MENU

BILINGUAL BLOG – BLOG SONG NGỮ ANH VIỆT SHARE KNOWLEGE AND IMPROVE LANGUAGE

--------------------------- TÌM KIẾM TRÊN BLOG NÀY BẰNG GOOGLE SEARCH ----------------------------

TXT-TO-SPEECH – PHẦN MỀM ĐỌC VĂN BẢN

Click phải, chọn open link in New tab, chọn ngôn ngữ trên giao diện mới, dán văn bản vào và Click SAY – văn bản sẽ được đọc với các thứ tiếng theo hai giọng nam và nữ (chọn male/female)

- HOME - VỀ TRANG ĐẦU

CONN'S CURENT THERAPY 2016 - ANH-VIỆT

150 ECG - 150 ĐTĐ - HAMPTON - 4th ED.

VISUAL DIAGNOSIS IN THE NEWBORN

Saturday, March 3, 2012

New tensions in India-China border dispute raise concerns Căng thẳng mới ở biên giới Ấn – Trung



After relatively calm four decades, India and China are squabbling again over the long-disputed border in northeastern Indian state of Arunachal Pradesh.

Sau bốn thập kỷ tương đối yên tĩnh, Ấn Độ và Trung Quốc lại cãi vả một lần nữa về biên giới tranh chấp tại bang Arunachal Pradesh đông bắc của Ấn Độ.

New tensions in India-China border dispute raise concerns

Căng thẳng mới ở biên giới Ấn – Trung

By Simon Denyer, Published: February 29

Simon Denyer 29/2/2012

NEW DELHI — It was supposed to be a “golden period” in relations between India and China, but it is looking seriously tarnished.

NEW DELHI — Người ta đã nghĩ đến một “giai đoạn vàng” trong quan hệ giữa Ấn Độ và Trung Quốc, nhưng xem ra nó lại đang bị lu mờ nghiêm trọng.

Early this year, China’s top diplomat, Dai Bingguo, arrived in New Delhi for a 15th round of talks between the nuclear-armed neighbors over their long — and long-disputed — border, proclaiming that they shared a historic opportunity to forge a brighter future “hand in hand.”

Đầu năm nay, nhà ngoại giao hàng đầu Trung Quốc Đới Bỉnh Quốc đã tới New Delhi trong vòng hội đàm thứ 15 về vấn đề tranh chấp biên giới bấy lâu nay giữa hai láng giềng hạt nhân. Ông Đới tuyên bố rằng, họ đã chia sẻ một cơ hội lịch sử để tiến tới tương lai tươi sáng "tay trong tay".

But already India and China are squabbling again, and their frontier is the flash point.

Nhưng rõ ràng Ấn Độ và Trung Quốc lại đang có những tranh cãi trở lại, và khu vực biên giới của họ chính là điểm nóng.

A visit by India’s defense minister to a border state claimed by China, accompanied by a fly-past by fighter jets recently stationed in the area, provoked some frosty advice from Beijing not to “complicate” matters. In return, the Indian defense minister, A.K. Antony, called China’s comments “most unfortunate” and “really objectionable.”

Chuyến thăm của Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ tới một bang biên giới mà Trung Quốc cũng tuyên bố chủ quyền, đi kèm là đoàn máy bay bay diễu gần đây đóng trong khu vực, đã khuấy động phản ứng từ Bắc Kinh với lời khuyên "không làm phức tạp" tình hình. Đáp trả lại, Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ, A.K. Antony, đã gọi bình luận của Trung Quốc là "rất không thích hợp" và "thực sự đáng phản đối".

The spat, experts say, is a symptom of a deterioration in relations that began in 2005, as India drew closer to the United States and negotiated a civil nuclear cooperation agreement.

Sự đấu khẩu này, theo các chuyên gia, là một "triệu chứng" suy giảm trong mối quan hệ đã từng bắt đầu năm 2005, khi Ấn Độ xích gần lại hơn với Mỹ và đàm phán về một thỏa thuận hợp tác hạt nhân dân sự.

That new alignment appeared to threaten Beijing and set relations with India on a downward spiral — so much so that India’s multibillion-dollar military-modernization plans are now largely directed toward containing the growing threat from China.

Mối liên kết mới dường như đe dọa Bắc Kinh và đặt quan hệ với Ấn Độ theo chiều đi xuống - nhiều tới nỗi mà các kế hoạch hiện đại hóa quân sự nhiều tỉ đô lâ của Ấn Độ giờ đây phần lớn là để kiềm chế mối đe dọa ngày một lớn từ Trung Quốc.

“Ever since the U.S. nuclear deal in 2005, relations with China have been going through a turbulent time,” said Brahma Chellaney at the Center for Policy Research in New Delhi. “Nothing has changed in recent months to suggest that turbulence is easing or subsiding. What we are seeing actually is that Chinese state media is taking an increasingly hard line.”

