MENU

BILINGUAL BLOG – BLOG SONG NGỮ ANH VIỆT SHARE KNOWLEGE AND IMPROVE LANGUAGE

--------------------------- TÌM KIẾM TRÊN BLOG NÀY BẰNG GOOGLE SEARCH ----------------------------

TXT-TO-SPEECH – PHẦN MỀM ĐỌC VĂN BẢN

Click phải, chọn open link in New tab, chọn ngôn ngữ trên giao diện mới, dán văn bản vào và Click SAY – văn bản sẽ được đọc với các thứ tiếng theo hai giọng nam và nữ (chọn male/female)

- HOME - VỀ TRANG ĐẦU

CONN'S CURENT THERAPY 2016 - ANH-VIỆT

150 ECG - 150 ĐTĐ - HAMPTON - 4th ED.

VISUAL DIAGNOSIS IN THE NEWBORN

Friday, July 6, 2012

南海爭議 政治凌駕法律經濟 Tranh chấp Biển Đông: chính trị trùm lên luật pháp và kinh tế




南海爭議 政治凌駕法律經濟

Tranh chấp Biển Đông: chính trị trùm lên luật pháp và kinh tế

2012.07.01

2012.07.01

越南與中國大陸在南海搶著探勘石油天然氣,不僅兩家國營石油公司公開指責對方,外交部門也態度強硬強調主權。專家指出,南海爭議,政治利益凌駕一切,其他問題只是單一面向。

Việt Nam và Trung Quốc Đại lục cùng đổ xô đi thăm dò, tìm  kiếm dầu khí và khí đốt tại Biển Đông, không chỉ là hai công ty dầu khí nhà nước công khai cáo buộc lẫn nhau, mà cả Bộ Ngoại giao của hai bên cũng có một thái độ cứng rắn và nhấn mạnh về vấn đề chủ quyền. Các nhà phân tích chỉ ra rằng, trong vấn đề tranh chấp tại Biển Đông, lợi ích chính trị đã bao trùm lên tất cả các mặt,  và những vấn đề còn lại chỉ là một phương diện mà thôi.



這位不願具名的法學專家指出,越共中央總書記阮富仲(Nguyen Phu Trong)日前與河內市居民會面時就強調,國會通過「越南海洋法」是重大成功,其中規定「黃沙、長沙屬於越南主權」(越稱西沙為黃沙、南沙為長沙)。

Một chuyên gia pháp lý đề nghị không cung cấp tên cho biết, một ngày trước, trong buổi tiếp xúc với dân chúng của thành phố Hà nội, Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng đã nhấn mạnh việc Quốc hội Việt Nam thông qua Luật Biển là một thành công to lớn, trong đó quy định hai quần đảo Hoàng Sa, và Trường sa là thuộc chủ quyền của Việt Nam.

阮富仲強調國家三大目標,第一,堅決維護國家獨立、主權、統一及領土完整,這是神聖任務;第二,保護政治制度;第三,維持和平穩定環境,確保建設、發展與國家安全。

Ông Nguyễn Phú Trọng cũng nhấn mạnh ba mục tiêu của quốc gia, một là, kiên quyết bảo độc lập dân tộc, chủ quyền, thống nhất toàn vẹn lãnh thổ, và đây được coi là một nhiệm vụ thiêng liêng; hai là; bảo vệ chế độ chính trị; ba là, duy trì môi trường hòa bình và ổn định, đảm bảo  việc xây dựng và phát triển cũng như đảm bảo vấn đề về an ninh quốc gia.  


上述法學專家表示,阮富仲實際上是越南的最高領導人,他的談話就是越南對南海問題的底線。

Vị chuyên gia pháp lý trên cũng cho biết, ông Nguyễn Phú Trọng thực tế là nhà lãnh đạo cao nhất của Việt Nam, do đó phát biểu của ông cũng tức là quan điểm của chính phủ Việt Nam đối với vấn đề Tranh chấp Biển Đông.


越南外交學院學者阮長水(Nguyen Truong Thuy)表示,越南通過海洋法完全適合於1982年聯合國海洋法公約。他再一次肯定越南對兩群島的不可爭議主權,並強調中國海洋石油總公司(CNOOC)在越南海域招標是違法行為。

Học giả của Học viện Ngoại giao Việt Nam là ông Trần Trường Thủy cho biết, việc Việt Nam thông qua Luật biển là hoàn toàn phù hợp với Công ước Luật biển của Liên Hiệp Quốc năm 1982. Ông cũng một lần nữa khẳng định, Việt Nam có chủ quyền đối với hai quần đảo  Hoàng Sa và Trường Sa, đồng thời nhấn mạnh việc Công ty Dầu khí Hải dương Trung Quốc (CNOOC) kêu gọi mời thầu trong vùng lãnh hải của Việt Nam là một hành động trái luật pháp quốc tế. 

