MENU

BILINGUAL BLOG – BLOG SONG NGỮ ANH VIỆT SHARE KNOWLEGE AND IMPROVE LANGUAGE

--------------------------- TÌM KIẾM TRÊN BLOG NÀY BẰNG GOOGLE SEARCH ----------------------------

TXT-TO-SPEECH – PHẦN MỀM ĐỌC VĂN BẢN

Click phải, chọn open link in New tab, chọn ngôn ngữ trên giao diện mới, dán văn bản vào và Click SAY – văn bản sẽ được đọc với các thứ tiếng theo hai giọng nam và nữ (chọn male/female)

- HOME - VỀ TRANG ĐẦU

CONN'S CURENT THERAPY 2016 - ANH-VIỆT

150 ECG - 150 ĐTĐ - HAMPTON - 4th ED.

VISUAL DIAGNOSIS IN THE NEWBORN

Saturday, June 30, 2012

Философия свободы Triết lí tự do




Философия свободы

Triết lí tự do
Философия свободы исходит из безусловной ценности человеческой личности. Каждый человек от природы обладает свободной волей. Отсюда происходит его неотчуждаемое право распоряжаться собой и своей собственностью. Мы обладаем естественной свободой: экономической деятельности, политического выбора, творчества и познания.


Triết lí tự do xuất phát từ giá trị tuyệt đối của cá nhân con người. Mỗi người đều được tự nhiên phú cho ý chí tự do. Đấy là cội nguồn của quyền bất khả phân trong việc sử dụng tài sản cũng như họat động của cá nhân mình. Chúng ta có quyền tự do: trong họat động kinh tế, trong lựa chọn chính trị, trong sáng tạo và học hỏi…


В условиях свободы личность в полной мере может реализовать свои способности и таланты на рынке посредством добровольного обмена с другими людьми. Поэтому только общество свободных людей может рассчитывать на устойчивое экономическое развитие и рост благосостояния.


Trong những điều kiện tự do, thông qua trao đổi một cách tự nguyện với những người khác, cá nhân hòan tòan có quyền bán năng lực và tài năng của mình trên thị trường. Vì vậy chỉ có xã hội của những con người tự do mới có sự phát triển kinh tế và gia tăng phúc lợi một cách ổn định mà thôi.


Философия свободы направлена на изучение общественных институтов, обеспечивающих добровольный обмен товарами и услугами, - свободного рынка и системы прав собственности. В конечном итоге философия свободы призвана способствовать изменению ценностных и социально-политических ориентиров современного общества, появлению нового интеллектуального консенсуса на основе принципов индивидуальной свободы, а также формированию поколения ответственных граждан, готовых делать выбор, не опираясь на опеку государство.


Triết lí tự do nghiên cứu những định chế xã hội bảo đảm việc trao đổi một cách tự nguyện hàng hóa và dịch dụ - thị trường tự do và hệ thống các quyền sở hữu. Tự trung lại, triết lí tự do có sứ mệnh góp phần thúc đẩy sự thay đổi định hướng giá trị và chính trị xã hội của xã hội đương đại, giúp hình thành sự đồng thuận trên cơ sở những nguyên tắc của quyền tự do cá nhân, cũng như hình thành thế hệ những người công dân có trách nhiệm, sẵn sàng đưa ra quyết định chứ không chỉ dựa dẫm vào sự bảo trợ của nhà nước.


Идеи философии свободы пересекаются с объективизмом Айн Рэнд. Объективизм исходит из существования только одной, объективной, реальности, независимой от сознания. Человек способен разумно постигать и творчески преобразовывать эту реальность, приспосабливая под свои нужды. Как и любое живое существо в реальном мире, человек стремится сохранить свою жизнь и достичь счастья. Это цели и моральные ценности, объективно заложенные в природе человека. В соответствии с этими нормами социальная система должна строиться на безусловном уважении прав, свобод и достоинства каждой отдельной личности. Мораль не может требовать, а общество не должно приносить интересы одного человека в жертву интересам других людей . Только добровольное сотрудничество на рынке соответствует разумной природе человека.


Tư tưởng của triết lí tự do tương giao với chủ nghĩa khách quan của Ayn Rand. Chủ nghĩa khách quan xuất phát từ ý tưởng cho rằng hiện thực khác quan tồn tại độc lập với nhận thức của con người. Con người có thể hiểu và cải tạo hiện thực cho phù hợp với nhu cầu của mình. Cũng như mọi sinh vật trong thế giới hiện thực này, con người luôn tìm cách bảo vệ cuộc sống và đạt được hạnh phúc. Đấy là mục đích và giá trị đạo đức nằm trong chính bản chất của con người. Hệ thống xã hội phải được xây dựng trên nguyên tắc tôn trọng vô điều kiện các quyền, quyền tự do và nhân phẩm của từng cá nhân con người. Đạo đức không thể đòi hỏi, còn xã hội thì không được hi sinh quyền lợi của một người cho quyền lợi của những người khác. Chỉ có sự hợp tác tự nguyện trên thương trường là phù hợp với bản chất của con người mà thôi.