"Kể từ thỏa thuận hạt nhân với Mỹ năm 2005, quan hệ với Trung Quốc đã trải qua một thời gian bất ổn", Brahma Chellaney thuộc Trung tâm nghiên cứu Chính sách ở New Delhi nói. "Không có gì thay đổi trong vài tháng nay để có thể nói rằng, sự bất ổn ấy đang gia tăng hay suy giảm. Những gì chúng ta nhìn thấy là thực tế rằng, truyền thông quốc gia Trung Quốc đang đưa ra những tuyên bố ngày càng cứng rắn".

At the heart of the tension lies a seemingly intractable border dispute that erupted into a brief war in 1962.

Tâm điểm của căng thẳng có vẻ nằm ở tranh chấp biên giới dai dẳng giữa hai bên từng bùng nổ thành một cuộc chiến tranh ngắn năm 1962.

China claims the northeastern Indian state of Arunachal Pradesh, a thickly forested, mountainous region that shares cultural links with Tibet. India contests China’s occupation of a barren plateau in Kashmir, far to the west.

Trung Quốc tuyên bố chủ quyền với bang Arunachal Pradesh phía đông bắc Ấn Độ - một khu vực rừng núi rậm rạp có nhiều nét tương đồng văn hóa với Tây Tạng. Ấn Độ thì tranh cãi sự chiếm đóng của Trung Quốc với một cao nguyên cằn cỗi tại Kashmir, xa hẳn về phía tây.

In 2005, the two sides agreed to respect “settled populations” in any final deal, suggesting that they might one day agree to accept the status quo. But soon after the U.S.-India nuclear agreement was signed, the backsliding began.

Trong năm 2005, hai bên đã nhất trí tôn trọng "các khu vực dân cư" trong bất kỳ thỏa thuận cuối cùng nào, cho thấy rằng ngày nào đó, họ có thể nhất trí chấp thuận hiện trạng. Nhưng không lâu sau thỏa thuận hạt nhân Mỹ - Ấn được kí kết, tranh cãi lại bắt đầu.

China took every opportunity to reassert its claim to Arunachal, which it refers to as Southern Tibet. Sensing that there was no longer any hope of a deal, India hardened its position, too.

Trung Quốc tận dụng mọi cơ hội để tái khẳng định tuyên bố chủ quyền với Arunachal, nơi họ gọi là Nam Tây Tạng. Cảm thấy không còn bất kỳ hy vọng nào cho một thỏa thuận, Ấn Độ cũng cứng rắn hơn trong lập trường của mình.

The extent of the deterioration in relations was underlined this week when a team of Indian foreign policy experts and former senior officials warned that India needed to be better prepared in case China decided to assert its territorial claims by force.

Mối quan hệ giữa hai láng giềng lớn tiếp tục trở nên xấu đi vào tuần này, khi một nhóm các chuyên gia đối ngoại của Ấn Độ và các cựu quan chức cảnh báo rằng, Ấn Độ cần có sự chuẩn bị tốt hơn trong trường hợp Trung Quốc quyết định khẳng định tuyên bố chủ quyền lãnh thổ bằng vũ lực.

“There is the possibility that China might resort to territorial grabs,” they wrote in a major review of Indian foreign policy, saying China probably would aim to occupy “bite-sized” chunks of land along the ill-defined frontier. “We cannot also entirely dismiss the possibility of a major military offensive in Arunachal Pradesh or Ladakh [Kashmir].”

"Đó là khả năng Trung Quốc có thể phải dùng tới để chiếm lãnh thổ", họ viết trong bản đánh giá chính sách đối ngoại Ấn Độ. Theo các chuyên gia này, Trung Quốc có thể nhằm mục tiêu chiếm giữ các vùng đất dọc theo biên giới không rõ ràng giữa hai bên. "Chúng ta không thể hoàn toàn bác bỏ khả năng một hành động quân sự lớn ở Arunachal Pradesh hoặc Ladakh [Kashmir]".

In January, China denied a visa to an Indian air force officer who comes from the state and was due to visit Beijing as part of an Indian military delegation. New Delhi responded by canceling the entire trip.

Trong tháng 1, Trung Quốc đã từ chối cấp thị thực cho một quan chức không quân Ấn Độ tới từ bác này và dự kiến thăm Bắc Kinh trong đoàn đại biểu quân sự Ấn Độ. New Delhi phản ứng bằng cách hủy bỏ toàn bộ chuyến đi.

Antony then visited Arunachal for the state’s silver jubilee celebrations. The festivities included a fly-past by India’s top-of-the-line fighter jets, the Russian-made Sukhoi-30s, pointedly led by the same officer who was denied the visa. The Sukhois were stationed just outside Arunachal last year to counter the Chinese threat.

