MENU

BILINGUAL BLOG – BLOG SONG NGỮ ANH VIỆT SHARE KNOWLEGE AND IMPROVE LANGUAGE

--------------------------- TÌM KIẾM TRÊN BLOG NÀY BẰNG GOOGLE SEARCH ----------------------------

TXT-TO-SPEECH – PHẦN MỀM ĐỌC VĂN BẢN

Click phải, chọn open link in New tab, chọn ngôn ngữ trên giao diện mới, dán văn bản vào và Click SAY – văn bản sẽ được đọc với các thứ tiếng theo hai giọng nam và nữ (chọn male/female)

- HOME - VỀ TRANG ĐẦU

CONN'S CURENT THERAPY 2016 - ANH-VIỆT

150 ECG - 150 ĐTĐ - HAMPTON - 4th ED.

VISUAL DIAGNOSIS IN THE NEWBORN

Thursday, July 12, 2012

Eric Schmidt: The Great Firewall of China will fall Eric Schmidt tuyên bố: Đại trường thành lửa Trung Quốc sẽ sụp đổ



Eric Schmidt: The Great Firewall of China will fall

Eric Schmidt tuyên bố: Đại trường thành lửa Trung Quốc sẽ sụp đổ

Josh Rogin
Foreign Policy,
July 9, 2012

Rosh Rogin,
Foreign Policy,
ngày 9-7-2012


Technology and information penetration in China will eventually force the Great Firewall of China to crumble and even lead to the political opening of the Chinese system, according to Google Chairman Eric Schmidt.

Sự xâm nhập của công nghệ và thông tin tại Trung Quốc (TQ) cuối cùng sẽ làm cho Đại trường thành lửa sụp đổ và thậm chí dẫn đến cởi mở chính trị trong hệ thống TQ, theo quan điểm của Chủ tịch hội đồng quản trị hãng truyền thông Google, ông Eric Schmidt.


Schmidt, who stepped down as Google's CEO last year, remains the head of Google's board and its chief spokesman. He roams the planet speaking to audiences and exploring countries where Google could expand its operations. He has been called Google's "Ambassador to the World," a moniker he doesn't promote but doesn't dispute. He sat down for a long interview with The Cable on the sidelines of the 2012 Aspen Ideas Festival last week.


Schmidt, người đã từ chức Tổng giám đốc hãng Google năm ngoái, hiện nay là người đứng đầu hội đồng quản trị đồng thời là người phát ngôn chính của Google. Ông đi khắp hành tinh này để nói chuyện với nhiều nhóm cử tọa và thăm dò những quốc gia mà Google có thể bành trướng hoạt động. Ông được gọi là “Đại sứ trên toàn Thế giới” của Google, một danh hiệu ông không theo đuổi nhưng cũng không từ chối. Schmidt đã ngồi xuống trả lời một cuộc phỏng vấn dài của The Cable [một blog của Foreign Policy] bên lề Lễ hội Ý Kiến Aspen (Aspen Ideas Festival ) 2012 vào tuần trước.


"I believe that ultimately censorship fails," said Schmidt, when asked about whether the Chinese government's censorship of the Internet can be sustained. "China's the only government that's engaged in active, dynamic censorship. They're not shy about it."


“Tôi tin rằng cuối cùng chế độ kiểm duyệt chắc chắn thất bại”, Schmidt tuyên bố, khi được hỏi liệu chế độ kiểm duyệt Internet của TQ có đứng vững không. “TQ là chính phủ duy nhất chủ trương một chế độ kiểm duyệt rất năng động. Họ không lấy làm hổ thẹn về điều đó”.

When the Chinese Internet censorship regime fails, the penetration of information throughout China will also cause political and social liberalization that will fundamentally change the nature of the Chinese government's relationship to its citizenry, Schmidt believes.


Schmidt tin tưởng rằng khi chế độ kiểm duyệt TQ thất bại, sự xâm nhập thông tin khắp TQ cũng sẽ đưa đến tiến trình tự do hóa chính trị và xã hội, một tiến trình sẽ thay đổi bản chất của mối quan hệ giữa chính phủ và người dân TQ.

"I personally believe that you cannot build a modern knowledge society with that kind of behavior, that is my opinion," he said. "I think most people at Google would agree with that. The natural next question is when [will China change], and no one knows the answer to that question. [But] in a long enough time period, do I think that this kind of regime approach will end? I think absolutely."

“Tự thâm tâm tôi tin rằng người ta không thể xây dựng một xã hội tri thức hiện đại với lối ứng xử như thế, đó là quan niệm của tôi”, ông nói. “Tôi nghĩ rằng hầu hết nhân viên của hãng Google cũng đồng ý điều đó. Câu hỏi tự nhiên tiếp theo là khi nào [TQ sẽ thay đổi] thì không ai biết cách trả lời. [Nhưng] trong một thời gian đủ dài, tôi có tin rằng đường lối kiểm duyệt đó sẽ chấm dứt không? Tôi nghĩ rằng đó là điều chắc chắn”.


