thấy không cần. Tôi đã có một ý niệm thô sơ về làng của tôi trông phải như thế nào. Thực chất, tất cả các làng Việt Nam trông đều không khác gì nhau.

SPIEGEL: Do you know anything about your birth parents?

Rösler: No. The nuns at my orphanage had to take care of more than 3,000 children. They had to make up names and ancestry for the children in order to fill out their exit forms. There really are no clues to lead to my birth parents.

SPIEGEL: Ông có biết điều gì về cha mẹ đẻ của ông không?

Rösler: Không. Các bà nữ tu ở trại trẻ mồ côi của tôi phải chăm nom hơn 3.000 trẻ em. Họ phải tạo ra tên và họ cho bọn trẻ để điền vào các mẫu giấy tờ xuất trại cho chúng. Thật sự không có manh mối nào dẫn đến cha mẹ đẻ của tôi.

SPIEGEL: Have you ever thought of looking for them yourself?

Rösler: No, I haven't. To me, my father is my dad. Things are good the way they are. I'm not lacking anything.

SPIEGEL: Ông có bao giờ nghĩ bản thân ông sẽ đi tìm họ?

Rösler: Không, tôi không nghĩ. Đối với tôi, cha là cha hiện nay của tôi. Mọi sự đều tốt đẹp hoàn hảo. Tôi không thiếu thốn thứ gì.

SPIEGEL: Were you afraid it would make your life more complicated if you found your birth parents?

Rösler: I never asked myself the question of who my birth father was. My dad is my father, period.

SPIEGEL: Ông có sợ việc tìm thấy cha mẹ đẻ khiến cho cuộc sống của ông thêm phức tạp?

Rösler: Tôi chưa bao giờ tự hỏi mình câu hỏi cha mẹ đẻ mình là ai. Cha tôi là cha tôi, chấm hết.

SPIEGEL: What did you like best about Vietnam?

Rösler: The scenery is wonderful, and the food. When you go to an Asian restaurant in Germany, it's all very Germanized. Many Asians don't even go to Asian restaurants here, because it simply doesn't taste like it does back home.

SPIEGEL: Ông thích nhất ở Việt Nam điều gì?

Rösler: Phong cảnh thì tuyệt vời, và thức ăn nữa. Khi bạn đến một tiệm ăn châu Á ở Đức, thì tất cả đã bị Đức hóa hết rồi. Nhiều người châu Á thậm chí không đến các tiệm ăn châu Á ở đây, đơn giản bởi vì nó không có mùi vị như ở quê nhà.

SPIEGEL: Why is it that you want to be more German than other Germans?

Rösler: I don't. For a long time, for example, I didn't even have a flag in my office.

SPIEGEL: Tại sao ông muốn là người Đức hơn những người Đức khác?

Rösler: Không. Chẳng hạn trong một thời gian dài, tôi không treo một lá cờ trong văn phòng của tôi.

SPIEGEL: And yet: Your favorite singer is the German pop star Udo Jürgens. You named your twin daughters Grietje and Gesche. You're a member of the Central Committee of German Catholics. And you registered voluntarily with the Bundeswehr. You're more than a German, you're a model German.

Rösler: Then allow me my rebuttal: It's true that I'm an avid Udo Jürgens fan, but it's certainly not because he sings in German. And I'll let you in on a secret -- we don't have a German flag hanging in our house. My private car is French, for very practical reasons -- it's the only car a twin baby carriage fits into upright. And as to our children's names: When we married, my wife took my last name, which is anything but a given nowadays. We agreed that she would take the name Rösler, and in exchange she could choose the children's names. I could make my wishes known, but my wife was the one who decided. And in fact, Grietje is more of a Dutch name, and Gesche is more Frisian.

SPIEGEL: Và tuy nhiên: ca sĩ ưa thích của ông là ngôi sao nhạc pop người Đức Udo Jürgens. Ông đặt tên hai cô con gái sinh đôi là Grietje và Gesche. Ông là ủy viên Ủy ban Trung ương những người Công giáo Đức. Và ông đã tình nguyện đăng ký với Bundeswehr. Ông còn hơn một người Đức, ông là người Đức kiểu mẫu.

Rösler: Vậy thì cho tôi bác lại: đúng là tôi là một fan cuồng nhiệt của Udo Jürgens, nhưng chắc chắn không phải vì anh ta hát tiếng Đức. Và tôi cho anh biết một bí mật: chúng tôi không có một lá cờ Đức treo trong nhà chúng tôi. Xe hơi riêng của tôi là xe Pháp, vì những lý do rất thực tế - đó là chiếc xe duy nhất mà một chiếc xe đẩy trẻ con sinh đôi có thể lắp vừa ở thế thẳng đứng. Còn về tên các con tôi: khi chúng tôi cưới nhau, vợ tôi lấy họ tôi, chẳng qua đó là thói quen thôi, Chúng tôi nhất trí với nhau rằng cô ấy sẽ lấy tên, và để đổi lại cô ấy sẽ chọn tên cho bọn trẻ. Tôi có thể nói rõ ý muốn của tôi, nhưng vợ tôi là người quyết định. Và thật ra giống một cái tên Hà Lan hơn, còn Gesche Fridiêng hơn.

SPIEGEL: Would you say Germany has a "leading culture?"

Rösler: That is a term that was coined by others, but yes, there's certainly a common culture we can use to communicate. It fluctuates somewhere between green-cabbage kings and modernism.

SPIEGEL: Ông có thể nói Đức là một "nền văn hóa dẫn đường?"