Ông Antony sau đó tới thăm bang Arunachal trong dịp kỷ niệm tròn 25 năm thành lập. Các hoạt động chào mừng trong đó có đoàn máy bay bay diễu thuộc hàng "đầu bảng" của Ấn Độ, Sukhoi do Nga chế tạo và dẫn đầu đoàn chính là vị quan chức đã bị Trung Quốc từ chối cấp thị thực. Các máy bay Sukhoi này hiện đóng ở ngay phía ngoài Arunachal kể từ năm ngoái để đối phó với mối đe dọa Trung Quốc.

“India should maintain the peace and safety of the border area together with China and refrain from taking any action that could complicate the issue,” Foreign Ministry spokesman Hong Lei said in Beijing.

"Ấn Độ nên duy trì khu vực biên giới hòa bình và an toàn với Trung Quốc và kiềm chế không tiến hành bất kỳ hành động nào có thể làm phức tạp vấn đề", người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi nói tại Bắc Kinh.



It is the sort of diplomatically worded objection that India might have ignored a few years ago but now feels compelled to rebut. “India will not tolerate external interference of China into Indian territorial affairs,” Foreign Minister S.M. Krishna said.

Kiểu phản ứng mang đậm tính chất ngoại giao này thường bị Ấn Độ không để ý tới trong ít năm trước, nhưng giờ đây họ lại cảm thấy buộc phải đáp trả. "Ấn Độ sẽ không khoan dung cho bất kỳ sự can thiệp bên ngoài nào của Trung Quốc vào vấn đề lãnh thổ Ấn Độ", Ngoại trưởng Ấn Độ S.M. Krishna tuyên bố.

In Chinese state media, calls for restraint and tolerance are mixed with jabs at the Indian government for being “pushy” or “surrendering” to increasingly nationalist public opinion. An article this month in the People’s Daily, a Communist Party mouthpiece, even upbraided India for suggesting that China’s occupation of a slice of Kashmir was in dispute at all.

Trong các phương tiện truyền thông nhà nước Trung Quốc, các kêu gọi kiềm chế và khoan dung được pha lẫn với những cú chọc giận với chính phủ Ấn Độ kiểu như "tự phụ" hay "đầu hàng" làm thúc đẩy quan điểm dân tộc chủ nghĩa. Một bài báo đăng tháng này trên tờ Nhân dân nhật báo, cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản, thậm chí còn mắng nhiếc Ấn Độ khi gợi ý rằng Trung Quốc chỉ chiếm đóng một phần nhỏ của cả bang Kashmir rộng lớn đang tranh chấp.

India is the world’s largest arms importer, and as tensions with China have risen, it has embarked on a military-modernization plan that is expected to cost $100 billion over the next decade.

Ấn Độ đang là nước nhập khẩu vũ khí lớn nhất thế giới, và khi căng thẳng với Trung Quốc gia tăng, họ đã bắt đầu theo đuổi một chương trình hiện đại hóa quân sự dự kiến có chi phí 100 tỉ đô la trong suốt thập niên tới.

In January, India selected France’s Rafale for a $15 billion contract to supply 126 new fighter jets, while the air force has been upgrading landing strips throughout the Himalayas.

Vào tháng 1, Ấn Độ đã chọn hãng Rafale của Pháp cho một hợp đồng 15 tỉ USD để cung cấp 126 máy bay chiến đấu mới, trong khi lực lượng không quân không ngừng nâng cấp các sân bay dọc dãy Himalaya.

The army has deployed about 36,000 additional troops near Arunachal Pradesh and plans to raise two more mountain divisions. At the annual Republic Day parade in January, India unveiled its latest and longest-range nuclear-capable missile, able to fly more than 2,000 miles and reach deep into China.

Quân đội Ấn Độ đã triển khai thêm 36.000 quân gần Arunachal Pradesh và dự kiến tăng thêm hai sư đoàn miền núi. Trong buổi diễu binh hàng năm chào mừng Ngày Cộng hòa vào tháng 1, Ấn Độ đã trình diễn các tên lửa tầm xa mới nhất có khả năng mang đầu đạn hạt nhân, có thể bay hơn 2.000 dặm và tiến sâu vào Trung Quốc.

India’s navy has taken a Russian nuclear submarine on a 10-year lease, and it gathered maritime officers from 14 countries for exercises beside its strategically important Andaman Islands in the Indian Ocean, a meeting that conspicuously excluded China. India is also spending $2 billion to set up a military command on the islands to counter China’s growing influence in the region.

Hải quân Ấn Độ cũng đã nhận một tàu ngầm hạt nhân Nga trong hợp đồng thuê 10 năm và đã tổ chức hội nghị có sự tham gia của các chuyên gia, quan chức và thành viên hàng hải từ 14 nước, thực hiện cuộc diễn rập ngay ở bên cạnh trọng tâm chiến lược - quần đảo Andaman - ở Ấn Độ Dương. Sự kiện này không có mặt Trung Quốc. Ấn Độ cũng đang chi khoảng 2 tỉ USD để xây dựng căn cứ chỉ huy quân sự ngay trên quần đảo để đối phó với ảnh hưởng ngày càng lớn của Trung Quốc trong khu vực.