阮長水指出,北京多次單向提出「九段線」,對於東南亞國家協會各國,中國大陸實行「分開以鎮壓」的政策,壓制柬埔寨、泰國、緬甸、寮國等與南海爭執無關的國家,目的不外是分歧東盟內部;至今,東協對黃岩島尚未提出任何共同聲明,就可以反映出中國大陸已達到目的。


Ông Trần Trường Thủy chỉ ra rằng, Bắc Kinh đã nhiều lần đơn phương đưa ra yêu sách “Đường chín đoạn”, tiến hành chính sách “chia để trị" đối với các quốc gia thuộc ASEAN. Trung Quốc đã gây ảnh hưởng lên các nước không có liên quan đến tranh chấp tại Biển Đông như Campuchia, Thái Lan, Miến Điện, và Lào, mục đích là nhằm để chia rẽ nội bộ của ASEAN. Cho đến nay, việc Hiệp hội ASEAN không đưa ra được bất kỳ tuyên bố chung nào đối với vấn đề tại bãi cạn Hoàng Nham, điều này cho thấy  Trung Quốc đã được mục đích của họ.


法學專家說,北京的態度是明確的,認為九段線是南海的國界線,這條「U」型的九段虛線在70年前已在中國地圖上正式標出。


Những nhà chuyên gia pháp lý thì nói, thái độ của Bắc Kinh là rõ ràng, coi Đường 9 đoạn là biên giới quốc gia trên biển tại Biển Đông, đường đứt khúc 9 đoạn hình chữ U này đã được vẽ trên bản đồ của Trung Quốc từ 70 năm trước. 


這位專家表示,在越南通過「海洋法」,以及派遣戰機巡邏目前越南所管轄的島嶼後,中國大陸採取相對政策因應,並不令人意外。


Vị chuyên gia này cũng cho biết, bởi Việt Nam thông qua Luật biển, cũng như cử máy bay chiến đấu bay tuần tra tại các hòn đảo do Việt Nam hiện đang nắm giữ, nên Trung Quốc lập tức  đưa ra những chính sách phản ứng đáp trả, điều này không nằm ngoài dự đoán.


綜合越南媒體報導,日前在美國首府華盛頓舉行的「南海問題國際研討會」中,澳洲國防學院教授塞爾(CarlyleThayer)就表示,中國大陸在越南經濟海域的9個油氣區塊招國際標,是中方在越南國會通過海洋法後的報復性行動。

Theo những tin tức được đăng tải trên báo chí của Việt Nam, giáo sư Carlyle A.Thayer thuộc Học viện Quốc phòng Australia hiện đang tham gia cuộc “Hội thảo Quốc tế về Vấn đề Biển Đông” được tổ chức tại thủ đô Hoa Thịnh Đốn của Mỹ, cho rằng việc Trung Quốc Đại Lục tiến hành mời thầu quốc tế đối với 9 lô dầu khí trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam là một hành động mang tính trả đũa của phía Trung Quốc sau khi Quốc hội Việt Nam thông qua Luật Biển.


塞爾說,這是政治性大於商業性的行為。美國「戰略暨國際研究中心」(CSIS)亞洲問題專家葛來儀(Bonnie Glaser)也持相同觀點。


Ông A.Thayer nói, đây là hành động mang tính chính trị hơn là hành động mang tính thương mại. Chuyên gia về các vấn đề Châu Á thuộc Trung Tâm Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế (CSIS) là bà Bonie Glaser cũng rất đồng ý với quan điểm này. 


法學專家指出,中日台對釣魚台的爭執也是相同的,攸關國家主權,各方不會退讓,南海爭端也是一樣的。政治凌駕一切,沒有一個國家可以承受喪權辱國、失去領土主權的政治風險,

Các chuyên gia pháp lý đã chỉ ra rằng , trong vấn đề tranh chấp quần đảo Điếu Ngư Đài thì Trung Quốc, Nhật Bản, và Đài Loan cũng hành động tương tự, khi đặt vấn đề về chủ quyền quốc gia thì các bên đều không chịu có nhượng bộ, và tranh chấp tại Biển Đông cũng vậy. Vấn đề chính trị đã bao trùm lên tất cả, không có một quốc gia nào có thể chấp nhận việc để mất thể diện quốc gia, hứng chịu những rủi ro chính trị do việc đánh mất chủ quyền lãnh thổ.


