MENU

BILINGUAL BLOG – BLOG SONG NGỮ ANH VIỆT SHARE KNOWLEGE AND IMPROVE LANGUAGE

--------------------------- TÌM KIẾM TRÊN BLOG NÀY BẰNG GOOGLE SEARCH ----------------------------

TXT-TO-SPEECH – PHẦN MỀM ĐỌC VĂN BẢN

Click phải, chọn open link in New tab, chọn ngôn ngữ trên giao diện mới, dán văn bản vào và Click SAY – văn bản sẽ được đọc với các thứ tiếng theo hai giọng nam và nữ (chọn male/female)

- HOME - VỀ TRANG ĐẦU

CONN'S CURENT THERAPY 2016 - ANH-VIỆT

150 ECG - 150 ĐTĐ - HAMPTON - 4th ED.

VISUAL DIAGNOSIS IN THE NEWBORN

Wednesday, June 20, 2012

Will the Euro Zone Go Up In Smoke? LIỆU KHU VỰC ĐỒNG EURO SẼ TAN THÀNH MÂY KHÓI?





Will the Euro Zone Go Up In Smoke?

LIỆU KHU VỰC ĐỒNG EURO SẼ TAN THÀNH MÂY KHÓI?

Newsweek – 21 May 2012
Newsweek - 21/5/2012
A new French president and Greek drama are fanning the flames of crisis.

Tổng thống mới của nước Pháp và vở kịch Hy Lạp đang thổi bùng ngọn lửa của cuộc khủng hoảng.
Barring a miracle, Greece is hurtling toward a destination that is not even supposed to exist: bankrupt, and outside the euro zone. And if Greece is kicked out the door, the political as well as economic staying power of other debt-plagued members of the euro zone will be tested hard—possibly to destruction.

Trừ phi có một phép thần, Hy Lạp đang lao nhanh đến chỗ mà người ta thậm chí không hề nghĩ nó tồn tại: đó là phá sản, và đứng ngoài khu vực sử dụng đồng euro. Và nếu Hy Lạp bị đá ra ngoài cánh cửa của khu vực này, sức chịu đựng về chính trị cũng như kinh tế của các nước thành viên khác bị mắc nợ nần của khu vực sử dụng đồng euro sẽ bị thử thách nặng nề – có khả năng dẫn đến sự tan vỡ.

Mayday calls are sounding from Athens to Madrid, from Rome and even Amsterdam, with France’s Nicolas Sarkozy the latest of a dozen political leaders to be washed overboard since the euro zone hit rough seas. Europe’s slow-motion crisis has abruptly reached the point where deals cannot be fudged or decisions postponed. The whole business has become exceedingly complicated and technical because Europe’s leaders, since the beginning of the crisis, have taken only incremental steps without considering the big picture. And, further, they have left public opinion out of the equation, seldom if ever explaining what is at stake and how reforms will bring rewards. This has had consequences for political stability that they should have foreseen.

Những tiếng kêu cứu trong những ngày tháng 5 đang vang lên từ Aten cho tới Mađrít, từ Rôm và thậm chí từ Amxtécđam, với Tống thống Nicolas Sarkozy của Pháp là người mới đây nhất trong một tá các nhà lãnh đạo chính trị bị nước cuốn qua mạn tàu kể từ khi khu vực sử dụng đồng euro gặp phải những cơn sóng lớn. Cuộc khủng hoảng hành động chậm chạp ở châu Âu đã đột ngột lên tới điểm mà ở đó không thể tránh né các thỏa thuận hoặc trì hoãn các quyết định. Toàn bộ công việc làm ăn đã trở nên rất phức tạp và đòi hỏi kiến thức chuyên môn vì kể từ khi bắt đầu cuộc khủng hoảng, các nhà lãnh đạo châu Âu mới chỉ áp dụng các biện pháp tăng dần mà không xem xét đến một bức tranh lớn toàn cảnh. Và ngoài ra, họ đã xóa công luận ra khỏi phương trình, rất ít khi ngay cả là giải thích cái gì đang bị đe dọa và các cuộc cải cách sẽ mang lại lợi ích gì. Việc này đã dẫn đến những hậu quả đối với sự ổn định chính trị mà họ đáng ra có thể thấy trước.

