MENU

BILINGUAL BLOG – BLOG SONG NGỮ ANH VIỆT SHARE KNOWLEGE AND IMPROVE LANGUAGE

--------------------------- TÌM KIẾM TRÊN BLOG NÀY BẰNG GOOGLE SEARCH ----------------------------

TXT-TO-SPEECH – PHẦN MỀM ĐỌC VĂN BẢN

Click phải, chọn open link in New tab, chọn ngôn ngữ trên giao diện mới, dán văn bản vào và Click SAY – văn bản sẽ được đọc với các thứ tiếng theo hai giọng nam và nữ (chọn male/female)

- HOME - VỀ TRANG ĐẦU

CONN'S CURENT THERAPY 2016 - ANH-VIỆT

150 ECG - 150 ĐTĐ - HAMPTON - 4th ED.

VISUAL DIAGNOSIS IN THE NEWBORN

Wednesday, July 11, 2012

Wary Neighbors Turn Into Partners in a Quickly Developing Southeast Asia Những người hàng xóm nghi kỵ chuyển sang đối tác tại khu vực Đông Nam Á đang phát triển nhanh chóng






The border between Myanmar and Thailand. Biên giới giữa Myanmar và Thái Lan.

Wary Neighbors Turn Into Partners in a Quickly Developing Southeast Asia

Những người hàng xóm nghi kỵ chuyển sang đối tác tại khu vực Đông Nam Á đang phát triển nhanh chóng

Agnes Dherbeys for The International Herald Tribune


By THOMAS FULLER
July 5, 2012



PHU NAM RON, Thailand — This hillside village along the border with Myanmar was once a dead end. The road from Bangkok curved up scenic mountains through a sparse collection of wood and cement houses and stopped at the frontier.


PHU NAM RON, Thailand — Ngôi làng bên sườn đồi giáp biên giới với Myanmar này trước đây là điểm kết thúc của một con đường cụt. Đường từ Bangkok uốn cong quanh những ngọn núi xanh tươi, hai bên thưa thớt những ngôi nhà làm bằng gỗ và xi măng, và dừng lại ở đúng nơi biên giới này.


Now, as Myanmar opens up to the world after decades of isolation, Thai construction crews are clearing paths through the malarial jungles in preparation for creating a gateway that underlines the movement toward broader regional integration.


Còn giờ đây, khi Myanmar mở cửa ra với thế giới sau nhiều thập kỷ bị cô lập, các tổ xây dựng người Thái đang mở những con đường xuyên qua các khu rừng sốt rét để chuẩn bị thành lập một cửa khẩu đánh dấu bước chuyển biến rõ nét hơn trong quá trình hội nhập của khu vực.

Southeast Asia has long been divided by language, religion, historical rivalries and, farther south, the geography of sprawling archipelagos. But the opening of Myanmar; the construction of bridges, railways and roads on the Indochinese peninsula; and the rise of inexpensive air travel are bringing the region’s nations closer to the goal of standing up to the two giants of the neighborhood, India and China. Those changes, in turn, give more credence to plans to establish a common market by 2015.

Đông Nam Á lâu nay vẫn bị chia rẽ bởi những bất đồng, tôn giáo, và những cuộc đối đầu lịch sử, và xa hơn xuống phía nam là bởi vị trí địa lý với ngổn ngang các hòn đảo. Nhưng sự mở cửa của Myanmar; các công trình cầu đường, đường sắt trên bán đảo Đông Dương; và các hãng hàng không giá rẻ ngày một nhiều lên đang đưa các quốc gia trong khu vực tiến gần hơn đến mục tiêu tạo vị thế tốt hơn trong quan hệ với hai quốc gia khổng lồ láng giềng, Ấn Độ và Trung Quốc. Những thay đổi này, đến lượt nó lại củng cố thêm  niềm tin cho kế hoạch thành lập một thị trường chung trong khu vực vào năm 2015.


“The rest of the world seems to be stalling,” said Surin Pitsuwan, the secretary general of the Association of Southeast Asian Nations, which is steering plans for the common market. “We are doing quite well.”