這位專家指出,越中雙方對於近日以來的南海爭議,都已採取降溫動作,由外交部彼此發言表明立場之後,層級降至國營石油企業互批,顯示其中微妙的變化。


Vị chuyên gia pháp lý này cũng cho biết, trong vấn đề tranh chấp tại Biển Đông trong thời gian gần đây thì cả hai bên Việt Nam và Trung Quốc đều có những hành động làm dịu căng thẳng, sau khi những người phát ngôn bộ ngoại giao tuyên bố lập trường, thì giảm dần xuống tới mức là những công ty dầu khí nhà nước tiếp tục có các tuyên bố, điều này cho thấy có những thay đổi tinh tế ở bên trong. 

另外,越南一直強調希望中國大陸遵守1982年聯合國海洋法公約,但是由於美國擔心主權屈從在一個國際機構,以及繳納公海開採資源稅費等因素,美國國會至今仍未通過這項公約。
Ngoài ra, Việt Nam đã luôn nhấn mạnh việc hy vọng Trung Quốc Đại Lục sẽ tôn trọng Công ước Luật biển Liên Hiệp Quốc năm 1982, tuy nhiên do Mỹ lo ngại rằng chủ quyền bị phụ thuộc vào một tổ chức quốc tế, cũng như yếu tố phải chi trả các loại thuế phí cho việc khai thác những tài nguyên tại các vùng biển quốc tế, nên cho tới nay thì Quốc hội Mỹ cũng vẫn chưa thông qua Công ước này.

因此美國國會議員李柏曼(Joe Liberman),在華盛頓舉行的「南海問題國際研討會」中建議中國大陸在南海議題上降溫,並保證地區和平穩定與多元對話;此外,解決爭端要根據國際法,而不是歷史證據。


Nghị sĩ Quốc hội Mỹ là ông Joe Libeman, khi tham gia phát biểu trong “Hội thảo Quốc tế về Vấn đề Biển Đông” tại Hoa Thịnh Đốn đã đề nghị Trung Quốc Đại Lục nên có hành động làm giảm căng thẳng tại Biển Đông, đồng thời đảm bảo hòa bình, ổn định của khu vực và đối thoại với nhiều bên; Ngoài ra, việc giải quyết tranh chấp cần tuân theo luật pháp quốc tế, chứ không phải chỉ là những chứng cứ lịch sử.

李柏曼也建議美國會通過海洋法公約。


Ông Libeman cũng đề nghị Quốc hội Mỹ thông qua Công ước Luật Biển Quốc tế.


越南律師協會、越南石油協會昨天聲明反對中國海洋石油總公司在越南經濟海域上公開招標,並再次強調中方行為違反聯合國海洋法公約,同時違反中國與東協所達成的「南海共同行為準則宣言」(DOC),以及越中兩國高層領導所達成的解決東海問題基本原則。

Ngày hôm qua thì Hội Luật gia Việt Nam và Hiệp hội Dầu khí Việt Nam đã cho ra một tuyên bố chung nhằm phản đối hành động của Tổng công ty Dầu khí Hải dương Trung Quốc trong việc công khai mời thầu trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, đồng thời họ cũng tiếp tục nhấn mạnh hành vi của phía Trung Quốc đã vi phạm Công ước Luật biển của Liên hiệp quốc, cùng lúc cũng vi phạm các  nguyên tắc của bản “Tuyên bố chung về cách ứng xử của các bên tại Biển Đông (DOC)” đã đạt được giữa Trung Quốc và ASEAN, cũng như bản thỏa thuận về các nguyên tắc cơ bản nhằm chỉ đạo việc giải quyết các vấn đề trên biển đã được lãnh đạo cấp cao của hai nước thông qua.


法學專家指出,這種強調法律和經濟層面的說辭,對於爭取南海主權只是口水戰,對於解決紛爭,沒有實質幫助,因為真正的關鍵仍在主權和政治角力,問題複雜且多變,各國若不真正面對問題,解決途徑將充滿變數,時程更是遙遙無期。


Các chuyên gia pháp lý chỉ ra rằng, những tranh cãi nhấn mạnh đến các mặt về luật pháp và kinh tế, để nhằm giành chủ quyền tại Biển Đông chỉ là một cuộc cãi vã (cuộc chiến nước bọt), với việc giải quyết tranh chấp, nó không có tác dụng hỗ trợ thực chất, vì vấn đề mấu chốt thực sự lại là những vấn đề đấu tranh về chủ quyền và chính trị vốn vô cùng phức tạp và nhiều biến động. Nếu các quốc gia không nhìn thẳng vào vấn đề thực tế, lộ trình để giải quyết vấn đề sẽ còn chứa đầy những biến số, và tham biểu thời gian cho một kết quả giải quyết sẽ vẫn còn vời xa.     



Translated by Đăng Dương


http://udn.com/NEWS/BREAKINGNEWS/BREAKINGNEWS4/7195941.shtml

No comments:

Post a Comment

your comment - ý kiến của bạn