“The Indian military is strengthening its forces in preparation to fight a limited conflict along the disputed border and is working to balance Chinese power projection in the Indian Ocean,” James R. Clapper Jr., the U.S. director of national intelligence, told a Senate committee last month.

"Quân đội Ấn Độ đang tăng cường lực lượng của mình để chuẩn bị chiến đấu trong một xung đột có thể giới hạn dọc theo biên giới tranh chấp và làm việc để cân bằng với sự trình diễn sức mạnh cảu Trung Quốc tại Ấn Độ Dương", James R. Clapper Jr., giám đốc tình báo quốc gia Mỹ nói trước một ủy ban thượng viện hồi tháng trước.

A full-blown war between India and China appears highly unlikely, but a small border skirmish can’t be ruled out unless the two sides arrest the slide in relations, some experts say. With China’s leadership embroiled in a succession contest and India’s government seen as paralyzed by a lack of leadership, they are pessimistic about the chances of that happening soon.

Một cuộc chiến tranh quy mô lớn giữa Ấn Độ và Trung Quốc khó có thể xảy ra, nhưng kiểu chạm trán nhỏ vùng biên giới là không thể bác bỏ trừ phi hai bên kiểm soát các vết trượt trong quan hệ của mình, một số chuyên gia nhấn mạnh. Với việc Trung Quốc trong giai đoạn chuyển đổi lãnh đạo, còn chính phủ Ấn Độ thì dường như thiếu lãnh đạo trầm trọng, giới phân tích bi quan về tiến triển trước mắt trong quan hệ hai nước.

“The trajectory is all downwards, and there has been no significant attempt to address the issues that matter to both sides,” said Harsh Pant, a lecturer in the department of defense studies at King’s College London. “Before 2006, no one even talked of a Sino-Indian conflict, and economic relations were seen in a much more positive light. But that sense is gone now.

"Qũy đạo là đi xuống và không có dấu hiệu nào chứng tỏ nỗ lực giải quyết tranh chấp với cả hai bên", Harsh Pant, nhà thuyết trình thuộc khoa nghiên cứu quốc phòng tại trường King's College London nói. "Trước 2006, thậm chí không có ai nói về sự xung đột Trung - Ấn, và quan hệ kinh tế dường như có nhiều điểm tích cực hơn. Nhưng cảm nhận ấy giờ không còn.

“China is India’s biggest trading partner, but that does not preclude the possibility of some kind of border kerfuffle or minor skirmish in coming years,” he said.

"Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của Ấn Độ, nhưng điều đó không ngăn cản khả năng có những ồn ào hay chạm trán nhỏ ở khu vực biên giới những năm tới", ông nói.

Researcher Zhang Jie in Beijing contributed to this report.

Nhà nghiên cứu Zhang Jie ở Bắc Kinh đã có đóng góp vào bài báo này.


Translated by Nguyễn Huy

http://www.washingtonpost.com/world/new-tensions-in-india-china-border-dispute-raise-concerns/2012/02/28/gIQAT26HiR_story.html

13 injured in US nightclub shooting 13 người bị thương trong vụ nổ súng tại hộp đêm ở Mỹ



13 injured in US nightclub shooting

13 người bị thương trong vụ nổ súng tại hộp đêm Mỹ



Updated: 09:07, Sunday March 4, 2012

Cập nhật: 09:07, chủ nhật ngày 04 Tháng Ba 2012

An altercation outside a nightclub in suburban Phoenix has erupted in shooting, leaving 13 people wounded, including two in serious condition, police say.

Một cuộc ẩu đả bên ngoài một hộp đêm ở ngoại ô Phoenix đã bộc phát thành vụ nổ súng, khiến 13 người bị thương, với hai người đang trong tình trạng nghiêm trọng, cảnh sát cho biết.

Police are looking for two young men as possible suspects, who fled the scene after the gunfire occurred shortly before midnight Friday in the car park of The Clubhouse Music Venue.

Cảnh sát đang tìm kiếm hai thanh niên, có thể là nghi phạm, đã bỏ trốn sau khi vụ xả súng xảy ra ngay trước khi nửa đêm thứ sáu trong các bãi đậu xe của hộp đêm Music Clubhouse.

Tempe police spokesman Steve Carbajal said at least two of the injured were hospitalised in serious condition, while the others were treated for wounds that appeared less severe.

Phát ngôn viên Steve Carbajal của cảnh sát cho biết ít nhất hai trong số những người bị thương phải nhập viện trong tình trạng nghiêm trọng, trong khi những người khác được điều trị cho các vết thương có vẻ ít nghiêm trọng hơn.

