MENU

BILINGUAL BLOG – BLOG SONG NGỮ ANH VIỆT SHARE KNOWLEGE AND IMPROVE LANGUAGE

--------------------------- TÌM KIẾM TRÊN BLOG NÀY BẰNG GOOGLE SEARCH ----------------------------

TXT-TO-SPEECH – PHẦN MỀM ĐỌC VĂN BẢN

Click phải, chọn open link in New tab, chọn ngôn ngữ trên giao diện mới, dán văn bản vào và Click SAY – văn bản sẽ được đọc với các thứ tiếng theo hai giọng nam và nữ (chọn male/female)

- HOME - VỀ TRANG ĐẦU

CONN'S CURENT THERAPY 2016 - ANH-VIỆT

150 ECG - 150 ĐTĐ - HAMPTON - 4th ED.

VISUAL DIAGNOSIS IN THE NEWBORN

Saturday, June 30, 2012

Russian "Justice" “Công lí” Nga




Russian "Justice"

“Công lí” Nga

Ariel Cohen
January 11, 2011

Ariel Cohen
11/1/2011

The new, Republican-majority Congress is starting its work with a jaundiced eye on what's going on in Russia. Just a week ago Moscow convicted Mikhail Khodorkovsky for crimes most legal experts believe he did not commit. Former Deputy Prime Minister Boris Nemtsov is in jail, albeit only for two weeks, for demonstrating in support of freedom of assembly. But it is the fourteen-year sentence meted out against Khodorkovsky which is particularly telling. It reflects not guilt on the part of the ex-chairman of Russia’s Yukos oil company, but the animus against the man by Russia’s rulers. Even if American companies want to do business in Russia, the verdict and the arrests don't help.


Quốc hội mới với đảng Cộng hòa chiếm đa số đang bắt đầu nhiệm vụ của nó với con mắt hằn học nhìn về những gì đang diễn ra ở nước Nga. Mới cách đây một tuần Moscow kết án Mikhail Khodorkovsky về những tội mà hầu hết các chuyên gia luật tin rằng ông không phạm. Cựu Thủ tướng Boris Nemtsov mới vào tù hai tuần nay, vì biểu tình ủng hộ tự do hội họp. Nhưng chính bản án mười bốn năm tù đưa ra chống Mikhail Khodorkovsky mới đặc biệt đáng nói. Nó không phản ánh tội của cựu chủ tịch công ty dầu Yukos của Nga, mà phản ánh sự thù địch của giới cầm quyền Nga. Cho dù các công ty Mỹ có muốn vào kinh doanh ở Nga thì bản phán quyết và vụ bắt giữ ấy cũng không giúp đỡ gì được.


Granted, the 1990s were the years of "Wild West capitalism" in Russia, in which Khodorkovsky participated together with other businessmen, but his real “crime” was trying to liberate his company and himself from his country's system of bribes and political favors that nourishes Moscow’s power brokers. By pushing Yukos to function transparently after it went public, including by paying taxes, he tried to propel his company—and his country—toward Western-style corporate governance.


Cứ cho là những năm 1990 là những năm của “chủ nghĩa tư bản Tây phương hoang dã” ở Nga, mà Khodorkovsky cùng với nhiều nhà kinh doanh khác đã tham gia vào, nhưng “tội” thật sự của ông là cố gắng “giải phóng” công ty của ông và bản thân ông ra khỏi hệ thống tham nhũng và cánh hẩu chính trị đang nuôi béo những kẻ môi giới quyền lực ở Moscow. Bằng cách buộc Yukos hành động một cách minh bạch sau khi cổ phần hóa nó, trong đó có việc đóng thuế, ông cố gắng thúc đẩy công ty của ông - và đất nước ông - chuyển sang cách điều hánh tập thể kiểu phương Tây.


Yet Judge Viktor Danilkin declared it necessary to “reform [Khodorkovsky] by isolating him from society.” With these words, Danilkin unwittingly convicted the very system he serves of authoritarianism, injustice and corruption. The verdict proved that system to be incapable of self-correction and reform—despite desperate calls for both by its nominal leader, President Dmitry Medvedev.


Tuy nhiên quan tòa Viktor Danilkin tuyên bố cần “cải tạo [Khodorkovsky] bằng cách cách ly ông ra khỏi xã hội”. Với những lời lẽ như thế, Danilkin vô tình đã kết tội chính cái chế độ chuyên chế, tham nhũng và bất công mà ông phục vụ. Bản phán quyết chứng tỏ rằng chế độ không có khả năng tự sửa đổi và cải cách, bất chấp những lời kêu gọi hùng hồn về cả hai, của vị tổng thống trên danh nghĩa của nó, Dmirti Medvedev.
           
