MENU

BILINGUAL BLOG – BLOG SONG NGỮ ANH VIỆT SHARE KNOWLEGE AND IMPROVE LANGUAGE

--------------------------- TÌM KIẾM TRÊN BLOG NÀY BẰNG GOOGLE SEARCH ----------------------------

TXT-TO-SPEECH – PHẦN MỀM ĐỌC VĂN BẢN

Click phải, chọn open link in New tab, chọn ngôn ngữ trên giao diện mới, dán văn bản vào và Click SAY – văn bản sẽ được đọc với các thứ tiếng theo hai giọng nam và nữ (chọn male/female)

- HOME - VỀ TRANG ĐẦU

CONN'S CURENT THERAPY 2016 - ANH-VIỆT

150 ECG - 150 ĐTĐ - HAMPTON - 4th ED.

VISUAL DIAGNOSIS IN THE NEWBORN

Friday, June 29, 2012

School Stampede Highlights Vietnam Education Woes Chen lấn giành trường - đau khổ với Giáo dục Việt Nam






Dao Quoc Huy and his wife joined other anxious parents camped outside Thuc Nghiem primary school at 3 a.m. When the sun came up, the crowd crushed against the metal entrance gate until it fell — hurdling bushes and losing flip-flops in a frenzied sprint to nab coveted application forms.

Anh Đào Quốc Huy và vợ là hai trong số những người "cắm rễ" bên ngoài cổng trường Thực Nghiệm lúc 3h sáng. Khi mặt trời lên, đám đông ùa vào, xô đổ cả cổng sắt, giẫm bồn hoa, chỉ để tranh suất mua hồ sơ vào học lớp một.

School Stampede Highlights Vietnam Education Woes

Chen lấn giành trường - đau khổ với Giáo dục Việt Nam
By MIKE IVES Associated Press
HANOI, Vietnam June 26, 2012 (AP)

MIKE IVES Associated Press
HANOI, June 26/6/2012 (AP)

The school is one of Vietnam's only public institutions emphasizing American-style learning instead of rote memorization. Roughly 600 kindergartners from around the capital were vying for the 200-odd spots available this fall.

Trường tiểu học này là một trong số những trường công hiếm hoi ở Việt Nam đi theo mô hình dạy học của Mỹ, thay vì cách dạy học thuộc lòng thường thấy. Khoảng 600 trẻ mẫu giáo trên khắp Hà Nội sẽ phải cạnh tranh nhau để giành 200 đơn xin học lớp một mùa thu này.

"It's like playing the lottery," said Huy, 35, who hoped his daughter would be among the chosen. "We need luck."

"Giống như chơi xổ số vậy", anh Huy, 35 tuổi, đi nộp hồ sơ cho con gái chia sẻ. "Chúng tôi cần phải gặp may".


The recent stampede, which resulted in a few minor bruises but no arrests, underscores a problem experts say weighs heavily on Vietnam's graying communist leadership: Nearly four decades after the Vietnam War, the country's education system remains so corrupt and backward it's impeding economic growth. And the rising middle class is now desperate for alternatives.

Vụ chen lấn ở trường Thực nghiệm mới đây, chỉ gây ra một vài xô xát nhỏ và không ai bị bắt, nhưng lại phản ánh một vấn đề vốn là gánh nặng ở Việt Nam. Nền giáo dục nước nhà vẫn ở trong tình trạng trì trệ và lạc hậu, cản trở sự tăng trưởng của nền kinh tế. Và tầng lớp trung lưu ngày càng đông đảo hiện nay rơi vào tình trạng tuyệt vọng vì không thể thay đổi được tình hình.

In this Confucian nation where education is a national obsession, schools at all levels are hampered by cheating, bribery and a lack of world-renowned programs and researchers. The result is a surging number of Vietnamese students are attending international-style private schools and later overseas colleges and universities.

Tại quốc gia từng theo Nho giáo đề cao giáo dục và thi cử, các trường học ở mọi cấp đều đối mặt với tình trạng gian lận, hối lộ và thiếu các nhà nghiên cứu cũng như các chương trình tiêu chuẩn thế giới. Kết quả là số lượng học sinh, sinh viên Việt Nam theo học các trường tư có chương trình quốc tế và sau đó ra nước ngoài học cao đẳng, đại học, ngày càng tăng.

Although average income here is just $1,400, more than 30,000 Vietnamese were studying at foreign higher learning institutions last year. Vietnam ranks fifth highest worldwide for its student enrollments in Australia, and eighth for enrollments in the U.S., placing it above Mexico, Brazil and France.


Dù thu nhập trung bình của người Việt Nam chỉ dừng ở mức 1.400 USD, năm ngoái vẫn có hơn 30.000 người Việt theo học ở các trường của nước ngoài. Việt Nam xếp thứ 5 về số du học sinh ở Australia và thứ 8 ở Mỹ, trên cả Mexico, Brazil và Pháp.