Alexis Tsipras, the young firebrand whose radical left Syriza movement came from nowhere to win second place in Greece’s recent parliamentary elections on a platform of “can’t pay, won’t pay,” has overturned the cart of rotten apples that passes for the Greek political establishment. But that in turn could upset the rest of Europe, particularly if, as looks probable, Syriza comes first in the next round of elections on June 17 and forms a hard-left anti-bailout coalition government. The miracle Tsipras promises is that Greece can tear up the “usurious” March pact that made the European Union–International Monetary Fund €130 billion bailout for Greece, the second in two years, contingent on deep spending cuts and structural reforms—and yet still keep the euro. Accusing German Chancellor Angela Merkel of playing poker with people’s lives, he insists that when push comes to shove, even Berlin will balk at the risks to the very survival of the euro zone if Greece exits. The Greeks have the “ultimate weapon,” he boasts: however devastating the financial chaos might be for them outside the euro, the very prospect of Greece hobbling back to the drachma could engender such a massive loss of confidence throughout the euro zone that it would unravel the single currency.

Alexis Tsipras, kẻ xúi giục bạo động chính trị trẻ tuổi mà phong trào Syriza cánh tả cấp tiến của ông bỗng nhiên xuất hiện để giành vị trí thứ hai trong các cuộc bầu cử quốc hội mới đây của Hy Lạp dựa trên cương lĩnh “không thể trả nợ, sẽ không trả nợ”, đã lật đổ cỗ xe chở đầy táo thối vốn được coi là bộ máy chính trị Hy Lạp. Nhưng điều đó đến lượt nó có thể làm đảo lộn phần còn lại của châu Âu, đặc biệt là nếu, như có thế xảy ra, Syriza dẫn đầu trong vòng bầu cử tới sẽ diễn ra vào ngày 17/6 và thiết lập một chính phủ liên minh chống cứu trợ theo xu hướng cánh tả không khoan nhượng. Phép màu mà Tsipras hứa hẹn là Hy Lạp có thế xé toạc hiệp ước cứu trợ tháng 3 “nặng lãi” trị giá 130 tỉ euro mà Liên minh châu Âu và Quỹ Tiền tệ Quốc tế dành cho Hy Lạp, việc cứu trợ lần thứ hai trong vòng hai năm, phụ thuộc vào việc cắt giảm mạnh mức chi tiêu và các cuộc cải cách cơ cấu – và vẫn tiêp tục duy trì đồng euro. Lên tiếng chỉ trích Thủ tướng Đức Angela Merkel chơi con bài cá cược với cuộc sống của người dân, Tsipras nhấn mạnh rằng khi sự thúc đẩy trở thành việc xô đẩy, ngay cả Béclin sẽ chùn bước trước những rủi ro đối với chính sự sống còn của khu vực sử dụng đồng euro nếu Hy Lạp ra khỏi khu vực này. Người Hy Lạp có “vũ khí cuối cùng”, Tsipras khoe khoang: bất kể sức tàn phá mà sự hỗn độn tài chính có thể gây tác động cho họ ở ben ngoài khu vực sử dụng đông euro như thế nào chăng nữa, chính triển vọng Hy Lạp khập khiễng trở lại với đồng đracma của nước này có thể gây ra xu hướng mất niềm tin lớn trên khắp khu vực sử dụng đồng euro đến mức nó sẽ làm tan rã đồng tiền chung duy nhất này.