Surin Pitsuwan, tổng thư ký Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), phát biểu: "Những nơi khác trên thế giới dường như đang chững lại. Còn chúng tôi thì vẫn đang thể hiện tương đối tốt".


As Asean prepares for high-level meetings next week that will be attended by Secretary of State Hillary Rodham Clinton, the ambitions for knitting Southeast Asia together economically have never been greater.


Khi ASEAN chuẩn bị cho các cuộc gặp cấp cao vào tuần này trong đó có sự tham gia của Ngoại trưởng Mỹ Hillary Rodham Clinton, thì tham vọng kết chặt khu vực Đông Nam Á lại với nhau về kinh tế càng trở nên lớn hơn bao giờ hết.

In 2014, Communist-ruled Laos and its capitalist neighbor Thailand, which were enemies during the cold war, are set to inaugurate the fourth bridge built across the Mekong River in less than two decades. Western Cambodia gets its electricity from Thailand, and the glittering lights of Bangkok are possible, in part, because of the natural gas that is piped in from Myanmar. And Myanmar says it will start rebuilding its rail line to Thailand — conceived by Japan, built by prisoners during World War II and made famous by the movie “The Bridge on the River Kwai.”

Năm 2014, Lào, một quốc gia theo chủ nghĩa Cộng sản, và đất nước láng giềng Thái Lan tư bản, hai kẻ thù của nhau trong thời kỳ chiến tranh lạnh, sẽ khai thông cây cầu thứ tư xây dựng trên sông Mekong trong vòng chưa đầy hai thập niên. Phía tây Campuchia nhận được điện từ Thái Lan, và những ánh sáng lấp lánh ở Bangkok có được như vậy một phần là nhờ nguồn khí tự nhiên dẫn qua các đường ống từ Myanmar. Và Myanmar cho biết sẽ bắt đầu xây dựng mới tuyến đường sắt tới Thái Lan, công trình xuất phát từ ý tưởng của Nhật Bản và do những tù binh xây dựng trong Chiến tranh thế giới thứ hai và cũng trở nên nổi tiếng hơn bởi bộ phim  "The Bridge on the River Kwai"(Cây cầu trên sông Kwai).


These types of connections “are starting to restore Southeast Asia’s position as the crossroads of Asia,” said John Pang, chief executive of a research organization that studies Asean and was set up by the CIMB Group, a Malaysian banking network that operates throughout the region.


Những phương thức kết nối này "đang bắt đầu khôi phục lại vị thế của Đông Nam Á như một trung tâm giao thương của châu Á", John Pang, tổng giám đốc một tổ chức nghiên cứu về ASEAN của tập đoàn CIMB, một mạng lưới các ngân hàng Malaysia, hoạt động trong khắp khu vực.


The impetus for the Asean nations’ integration in many ways comes from the outside. Both Japan and China have been active in financing infrastructure projects in the region, partly because a better-connected Southeast Asia will make it easier to sell their products — and, in Japan’s case, to link a vast network of suppliers to Japanese-owned factories.


Động lực dẫn tới sự hội nhập của các quốc gia ASEAN xét trên nhiều phương diện bắt nguồn từ bên ngoài. Cả Nhật Bản và Trung Quốc đều tích cực trong việc tài trợ cho các dự án cơ sở hạ tầng trong khu vực, một phần vì lý do một Đông Nam Á liên kết với nhau nhiều hơn sẽ giúp cho việc buôn bán hàng hóa thuận tiện hơn - và trong trường hợp của Nhật Bản, là cho việc kết nối mạng lưới rộng khắp các nhà cung cấp của các công ty Nhật Bản.


“This is their backyard,” Mr. Pang said. “They want easy access, and they want it organized.”

Ông Pang chia sẻ: "Đây được coi là sân sau của họ. Họ muốn tiếp cận dễ dàng và muốn mọi thứ được tổ chức tốt hơn".

China’s view of Southeast Asia is more complicated. Economically, it would like to see a strong Asean, Mr. Pang said. But on some delicate territorial issues, Beijing insists on dealing with countries individually, in particular on the rising tensions over the competing claims in the South China Sea.

