MENU

BILINGUAL BLOG – BLOG SONG NGỮ ANH VIỆT SHARE KNOWLEGE AND IMPROVE LANGUAGE

--------------------------- TÌM KIẾM TRÊN BLOG NÀY BẰNG GOOGLE SEARCH ----------------------------

TXT-TO-SPEECH – PHẦN MỀM ĐỌC VĂN BẢN

Click phải, chọn open link in New tab, chọn ngôn ngữ trên giao diện mới, dán văn bản vào và Click SAY – văn bản sẽ được đọc với các thứ tiếng theo hai giọng nam và nữ (chọn male/female)

- HOME - VỀ TRANG ĐẦU

CONN'S CURENT THERAPY 2016 - ANH-VIỆT

150 ECG - 150 ĐTĐ - HAMPTON - 4th ED.

VISUAL DIAGNOSIS IN THE NEWBORN

Saturday, June 30, 2012

Великая образовательная держава Интеллектуалы и власть Mĩ: siêu cường trong lĩnh vực giáo dục




Великая образовательная держава Интеллектуалы и власть
Mĩ: siêu cường trong lĩnh vực giáo dục



Рэндалл Коллинз

Collinz Randall
Главная сила университетов Америки заключается в том, что их много, они разнообразны и имеют сложную организацию и различные источники финансирования.


Sức mạnh chủ yếu của hệ thống giáo dục đại học Mĩ là có nhiều trường, các trường rất đa dạng và có tổ chức phức tạp và có nguồn tài chính khác nhau.

В отличие от многих других стран, в США нет центральных государственных университетов. Многие университеты получают денежные гранты от федеральных властей, но в основном они присуждаются отдельным ученым за их исследовательские проекты, благодаря чему университет получает часть выделенных средств на административные расходы. Это делает известных профессоров очень влиятельными. И когда они переходят из одного университета в другой, их влиятельность позволяет им рассчитывать на достойное отношение.


Khác với nhiều quốc gia khác, Mĩ không có các trường đại học quốc gia trực thuộc trung ương. Nhiều trường nhận được tài trợ từ chính phủ liên bang, nhưng đa số các khoản tài trợ này là dành cho các công trình nghiên cứu của các nhà khoa học, nhờ đó mà nhà trường được dành một phần cho công tác quản lí. Điều đó làm cho một số chuyên gia nổi tiếng có ảnh hưởng rất lớn. Và khi họ chuyển từ trường này sang trường kia, ảnh hưởng đó làm cho người ta tin rằng họ sẽ được đối xử một cách xứng đáng.

Государственные университеты есть во всех штатах, между ними существует конкуренция. Обычно каждый штат хочет иметь несколько видов государственных университетов: а) элитный государственный университет, ориентированный на исследовательскую работу, – например, университет штата Калифорния, университет штата Мичиган; б) массовые неэлитные университеты; в) каждый из этого множества университетов имеет многочисленные филиалы – например, Калифорнийский университет в Лос-Анджелесе, Калифорнийский университет в Беркли, Калифорнийский университет в Сан-Диего; г) муниципальные университеты – например, Сити-колледж Нью-Йорка; д) колледжи с двухгодичными образовательными программами для студентов, не добирающих баллов, достаточных для поступления в более престижные университеты. Все эти различные виды университетов обеспечивают рабочие места преподавателям (которые обычно получают свои степени в более элитных университетах). Таким образом, неэлитные университеты косвенно поддерживают элитные.


Tất cả các bang đều có trường đại học công lập, giữa những trường này cũng có sự cạnh tranh. Thường thì mỗi bang đều muốn có mấy loại hình trường đại học công lập: a) trường đại học tinh hoa, hướng vào công tác nghiên cứu - thí dụ như trường đại học của bang California, trường đại học của bang Michigan; b) những trường đại học giành cho đại chúng, không phải tinh hoa; c) mỗi trường lại có rất nhiều phân hiệu - thí dụ như đại học California ở Los-Angeles, đại học California ở Berkeley, đại học California ở San-Diego; d) trường cao đẳng với chương trình học tập kéo dài hai năm, dành cho những họcsinh không đủ điểm vào những trường đại học có uy tín hơn. Tất cả những loại hình trường lớp này bảo đảm công ăn việc làm cho các giáo viên (những người thường tốt nghiệp các trường ưu tú). Như vậy là những trường đại học bình thường gián tiếp ủng hộ những trường ưu tú.