Tsipras is putting Greece itself at dauntingly big risk. He may conceivably be right that EU governments are bluffing when they insist that nothing in the Greek bailout deal can be renegotiated. Its current terms doom Greece to an ever deeper depression that will leave the wretched country still more deeply mired in debt. And the trumpeted deal is already unraveling on the markets: the new Greek bonds issued after private investors took a 75 percent haircut a mere two months ago are trading at distress levels already, showing 21 percent yields on 10-year debt. Tweaking the bailout terms could postpone the day of a default that seems inevitable, in the hope that by then the rest of the euro zone would be less vulnerable to contamination. In addition, there is the awkward fact that there is no “legal” way to kick Greece out of the euro. Because the euro is, by law, the currency of the EU and membership is theoretically irrevocable, there is no exit clause in the EU treaties.

Tsipras đang đặt bản thân Hy Lạp vào sự rủi ro lớn gây nản chí. Ông có thể được coi là đúng khi cho rằng các chính phủ EU đang lừa gạt khi họ quả quyết rằng chẳng có gì trong thỏa thuận cứu trợ Hy Lạp có thể được tái thương lượng. Những điều khỏan hiện nay của thỏa thuận khiến Hy Lạp đi vào sự suy thoái sâu sắc hơn bao giờ hết sẽ khiến đất nước đau khổ này ở trong tình trạng còn chìm sâu hơn nữa trong nợ nần. Và thỏa thuận được loan báo ầm ĩ đã được thể hiện trên các thị trường: Các trái phiếu mới của Hy Lạp được phát hành sau khi các nhà đầu tư tư nhân cắt giảm tới 75% mức đầu tư chỉ cách đây hai tháng đang được giao dịch ở những mức nguy hiểm với lợi suất 21% đối với khoản nợ 10 năm. Chỉnh sửa các điều kiện cứu trợ có thể làm trì hoãn ngày bị vỡ nợ mà dường như chắc chắn sẽ xảy ra, với hy vọng rằng vào lúc đó các nước còn lại trong khu vực sử dụng đồng euro sẽ có thể ít bị lây nhiễm hơn. Ngoài ra, có sự thật khó xử là không có cách “hợp pháp” nào để loại Hy Lạp ra khỏi khu vực các nước sử dụng đồng euro. Bởi vì theo luật pháp, đồng euro là đồng tiền của khối EU và tư cách thành viên của khối này về mặt lý thuyết là không thể bãi bỏ, hiện không có điều khoản ra khỏi khối này trong các hiệp ước EU.


But tweaking is one thing: Syriza’s demand to cancel the deal outright, halt debt repayments, and reverse pension and salary cuts is another matter altogether. There is already considerable EU exasperation that Greece has loaded pain on private citizens while failing to actually sack a single one of its 790,000 civil servants, a pampered multitude. If the Greeks do elect a Syriza-led government, they may rapidly find out whether a chaotic default, return to the drachma, and devaluation does in fact offer eventual escape from the debt trap they find intolerable. What Tsipras sees as calling Europe’s bluff looks to Greece’s German paymasters like atrocious blackmail.


Nhưng chỉnh sửa là một việc: đòi hỏi của Syriza về việc hủy bỏ thỏa thuận ngay lập tức, tạm dừng việc trả nợ và đảo ngược việc cắt giảm lương hưu cũng như tiền lương cùng với nhau lại là một vấn đề nữa. Hiện đã có sự tức giận đáng kể trong khối EU về việc Hy Lạp đã chồng chất sự khó nhọc lên vai các công dân khu vực tư nhân trong khi lại hầu như không sa thải được ai trong tổng số 790.000 công chức của nó, một đám đông vốn được nuông chiều. Nếu những người Hy Lạp bầu ra một chính phủ do Syriza đứng đầu, họ có thể nhanh chóng nhận ra rằng liệu sự vỡ nợ hỗn độn, việc quay trở lại với đồng đracma, và sự phá giá trên thực tế cuối cùng có dẫn đến việc thoát khỏi cái bẫy nợ nần mà họ cho là không thể chịu đựng nổi hay không. Cái mà Tsipras coi là thách đố châu Âu thì đối với các ông chủ người Đức chi trả tiền của Hy Lạp giống như một sự hăm dọa tệ hại.