The push for information freedom in China goes hand in hand with the push for economic modernization, according to Schmidt, and government-sponsored censorship hampers both.

Theo quan điểm của Schmidt, đòi hỏi tự do thông tin tại TQ đi song đôi với đòi hỏi hiện đại hóa kinh tế, nhưng chế độ kiểm duyệt do nhà nước chủ trương đã giới hạn cả hai.


"We argue strongly that you can't build a high-end, very sophisticated economy... with this kind of active censorship. That is our view," he said.

Ông nói: “Chúng tôi mạnh dạn tranh luận rằng quí vị không thể xây dựng một nền kinh tế có chất lượng cao và rất tinh vi với chế độ kiểm duyệt này. Đó là quan điểm của chúng tôi”.

The Chinese government is the most active state sponsor of cyber censorship and cyber espionage in the world, with startling effectiveness, Schmidt said. Google and Beijing have been at odds since 2010, when the company announced it would no longer censor search terms on Google.cn and moved the bulk of its Chinese operations to Hong Kong. That move followed a series of Gmail attacks in 2010, directed at Chinese human rights activists, which were widely suspected to be linked to the Chinese government.


Chính phủ TQ là cơ cấu bảo hộ với tư cách nhà nước của một chế độ kiểm duyệt mạng và tình báo mạng năng động nhất thế giới, với một sự hữu hiệu đáng phải giật mình, theo Schmidt. Google và Bắc Kinh đã bắt đầu xung khắc nhau từ năm 2010, khi công ty này công bố sẽ không kiểm duyệt từ tìm kiếm trên Google.cn và bắt đầu thuyên chuyển phần lớn hoạt động của nó tại TQ sang Hồng Kông. Sự di chuyển này diễn ra tiếp sau một loạt tấn công các địa chỉ Gmail năm 2010, nhắm vào các nhà tranh đấu nhân quyền TQ, một sự kiện mà nhiều người nghi ngờ có bàn tay dính líu của chính phủ TQ.


More recently, Google has taken an aggressive approach to helping users combat government cyber censorship, by doing things such as warning Gmail users when Google suspects their accounts are being targeted by state-sponsored attacks and telling users when search terms they enter are likely to be rejected by Chinese government censorship filters.


Gần đây hơn, Google đã theo một phương cách táo bạo hơn nhằm giúp người sử dụng chống lại chế độ kiểm duyệt mạng của chính phủ, bằng cách làm những việc như là cảnh báo những người sử dụng Gmail khi Google tình nghi tài khoản (accounts) của họ đang nằm trong tầm ngắm của các cuộc tấn công mạng do nhà nước bảo trợ và cho người sử dụng biết các từ mà họ tìm kiếm có thể bị các bộ phận lọc (filters) của chế độ kiểm duyệt của nhà nước TQ từ chối.


Schmidt doesn't present Google's focus on state-sponsored cyber oppression as a fight between Google and China. Google's policy is focused on helping users understand what is happening to their accounts and giving them the tools to protect themselves, he explained.

Schmidt không trình bày việc Google tập trung chú ý vào sự đàn áp trên mạng do nhà nước bảo trợ là một trận chiến giữa Google và TQ. Ông giải thích rằng chính sách của Google tập trung vào việc giúp người sử dụng hiểu được những gì đang xảy ra cho tài khoản của họ và cung cấp dụng cụ cho họ tự bảo vệ mình.


"We believe in empowering people who care about freedom of expression," he said. "The evidence today is that Chinese attacks are primarily industrial espionage.... It's primarily trade secrets that they're trying to steal, and then the human rights issues, that obviously they're trying to violate people's human rights. So those are the two things that we know about, but I'm sure that there will be others."

“Chúng tôi tin tưởng vào việc trao quyền cho những người có quan tâm về tự do phát biểu”, ông nói. “Chứng cớ mà chúng tôi có được hôm nay là những cuộc tấn công mạng của TQ chủ yếu là tình báo công nghiệp… Chính các bí mật thương mại là những gì họ cố gắng đánh cắp, thứ đến là các vấn đề nhân quyền, rằng rõ ràng là, họ đang cố tình vi phạm nhân quyền của dân chúng. Đấy là hai điều mà chúng tôi biết được, nhưng tôi tin chắc còn có những vi phạm khác nữa”.