Подобным образом обстоит дело с религиозными университетами. Поскольку в США нет государственной церкви, различные конфессии стремятся открыть свои собственные университеты. Такие университеты есть во всех штатах, и их содержат практически все конфессии.

Các trường đại học tôn giáo cũng có tình hình tương tự. Vì Mĩ không có tôn giáo của nhà nước cho nên các tôn giáo khác nhau đều tìm cách mở trường đại học của riêng mình. Bang nào cũng có những trường như thế và hầu như tôn giáo nào cũng có trường riêng.

Наиболее престижными университетами в США считаются частные – Гарвард, Йельский, Принстонский, Стэнфордский, Чикагский университет, Университет Дьюка, Университет Пенсильвании (несмотря на название, этот университет частный – крупный государственный университет в штате называется Государственный университет Пенсильвании).

Các trường tư thục như Harvard University, Yale, Princeton, Stanford, Duke University, Chicago, Pennsylvania (mặc dù gọi là trường University of Pennsylvania, nhưng đây là trường tư, còn trường đại học quốc gia ở bang này lại có tên lên Pennsylvania State University) là những trường có uy tín nhất.

Их престиж обусловлен и тем, что это старейшие университеты в стране, и тем, что они изначально были связаны с высшим классом, и поэтому преемственность элитного статуса задается составом студентов. На протяжении многих десятилетий они могли привлекать на работу самых выдающихся профессоров. Они также успешно привлекали исследовательские гранты и становились центрами бюджетного финансирования.


Uy tín của các trường này là do đấy là những trường lâu đời nhất, khởi kì thủy là do các giai cấp trên xây dựng lên và thành phần sinh viên quyết định tính kế thừa địa vị tinh hoa của chúng. Trong suốt hàng chục năm ròng, các trường này có thể lôi kéo những giáo sư tài ba nhất đến làm việc ở đấy. Các trường này cũng thường xuyên tìm được tài trợ cho các công trình nghiên cứu và trở thành những trung tâm đầu tư từ ngân sách nhà nước.

Коммерческие университеты. Они появились относительно недавно, их авторитет невысок. Например, Университет Феникса – своего рода недорогая вечерняя школа для студентов, которые хотят получить определенные профессиональный навыки.


Các trường mang tính thương mại. Đây lả những trường xuất hiện chưa lâu, uy tín không cao. Thí dụ như University of Phoenix – đây là loại trường buổi tối, giá rẻ, giành cho những sinh viên muốn có một số nghề nghiệp nhất định.

Различные виды университетов – государственные, религиозные, частные – периодически стремятся подражать друг другу. Например, католические университеты не так сильно упирают на вопросы религии и нанимают профессоров, которые не являются католиками. Многие традиционные протестантские университеты стремятся стать светскими.


Những kiểu trường đại học khác nhau - quốc gia, tôn giáo, tư thục - thường xuyên tìm cách bắt chước nhau. Thí dụ như các trường Thiên chúa giao không quá lệ thuộc vào những vấn đề tôn giáo và có thuê các các giáo sư không phải là người Thiên chúa giáo. Nhiều trường đại học Tin lành tìm cách chuyển thành các trường thế tục.

Американские университеты могут обеспечить свою независимость, потому что у них есть многочисленные источники финансирования:

– государственные гранты (прямое государственное финансирование государственных университетов, а также исследовательские гранты и гранты на стипендию студентам);


Các trường đại học Mĩ có thể bảo đảm được quyền tự chủ là vì họ có nhiều nguồn cung cấp tài chính:

– tài trợ của nhà nước (nhà nước trực tiếp cung cấp tài chính cho các trường đại học quốc gia, cũng như tài trợ cho công tác nghiên cứu và học bổng cho sinh viên);

– студенческие взносы, которые также помогают обеспечить определенную независимость от государственного контроля;


– đóng góp của sinh viên, những khoản đóng góp này cũng góp phần bảo đảm sự tự chủ khỏi việc kiểm soát của nhà nước;

– благотворительные пожертвования – от состоятельных людей, корпораций, выпускников. Для богатых людей это вопрос престижа – выделять деньги университетам. Наиболее известным университетам присвоены имена их основателей (Гарвард, Йель, Стэнфорд, Дьюк). В других случаях имя богатого спонсора увековечивают, называя его именем один из корпусов университета;