And that, only a few months ago, would have been that: what Angela Merkel said, went—with Sarkozy’s publicly unflinching if privately somewhat frustrated support. No longer. For two years, Merkel has doggedly kept her hand stuck in the European dyke, proclaiming even as the cracks widened that, provided everyone manned the pumps round the clock, the dam was structurally sound enough to withstand the rising waters. All that was needed was the courage to undertake deep structural reforms, as Germany did in the 1990s. Abruptly, she finds herself swimming for her life. German financial clout is as great as ever, but it risks finding itself back in the position where Charles de Gaulle liked to describe it: that of a doughty German workhorse controlled by a French rider. From many European quarters, but most critically from France and even in Germany itself, Merkel’s tough disciplinary regime for Europe is finding fewer and fewer takers.


Và điều đó, chỉ cách đây vài tháng, có thể là: những gì bà Angela Merkel nói đã đi cùng với sự ủng hộ không nao núng về công khai nếu không nói là có đôi chút không được tự tin lắm trong riêng tư, của ông Sarkozy. Không còn như vậy nữa. Trong hai năm, bà Merkel đã kiên trì cố giữ con đê châu Âu, tuyên bố ngay cả khi những vết nứt đã mở rộng ra rằng con đê này đủ vững chắc về mặt cấu trúc để chịu được mực nước dâng cao với điều kiện là mọi người phải giúp sức vào 24/24 giờ. Tất cả những gì cần đến là sự can đảm để thực thi các cải cách cơ cấu sâu sắc, giống như Đức đã từng làm trong những năm 1990. Bỗng nhiên, bà Merkel thấy bản thân mình như phải “bơi” để cứu lấy mình. Sức mạnh tài chính của Đức lớn chưa từng thấy, nhưng nước này thấy bản thân nó có nguy cơ quay trở lại vị trí mà Charles de Gaulle đã thích thú mô tả: đó là một con ngựa thồ Đức dũng cảm do một người cưỡi ngựa Pháp điều khiển. Từ nhiều vùng châu Âu, nhưng nghiêm trọng nhất là từ Pháp và thậm chí từ chính nước Đức, chế độ kỷ luật cứng rắn của bà Merkel dành cho châu Âu đang tìm thấy ngày càng ít người tiếp nhận.


Merkel and Sarkozy, or “Merkozy,” were a decidedly odd couple. Sarkozy’s vaunted enthusiasm for reform evaporated as the French economy faltered, while his appetite increased for burden sharing—notably through persuading Germany to sink funds into Eurobonds that effectively would pool euro-zone debt. For Merkel, anything approaching a “transfer union” was—and is—anathema: better a crippling European recession (from which Germany is not suffering) than tying Germany’s currency to the whims of more profligate cultures. But the Merkozy couple was determined never to fall out. By contrast, the joke making the Paris rounds as it became likely that François Hollande would send Sarkozy packing was that a new packaging of the two names would have to be found. The favorite was not Merlande, but the more pungent Merde, which began to hit the fan within hours of the final count.


Merkel và Sarkozy, hay “Merkozy”, là một cặp rõ ràng kỳ quặc. Nhiệt tình được ca ngợi của Sarkozy đối với cải cách đã tan biến khi nền kinh tế Pháp bị sa sút, trong khi ham muốn chia sẻ gánh nặng của ông tăng lên – đáng chú ý là qua việc thuyết phục Đức đổ tiền mua các trái phiếu ngoại lai theo đó có thể góp vốn chung một cách có hiệu quả cho khoản nợ của khu vực sử dụng đồng euro. Đối với bà Merkel, bất kỳ cái gì tiến gần đến một “liên minh chuyển giao” đã và hiện là một lời nguyền rủa: thà là một cuộc suy thoái gây lụn bại ở châu Âu (mà nước Đức không phải chịu đựng) hơn là việc trói buộc đồng tiền của Đức vào những ý thích thất thường của các nền văn hóa hoang phí hơn. Nhưng cặp Merkozy đã quyết tâm không bao giờ bỏ hàng ngũ. Trái lại, một câu chuyện đùa lan khắp Pari khi dường như là Francois Hollande sẽ gửi hàng cho Sarkozy, rằng người ta sẽ phải tìm một kiện hàng mới mang hai cái tên. Cái tên được ưa thích không phải là Merlande, mà là Merde cay độc hơn, điều bắt đầu tác động đến những người hâm mộ trong vòng vài giờ diễn ra cuộc kiểm phiếu cuối cùng.


