MENU

BILINGUAL BLOG – BLOG SONG NGỮ ANH VIỆT SHARE KNOWLEGE AND IMPROVE LANGUAGE

--------------------------- TÌM KIẾM TRÊN BLOG NÀY BẰNG GOOGLE SEARCH ----------------------------

TXT-TO-SPEECH – PHẦN MỀM ĐỌC VĂN BẢN

Click phải, chọn open link in New tab, chọn ngôn ngữ trên giao diện mới, dán văn bản vào và Click SAY – văn bản sẽ được đọc với các thứ tiếng theo hai giọng nam và nữ (chọn male/female)

- HOME - VỀ TRANG ĐẦU

CONN'S CURENT THERAPY 2016 - ANH-VIỆT

150 ECG - 150 ĐTĐ - HAMPTON - 4th ED.

VISUAL DIAGNOSIS IN THE NEWBORN

Monday, July 2, 2012

Vietnam Dong in ‘Extreme Trouble,’ Morgan Stanley Says Morgan Stanley: Tiền Đồng Việt Nam đang trong giai đoạn cực kỳ khó khăn




Vietnam Dong in ‘Extreme Trouble,’ Morgan Stanley Says

Morgan Stanley: Tiền Đồng Việt Nam đang trong giai đoạn cực kỳ khó khăn

By Bloomberg News
Bloomberg News

Vietnam’s dong is in “extreme trouble” and is at risk of depreciation, Morgan Stanley said, two days after the International Monetary Fund warned the nation’s reserves were at a “low” level.

Tiền đồng Việt Nam đang gặp "khó khăn cực kỳ" và có nguy cơ bị giảm giá, hãng Morgan Stanley nói hai ngày sau khi Quỹ Tiền tệ Quốc tế cảnh báo ngân quỹ dự trữ của nước này đang ở mức "thấp".


A deteriorating balance of payments, a weak economy and trade deficit are “exerting significant downward force” on the dong, Stewart Newnham, Asian currency strategist at Morgan Stanley, told a conference in Ho Chi Minh City.

Sự suy sụp của cán cân chi trả, một nền kinh tế yếu kém và thâm thủng mậu dịch đang "dẫn đến một lực suy giảm nghiêm trọng" đối với tiền đồng, Stewart Newnham, chiến lược gia về tiền tệ Á châu tại Morgan Stanley nói tại một cuộc họp ở Thành phố Hồ Chí Minh.


The dong has slid 17 percent since Newnham said in May 2008 the nation was headed for a “currency crisis” similar to that of Thailand’s baht in 1997. Vietnam’s foreign reserves at the end of September covered 1.8 months of imports, the IMF said on Tuesday, without specifying a level.

Tiền đồng đã trượt 17% kể từ tháng Năm 2008, khi Newnham nói rằng quốc gia này đang hướng đến một "khủng hoảng tiền tệ" tương tự như đồng baht của Thái Lan vào năm 1997. Quỹ dự trữ ngoại tệ của Việt Nam vào cuối tháng Chín bảo đảm được 1,8 tháng giá trị nhập khẩu, Quỹ Tiền tệ Quốc tế nói vào hôm thứ Ba, không đưa ra mức độ cụ thể.


The nation’s foreign-exchange market has shown “positive” changes in December after “tense signs” in the previous month, the central bank said in a statement on its website today.


Thị trường hối đoái ngoại tệ của nước này đã cho thấy những thay đổi "tích cực" trong tháng Mười Hai sau "những dấu hiệu căng thẳng" trong tháng trước, ngân hàng trung ương nói trong một thông báo đăng trên trang mạng hôm nay.


The dong, which has dropped 5.2 percent this year, traded little changed at 19,498 per dollar today, according to data compiled by Bloomberg. A depreciation to 23,000 dong per dollar in 2011 was “extremely plausible”, Newnham said.


Tiền đồng, đã tuột 5,2% trong năm nay, đã không thay đổi trong phiên mua bán hôm nay với tỉ giá 19.498 đồng mỗi đô-la, căn cứ theo dữ liệu do Bloomberg thu thập. Một sự giảm giá đến 23.000 đồng mỗi đô-la trong năm 2011 là "rất có khả năng xảy ra", Newnham nói.


“Since 2008 the dong has been caught in that danger zone where the economy is growing below par and still running a trade deficit,” Newnham said.


"Kể từ năm 2008 tiền đồng đã nằm trong vùng nguy hiểm khi nền kinh tế vẫn tăng trưởng dưới giá trị thật và vẫn có tình trạng nhập siêu," Newnham nói.


Trade Deficit

The State Bank of Vietnam weakened the dong’s reference rate by 2 percent to 18,932 per dollar on Aug. 18, the third devaluation since November last year. That move came amid concern an increase in imports would raise the risk that the Southeast Asian nation will fall short of capital needed to fund its trade deficit.

Nhập siêu

Ngày 18 tháng Tám, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã giảm 2% tỉ giá đối chiếu của tiền đồng xuống còn 18.932 đồng mỗi đô-la, là lần giảm giá thứ ba kể từ tháng Mười Một năm ngoái. Hành động này xảy ra trước quan ngại về việc tăng cường nhập khẩu sẽ nâng cao nguy cơ quốc gia Đông nam Á này sẽ bị thiếu hụt vốn để bù đắp cho tình trạng nhập siêu của mình.


The shortfall widened 16 percent to $1.25 billion in November from a revised $1.08 billion in October, according to preliminary figures released on Nov. 25 by the General Statistics Office. The gap was $10.66 billion in the 11 months through November.

Sự thâm thủng này đã tăng lên 16% ở mức 1,25 tỉ đô-la trong tháng Mười Một từ mức đã được điều chỉnh là 1,08 tỉ trong tháng Mười, căn cứ theo dữ liệu sơ bộ do Tổng cục Thống kê đưa ra vào ngày 25 tháng Mười Một. Tính đến tháng Mười một, cách biệt nhập siêu trong 11 tháng qua là 10,66 tỉ đô-la.


“If the financial flows can’t pay off the import bill, who is left to pay off the shortfall?” Newnham said. “The answer is, the central bank.”
"Nếu nguồn tài chính không thể chi trả cho nợ nhập khẩu, ai sẽ đứng ra để trả cho sự thiếu hụt này?" Newnham nói. "Câu trả lời là, ngân hàng trung ương."




Translated by Diên Vỹ



http://www.bloomberg.com/news/2010-12-09/vietnam-dong-in-extreme-trouble-morgan-stanley-says-update1-.html

No comments:

Post a Comment

your comment - ý kiến của bạn