Rösler: Đó là một thuật ngữ do người khác đặt ra, nhưng vâng, chắc chắn có một nền văn hóa chung mà chúng ta dùng để liên thông với nhau. Nó dao động đâu đó giữa những ông vua cải bắp xanh và chủ nghĩa hiện đại.

SPIEGEL: That's right, congratulations! You were crowned "green cabbage king" at this year's green cabbage festival in Oldenburg.

Rösler: The tradition of crowning a green cabbage king carries with it values that are absolutely serious, such as supporting and helping one another, and staying true to a region. I have spent many years giving talks on the subject of home and origins. I don't think that "home" is something bourgeois, straight-laced or boring.

SPIEGEL: Rất đúng, xin chúc mừng! Ông đã được đội vương miện "vua cải bắp xanh" trong lễ hội cải bắp xanh năm nay ở Oldenburg.

Rösler: Truyền thống đội vương miện vua cải bắp xanh mang những giá trị tuyệt đối nghiêm túc của nó, như ủng hộ và giúp đỡ nhau, và trung thành với một địa phương. Tôi đã có nhiều năm nói về chủ đề mái ấm gia đình và nguồn cội. Tôi không nghĩ rằng gia đình là một cái gì trưởng giả, trói buộc và nhạt nhẽo.

SPIEGEL: When did you first notice that Asians lack the enzyme for metabolizing alcohol?

Rösler: During puberty, which is generally when that first contact takes place.

SPIEGEL: Lần đầu tiên ông nhận ra rằng những người châu Á thiếu enzyme để chuyển hóa rượu là khi nào?

Rösler: Trong tuổi dậy thì, đó là khi nói chung người ta có những mối tiếp xúc đầu tiên.

SPIEGEL: Were you badly drunk?

Rösler: No, I wasn't. The way it works is that most people's bodies convert alcohol first to aldehyde and then to acetic acid. But the process works differently for me, with an unpleasant result -- I don't get the buzz, just the hangover.

SPIEGEL: Ông có từng say xỉn?

Rösler: Không, tôi không say bao giờ. Cách tác động của nó là hầu hết thân thể người ta ban đầu biến rượu thành aldehyde và sau đó thành axit acetic. Nhưng quá trình đó tác động với tôi một cách khác, với một kết quả khó chịu – tôi không thấy phấn chấn mà chỉ thấy váng vất.

SPIEGEL: Sounds terrible. So you don't drink at all?

Rösler: I do. If I never drank alcohol, even a tiny amount would be enough to make me feel sick. But if I drink a little bit regularly, enzymes form that help in metabolizing it.

SPIEGEL: Nghe dễ sợ chưa. Bởi vậy ông hoàn toàn không uống nữa?

Rösler: Tôi vẫn uống. Nếu tôi không bao giờ uống rượu thì chỉ một lượng nhỏ xíu đủ làm tôi say. Nhưng nếu tôi uống đều đặn từng chút một, thì dạng enzyme sẽ giúp chuyển hóa nó.

SPIEGEL: How much can you drink?

Rösler: A glass of wine isn't a problem.

SPIEGEL: Ông có thể uống được bao nhiêu?

Rösler: Một cốc vang thì không có vấn đề gì.

SPIEGEL: How is it possible for someone who gets sick after just a few drops of drink to survive as a politician in the state of Lower Saxony?

Rösler: You might be thinking of some overly drastic clichés of the region. Lower Saxony is a free place, you're not forced to drink. And in any case, I believe the days are past when people thought you could only make it in politics through an enormous amount of social drinking.

SPIEGEL: Sao có thể có người nào đó say chỉ sau mấy giọt rượu mà sống sót như một nhà chính trị ở bang Lower Saxony?

Rösler: Chắc anh đang nghĩ về một câu chuyện sáo mòn tệ hại quá mức trong vùng ấy. Lower Saxony là một nơi tự do, anh không bị bắt buộc phải uống. Dù sao tôi tin rằng cái thời người ta nghĩ anh có thể làm nên trò trống trong chính trị thông qua những cuộc nhậu nhẹt tràn lan, đã qua rồi.

SPIEGEL: Are you a role model for foreigners in Germany?

Rösler: Many people see me as a role model. Right around the time when I was about to become a minister, there was a meeting at the restaurant in the Bundestag. A dark-skinned man, who was working for the catering company, came up to me. And do you know what he said? "I think it's fantastic that one of us has made it all the way to the top."

SPIEGEL: Ông có phải là một vai trò mẫu mực cho những người nước ngoài ở Đức không?

Rösler: Nhiều người nhìn tôi như một vai trò mẫu. Ngay vào thời gian tôi sắp trở thành bộ trưởng, đã có những cuộc họp trong các nhà hàng ở Bunderstag. Một người da đen, đang làm việc cho một công ty giải trí, đến gần tôi. Và anh có biết ông ta nói gì không? "Tôi thấy thật là tuyệt khi một người trong chúng ta mà đi hết chặng đương và lên đến tận đỉnh."

SPIEGEL: Were you pleased?

Rösler: Yes, because it was honest and came from the heart.

SPIEGEL: Ông có vui lòng không?

Rösler: Có, bởi vì nó chân thành và xuất phát từ tấm lòng.



SPIEGEL: Minister Rösler, thank you for this interview.

Interview conducted by Markus Feldenkirchen and René Pfister

SPIEGEL: Bộ trưởng Rösler, cám ơn ông về cuộc phỏng vấn này.

Markus Feldenkirchen và René Pfister thực hiện phỏng vấn

Translated from the German by Ella Ornstein

Translated into Vietnamese by Hieu tan

http://www.spiegel.de/international/germany/0,1518,775202,00.html