The number of Vietnamese studying in the U.S. has increased sevenfold from about 2,000 over the past decade. Most of the nearly 15,000 who were studying in the U.S. last year were not on scholarships to well-known schools, but instead attending community colleges paid by their families, according to the New York-based Institute of International Education.


Số lượng du học sinh Việt Nam tại Mỹ đã tăng gấp 7 lần kể từ con số 2.000 học sinh trong thập kỷ vừa qua. Hầu hết trong số gần 15.000 học sinh theo học ở Mỹ năm ngoái không đi theo diện học bổng của các trường danh tiếng, mà thay vào đó là ghi tên vào các trường cao đẳng cộng đồng với học phí do gia đình chi trả, theo Viện Giáo dục Quốc tế ở New York.


Unlike universities in neighboring China where communist leaders enacted sweeping reforms in the 1980s, Vietnam's schools are not keeping pace with an increasingly globalized world, experts say. The government has instead preserved a system promoting inefficient central management and a lack of critical thinking. Up to 10 percent of coursework remains devoted to the teachings of Marx, Lenin and late Vietnamese President Ho Chi Minh.


Không giống những trường đại học ở nước láng giềng Trung Quốc, nơi các nhà lãnh đạo đã đi vào cải cách sâu rộng từ những năm 1980, các trường đại học ở Việt Nam vẫn chưa thể bắt kịp tốc độ với một thế giới đang toàn cầu hóa không ngừng, các chuyên gia nhận xét. Thay vào đó, giáo dục ở Việt Nam vẫn duy trì một hệ thống quản lý tập trung kém hiệu quả và thiếu tư duy phê phán.


Vietnam's educational model is "one size fits all," and the country's leaders "should have done more to make education one of its assets," said Mai Thanh, a World Bank senior education specialist in Hanoi. "I see it as a missed opportunity."


Hình mẫu giáo dục Việt Nam là “một cho tất cả” và vì thế các nhà lãnh đạo “cần hành động nhiều hơn để biến giáo dục trở thành một trong những tài sản của quốc gia”, Mai Thanh, một chuyên gia giáo dục cao cấp của Ngân hàng Thế giới (World Bank) tại Hà Nội cho biết. “Tôi xem đó như một cơ hội bị bỏ lỡ”.

As Vietnam's annual growth rate holds at 6 percent despite having one of Asia's highest inflation rates and an economy burdened by stagnant state-owned companies, analysts say the education crisis threatens to stunt the domestic work force and further hinder the country's development.


Tỷ lệ tăng trưởng hàng năm của Việt Nam vẫn ở mức 6%, dù là một trong những nước châu Á có tỷ lệ lạm phát cao nhất và nền kinh tế đang còng lưng gánh những công ty nhà nước trì trệ. Nhưng các nhà phân tích nhận định rằng khủng hoảng giáo dục sẽ khiến lực lượng lao động trong nước “cằn cỗi” và cản trở sự phát triển của quốc gia.


Intel, the world's largest computer chipmaker, has struggled to recruit skilled workers for its manufacturing facility in Ho Chi Minh City, researchers from Harvard University's Kennedy School have said.


Intel, nhà sản xuất chip máy tính lớn nhất thế giới, vừa phải vật lộn để tuyển dụng được các nhân viên lành nghề cho cơ sở sản xuất tại thành phố Hồ Chí Minh, các nhà nghiên cứu từ trường Kennedy thuộc đại học Harvard cho biết như thế.


The U.S. Embassy in Hanoi has said Vietnam's "human resource infrastructure" does not support its rising education demands, and the Harvard researchers say reform in the country's higher education system has been "glacial" since it embarked on economic reforms and liberalization in the mid-1980s.


Sứ quán Mỹ ở Hà Nội cho hay “cơ sở hạ tầng nguồn nhân lực” của Việt Nam không hỗ trợ cho nhu cầu giáo dục đang tăng lên của quốc gia, trong khi các nhà nghiên cứu của Harvard nói rằng việc cải cách hệ thống giáo dục của Việt Nam đã bị “đóng băng” dù cho công cuộc cải cách và tự do hóa bắt đầu vào giữa những năm 1980.


Although Vietnam invests more on education as a percentage of gross domestic product than many countries in the Asia-Pacific region, the researchers say, the problem is less about lack of investment than a failure of governance.


Dù Việt Nam đã đầu tư nhiều hơn vào giáo dục, tương đương một phần trăm trong tổng sản phẩm quốc nội, hơn so với nhiều nước khác trong khu vực châu Á-Thái Bình dương, vấn đề cốt lõi nằm ở quản lý kém chứ không do thiếu đầu tư.


"The government is keenly aware that there is widespread dissatisfaction with the current state of the education system, among economic and political elites as well as at the popular level," said Ben Wilkinson, co-author of a critical 2008 report and associate director of the Kennedy School's Vietnam Program in Ho Chi Minh City. He added that it's too early to tell what effect the migration of students to overseas universities will have on the country's future.