Hollande has directly challenged Germany’s vision for the euro zone, unblushingly setting up a false dichotomy between “austerity”—for which read, balancing the accounts—and “growth.” His demand to renegotiate and water down Merkel’s cherished fiscal pact, which goes beyond deficit cutting to impose a fiscal straitjacket throughout Europe that would limit spending regardless of economic cycles, may yet be quietly converted into a carefully vague communiqué on the desirability of growth. But the pact’s passage not only in the French but also the Italian Parliament is now in some doubt.


Ông Hollande đã thách thức trực tiếp quan điểm của Đức về khu vực sử dụng đồng euro, ngang nhiên dựng lên một sự phân chia giả tạo giữa một bên là xu hướng “khắc khổ” – và một bên là xu hướng “tăng trưởng”. Đòi hỏi của ông về việc tái thương lượng và làm dịu bớt hiệp ước tài chính vốn được ấp ủ của bà Merkel, điều còn đi xa hơn những cắt giảm thâm hụt ngân sách nhằm áp đặt một sự ràng buộc về mặt tài chính trên khắp châu Âu theo đó sẽ hạn chế mức chi tiêu bất kể các chu kỳ kinh tế như thế nào, có thể còn được lặng lẽ biến thành một thông cáo mập mờ một cách thận trọng về khát vọng tăng trưởng kinh tế. Nhưng việc thông qua hiệp ước này không chỉ ở Pháp mà còn ở Quốc hội Italia hiện vẫn còn là điều nghi ngờ.


Hollande’s anti-austerity rhetoric has already sparked a war of words across the Rhine. Volker Kauder, the parliamentary leader of the Christian Democrats, observed that “Germany is not here to finance French election promises.” To which Hollande’s spokesman, Benoit Hamon, shot back, “We didn’t have an election to get a European president called Mrs. Merkel who has the power to decide everyone else’s fate.” Welcome to the new Europe—split right at the core.


Giọng điệu chống khắc khổ của ông Hollande đã làm dấy lên một cuộc đấu khấu giữa hai bờ sông Ranh. Volker Kauder, nhà lãnh đạo Quốc hội của các đảng viên Dân chu Cơ đốc giáo, nhận xét rằng “Đức không ở đây để tài trợ cho những lời hứa bầu cử của Pháp.” Người phát ngôn của Hollande, Benoit Hamon, đã phản ứng lại trước việc đó: “Chúng ta không tổ chức một cuộc bầu cử để bầu ra một Chủ tịch châu Âu được gọi là bà Merkel, người có quyền quyết định số phận của bất kỳ ai.” Chào đón một châu Âu mới – đã có sự chia rẽ ngay tại cốt lõi.


Hollande’s election without doubt changes the European political equation—perhaps for the better, if he can really pull France out of the economic doldrums while making good on his somewhat implausible pledge to slice €24 billion from spending in time to cut next year’s budget deficit to 3 percent. But his election will certainly be for the worse if it fuels populist protests against unquestionably necessary reforms to labor markets and closed-shop privileges. His campaign alone may have contributed to the anti-bailout vote in Greece.


Việc ông Hollande trúng cử chắc chắn làm thay đổi phương trình chính trị của châu Âu có lẽ theo hướng tốt đẹp hơn, nếu ông có thể thực sự kéo Pháp ra khỏi những sự trì trệ kinh tế trong khi làm tốt cam kết phần nào có vẻ đáng ngờ của ông về việc cắt giảm khoản chi tiêu 24 tỉ euro đúng thời hạn để giảm mức thâm hụt ngân sách trong năm tới xuống còn 3%. Nhưng việc ông trúng cử chắc chắn sẽ làm cho sự thay đổi theo hướng tồi tệ hơn nếu nó thổi bùng lên những sự phản đối theo đường lối dân túy chống lại những cải cách không thể nghi ngờ được là cần thiết liên quan đến thị trường lao động và đặc quyền đặc lợi của công ty có tổ chức công đoàn. Chỉ riêng chiến dịch của ông có thể đã góp phần cho việc bỏ phiếu chống cứu trợ tài chính ở Hy Lạp.


