MENU

BILINGUAL BLOG – BLOG SONG NGỮ ANH VIỆT SHARE KNOWLEGE AND IMPROVE LANGUAGE

--------------------------- TÌM KIẾM TRÊN BLOG NÀY BẰNG GOOGLE SEARCH ----------------------------

TXT-TO-SPEECH – PHẦN MỀM ĐỌC VĂN BẢN

Click phải, chọn open link in New tab, chọn ngôn ngữ trên giao diện mới, dán văn bản vào và Click SAY – văn bản sẽ được đọc với các thứ tiếng theo hai giọng nam và nữ (chọn male/female)

- HOME - VỀ TRANG ĐẦU

CONN'S CURENT THERAPY 2016 - ANH-VIỆT

150 ECG - 150 ĐTĐ - HAMPTON - 4th ED.

VISUAL DIAGNOSIS IN THE NEWBORN

Monday, July 2, 2012

Vietnam: Balancing growth and stability in a more market-oriented economy Việt Nam: Cân bằng tăng trưởng và ổn định trong một nền kinh tế định hướng thị trường hơn




Vietnam: Balancing growth and stability in a more market-oriented economy

Việt Nam: Cân bằng tăng trưởng và ổn định trong một nền kinh tế định hướng thị trường hơn

Suiwah Leung, ANU
Suiwah Leung, ANU
December 28th, 2010

28/12/2010

A new generation of leadership is expected to emerge from the 11th national congress of the Vietnamese Communist Party in January 2011. Both the President and the Secretary-General of the Vietnamese Communist Party are expected to be stepping down, and a question mark hovers over the re-appointment of the current Prime Minister, Mr Nguyen Tan Dung.

Một thế hệ lãnh đạo mới đang được trông đợi xuất hiện từ đại hội toàn quốc Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ 11 vào ngày 11 tháng Giêng 2011. Cả Chủ tịch nước lẫn Tổng Bí thư Đảng Cộng sản hiện tại đều được cho là sẽ rút lui, và một dấu hỏi đang lượn lờ trên việc tái đề bạt vị Thủ tướng hiện tại, ông Nguyễn Tấn Dũng.

After leading the country into the WTO, amongst other market-oriented reforms, Mr Dung’s personal standing within the Party has been tarnished in recent months by the near-collapse of the large state-owned shipbuilding conglomerate, Vinashin. Whether the new leadership is reformist or conservative, it will be confronted with the issue of balancing short-term growth with macroeconomic stability.


Sau khi đưa đất nước tham gia vào Tổ chức Thương mại Thế giới cũng như những cải cách định hướng thị trường, vị trí cá nhân của ông Dũng bên trong nội bộ Đảng đang bị suy giảm trong những tháng qua vì vụ việc tập đoàn đóng tàu nhà nước Vinashin. Cho dù giới lãnh đạo mới là người cách tân hay thủ cựu, họ đều phải đối diện với vấn đề cân bằng sự tăng trưởng ngắn hạn với sự ổn định của nền kinh tế vĩ mô.

Vietnam survived the GFC in better shape than most other countries of its size in the region, with a growth rate of 5.3 per cent in 2009. Throughout much of 2010, pro-growth policies resulted in estimated growth rates of around 6.7 per cent. However, with credit growth exceeding the (already high) official target of 25 per cent for the year, and Vietnam’s headline inflation rate looking to be in double-digits year-on-year, the State Bank of Vietnam had to reverse gear and raised official interest rates from 8 to 9 percent in November 2010.


Việt Nam đã sống qua cơn khủng hoảng tài chính thế giới tốt hơn so với hầu hết những quốc gia cùng tầm cỡ khác trong khu vực với tỉ lệ tăng trưởng là 5,3% trong năm 2009. Trong suốt năm 2010, chính sách chú trọng tăng trưởng đã đưa đến kết quả tỉ lệ tăng trưởng được dự đoán là ở mức 6,7%. Tuy nhiên, với tỉ lệ tín dụng tăng quá chỉ tiêu nhà nước (vốn đã cao) ở mức 25% trong năm, và tỉ lệ lạm phát hàng đầu ở Việt Nam đang nằm ở mức hàng chục tính theo từng năm, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã phải đảo ngược vị trí và tăng tỉ giá lãi từ 8 lên 9% vào tháng Mười một 2010.


