MENU

BILINGUAL BLOG – BLOG SONG NGỮ ANH VIỆT SHARE KNOWLEGE AND IMPROVE LANGUAGE

--------------------------- TÌM KIẾM TRÊN BLOG NÀY BẰNG GOOGLE SEARCH ----------------------------

TXT-TO-SPEECH – PHẦN MỀM ĐỌC VĂN BẢN

Click phải, chọn open link in New tab, chọn ngôn ngữ trên giao diện mới, dán văn bản vào và Click SAY – văn bản sẽ được đọc với các thứ tiếng theo hai giọng nam và nữ (chọn male/female)

- HOME - VỀ TRANG ĐẦU

CONN'S CURENT THERAPY 2016 - ANH-VIỆT

150 ECG - 150 ĐTĐ - HAMPTON - 4th ED.

VISUAL DIAGNOSIS IN THE NEWBORN

Friday, July 27, 2012

Geopolitics and geoeconomics in SE Asia: What is RI’s position? Địa chính trị và địa kinh tế ở Đông Nam Á: VỊ TRÍ NÀO CHO INDONESIA?





Geopolitics and geoeconomics in SE Asia: What is RI’s position?

Địa chính trị và địa kinh tế ở Đông Nam Á: VỊ TRÍ NÀO CHO INDONESIA?
Beginda Pakpahan,
Beginda Pakpahan,

Jakarta Post, July 05 2012
Jakarta Post, 05/7/2012


Geopolitics and geoeconomics in Southeast Asia are changing faster than ever across the whole region, while the global importance of internal Southeast Asia affairs continues to expand. The two issues of the South China Sea and the proliferation of trade partnerships are at the center of the attention of regional and global players.

Địa chính trị và địa kinh tế trên toàn bộ khu vực Đông Nam Á đang thay đổi nhanh chóng hơn bao giờ hết, trong khi tầm quan trọng toàn cầu của các vấn đề nội bộ khu vực tiếp tục mở rộng. Trong đó, Biển Đông và sự gia tăng của quan hệ đối tác thương mại là hai vấn đề trung tâm của các nước khu vực và trên toàn thế giới.


What is Indonesia’s position with regard to these two matters? How can we anticipate Indonesia’s response to developments in the region? To what extent could, or should, Indonesia develop or strengthen its position?

Vậy vị trí của Indonesia,trong hai vấn đề này là gì? Làm thế nào chúng ta có thể dự báo phản ứng của Indonesia đối với những phát triển đó? Mức độ mà Indonesia có thể, hoặc nên phát triển hoặc tăng cường vị trí của mình?


It is my opinion that Indonesia should be at the center of contemporary geopolitics and geoeconomics in Southeast Asia, strengthening its capacity and capability to act as a non-aligned stabilizer and as a major, if not the major, player throughout ASEAN.

Tôi cho rằng Indonesia nên ở vào vị trí trung tâm địa chính trị – kinh tế đương đại khu vực Đông Nam Á; tăng cường năng lực và khả năng của mình để hành xử như một nhân tố ổn định không liên kết, và như là một nhạc trưởng, nếu không thì cũng như một bên tham gia.

Establishing and preserving economic stability, while boosting economic development in the region is the primary role of ASEAN. Indonesia as a nation, diplomatic power or economy, can and must be at the heart of the drive toward these objectives. Such is the power of the Indonesian economy that regional stability cannot be attained without us, and therefore could be achieved with our national interests to the fore.

Thiết lập và duy trì ổn định kinh tế, đồng thời thúc đẩy phát triển kinh tế trong khu vực là vai trò chính của ASEAN. Indonesia, với tư cách là một quốc gia, một quyền lực ngoại giao hoặc kinh tế, có thể phải đóng vai trò trung tâm trong định hướng tới nhũng mục tiêu này. Đó chính là sức mạnh của nên kinh tế Indonesia, đến mức mà sự ổn định khu vực không thể đạt được nếu thiếu chúng ta.

The South China Sea has become an important issue for Indonesia because there are now so many territorial disputes between China and ASEAN countries (the Philippines, Malaysia, Vietnam and Brunei Darussalam). For some time China and the Philippines have been playing a dangerous game of tit for tat with their vessels in Scarborough shoal, which is claimed by both parties as their territory. Both sides have deliberately raised the tension in the area to the extent that China recently issued a warning to its citizens in the Philippines. The Philippines has a commitment from the US to protect what it considers to be Filipino territory, if attacked.


Biển Đông trở thành một vấn đề quan trọng đối với Indonesia, bởi hiện tồn tại rất nhiều tranh chấp lãnh hải giữa Trung Quốc và các nước ASEAN (Philippines, Malaysia, Việt Nam và Bruney). Đôi khi Trung Quốc và Philippines chơi trò chơi nguy hiểm ăn miếng trả miếng thông qua các tàu của họ ở bãi Scarborough – nơi cả hai đều tuyên bố chủ quyền. Hai bên cố tình gia tăng căng thẳng trong khu vực tới mức mà Trung Quốc gần đây đã phải cảnh báo các công dân của mình ở Philippines. Còn Philippines được Mỹ cam kết bảo vệ những gì mà Manila coi là lãnh thổ, nếu bị tấn công.