Quan điểm của Trung Quốc về Đông Nam Á có phần phức tạp hơn. Về mặt kinh tế, Trung Quốc muốn thấy một ASEAN mạnh, ông Pang nói. Nhưng trong một số vấn đề lãnh thổ nhạy cảm, Bắc Kinh lại muối giải quyết với từng quốc gia riêng lẻ, đặc biệt trong các căng thẳng chủ quyền trên Biển Đông.

From some vantage points, Southeast Asia barely coheres as a region.

Theo một số quan điểm thì Đông Nam Á hầu như chưa gắn kết chặt chẽ như một khu vực.


There is an absolute monarchy, Brunei. There are also two nominally Marxist countries, Laos and Vietnam; and a freewheeling democracy prone to military coups, Thailand. At the geographical extremes are Indonesia, which is mostly Muslim and is the world’s largest archipelago, and Myanmar, largely Buddhist, with mountains that form the foothills of the Himalayas.


Tại đây có một nền quân chủ tuyệt đối, Brunei. Hai quốc gia theo đường lối Marxist, Lào và Việt Nam; và một nền dân chủ "quá đà" đến mức dễ xảy ra các cuộc đảo chính quân sự, Thái Lan. Trên thái cực địa lý, Indonesia với dân số đa phần theo đạo Hồi là quốc gia quần đảo lớn nhất thế giới, và Myanmar, với dân số chủ yếu theo đạo Phật, là quốc gia nhiều đồi núi và là nơi chân núi của dãy Himalayas.


But the integration of Southeast Asia has taken on a life of its own. It more closely resembles the European Economic Community, an early predecessor to the European Union, than it does the current European bloc, which is struggling to reconcile its plans for a common monetary policy with its lack of fiscal and political unity.


Nhưng sự hội nhập Đông Nam Á cũng có những nét riêng của nó. Nó giống với Cộng đồng Kinh tế châu Âu (EEC), giai đoạn trước của Liên minh châu Âu (EU) hơn là với khối châu Âu hiện nay, một tổ chức đang phải phấn đấu để hài hòa các kế hoạch hướng tới một chính sách tiền tệ chung với sự thiếu thống nhất về tài chính và chính trị.


The treaty among the 10 member countries of Asean is only loosely enforced, a sharp contrast with the treaties governing the 27-nation European Union. The Asean secretariat in Jakarta, Indonesia, employs 295 people, a fraction of the 33,000 people who work for the European Commission in Brussels and elsewhere.


Hiệp ước giữa 10 thành viên châu Á này chỉ được thực thi lỏng lẻo hơn, đối lập với các điều ước đang được sử dụng để quản lý khối Liên minh châu Âu với 27 thành viên. Trụ sở ASEAN tại Jakarta, Indonesia, có 295 nhân sự, chỉ bằng một phần nhỏ so với con số 33.000 người làm việc cho Ủy ban Châu Âu tại Brussels và một số nơi khác.


“Each member state is still very jealous of its own sovereignty and decision-making power,” Mr. Surin said. “My role is to implement, not to lead.”


Ông Surin nói: "Mỗi quốc gia thành viên vẫn rất tha thiết bảo vệ chủ quyền và quyền đưa ra các quyết sách của mình. Vai trò của tôi là thực thi chứ không phải lãnh đạo".


Those who follow the progress of Southeast Asia’s integration say the process has been more organic, less scripted and less legalistic than Europe’s. The movement of people across borders is the product of both the weak rule of law in the region and the mismatch between the supply and demand for workers. People from Myanmar, Cambodia and Laos who want to work in Thailand slip across the porous borders or pay a bribe of about $1.50, often in full view of the immigration authorities.