But he said some of the injured drove themselves to the various hospitals in the area so police aren't sure if there were other victims besides the 13.

Tuy nhiên, ông cho biết một số những người bị thương đã tụ lái xe đến các bệnh viện khác nhau trong khu vực cho nên cảnh sát không chắc chắn có nạn nhân nào khác ngoài con số 13 nêu trên.

Police are hunting the pair, described as black men wearing dark clothing, who fled from the club on East Broadway Road on foot.

Cảnh sát đang săn bắn cặp nghi phạm, được mô tả là hai người đàn ông da đen mặc quần áo màu tối, đã chạy bộ thoát thân ra khỏi câu lạc bộ trên đường Đông Broadway.

Carbajal described the shooting as the result of "some sort of altercation" at the club, where a rap music concert was going on.

Carbajal mô tả vụ xả súng là kết quả của "một cuộc ẩu đả" tại câu lạc bộ, nơi có một buổi biễu diễn nhạc rap đang diễn ra.

The website for the club says it's been in operation for six years hosting music shows for all age groups nightly.

Trang web của câu lạc bộ cho biết câu lạc bộ đã hoạt động sáu năm nay và tổ chức các chương trình âm nhạc cho tất cả các nhóm tuổi hàng đêm.

http://www.skynews.com.au/world/article.aspx?id=725160&vId=

Patient burned during surgery Đang phẫu thuật, bệnh nhân bỗng bốc cháy



Patient burned during surgery

Đang phẫu thuật, bệnh nhân bỗng bốc cháy

Scarborough Hospital -1st March 2012

Bệnh viện Hospital 1/3/2012

Scarborough Hospital

A PATIENT was set on fire during a hospital operation, it emerged today.

A solution used to clean skin ignited as the patient underwent surgery at Scarborough Hospital, North Yorks.

BỆNH NHÂN bị bốc cháy trong khi phẫu thuật tại bệnh viện, tin tức loan đi ngày hôm nay.

Một dung dịch được sử dụng để làm sạch da đã bắt lửa khi bệnh nhân đang được tiến hành phẫu thuật tại bệnh viện Scarborough, North Yorks.

Staff also suffered burns during the incident on Monday afternoon.

Nhân viên bệnh viện cũng bị bỏng trong sự cố này vào chiều thứ hai.

The patient was treated for the injury before being transferred to another hospital.

Bệnh nhân được điều trị chấn thương trước khi được chuyển đến bệnh viện khác.

Hospital chiefs said they were "very sorry for any pain and distress".

Bệnh viện trưởng cho biết họ "rất ân hận vì đau đớn và đau khổ đã xảy ra cho bệnh nhân".

Liz Booth, director of operations at Scarborough and North East Yorkshire NHS Trust, said: "I can confirm that during a surgical procedure a solution used to clean the skin ignited, causing skin burns to the patient.”

Liz Booth, giám đốc điều hành Y tế quốc gia (NHS Trust) tại Scarborough và Bắc Đông Yorkshire, cho biết: "Tôi có thể xác nhận rằng trong khi tiến hành một thủ thuật giải phẫu, một dung dịch được sử dụng để làm sạch da đã bắt lửa, gây bỏng da cho bệnh nhân.

"The skin burn was treated immediately and the patient was kept in hospital over night. As a precaution the patient was transferred to Pinderfields for further assessment and on return was discharged.

Bỏng da đã được điều trị ngay lập tức và bệnh nhân được lưu giữ tại bệnh viện qua đêm. Để để phòng, bệnh nhân đã được chuyển đến Pinderfields đánh giá thêm khi trở lại đã được xuất viện.

"We are extremely sorry for any pain and distress caused to the patient.

"Chúng tôi vô cùng ân hận về bất kỳ đau đớn và khổ sở nào đã xảy ra cho bệnh nhân.

"A full investigation commenced within minutes of the incident occurring and a final report will be produced and shared with the family."

"Một cuộc điều tra đầy đủ trong vòng vài phút sau khi xảy ra sự cố báo cáo cuối cùng sẽ được đưa ra và chia sẻ với gia đình."

http://www.thesun.co.uk/sol/homepage/news/4165114/Patient-burned-br-during-surgery.html




Another Asian Wake-Up Call MỘT TIẾNG CHUÔNG CẢNH TỈNH KHÁC CHO CHÂU Á




Another Asian Wake-Up Call

MỘT TIẾNG CHUÔNG CẢNH TỈNH KHÁC CHO CHÂU Á

by Stephen S. Roach

Stephen S. Roach

NEW HAVEN – For the second time in three years, global economic recovery is at risk. In 2008, it was all about the subprime crisis made in America. Today, it is the sovereign-debt crisis made in Europe. The alarm bells should be ringing loud and clear across Asia – an export-led region that cannot afford to ignore repeated shocks to its two largest sources of external demand.