Google still has hundreds of engineers working inside China and maintains a rapidly growing advertising business there. But the Chinese government is likewise doing a lot to make using Google difficult inside China. There are weeks when Gmail services run slow; then mysteriously, the service will begin running smoothly again, Schmidt said. The Chinese censors sometimes issue punitive timeouts to users who enter prohibited search terms. And YouTube, which is owned by Google, is not visible in China.


Google vẫn còn có hàng trăm kỹ sư làm việc bên trong TQ và vẫn duy trì một doanh nghiệp quảng cáo đang phát triển nhanh chóng ở đó. Nhưng chính phủ TQ đang làm nhiều điều tương ứng để làm cho việc sử dụng Google trở nên khó khăn ở bên trong TQ. Có nhiều tuần các dịch vụ Gmail chạy rất chậm; rồi một cách kỳ bí, nó chạy trơn tru trở lại, Schmidt nói. Các máy kiểm duyệt TQ thường gây ra những khoảng thời gian ngưng trệ có tính trừng phạt (punitive timeouts) đối với những người sử dụng đã cho vào khung tìm kiếm những từ cấm. Còn YouTube, do Google làm chủ, thì hoàn toàn không thể hiển thị (visible) tại TQ.


"It's probably the case where the Chinese government will continue to make it difficult to use Google services," said Schmidt. "The conflict there is at some basic level: We want that information [flowing] into China, and at some basic level the government doesn't want that to happen."


“Gần như chắc chắn đó là một trường hợp cho thấy chính phủ TQ sẽ tiếp tục tạo ra những khó khăn cho việc sử dụng các dịch vụ của Google”, Schmidt nói. “Sự xung đột diễn ra ở một mức độ khá cơ bản: Chúng tôi muốn thông tin [trôi chảy] vào TQ, nhưng cũng ở một mức độ khá cơ bản chính phủ TQ lại không muốn điều đó xảy ra.”


Meanwhile, Schmidt has been circling the globe looking for ways to expand Google's outer frontiers. His last international trip took him to four conflict or recently post-conflict states: Afghanistan, Libya, Pakistan, and Tunisia.


Trong khi đó, Schmidt đã và đang liên tục đi vòng quanh thế giới để mở rộng các biên cương xa xôi của Google. Chuyến du hành quốc tế vừa qua đã đưa ông đến 4 quốc gia đang có xung đột hoặc xung đột vừa chấm dứt: Afghanistan, Libya, Pakistan, và Tunisia.


"I've become particularly interested in the expansion of Google in sort of wacky countries -- you know, countries that have problems," he said. "You can't really know stuff unless you travel and see it. It helps with your impressions and your judgment."


“Tôi trở nên đặc biệt quan tâm về việc bành trướng hoạt động của Google tại những nước hơi bất bình thường (wacky countries) – nghĩa là, những nước có vấn đề”, ông nói. “Ta không thể thấu rõ vấn đề nếu không đến đó và chứng kiến tận mắt. Nếu đưa ra được cảm tưởng và sự phán đoán của mình thì lại càng có ích”.


Schmidt believes that smartphone technology can have a revolutionary effect on how people in the developing world operate and he is researching how smartphone use can help fight corruption and bad governance in poor countries. He also sees Google's expansion into the emerging markets as a timely business move.


Schmidt tin rằng công nghệ điện thoại thông minh (smartphone technology) có khả năng mang lại hiệu ứng cách mạng trên những phương cách sinh họat của dân chúng trong thế giới đang phát triển. Ông cũng đang nghiên cứu các phương cách mà điện thoại thông minh có thể được sử dụng để chống nạn tham nhũng và chống chế độ cai trị tồi dở tại những nước nghèo. Schmidt cũng nhận thấy rằng việc bành trướng các hoạt động của Google vào những thị trường đang trỗi dậy (emerging markets) là một động thái kinh doanh đúng lúc.


"The evidence is that the most profitable business in most countries initially is the telecom sector.  The joke is that you know the Somali pirates have to use cellphones, and so the strongest and most fastest-growing legal business in Somalia is the telecom industry," he said.


“Bằng chứng là doanh nghiệp thu nhiều lợi nhuận nhất tại hầu hết mọi quốc gia thoạt đầu là khu vực viễn thông. Chuyện khôi hài là, ai cũng biết rằng cướp biển Somali cần phải sử dụng điện thoại cầm tay, nhưng nhờ đó mà doanh nghiệp hợp pháp hoạt động mạnh nhất và phát triển nhanh nhất tại Somalia là công nghiệp viễn thông”, ông nói.


The revolutions of the Arab Spring show that open information systems can encourage and enable political change, according to Schmidt.


Những cuộc cách mạng Mùa Xuân Ả Rập cho thấy rằng những hệ thống thông tin cởi mở có khả năng khuyến khích và tạo ra những thay đổi chính trị – theo quan điểm của Schmidt.