“Chính phủ nhận thức sâu sắc rằng đang có sự bất mãn đối với thực trạng giáo dục hiện nay, trong những người kể cả người có điều kiện kinh tế và chính trị cao hơn lẫn những người bình dân đại chúng", Ben Wilkinson, đồng tác giả một báo cáo quan trọng năm 2008 và là phó giám đốc Chương trình Việt Nam của trường Kennedy ở TP. HCM nói. Ông thêm rằng vẫn còn quá sớm để nói về những hệ lụy của trào lưu học sinh Việt Nam đi du học nước ngoài đối với tương lai của đất nước.


Another problem is that parents bribing teachers for high marks and degrees has become commonplace. In a 2010 report, Berlin-based Transparency International concluded that education was perceived as the country's second-most corrupt sector after law enforcement.


Một vấn đề khác là thực trạng các bậc phụ huynh hối lộ cho giáo viên để con em được điểm cao và khiến bằng cấp trở nên tầm thường. Trong một báo cáo năm 2010, Tổ chức Minh bạch Quốc tế có trụ sở tại Berlin đã kết luận rằng giáo dục là ngành tham nhũng thứ hai, sau ngành hành pháp, ở Việt Nam.


State media regularly report on education-linked scandals, including a recent case at a private high school in northern Bac Giang province where a proctor handed out cheat sheets during a national high school graduation exam. After a student filmed the incident with a hidden camera, six teachers and staff were dismissed.


Truyền thông quốc gia thường xuyên đưa tin về những vụ bê bối liên quan đến giáo dục, trong đó vụ việc gây xôn xao gần đây nhất là việc giám thị ở một trường THPT dân lập tại tỉnh Bắc Giang ném đáp án cho các thí sinh tham dự kỳ thi tốt nghiệp cấp ba. Sau khi bị một thí sinh quay lại hành động gian lận này bằng camera, 6 giáo viên và cán bộ đã bị cách chức.


Earlier this month, Vietnam's National Assembly passed a law designed to give more autonomy to the country's universities, but education reformers remain skeptical.


Đầu tháng này, Quốc hội Việt Nam đã thông qua một điều luật cho phép các trường đại học tự quản nhiều hơn, nhưng các nhà cải cách giáo dục thì vẫn tỏ ra hoài nghi.


"Many universities are just interested in recruiting as many students as possible," national assembly deputy Dang Thi My Huong told state-controlled media in May. "Where graduates go and whether they can get a job is their business."

“Nhiều trường đại học chỉ quan tâm đến chuyện làm sao để tuyển dụng được nhiều sinh viên nhất”, đại biểu quốc hội Mỹ Hương cho biết. “Rồi các cử nhân sẽ đi về đâu? Liệu họ có thể tìm được công ăn việc làm không?”.


The Foreign Ministry did not respond to written questions submitted by The Associated Press.

Bộ Ngoại giao đã không trả lời các câu hỏi bằng văn bản được The Associated Press gửi tới.
Middle class Vietnamese are now wondering how to help their children shine in spite of a broken school system. One strategy is to sign them up for night classes often run by public school teachers who earn around 5 million dong ($250) a month. Unlike high-ranking Vietnamese officials, most families simply can't afford private schools and overseas colleges.

Tầng lớp trung lưu ở Việt Nam vẫn đang loay hoay nghĩ xem làm thế nào để giúp con em họ học tập tốt trong một hệ thống trường lớp lạc hậu như thế. Một trong những giải pháp phổ biến là đăng ký vào các lớp học thêm ban đêm do các giáo viên trường công, những người có mức lương khoảng 5 triệu đồng/tháng (250 USD), giảng dạy. Không giống các quan chức cấp cao, hầu hết các gia đình ở Việt Nam không đủ tiền cho con em theo học ở các trường tư và đi du học.


But parent Dao Quoc Huy, who waited all night with the mob outside the primary school, is lucky. He recently learned his 6-year-old daughter was accepted into the school that costs 870,000 dong ($40) a month, a cost he says is about 10 times cheaper than some private schools.

Tuy nhiên, vợ chồng anh Đào Quốc Huy, những người đã đợi cả đêm cùng nhiều bậc cha mẹ khác bên ngoài cổng trường Thực nghiệm, vẫn còn may mắn hơn nhiều phụ huynh. Cô con gái 6 tuổi của anh mới đây đã đỗ vào một trường khác với học phí 870.000 đồng/tháng (40 USD), rẻ hơn 10 lần so với một số trường tư thục.

"People want to reform the school system, but there's nothing they can do," he said. "Education is just one wheel in the system."

“Mọi người đều muốn cải cách giáo dục nhưng chẳng thể làm gì cả”, anh nói. "Giáo dục chỉ là một bánh xe trong hệ thống."




Translated by Anh Ngọc

http://abcnews.go.com/International/wireStory/school-stampede-highlights-vietnam-education-woes-16649456#.T-yLU5Hr6Ul

No comments:

Post a Comment

your comment - ý kiến của bạn