Merkel’s command of this new equation is diminished. Across Europe, recession is reigniting hostility to Germany. Even at home, her personal popularity endures but her party is in trouble, and its trouncing in North Rhine–Westphalia last week in favor of a Social Democrat who pledged to go easy on the state’s formidable debts has emboldened the Social Democratic Party to demand a German—yes, German—softening of the famous fiscal pact. France has allies as well in the European Commission, not least because Brussels has a big bid in to increase its own notoriously ill-spent budget. José Manuel Barroso, the commission president, expressed himself delighted at “the new momentum that is clearly building in our member states to kick-start the stalled engine of growth.” What both Barroso and Italian Prime Minister Mario Monti mean by reemphasizing growth is investment coupled with deeper structural reform. Hollande, by contrast, plans to boost France’s already massively high state spending, hiring 60,000 extra teachers and subsidizing 150,000 “jobs for the future” on the back of sharply steeper taxes. In his lexicon, “liberalization” is a dirty word.


Quyền chỉ huy của bà Merlcel trong phương trình mới này đã giảm đi. Trên khắp châu Âu, suy thoái kinh tế đang nhen nhóm sự thù địch chống lại Đức. Ngay cả ở trong nước, uy tín cá nhân của bà Merkel vẫn được duy trì nhưng đảng của bà hiện gặp rắc rối, và thất bại nặng nề mới đây của đảng này ở bang North Rhine – Westphalia có lợi cho một đảng viên Dân chủ Xã hội, người cam kết sẽ tỏ ra nương tay với những khoản nợ quá lớn của bang này đã khích lệ đảng Dân chủ Xã hội yêu cầu nước Đức, đúng; chính nước Đức, làm giảm nhẹ hiệp ước tài chính nổi tiếng này. Pháp cũng có các đồng minh trong Ủy ban châu Âu, nhất là vì Brúcxen đã bỏ ra nỗ lực lớn trong việc làm tăng ngân sách vốn có tiếng là chi tiêu lãng phí của nó. José Manuel Barroso, Chủ tịch ủy ban, đã bày tỏ sự vui mừng của ông trước “động lực mới rõ ràng đang được xây dựng trong các nước thành viên của chúng ta để khởi động động cơ tăng trưởng bị trì trệ.” Những gì mà cả Barroso và Thủ tướng Italia Mario Monti muốn nói qua việc tái chú trọng đến sự tăng trưởng là vấn đề đầu tư đi đôi với việc cải cách cơ cấu sâu sắc hơn. Ngược lại, ông Hollande có kế hoạch thúc đấy mức chi tiêu nhà nước vốn quá cao của Pháp, thuê thêm 60.000 giáo viên đồng thời trợ cấp cho 150.000 “công ăn việc làm trong tương lai” dựa trên các khoản thuế tăng cao hơn nữa. Trong từ vựng của ông, “tự do hóa” là một từ xấu xa.


The deeper the recession bites, the more isolated Merkel will be. Last week’s spring forecast by the European Commission anticipates a 0.3 percent contraction in 2012 in the 17 countries using the euro, and only 1 percent growth next year. The pain in Spain, where half of the under-25 labor force has no job, could rapidly get much worse if the Mariano Rajoy government fails, as it may, to convincingly plug the terrifying bad debt holes in the country’s banks.