NEW HAVEN - Lần thứ hai trong ba năm, sự phục hồi kinh tế toàn cầu ở trong tình trạng nguy hiểm. Trong năm 2008, là tòan cảnh cuộc khủng hoảng do cho vay dưới chuẩn (subprime crisis) ở Mỹ. Hôm nay, là cuộc khủng hoảng nợ công (sovereign-debt crisis: nợ có chủ quyền) ở châu Âu. Những hồi chuông báo động đang được gióng to và rõ ràng trên khắp châu Á - một khu vực kinh tế nhờ vào xuất khẩu mà không thể vượt qua những cú sốc lặp đi lặp lại từ hai nguồn tiêu thụ lớn nhất của thế giới còn lại này.

Indeed, both of these shocks will have long-lasting repercussions. In the United States, the American consumer (who still accounts for 71% of US GDP) remains in the wrenching throes of a Japanese-like balance-sheet recession. In the 15 quarters since the beginning of 2008, real consumer spending has increased at an anemic 0.4% average annual rate.

Thật vậy, những cú sốc của cả hai Mỹ và châu Âu sẽ có những hậu quả lâu dài (long lasting repercussions). Tại Hoa Kỳ, người tiêu dùng (những người vẫn còn chiếm 71% GDP của Mỹ) vẫn trong những đau đớn dữ dội của một cuộc suy thoái cân đối tài chính (balance-sheet recession) giống như Nhật Bản. Mười lăm quí kể từ đầu năm 2008, chi tiêu tiêu dùng gia tăng hằng năm ở một tỷ lệ trung bình yếu kém chỉ với 0,4%.

Never before has America, the world’s biggest consumer, been so weak for so long. Until US households make greater progress in reducing excessive debt loads and rebuilding personal savings – a process that could take many more years if it continues at its recent snail-like pace – a balance-sheet-constrained US economy will remain hobbled by exceedingly slow growth.

Ở thị trường tiêu dùng lớn nhất thế giới của nước Mỹ, chưa bao giờ có tình trạng yếu quá lâu như vậy. Cho đến khi những gia đình Mỹ thực hiện tiến bộ lớn trong việc giảm tải nợ quá mức và xây dựng lại các khoản tiết kiệm cá nhân - một quá trình có thể mất nhiều năm nữa nếu nó cứ tiếp tục theo tốc độ như rùa bò (snail-like pace = snail's pace) gần đây - một bảng cân đối tài chính ràng buộc nền kinh tế Mỹ sẽ vẫn còn khập khiễng bởi sự tăng trưởng cực kỳ chậm.

A comparable outcome is likely in Europe. Even under the now seemingly heroic assumption that the eurozone will survive, the outlook for the European economy is bleak. The crisis-torn peripheral economies – Greece, Ireland, Portugal, Italy, and even Spain – are already in recession. And economic growth is threatened in the once-solid core of Germany and France, with leading indicators – especially sharply declining German orders data – flashing ominous signs of incipient weakness.

Một kết quả được so sánh cũng tương tự như vậy ở châu Âu. Thậm chí ngay cả một giả định rằng một khu vực đồng tiền chung châu Âu hùng mạnh sẽ sống sót, trong lúc triển vọng nền kinh tế châu Âu ảm đạm. Cuộc khủng hoảng làm tàn phá những nền kinh tế ngoại vi - Hy Lạp, Ireland, Bồ Đào Nha, Ý, và thậm chí cả Tây Ban Nha - đã và đang trong suy thoái. Và tăng trưởng kinh tế bị đe dọa ở những nền kinh tế vững mạnh dẫn đầu châu Âu như Đức và Pháp - đặc biệt là các dữ liệu đơn đặt hàng của Đức giảm mạnh - những dấu hiệu xấu báo động một tình trạng phôi thai của suy yếu.

Moreover, with fiscal austerity likely to restrain aggregate demand in the years ahead, and with capital-short banks likely to curtail lending – a serious problem for Europe’s bank-centric system of credit intermediation – a pan-European recession seems inevitable. The European Commission recently slashed its 2012 GDP growth forecast to 0.5% – teetering on the brink of outright recession. The risks of further cuts to the official outlook are high and rising.

Hơn nữa, với chính sách tài chính thắt lưng buộc bụng để hạn chế tổng nhu cầu trong những năm sắp tới, và với các ngân hàng có khả năng cắt giảm cho vay vốn ngắn hạn - một vấn đề nghiêm trọng của tín dụng trung gian đối với hệ thống ngân hàng trung ương châu Âu - một cuộc suy thoái toàn châu Âu dường như không thể tránh khỏi. Ủy ban châu Âu gần đây đã dự báo tăng trưởng GDP năm 2012 sẽ bị giảm đến 0,5% - đứng trên bờ vực của suy thoái. Trên quan điểm chính thức từ các nhà hoạch định chính sách châu Âu, nguy cơ phải gia tăng cắt giảm hơn nữa là một thực tế rất rõ ràng.