More needs to be done, however, in order to ease the pressure on the dong, which has been devalued three times since November 2009. The official exchange rate is again about 10 per cent above the current ‘black market’ rate.


Tuy nhiên vẫn còn nhiều điều cần làm để giảm bớt áp lực lên tờ đồng, vốn đang bị giảm giá ba lần kể từ tháng Mười một 2009. Tỉ giá hối đoái chính thức ở vào khoảng 10% cao hơn so với tỉ giá "chợ đen" hiện tại.


The 2010 current account deficit (excluding gold) is projected to be just under 7 per cent of GDP which is relatively high for an emerging Asian economy. International reserves, although stabilised, are at an uncomfortably low level, covering about 1.8 months of imports.

Tỉ lệ thâm thủng tài khoảng hiện tại của năm 2010 (không kể vàng) được dự đoán chỉ dưới 7% Tổng Sản lượng Nội địa, là tương đối cao đối với một nền kinh tế đang lên ở châu Á. Quỹ dự trữ ngoại tệ, mặc dù đã được ổn định, vẫn đang nằm ở mức thấp đầy bất ổn, chỉ bảo đảm được khoảng 1,8 tháng nhập khẩu.


A more comprehensive package of macroeconomic policies, including fiscal consolidation, is needed to convince the market that the government is aware of the risks to macroeconomic stability and is managing those risks appropriately. In the medium-term, greater flexibility in the exchange rate regime is also needed to enable the private sector to manage exchange rate risks more effectively. Once confidence is re-established, households and enterprises are likely to cease hoarding US dollars and gold as a hedge against inflation and devaluations of the dong, and the so-called ‘dollar shortage’ (in reality, unwillingness to hold dong assets) should disappear.


Cần có một tập hợp chính sách kinh tế vĩ mô thấu suốt hơn, bao gồm việc củng cố quỹ tài chính, để thuyết phục thị trường rằng chính phủ đã nhận thức được những rủi ro của sự ổn định kinh tế vĩ mô và đang đối phó đúng mức với những rủi ro ấy. Trong thời hạn trung bình, sự linh hoạt hơn trong chính sách tỉ giá hối đoái cũng cần có để cho phép lĩnh vực tư nhân đối phó với rủi ro từ tỉ giá hối đoái một cách hiệu quả hơn. Một khi niềm tin đã được tái lập, người dân và doanh nghiệp chắc chắn sẽ giảm bớt việc tích trữ đồng đô la và vàng như là nguồn bảo hiểm chống lại nạn lạm phát và sự tụt giá của tiền đồng, và cái gọi là "thiếu hụt đô la" (trên thực tế là vị sự miễn cưỡng không chịu giữ tiền đồng) sẽ biết mất.


The likelihood, however, of such a comprehensive package being adopted in 2011 is slim. Even with most stimulus measures having expired by end-2009, a reduction in the budget deficit to substantially below the level in 2009 of 9 per cent of GDP is unlikely, due to (often inefficient) spending on infrastructure and social welfare programs.

Tuy nhiên khả năng về một loạt chính sách thấu suốt được thông qua vào năm 2001 thì rất mỏng manh. Ngay cả khi các biện pháp kích cầu cao nhất đã hết hạn vào cuối năm 2009, việc cắt giảm sự thâm thụt ngân sách để tụt nhiều dưới mức 9% Tổng Sản lượng địa của năm 2009 chắc sẽ không xảy ra vì chi phí (thường không có hiệu quả) cho cơ sở hạ tầng và các chương trình phúc lợi xã hội.