The tension in the South China Sea could easily become an outright war, if not managed effectively.

Sự căng thẳng ở Biển Đông có thể sẽ trở thành một cuộc chiến tranh toàn diện, nếu không được giải quyết hiệu quả.


Australia invited the US to deploy 2,500 marines in Darwin, purportedly to respond to natural disasters in the region. It also has the promise of US surveillance devices to be deployed in the Cocos Islands to monitor activity in the South China Sea.


Australia mời Mỹ triển khai 2.500 lính thủy đánh bộ ở căn cứ Danviri, với tuyên bố công khai là để đối phó với thiên tai trong khu vực. Washington cũng hứa hẹn với Canbera triển khai các thiết bị do thám ở quần đảo Cocos để theo dõi các hoạt động ở Biển Đông.

These developments have not gone unnoticed by China or the members of ASEAN. The South China Sea looks likely to become yet another theater for competition, posturing and saber rattling between China and the US. Geographically, this is a wholly new area of geopolitical tensions and it is our own backyard.

Những động thái này đã khiến Trung Quốc và các nước ASEAN chú ý. Biển Đông có khả năng trở thành một nơi cạnh tranh, nơi khoe cơ bắp và diễu võ dương oai giữa Mỹ và Trung Quốc. Xét về mặt địa lý, đây là một khu vực căng thẳng địa chính trị hoàn toàn mới, và là sân sau của chúng ta.


If the South China Sea represents the new geopolitics, then the proliferation of economic partnerships must surely epitomize the new geoeconomics of Southeast Asia. ASEAN has expanded its economic cooperation with external counterparts through free trade agreements (FTA) and other economic partnership agreements. Several economic agreements are now signed, sealed and in process of delivery, with such neighbors and near-neighbors, as China, India, Australia and New Zealand, Japan and South Korea.


Nếu Biển Đông đại diện cho một địa chính trị mới, thì sự phổ biến của các quan hệ đối tác kinh tế chắc chắn phải là hình mẫu của một địa kinh tế mới ở khu vực Đông Nam Á. ASEAN đã mở rộng họp tác kinh tế với các đối tác bên ngoài thông qua các hiệp định tự do thương mại (FTA) và hiệp định đối tác kinh tế khác. Nhiều thòa thuận kinh tế đã được ký kết, hoàn tất và đang trong quá trình triển khai, với các nước láng giềng và lân cận như Trung Quốc, Ấn Độ, Australia, New Zealand, Nhật Bản và Hàn Quốc.

Individual member countries have also reached bilateral economic arrangements, for example: EFTA-Singapore, China-Singapore and Brunei-Japan.

Các nước thành viên ASEAN cũng đã đạt thoả thuận song phương về kinh tế, ví dụ: Singapore – Trung Quốc và Bruney – Nhật Bản.
The Trans-Pacific Strategic Economic Partnership Agreement known as the Trans-Pacific Partnership (TPP) is emerging as an important trade agreement in our region.

Hiệp định đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP) đang nổi lên như một thỏa thuận thương mại quan trọng trong khu vực chúng ta.

The TPP member countries are currently New Zealand, Singapore, Brunei Darussalam and Chile. The US, Malaysia, Australia, Vietnam and Japan have expressed interest in membership and negotiations to expand go on apace.

Các nước thành viên TPP hiện bao gồm New Zealand, Singapore, Bruney, Chile, Mỹ, Malaysia, Australia, Việt Nam và Nhật Bản đã bày tỏ sự quan tâm đến tư cách thành viên và nhanh chóng thúc đẩy đàm phán gia nhập.


While not yet a member of the partnership itself, the US has declared its intention to persuade allies in Southeast Asia to join this organization. Thus, the rapid expansion of trade agreements combined with US promotion of TPP characterizes the new geoeconomics of the area.

Trong khi chưa phải là thành viên của quan hệ đối tác này, Mỹ đã tuyên bố ý định thuyết phục các đồng minh trong khu vực Đông Nam Á tham gia TPP. Do đó, việc mở rộng nhanh chóng của các hiệp định thương mại kết họp với việc Mỹ xúc tiến thành lập TPP tạo nên đặc điểm một địa kinh tế mới của khu vực.

Like it or not, Indonesia’s position is at the center of these developments. On the one hand, we are the biggest country in Southeast Asia, with a strategic position in relation to China, the US, Australia, Japan and South Korea. On the other hand, Indonesia is caught in the middle of the burgeoning rivalry between China and the US on the issues highlighted above: economic and territorial muscle in the region.