Prime Minister Vladimir Putin is reasserting his power while Russia is facing political stagnation. This time, Putin effectively told the judge how to rule on a nationally televised Q&A. “A thief has to sit in jail,” Putin said. And sit for another six and a half years Khodorkovsky will. Twenty years after the collapse of the Soviet Union, Russia still lives under “telephone law”—a system in which punishments are triggered by phone calls from higher ups.


Thủ tướng Vladimir Putin đang đánh giá lại quyền lực của ông ta trong khi nước Nga đối mặt với sự bế tắc về chính trị. Lần này, Putin đã thật sự bảo quan tòa phải xử như thế nào trong chương trình Hỏi và Trả lời trên đài Truyền hình Quốc gia. “Một tên trộm thì phải ngồi trong tù,” Putin nói. Và Khodorkovsky sẽ phải ngồi thêm sáu năm rưỡi nữa. Hai mươi năm sau sự sụp đổ của Liên xô, nước Nga vẫn còn nằm dưới “luật điện thoại” - một chế độ trong đó những án phạt được giật dây từ một cú điện thoại của cấp trên.


Khodorkovsky’s innocence is manifest, legal experts such as professors Mary Holland and Ethan Burger in the United States and Bill Bowring in the UK, as well as Justice Tamara Morshchakova, formerly of the Russian Constitutional court, agree. State prosecutors’ claim that he “stole” 300 million tons of oil is a physical impossibility. The oil was pumped through the state-owned Transneft pipeline system, logged and accounted for.


Sự vô tội của Khodorkovsky là rõ ràng, các chuyên gia luật như các giáo sư Mary Holland và Ethan Burger ở Hoa Kỳ và Bill Bowring ở Anh, cũng như Tamara Morshchakova, cựu chánh án Tòa Hiến pháp Nga, đều nhất trí như thế. Tuyên bố của công tố nhà nước rằng ông đã “ăn cắp” 300 triệu tấn dầu là điều không thể xảy ra về mặt vật lý. Dầu được bơm qua hệ thống đường ống Transneft do nhà nước quản lý, ghi chép và kế toán.


Unfortunately, Khodorkovsky’s repeated trials are reminiscent of innumerable tragedies perpetrated by Russia’s rulers and their obedient courts. For three centuries now, Russia has jailed, killed off, driven to suicide or exiled its prominent social and political critics, economists, writers, philosophers and poets such as Aleksandr Radishchev, Aleksandr Gertzen, Fyodor Dostoyevsky, Nikolai Gumilev, Osip Mandelstam, and the trio of Nobel Prize winners in the twentieth century: Aleksandr Solzhenitsyn, Andrey Sakharov and Joseph Brodsky. The founder of the Soviet state, Vladimir Lenin, exiled two shipfuls of intellectuals and sent others to the concentration camp in Solovki, while his successor Joseph Stalin murdered tens of thousands in the gulag, permanently destroying whole branches of Russia’s sciences and humanities.


Đáng buồn là những vụ án lặp đi lặp lại của Khodorkovsky nhắc nhớ đến vô số những bi kịch do những kẻ thống trị nước Nga và các tòa án ngoan ngoãn vâng lời gây ra. Trong ba thế kỷ nay, nước Nga đã bỏ tù, giết hại, bức tử hoặc đầy ải các nhà phê bình chính trị xã hội, nhà văn, nhà kinh tế, triết gia và nhà thơ kiệt xuất nhất của nó, như Aleksandr Radishchev, Aleksandr Gertzen, Fyodor Dostoyevsky, Nikolai Gumilev, Osip Mandelstam, và ba người được giải Nobel trong thế kỷ hai mươi: Aleksandr Solzhenitsyn, Andrey Sakharov và Joseph Brodsky. Người sáng lập nhà nước Xô viết, Vladimir Lenin, đã trục xuất hai chuyến tàu những nhà trí thức và đưa những người khác đi trại tập trung Solovki, trong khi người kế tục ông, Joseph Stalin, đã giết hàng chục nghìn người trong Quần đảo ngục tù (GULAG), phá hủy vĩnh viễn toàn bộ các ngành khoa học và nhân văn của nước Nga.


A bespectacled former oligarch, Khodorkovsky is neither a poet nor a philosopher. Nor is he a political threat to the current regime. Opinion polls indicate he is not popular with voters, and he has expressed no interest in seeking public office.