Without significant fiscal consolidation, Vietnam’s public debt to GDP ratio could well exceed 50 per cent, making it more costly for the government to borrow internationally, and further limiting the fiscal space. Furthermore, perhaps not surprisingly, the transition from direct to indirect monetary policy instruments is not unproblematic, and recently announced price controls to fight inflation, if implemented, could further undermine confidence amongst domestic and foreign investors.


Nếu không có biện pháp củng cố tài chính mạnh mẽ, tỉ lệ nợ công của Việt Nam so với Tổng Sản lượng Nội địa có thể vượt quá 50%, khiến cho chính quyền sẽ tốn kém hơn khi vay mượn từ nước ngoài, và càng giới hạn hơn nữa khả năng tài chính. Hơn nữa, có lẽ là không có gì ngạc nhiên, sự chuyển giao các biện pháp về chính sách tiền tệ từ trực tiếp sang gián tiếp thì không phải là không có vấn đề, và việc kiểm soát giá cả để chống lạm phát vừa được thông báo gần đây, nếu được thực thi, có thể làm giảm thêm sự tin tưởng của giới đầu tư trong và ngoài nước.


It is in this context that the forthcoming Party Congress in January is important. Two decades of economic reforms and globalisation have made Vietnam a middle-income country with a rapidly growing domestic private sector. A return to a more dirigiste style of economic management on the part of the conservative elements in the Party is likely to dampen the domestic private sector, with negative consequences for economic growth in the medium term. Whilst there is perhaps no serious chance of a return to central planning, a ‘stop-go’ approach to economic policy-making could prevail.


Trong bối cảnh này, Đại hội Đảng vào tháng Giêng sắp đến là rất quan trọng. Hai thập niên cải cách kinh tế và toàn cầu hoá đã biến Việt Nam thành một quốc gia có thu nhập trung bình với một lĩnh vực tư nhân trong nước đang tăng trưởng nhanh. Sự quay lại của phong cách quản lý kinh tế bao cấp hơn trong bộ phận những thành phần bảo thủ trong Đảng chắc chắn sẽ làm yếu lĩnh vực tư nhân trong nước với những hệ quả tiêu cực đối với sự tăng trưởng kinh tế trong thời hạn trung bình. Trong khi có dù không có thay đổi quan trọng để quay lại phương pháp kế hoạch trung ương ngày xưa, một phong cách "giật cục" trong việc thiết lập chính sách kinh tế có thể sẽ quay lại.


If the reformist elements of the Party continue their ascendancy, fairly rapid reforms in key macroeconomic institutions could take place in the next 2 to 3 years. This could improve Vietnam’s macroeconomic policy-making and the government’s ability to communicate its policy stance to the market. In time, reforms could spread to other public institutions, assisting in the development of a dynamic and innovative private sector, and enabling Vietnam to achieve its long-term growth potential.


Nếu thành phần cấp tiến trong Đảng tiếp tục có thế lực, những cải cách tương đối nhanh trong các cơ quan kinh tế vĩ mô chủ chốt có thể xảy ra trong 2 đến 3 năm tới. Điều này có thể giúp phát triển tốt hơn việc soạn thảo chính sách kinh tế vĩ mô cũng như khả năng của chính phủ trong việc truyền tải quan điểm chính sách của mình đến thị trường. Với thời gian, đổi mới có thể lan toả đến những cơ quan nhà nước, giúp phát triển lĩnh vực tư nhân đầy năng động và sáng tạo, và cho phép Việt Nam gặt hái được những tiềm tăng tăng trưởng dài hạn của mình.

Suiwah Leung is an Adjunct Associate Professor of Economics at the Crawford School, ANU.
Suiwah Leung là Phó Giáo sư Kinh tế tại Trường Crawford, ANU.


Translated by Diên Vỹ


http://www.eastasiaforum.org/2010/12/28/vietnam-balancing-growth-and-stability-in-a-more-market-oriented-economy/

No comments:

Post a Comment

your comment - ý kiến của bạn