Suy thoái kinh tế càng trầm trọng, bà Merkel sẽ càng bị cô lập hơn. Dự báo mới đây của Ủy ban châu Âu dự đoán mức tăng trưởng kinh tế sẽ giảm 0 3% trong năm 2012 ở 17 nước sử dụng đồng euro, và chỉ tăng có 1% trong năm tới. Sự nhức nhối ở Tây Ban Nha, nơi một nửa lực lượng lao động dưới 25 tuổi không có việc làm, có thể nhanh chóng trở nên tồi tệ hơn nhiều nếu Chính phủ của Mariano Rajoy thất bại, như nó có thể, trong việc bịt lại một cách thuyết phục những lỗ hổng nợ nần tồi tệ khủng khiếp ở các ngân hàng của nước này.


The euro, which was supposed to promote greater competitiveness through economic convergence, transparent markets, and political cohesion has instead achieved the remarkable feat of destabilizing each of its members in a different way—and setting them increasingly at loggerheads. Euro-zone countries are caught in a trap: unable to devalue their way out of trouble, or adjust interest rates, they can hold down the cost of borrowing only by convincing markets through spending cuts, tax increases, and reforms that their public finances are coming under control. Yet this becomes self-defeating if markets start believing that, in the process, their gross national product is shrinking and thus so is their ability to pay those same debts.


Đồng euro, vốn được cho là sẽ thúc đẩy xu hướng cạnh tranh lớn hơn thông qua sự hội tụ kinh tế, các thị trường minh bạch, và sự cố kết chính trị, thay vào đó đã đạt được kỳ công đáng kể là gây mất ổn định, trong mỗi nước thành viên của khối này theo những cách khác nhau – và làm cho các nước đó ngay càng bất hòa. Các nước thuộc khu vực sử dụng đồng euro đang mắc vào một cái bẫy : không thể làm giảm giá trị con đường của họ vì rắc rối, hay điều chỉnh lãi suất, họ chỉ có thể giảm chi phí vay mượn bằng cách thuyết phục các thị trường thông qua việc cắt giảm mức chi tiêu, tăng thuế và tiến hành cải cách mà các khoản tài chính công của họ đang chịu sự kiểm soát. Tuy nhiên, việc này trở nên tự chuốc lấy thất bại nếu các thị trường bắt đầu tin rằng trong tiến trình này, tổng sản phẩm quốc nội của họ đang giảm dần và vì thế khả năng của họ trang trải cùng những khoản nợ đó cũng sẽ giảm như vậy.


The urgent challenge for Hollande and Merkel is to marry those tough reforms to economic revival. That will certainly involve European Central Bank interest-rate cuts and an expanded money supply, whatever the risks of inflation. It may yet require more German money, but Hollande is hardly the man best placed to convince Merkel of that. As Mervyn King, governor of the Bank of England, observed last week, “the euro area is tearing itself apart without any obvious solution.” And there is almost nothing Britain, or even America, can do to dilute the toxic impact on the wider global economy.


Thách thức khẩn cấp đối với ông Hollande và bà Merkel là kết họp nhuần nhuyễn những cải cách khó khăn đó với sự phục hồi kinh tế. Điều đó chắc chắn sẽ bao gồm cả việc cắt giảm lãi suất của Ngân hàng trung ương châu Âu và nguồn cung ứng tiền được mở rộng, bất kể những rủi ro về lạm phát. Tuy nhiên, điều đó có thể còn cần đến nhiều tiền hơn của Đức, nhưng ông Hollande khó có thể là người đàn ông được đặt đúng chỗ nhất để thuyết phục bà Merkel về điều đó. Như Mervyn King, Thống đốc Ngân hàng Anh, nhận xét mới đây: “Khu vực sử dụng đồng euro đang tự phá tan chính mình mà không có bất kỳ giải pháp rõ ràng nào.” Và gần như không có gì để Anh, hoặc thậm chí Mỹ, có thể làm để giảm bớt ảnh hưởng độc hại đối với nền kinh tế toàn cầu rộng lớn hơn.
Rosemary Righter is an associate editor at The Times of London.
Rosemary Righter là một biên tập viên của Thời báo London.


http://www.thedailybeast.com/newsweek/2012/05/20/will-the-euro-zone-go-up-in-smoke.html

No comments:

Post a Comment

your comment - ý kiến của bạn