It is difficult to see how Asia can remain an oasis of prosperity in such a tough global climate. Yet denial is deep, and momentum is seductive. After all, Asia has been on such a roll in recent years that far too many believe that the region can shrug off almost anything that the rest of the world dishes out.

Thật khó để hiểu làm thế nào mà châu Á có thể vẫn là một ốc đảo của sự thịnh vượng trong một xu thế toàn cầu trong cơn bỉ cực. Tuy nhiên để từ bỏ một thói quen là khó khăn, và quán tính là một sự quyến rũ (Yet denial is deep, and momentum is seductive). Chính ví đó mà những năm gần đây, châu Á đã bị đặt quá nhiều tin tưởng rằng, nó là khu vực gần như không bị ảnh hưởng bất cứ điều gì khi mà phần còn lại của thế giới đang bị trắng tay (dish out:: không còn gì để ăn).

If only it were that easy. If anything, Asia’s vulnerability to external shocks has intensified. On the eve of the Great Recession of 2008-2009, exports had soared to a record 44% of combined GDP for Asia’s emerging markets – fully ten percentage points higher than the export share prevailing during Asia’s own crisis in 1997-1998. So, while post-crisis Asia focused in the 2000’s on repairing the financial vulnerabilities that had wreaked such havoc – namely, by amassing huge foreign-exchange reserves, turning current-account deficits into surpluses, and reducing its outsize exposure to short-term capital inflows – it failed to rebalance its economy’s macro structure. In fact, Asia became more reliant on exports and external demand for economic growth.

Nếu chỉ có một mình châu Á thì quá đơn giản. Nhưng hơn bất kỳ nơi nào trên thế giới, châu Á lại là nơi dễ bị tổn thương và trầm trọng hơn khi đối diện với những cú sốc từ bên ngoài. Vào đêm trước của cuộc Đại suy thoái 2008-2009, theo dữ liệu GDP của các thị trường mới nổi ở châu Á xuất khẩu đã tăng lên 44% - 10% cao hơn so với thị phần xuất khẩu khi cuộc khủng hoảng của châu Á năm 1997-1998 xảy ra. Vì vậy, vào những năm 2000 sau khủng hoảng 1997-1998, châu Á đã tập trung vào sửa chữa những sự tàn phá này từ các lỗ hổng tài chính, mà nó làm mất tái cân bằng cấu trúc của nền kinh tế vĩ mô - cụ thể là, các nền kinh tế mới nổi của châu Á đã tích lũy một lượng dự trữ ngoại tệ lớn, chuyển thâm hụt tài khoản vãng lai thành những thặng dư, và giảm tiếp xúc những dòng vốn ngắn hạn chảy vào từ đầu tư của nước ngoài. Nhưng trong thực tế, châu Á đã trở nên phụ thuộc nhiều hơn vào xuất khẩu và nhu cầu tiêu dùng từ bên ngoài cho sự tăng trưởng kinh tế của mình.

As a result, when the shock of 2008-2009 hit, every economy in the region either experienced a sharp slowdown or fell into outright recession. A similar outcome cannot be ruled out in the months ahead. After tumbling sharply in 2008-2009, the export share of emerging Asia is back up to its earlier high of around 44% of GDP – leaving the region just as exposed to an external-demand shock today as it was heading into the subprime crisis three years ago.

Kết quả là, khi cú sốc của cuộc đại suy thoái 2008-2009, mỗi nền kinh tế trong khu vực châu Á đã trải qua một sự suy giảm mạnh hoặc rơi vào suy thoái hoàn toàn. Một hậu quả tương tự không tránh khỏi trong những tháng tới. Sau khi sụt giảm mạnh trong 2008 -2009, tỷ trọng xuất khẩu của các nền kinh tế mới nổi ở châu Á đã phục hồi tỷ lệ cao trước đó khoảng 44% GDP - tăng trưởng này sẽ mất đi khi với một cú sốc nhu cầu tiêu thụ từ thế giới còn lại do khủng hoảng cho vay dưới chuẩn từ 3 năm trước đây.

China – long the engine of the all-powerful Asian growth machine – typifies Asia’s potential vulnerability to such shocks from the developed economies. Indeed, Europe and the US, combined, accounted for fully 38% of total Chinese exports in 2010 – easily its two largest foreign markets.

Trung Hoa - một cổ máy toàn năng tăng trưởng châu Á - điển hình cho một cấu trúc kinh tế có tiềm năng dễ bị tổn thương nhất của châu Á trước những cú sốc từ các nền kinh tế đã phát triển. Thật vậy, nhu cầu tiêu thụ hàng hoá của châu Âu và Mỹ cộng lại, chiếm 38% tổng kim ngạch xuất khẩu của Trung Hoa trong năm 2010 - dễ dàng thấy rằng đây là hai thị trường nước ngoài lớn nhất của Trung Hoa.