Những ai theo dõi quá trình hội nhập Đông Nam Á nói rằng quá trình này luôn thực chất hơn, ít tính kịch bản và tính pháp lý hơn của châu Âu. Việc di chuyển dân cư qua biên giới là sản phẩm của việc thực thi yếu kém các luật lệ trong khu vực và sự thiếu cân bằng cung cầu lao động. Người dân Myanmar, Campuchia và Lào muốn làm việc tại Thái Lan có thể dễ dàng lọt qua bên kia biên giới mà chỉ cần đưa hối lộ khoảng 1,5 USD, và thường trước sự chứng kiến của các nhà quản lý tranh nhập cư.


An estimated two and a half million people from those three countries have taken that route. Thailand, having realized the value of such labor, has offered temporary working papers to 900,000 people, but it jealously guards the path to citizenship.


Ước tính khoảng 2,5 triệu người từ ba nước này đã sang bên kia biên giới theo cách làm trên. Thái Lan, trước những giá trị từ nguồn lao động này, đã cung cấp giấy phép lao động tạm thời cho 900.000 người.


Travel for the more affluent has been transformed by AirAsia, a low-fare carrier that was rescued from insolvency by a Malaysian entrepreneur a decade ago. It now has 4,800 flights a week, close to 90 percent of them within Asean’s member nations.


Con đường lập nghiệp của những con người này có sự thay đổi lớn nhờ AirAsia, một hãng hàng không giá rẻ vừa được giải thoát khỏi tình trạng vỡ nợ bởi một doanh nhân Malaysia cách đây 10 năm. Hiện nay hãng này tổ chức 4.800 chuyến bay mỗi tuần, gần 90% trong đó là các tuyến bay giữa các thành viên ASEAN.


“We have barely scratched the surface in terms of meeting demand,” Tony Fernandes, the chief executive of AirAsia, said by e-mail.

"Các chuyến bay của chúng tôi chưa thấm tháp vào đâu so với nhu cầu hiện nay", Tony Fernandes, giám đốc điều hành AirAsia, trả lời một bức thư điện tử.


Multinational companies have been among the biggest beneficiaries of Asean’s growing cohesion.


Các công ty đa quốc gia là những người được hưởng lợi nhiều nhất từ sự gắn kết chặt chẽ hơn của ASEAN.

Stuart Dean, the chief executive of General Electric Asean, a division of the global company, says it has benefited from the economics of scale by consolidating its three light bulb facilities into one large factory in Indonesia.

Stuart Dean, giám đốc điều hành General Electric tại ASEAN, một chi nhanh của công ty trên toàn cầu, nói, công ty được hưởng lợi từ kinh tế quy mô nhờ việc hợp nhất ba cơ sở bóng đèn thành một nhà máy lớn tại Indonesia.


Mr. Dean describes the opening up of Myanmar as the “most remarkable thing I’ve seen in Asean in 20 years.” But he laments the absence of consistent standards in the region, the barriers to trade, and the lack of integration among capital markets. “Generally speaking, it’s two steps forward, one step backward,” he said.


Ông Dean miêu tả việc mở cửa của Myanmar là "điều ấn tượng nhất tôi từng thấy ở ASEAN trong 20 năm qua". Nhưng ông cũng phàn nàn về sự thiếu các tiêu chuẩn thống nhất trong khu vực, hàng rào thương mại, và thiếu hội nhập giữa các thị trường vốn. "Nói chung, họ đã lùi một bước và tiến hai bước".


Wayne Spittle, a senior vice president at Philips, the Dutch multinational corporation, says customs clearance is a persistent problem. Philips keeps spare parts for medical equipment in Singapore and sends them across the region when needed. But in countries like Indonesia and the Philippines, the parts are typically held up for at least a week.


Wayne Spittle, một phó chủ tịch của tập đoàn đa quốc gia Hà Lan Philips, cho biết, thủ tục thông quan vẫn là vấn đề nan giải. Philips lưu giữ phụ tùng cho các thiết bị y tế tại Singapore và chuyển đi khắp khu vực khi cần thiết. Nhưng ở những nước như Singapore và Philippine, các thiết bị này thường bị giữ lại ít nhất một tuần.


“You’ll often get comments like, ‘Pay some money and you’ll get it through customs — you’ll get the order much quicker,’ ” Mr. Spittle said. “That’s not something we do.”