Dù muốn hay không, vị trí của Indonesia là ở trung tâm của những phát triển này. Một mặt, chúng ta là quốc gia lớn nhất Đông Nam Á với một vị trí chiến lược trong mối quan hệ với Trung Quốc, Mỹ, Australia. Nhật Bản và Hàn Quốc. Mặt khác, Indonesia nằm giữa sự cạnh tranh đang phát triển giữa Trung Quốc và Mỹ về các vấn đề nêu trên: cọ xát kinh tế và lãnh thổ trong khu vực.


Non-aligned and caught between the superpowers, Indonesia is perfectly placed to be a stabilizing influence and honest broker between the two. We have both opportunity and capacity to promote peace and security and foster economic development.

Không liên kết và nằm giữa các siêu cường, Indonesia hoàn toàn có thể là một nhân tố ổn định ảnh hưởng và trung gian trung thực giữa Mỹ và Trung Quốc. Chúng ta có cả cơ hội và năng lực để thúc đẩy hòa bình, an ninh và phát triển kinh tế.

With regard to the geopolitics of Southeast Asia, if Indonesian influence is brought to bear, then perhaps China can be convinced to respect the Treaty of Amity and Cooperation (TAC) and the Code of Conduct in the South China Sea? Indonesia, and perhaps only Indonesia, has the motive and the opportunity to influence the Philippines and China and lessen the tension in the South China Sea.

Trên bình diện địa chính trị của khu vực Đông Nam Á, nếu ảnh hướng của Indonesia không phát huy tác dụng, liệu Trung Quốc có thể được thuyết phục để tôn trọng Hiệp ước Thân thiện và Hợp tác (TAC) và Bộ qui tắc ứng xử của các bên trên Biển Đông? Indonesia, và có lẽ chỉ Indonesia, mới có động lực và cơ hội để tác động đến Trung Quốc và Philippines và giảm căng thẳng trong khu vực Biển Đông.


Indonesia could propose joint sovereignty of disputed sea areas to China, the Philippines, Vietnam, Malaysia and Brunei Darussalam with the backing of the US and other ASEAN countries. If needs must, Indonesia could impose and police such an arrangement.

Indonesia có thể đề nghị phương cách chủ quyền chung đối với các vùng biển tranh chấp giữa Trung Quốc, Philippines, Việt Nam, Malaysia và Bruney với sự ủng hộ của Mỹ và các nước ASEAN khác. Nếu cần phải như vậy, Indonesia sẽ dàn xếp ổn thỏa việc này.


Under our leadership, ASEAN and China can create a joint security commission to monitor collective arrangements (e.g. maritime security and energy cooperation) in the South China Sea.


Dưới vai trò chèo lái của Indonesia, ASEAN và Trung Quốc có thề thiết lập một ủy ban an ninh chung để giám sát các thỏa thuận tập thể (ví dụ như an ninh hàng hải và hợp tác năng lượng) trên Biển Đông.


With strong, impartial leadership, China, the Philippines, and other concerned nations may work together to secure and develop the South China Sea without the current atmosphere of fear, distrust and threats.

Với vai trò lãnh đạo mạnh mẽ, vô tư đó, thì Trung Quốc, Philippines, và các quốc gia liên quan khác có thể làm việc cùng nhau để bảo vệ và phát triển khu vực Biển Đông mà không còn có bầu không khí ngờ vực, sợ hãi và các mối đe dọa như hiện nay.

With regard to the geoeconomics of Southeast Asia, Indonesia can empower ASEAN to reach a common position when responding to the proliferation of economic partnerships in the region. Indonesia should remind and influence other ASEAN countries to act collectively to strengthen FTAs that exist with external counterparts and to empower the East Asia Summit (EAS) as a basis for economic cooperation in East Asia.


Đối với các yếu tố địa kinh tế của khu vực Đông Nam Á, Indonesia có thể tạo năng lực để ASEAN đạt đuực một lập trường chung khi ứng phó với sự phát triển của quan hệ đối tác kinh tế trong khu vực. Indonesia cần nhắc nhở và tác động các nước ASEAN khác hành động một cách tập thể, nhằm tăng cường hiệu lực của các FTA giữa ASEAN với các đối tác bên ngoài, và làm cho Hội nghị cấp cao Đông Á (EAS) trở thành một cơ sở cho hợp tác kinh tế ở Đông Á.

The US, Australia and other regional players are members of EAS. In other words, if the will were there, Indonesia could bring about a collective effort of ASEAN, the US and other players to promote the EAS as an axis of economic cooperation.


Mỹ, Australia và các nước khác trong khu vực là thành viên của EAS. Nói cách khác, nếu có ý chí, Indonesia có thể mang lại một nỗ lực tập thể của ASEAN, Mỹ và các đối tác khác để thúc đẩy EAS trở thành một trục họp tác kinh tế.
The writer is a lecturer at the University of Indonesia and a researcher with the University of Edinburgh, UK.
Tác giả là một giảng viên tại Đại học Indonesia và một nhà nghiên cứu sinh tại Đại học Edinburgh, Anh.




No comments:

Post a Comment

your comment - ý kiến của bạn