Cựu thủ lĩnh chính trị đeo kính Khodorkovsky không phải là nhà triết học cũng không phải nhà thơ. Ông cũng không phải là mối đe dọa về chính trị đối với chế độ hiện thời. Những cuộc thăm dò ý kiến cho thấy ông không được nhiều cử tri biết đến, và ông chưa biểu lộ quan tâm gì đến việc kiếm một địa vị trong chính quyền.


So what is the real reason for his second sentence? A mix of the desire to keep Yukos assets in the hands of those who expropriated it without paying compensation and a strong signal to anyone—especially to business tycoons—not to challenge the status quo, especially on the eve of the 2012 presidential election.


Vậy lý do thật sự của bản án thứ hai này là gì? Một sự pha trộn giữa mong muốn giữ tài sản của Yukos trong tay những kẻ chiếm đoạt nó mà không bồi thường, và một tín hiệu mạnh cho bất kỳ ai - đặc biệt là những trùm kinh doanh - rằng chớ có thách thức hiện trạng quyền lực, đặc biệt vào trước kỳ bầu cử tổng thống năm 2012.


Yet many Russian democrats believe that the status quo seems more rotten than ever. A recently leaked Russian Government Accounting Office report exposed $4.5 billion in corruption surrounding the building of the trans-Siberian oil pipeline. Other muckraking exposés reveal multibillion-dollar graft in state procurement, from the Sochi Olympics contracts to military acquisitions.


Tuy nhiên nhiều nhà dân chủ Nga cho rằng chưa bao giờ hiện trạng quyền lực mục nát hơn bây giờ. Một báo cáo bị rò rỉ gần đây của Cơ quan Kiểm toán chính phủ Nga tiết lộ 4,5 tỉ $ hối lộ xung quanh việc xây dựng đường ống dẫn dầu xuyên Siberi. Một vụ khác tiết lộ nhiều tỉ đô la gắn với các đơn hàng mua bán của nhà nước, từ những hợp đồng Olympics Sochi đến những mua sắm quân sự.


The opportunity for reform has been missed. So has the chance to improve U.S.-Russian relations. President Barack Obama pleaded Khodorkovsky’s case. The harsh sentence, handed down immediately after the U.S. Senate ratified the New START treaty, seems a deliberate insult. It also offended German Chancellor Angela Merkel, who demanded justice for Khodorkovsky as well.


Cơ hội cải cách đã bị bỏ lỡ. Cơ hội thay đổi quan hệ Nga-Mỹ cũng vậy. Tổng thống Barrack Obama đã xin cho vụ Khodorkovsky. Bản án khắc nghiệt đưa ra ngay sau khi Thượng viện Hoa Kỳ phê chuẩn hiệp ước START mới, dường như là một sự lăng mạ cố ý. Nó cũng xúc phạm Thủ tướng Đức Angela Merkel, người đã đòi công lý cho Khodorkovsky.


Already there are reports that the Obama administration may reexamine Russia’s WTO membership. Moreover, Congress is expected to consider legislation calling for punishment of those involved in the death of Sergei Magnitsky. The Russian lawyer died in detention after having uncovered alleged corporate and tax crimes that allowed Russian law-enforcement officials to pocket some $230 million. The proposal to name names and curb Western travel for Russian officials involved in odious persecutions, including in the case of Khodorkovsky, may be another way to send a signal to the Kremlin. Without a strong signal from Washington, Khodorkovsky's freedom will be forsaken and his life will be in danger. And all of this will threaten the U.S.-Russian partnership moving forward.
Đã có những báo cáo rằng chính quyền Obama có thể xem xét lại tư cách thành viên của Nga trong WTO. Ngoài ra, Quốc Hội cũng đang cân nhắc kêu gọi trừng phạt pháp lý đối với những kẻ dính líu vào cái chết của Sergei Magnitsky. Luật sư người Nga này chết trong khi bị giam giữ sau khi vạch trần những tội ác tập thể và thuế cho phép các quan chức bảo vệ pháp luật Nga bỏ túi 230 triệu $. Yêu cầu nêu tên các quan chức dính dáng đến những sự ngược đãi ghê tởm trong vụ Khodorkovsky, và hạn chế họ vào các nước phương Tây có thể là cách khác để gửi một tín hiệu đến Kremlin. Không có những tín hiệu mạnh từ Washington, việc đòi tự do cho Khodorkovsky bị bỏ rơi và tính mạng của ông sẽ bị nguy hiểm. Và tất cả những điều này sẽ đe dọa sự tiến triển của mối quan hệ đối tác Nga-Mỹ.





Translated by Hiếu Tân


http://nationalinterest.org/commentary/russian-justice-4692

No comments:

Post a Comment

your comment - ý kiến của bạn