Ông Spittle chia sẻ: "Anh sẽ thường thấy những yêu cầu như "hãy đưa thêm chút tiền, các ông sẽ được thông quan nhanh hơn - các ông sẽ nhận được giấy thông quan nhanh hơn nhiều. Nhưng chúng tôi không thể làm những điều như thế".


The sheer notion of a region called Southeast Asia is relatively recent.


Chỉ riêng khái niệm khu vực được gọi là Đông Nam Á cũng còn tương đối mới.


Benedict Anderson, an expert on nationalism who has based much of his work on Indonesia and Thailand, said the term first started appearing in American and British scholarly journals in the 1930s and ’40s.


Benedict Anderson, chuyên gia về chủ nghĩa dân tộc với nhiều công trình nghiên cứu tại Indonesia và Thái Lan, nói, thuật ngữ này ban đầu xuất hiện trong các tạp chí nghiên cứu của Mỹ và Anh hồi những năm 1930-1940.


“It came from academia,” Mr. Anderson said. “When they were dividing up the world for research purposes, Southeast Asia was a kind of residual area. It wasn’t Oceania; it wasn’t Australia, India or China.”


Ông giải thích: "Thuật ngữ bắt nguồn từ giới học thuật. Khi họ phân chia thế giới để phục vụ mục địch nghiên cứu, Đông Nam Á là một trong những khu vực còn lại. Đó không phải là châu Đại Dương, không phải Australia, Ấn Độ hay Trung Quốc".


Wars have divided the region for centuries. Thailand and Burma, as Myanmar was previously known, have fought at least 44 times. Two of those wars were for control over the area where Thai engineers are now tracing the road through the Burmese jungles.


Chiến tranh đã chia rẽ khu vực trong suốt nhiều thế kỷ. Thái Lan và Myanmar từng giao chiến ít nhất 44 lần. Hai trong số những cuộc chiến này là nhằm giành quyền kiểm soát khu vực nơi mà các kiến trúc sự Thái Lan đang mở đường qua các khu vực rừng rậm Myanmar.


What Thailand could not achieve through war it is getting in peace: relatively easy access between Bangkok and the port of Dawei, Myanmar, on the Andaman Sea. Ultimately, the new road will provide a shorter trade route to Europe, the Middle East and Africa for products made on the Indochinese peninsula.


Những gì Thái Lan không thể giành được qua chiến tranh thì đang nhận được trong hòa bình: việc đi lại tương đối thuận tiện giữa Bangkok và cảng Dawei, Myanmar, trên biển Andaman. Cuối cùng, con đường mới sẽ mở ra một tuyến thương mại ngắn hơn sang châu Âu, Trung Đông và châu Phi cho các hàng hóa sản xuất trên bán đảo Đông Dương.


Like Southeast Asia’s integration itself, the project is touch and go. Long-term financing is uncertain, and Myanmar’s transition to democracy is still fragile. But construction continues, and residents here in Phu Nam Ron, Thailand, are already using parts of the road to reach Dawei.


Giống như bản thân quá trình hội nhập Đông Nam Á, dự án này cũng đứng trước khá nhiều bất trắc. Vấn đề tài trợ dài hạn không chắc chắn, và quá trình dân chủ hóa của Myanmar còn mong manh. Nhưng việc xây dựng vẫn tiếp tục diễn ra, và dân cư ở đây, ở Phu Nam Ron, Thái Lan, đang sử dụng một phần còn đường để đến Dawei.


And there is one indicator, above all others, suggesting that plenty of people are betting on its ultimate success: land in the village of Phu Nam Ron now goes for 25 times what it did just a few years ago.


Cũng có một chỉ số khác cho thấy nhiều người đang đánh cược vào thành công sau này của con đường: đất tại ngôi làng Phu Nam Ron đã tăng gấp 25 lần so với chỉ vài năm trước.