"I think that the countries that we're talking about all had very active censorship regimes, and they failed to censor the Internet. They wired the phone systems, the television was controlled, the newspapers were controlled; it was very hard to find genuinely new dissident voices except on the Internet. So you can think of what happened there as a failure to fully censor, and so it's obvious why we feel so strongly about openness and transparency," he said.


“Tôi nghĩ rằng tất cả những quốc gia mà tôi đang nói đến đều có chế độ kiểm duyệt rất năng động, nhưng họ đã không kiểm duyệt được Internet. Họ tự nối dây các hệ thống điện thoại, truyền hình bị họ kiểm soát, báo chí bị họ kiểm soát; thật rất khó cho dân chúng tìm nghe các tiếng nói bất đồng chính kiến thực sự mới mẻ, ngoại trừ lên Internet. Vì vậy, ta có thể cho rằng sở dĩ những biến cố đã xảy ra tại các nước ấy là do chính phủ không thể kiểm duyệt hết mọi phương tiện truyền thông. Và đó là lý do hiển nhiên vì sao chúng tôi nhiệt tình cổ vũ sự cởi mở và tính minh bạch”, ông nói.


Unlike in China, Google has taken a more active role in other parts of the world by developing tools to spread information that could be used to foster more active democracies, such as with its project to organize and disseminate election information and political candidate data in places like Egypt.


Không như tại TQ, Google đã đóng một vai trò tích cực ở những vùng khác của thế giới bằng cách phát triển các công cụ để phổ biến những thông tin có để được sử dụng để nuôi dưỡng các chế độ dân chủ năng động hơn, chẳng hạn các dự án của Google nhằm tổ chức và quảng bá thông tin bầu cử cũng như các dữ liệu về ứng cử viên tại những nước như Ai Cập.


"We're helping with the elections. So we're trying to help them with getting information to the candidates, and these are countries where Google is central to the public sphere," Schmidt said.


“Chúng tôi đang góp tay vào các cuộc bầu cử. Vì vậy chúng tôi đang cố gắng giúp các cơ quan tuyển cử đưa thông tin đến các ứng cử viên, và đây là những nước mà Google có vai trò trung tâm trong lãnh vực công”, Schmidt nói.


Google is also expanding its role in compiling data on government actors and their actions to aid people in the fight against corruption, but here Schmidt warns that only when there is a legal system to prosecute bad actors will this data be transformative.


Google cũng đang mở rộng vai trò của mình trong việc thu thập các dữ liệu về các nhân vật chính quyền và về hành vi của họ để hỗ trợ người dân trong cuộc chiến chống tham nhũng, nhưng về điểm này, Schmidt cảnh báo rằng chỉ khi nào đất nước có được một hệ thống pháp lý để truy tố các thành phần bất hảo, những dữ liệu này mới có thể tạo ra sự thay đổi.


"You need the data, and then you need somebody who's willing to prosecute the person who lies," he said. "All you have to do is have the information and then the penalty that has to be applied in a fair way, and it would change these countries dramatically."


“Người ta cần đến dữ liệu, và sau đó người ta cần đến một ai đó có quyết tâm truy tố kẻ dối trá”, ông nói. “Tất cả những gì mà người ta phải làm là nắm được thông tin trong tay và tiếp theo đó hình phạt phải được áp dụng một cách công minh, thì mới mong thay đổi những đất nước này một cách nhanh chóng”.


Information is not enough to topple regimes, but in the end, regimes that fight the openness of information are doomed to fail, he said.

Chỉ nắm được thông tin thôi cũng chưa đủ để lật đổ một chế độ, nhưng rốt cuộc, chế độ nào chống lại sự cởi mở thông tin thì nhất định chỉ chuốc lấy thất bại, ông nói.

"The worst case scenario is the citizens have enormous information and the government is completely unresponsive. That would be Iran, for example. At some point, that's unstable," said Schmidt. "At some point, it gets worse ... but before they overthrow the current leader, they have to have the information to do that. That's why transparency matters."
"Kịch bản trường hợp tồi tệ nhất là các công dân có thông tin rất lớn và chính phủ là hoàn toàn không đáp ứng. Đó sẽ là Iran, chẳng hạn. Một mặt, đó là sự không ổn định," Schmidt nói. "Mặt khác, nó sẽ tồi tệ hơn ... nhưng trước khi họ lật đổ nhà lãnh đạo hiện tại, họ phải có các thông tin để làm điều đó. Đó là lý do tại sao minh bạch lại quan trọng."



Translated by Trần Ngọc Cư


http://thecable.foreignpolicy.com/posts/2012/07/09/eric_schmidt_the_great_firewall_of_china_will_fall

No comments:

Post a Comment

your comment - ý kiến của bạn