Экономическое обоснование философии свободы предоставляет австрийская экономическая школа (Карл Менгер, Ойген фон Бём-Баверк, Людвиг фон Мизес, Фридрих Хайек и др). Ее представители акцентируют внимание на стихийной самоорганизации рыночного порядка. Любое искусственное (государственное) вмешательство в экономику делает невозможным экономический расчет, основанный на механизме цен, чем провоцирует рост числа экономических ошибок и неэффективности. Субъективная теория ценности, разработанная австрийской школой, доказывает, что вещи не обладают вмененной (объективной) ценностью, но приобретают ее лишь в суждении индивида. То есть только индивид в конкретных условиях может оценить экономическое благо и определить его место в производственном процессе. Каждый из нас — лучший судья вопросах, касающихся его благосостояния. Поэтому, оптимальный вариант регуляции экономических отношений — это предоставление индивиду возможности самостоятельно определять ценность благ и вести экономическую деятельность, то есть система свободного рыночного общества.


Cơ sở kinh tế học của triết lí tự do là Trường phái kinh tế học Áo (Carl Menger, Eugen von Böhm-Bawerk, Ludwig von Mises, Friedrich von Hayek ..v.v..). Những người đặt nền móng và đại diện cho trường phái này, trong khi phân tích các tiến trình kinh tế, đã tập trung chú ý vào khả năng tự tổ chức một cách tự phát của thị trường. Mọi can thiệp mang tính nhân tạo (của nhà nước) vào họat động kinh tế đều làm cho hạch tóan kinh tế - dựa trên cơ chế giá cả - trở thành bất khả thi và như vậy là tạo ra thêm sai lầm và lam cho họet động kinh tế kém hiệu quả hơn. Lí thuyết giá trị chủ quan do trường phái kinh tế Áo đưa ra chứng minh rằng vật chất không có giá trị tự thân (khách quan), giá trị của nó nằm trong xét đóan của từng cá nhân. Nghĩa là chỉ có cá nhân - trong nhưng điều kiện cụ thể - mới có thể đánh giá được lợi ích kinh tế và xác định được vị trí của nó trong quá trình sản xuất. Mỗi người chúng ta đều là những quan tòa chính xác nhất trong những vấn đề liên quan đến phúc lợi của chính mình. Vì vậy mà tạo điều kiện cho các nhân tự quyết định giá trị phúc lợi và tiến hành các họat động kinh tế, tức là thị trường tự do là phương án điều tiết các quan hệ kinh tế tối ưu nhất.


Таким образом, философия свободы оказывается непосредственно связана с традициями классического либерализма и либертарианства. Как и философия свободы, классический либерализм предполагает максимальное ограничение властного вмешательства в жизнь общества и провозглашает свободу совести, свободу слова, собраний, прессы и, главное, - свободный рынок, где функция государства сводится к защите прав собственности. Либертарианство, опирающееся на аксиому самопринадлежности личности, также близко идеям философии свободы. В его основе лежит запрет на «агрессивное насилие», то есть запрет инициации применения силы, или угрозы применения силы, к другому лицу или его имуществу.
Như vậy là triết lí tự do liên quan trực tiếp với những truyền thống của chủ nghĩa tự do và trực tiếp với chủ nghĩa tự do (liberalism) và tự do cá nhân (libertarianism). Cũng như triết lí tự do, chủ nghĩa tự do cổ điển đều nghị giới hạn một cách tối đa sự can thiệp của chính quyền vào đời sống xã hội và tuyên bố quyền tự do lương tâm, tự do ngôn luận, tự do hội họp, tự do báo chí và quan trọng nhất là thị trường tự do, nơi chức năng của nhà nước chỉ còn là bảo vệ quyền sở hữu mà thôi. Chủ nghĩa tự do cá nhân, dựa trên tiền đề mỗi người đều có quyền tự chủ của mình, cũng rất gần gũi với triết lí tự do. Cơ sở của chủ gnhĩa này là cấm “bạo lực”, nghĩa là cấm sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng bạo lực đối với người hoặc tài sản của người khác.






Translated by Phạm Nguyên Trường


http://www.cpf-russia.org/node/2

No comments:

Post a Comment

your comment - ý kiến của bạn