“Each time another government minister visits,” said Apirat Sa Ngobjit, the village headman, “the price of land goes up.”
Apirat Sa Ngobjit, trưởng thôn, nói: "Mỗi lần một bộ trưởng chính phủ tới thăm, giá đất lại tăng cao".

Translated by Đình Ngân



A Gateway to Myanmar
A border police post near Phu Nam Ron, Thailand. The road from Bangkok, the capital, to Phu Nam Ron once ended at the Myanmar border.

Một đồn cảnh sát biên giới gần Phú Nam Ron, Thái Lan. Con đường từ thủ đô Bangkok, Phú Nam Ron trước đây là điểm kết thúc tại biên giới với Myanmar.
 

A market in Phu Nam Ron. As Myanmar opens up to the world after decades of isolation, construction crews are clearing a path through the jungle to create a road from Thailand to the port city of Dawei, Myanmar.

Một khu chợ tại Phú Nam Ron. Khi Myanmar mở ra với thế giới sau nhiều thập kỷ bị cô lập, các đội xây dựng đang khai thông một con đường xuyên qua rừng để tạo ra một đường đi từ Thái Lan đến thành phố cảng Dawei, Myanmar.







 
A group from Thailand crossing into Myanmar to sell goods. The two countries have gone to war at least 44 times but are beginning to co-operate on economic projects.

Một nhóm người từ Thái Lan đi vào Myanmar để bán hàng. Hai nước đã gây chiến tranh ít nhất 44 lần, nhưng đang bắt đầu hợp tác trên các dự án kinh tế.


 
Workers on a Thai construction crew in Phu Nam Ron. The 10 member nations of the Association of Southeast Asian Nations are working on the creation of a common market.

Các công nhân tại một đội xây dựng của Thái Lan ở Phú Nam Ron. 10 quốc gia thành viên của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á đang hợp tác để việc tạo ra một thị trường chung.





Flags representing the Asean nations along the road to Phu Nam Ron. The regional group is gathering for a high-level meeting next week in Cambodia.

Những lá cờ đại diện cho các quốc gia ASEAN dọc theo con đường Phú Nam Ron. Các nước trong nhóm khu vực này tập trung về dự một cuộc họp cấp cao tại Campuchia vào tuần tới.




 
In Phu Nam Ron, land prices are 25 times higher than they were a few years ago, mainly because of the construction of the Thailand-Myanmar road.

Tại Phú Nam Ron, giá đất cao hơn 25 lần so với vài năm trước đây, chủ yếu là do việc xây dựng đường bộ Thái Lan-Miến Điện.




 
A border police post in Thailand. Although the member nations of Asean are growing closer, each “is still very jealous of its own sovereignty,” the group’s secretary general said.

Một cảnh sát biên phòng Thái Lan. Mặc dù các quốc gia thành viên của ASEAN đang trở nên ần gũi nhau, nhưng “vẫn còn rất ghen tị về chủ quyền của mình," Tổng thư ký của ASEAN cho biết.


 
A Thai border guard points to the location of his post near the route of the new road to Myanmar.
Một lính biên phòng Thái Lan chỉ vị trí chốt biên phòng của mình gần tuyến đường mới đi Myanmar.
 



 
Nan Tea, 57, with her husband, Suthin Saiskon, 58, who serves as the deputy headman in Phu Nam Ron. They are originally from Myanmar but have been living in Thailand for 20 years.

Nan Tea, 57 tuổi, với chồng, Suthin Saiskon, 58 tuổi, người làm chức phó trưởng thôn Phú Nam Ron. Họ là người gốc Myanmar nhưng đã sống ở Thái Lan được 20 năm.





The Thailand-Myanmar road will provide a shorter trade route to Europe, the Middle East and Africa for products made in the Indochinese peninsula.

Con đường nối Thái Lan-Myanmar sẽ cung cấp một tuyến đường thương mại ngắn hơn tới châu Âu, Trung Đông và châu Phi cho các sản phẩm được sản xuất trên bán đảo Đông Dương.

1 comment:

  1. I love reading through a post that will make people think. Also, thanks for permitting me to comment!

    ReplyDelete

your comment - ý kiến của bạn