The recent data leave little doubt that Asia is now starting to feel the impact of the latest global shock. As was the case three years ago, China is leading the way, with annual export growth plummeting in October 2011, to 16%, from 31% in October 2010 – and likely to slow further in coming months.

Các dữ liệu gần đây đã để lại nghi ngờ nhỏ rằng châu Á đang bắt đầu cảm thấy tác động của cú sốc toàn cầu mới nhất. Như là trường hợp ba năm trước đây, Trung Hoa đang dẫn đầu, với tăng trưởng xuất khẩu hằng năm giảm mạnh trong tháng 10 năm 2011 xuống còn 16%, so với 31% trong tháng 10 năm 2010 - và có thể thấp hơn nữa trong những tháng tới.

In Hong Kong, exports actually contracted by 3% in September – the first year-on-year decline in 23 months. Similar trends are evident in sharply decelerating exports in Korea and Taiwan. Even in India – long thought to be among Asia’s most shock-resistant economies – annual export growth plunged from 44% in August 2011 to just 11% in October.

Tại Hong Kong, hợp đồng xuất khẩu thực tế ký kết chỉ chiếm 3% trong tháng Chín 2011 - đây là lần đầu tiên suy giảm từ 23 tháng qua. Những khuynh hướng tương tự cũng được thấy rõ trong giảm tốc mạnh về xuất khẩu ở Hàn Quốc và Đài Loan. Ngay cả ở Ấn Độ - từ lâu vẫn là một trong những nền kinh tế đề kháng với sốc tốt nhất của châu Á - nhưng tăng trưởng xuất khẩu hàng năm giảm từ 44% trong tháng Tám năm 2011 xuống chỉ còn 11% trong tháng Mười 2011.

As was true three years ago, many hope for an Asian “decoupling” – that this high-flying region will be immune to global shocks. But, with GDP growth now slowing across Asia, that hope appears to be wishful thinking.

Như thực tế ba năm qua, nhiều hy vọng cho một châu Á “tách riêng” - rằng khu vực bay cao này sẽ miễn dịch trước những cú sốc toàn cầu. Tuy nhiên, với tốc độ tăng trưởng GDP chậm lại trên toàn châu Á, thì niềm hy vọng đó chỉ là mơ tưởng.

The good news is that a powerful investment-led impetus should partly offset declining export growth and allow Asia’s landing to be soft rather than hard. All bets would be off, however, in the event of a eurozone breakup and a full-blown European implosion.

Sự thay đổi theo hướng đầu tư mạnh mẽ đã là một phần bù đắp cho sự suy giảm tăng trưởng xuất khẩu và cho phép châu Á hạ cánh mềm hơn là cứng. Tuy nhiên, chỉ cần một sự kiện chia tay với khu vực đồng tiền chung châu Âu và một sự đổ vỡ châu Âu cũng đủ làm cho châu Á suy thoái theo.

This is Asia’s second wake-up call in three years, and this time the region needs to take the warning seriously. With the US, and now Europe, facing long roads to recovery, Asia’s emerging economies can no longer afford to count on solid growth in external demand from the advanced countries to sustain economic development. Unless they want to settle for slower growth, lagging labor absorption, and heightened risk of social instability, they must move aggressively to shift focus to the region’s own 3.5 billion consumers. The need for a consumer-led Asian rebalancing has never been greater.

Đây là lần thứ hai tiếng chuông cảnh tỉnh châu Á trong 3 năm qua, và đúng lúc này, châu Á cần một lời cảnh báo nghiêm túc. Với Mỹ trước đây, và bây giờ là châu Âu, họ đang đối diện với một sự lúng túng dài hạn để tìm ra sự phục hồi, nhu cầu tiêu thụ hàng hoá từ thế giới còn lại không còn đủ khả năng để giúp cho tăng trưởng kinh tế vững bền cho các nền kinh tế mới nổi của châu Á. Trừ khi họ muốn giải quyết theo cách tăng trưởng chậm lại, thất nghiệp tăng cao, và gia tăng nguy cơ bất ổn xã hội, còn không thì họ phải thay đổi mạnh mẽ bằng cách chuyển hướng tiêu dùng tập trung vào 3,5 tỷ dân châu Á. Sự cần thiết phải tái cân bằng bằng cách hướng nguồn tiêu thụ vào châu Á là to lớn hơn bao giờ hết.

Stephen S. Roach, Non-Executive Chairman of Morgan Stanley Asia, is a member of the faculty of Yale University and the author of The Next Asia.

Stephen S. Roach, Chủ tịch điều hành danh dự của tổ chức tài chính toàn cầu Morgan Stanley châu Á, là một giảng viên của Đại học Yale và là tác giả của cuốn sách The Next Asia.

Project Syndicate



Translated by BS Ho Hai



http://www.project-syndicate.org/commentary/roach11/English