– đóng góp mang tính từ thiện – từ những người giàu có, các công ty và sinh viên đã ra trường. Cung cấp tiền cho các trường đại học là vấn đề uy tín. Những trường đại học nổi tiếng nhất thường mang tên người sáng lập  (Harvard, Yale, Stanford, Duke). Đôi khi người ta tìm cách vinh danh những người bảo trợ giàu có bằng cách gắn tên tuổi của họ với một trong những tòa nhà của trường;

– довольно распространенным источником средств является спорт. В XX веке вдруг оказалось, что университет может стать знаменитым, имея успешную футбольную или баскетбольную команду. Университет может получить огромные доходы от продажи билетов на игры, от продажи прав на телевизионную трансляцию, от продажи одежды со спортивной символикой и т.д. За пределами США спорт отделен от школы. Поэтому такой источник доходов больше нигде не существует. Неожиданным следствием этого оказался тот факт, что в США наиболее популярными университетами стали не те, где высокий уровень образования, а те, у которых наиболее успешные спортивные команды.

* * *

– thể thao cũng là nguồn thu nhập đáng kể. Trong thế kỉ XX, trường đại học có thể trở thành nổi tiếng nếu có một đội bóng đá hay bóng rổ mạnh. Trường có thể có thu nhập khá lớn từ bán vé các trận đấu, bán quyền truyền hình và bán quần áo thể thao với biểu tượng của đội... Ở các nước khác, thể thao thường tách khỏi nhà trường. Vì vậy mà không ở đâu có nguồn thu như thế. Kết quả thật bất ngờ là những trường nổi tiếng nhất không phải là những trường có trình độ giáo dục cao nhất mà lại là những trường có đội thể thao thành công nhất.

* * *

В силу множества источников дохода ни бизнес, ни правительство не контролируют университеты в полной мере. В этом залог автономности университетов. Как это преобразуется в интеллектуальную продуктивность и интеллектуальное доминирование в мире? Во многих областях американские университеты борются за привлечение самых известных и продуктивных профессоров, и, как правило, они в состоянии предлагать им большее жалование и большую независимость для реализации своих идей.


Do có nhiều nguồn thu cho nên cả doanh nghiệp lẫn chính phủ đều không thể kiểm soát được hoàn toàn trường học. Đấy là bảo đảm cho sự tự chủ của nhà trường. Làm thế nào mà chuyện đó có thể nâng cao được năng suất trong lĩnh vực trí tuệ và làm cho Mĩ trở thành nước giữ thế thượng phong về mặt trí tuệ trên thế giới? Các trường đại học tìm cách mời những giáo sư nổi tiếng nhất và có năng suất cao nhất và thường thì các trường của Mĩ cũng có điều kiện trả họ mức lương cao hơn và sự tự chủ để các giáo sư có thể thực hiện được những ý tưởng của mình.


Другой ключевой момент – внутренняя структура: американские университеты имеют множество профессоров в каждой области. Это отличается от традиционной европейской системы – «на каждую специальность по одному профессору». Американские университеты стремятся создавать крупные кафедры со многими профессорами в одной области: это смещает центр власти от руководства университета к кафедрам. Таким образом, кафедры становятся центрами инноваций.


Một tác nhân quan trọng khác - cơ cấu bên trong, các trường đại học Mĩ có rất nhiều giáo sư trong từng lĩnh vực. Đấy là sự khác biệt với hệ thống giáo dục truyền thống của châu Âu – nơi "mỗi ngành chỉ có một giáo sư". Các trường đại học Mĩ thường tìm cách thành lập những khoa lớn với nhiều giáo sư trong mỗi lĩnh vực, điều đó đã chuyển trung tâm quyền lực lãnh đạo của trường xuống các khoa. Như vậy nghĩa là các khoa trở thành trung tâm cải tiến. 

Американская система заняла лидирующие позиции в мире после Второй мировой войны. Отчасти это произошло из-за уничтожения университетов Германии (нацистами и войной). Соединенные Штаты извлекли из этого выгоду, приняв на работу лучших профессоров-эмигрантов. Многие сегодняшние американские профессора являются их учениками.


Từ sau Thế chiến II, hệ thống giáo dục Mĩ đã chiếm được những vị trí đầu tầu trên thế giới. Một phần là do sự suy sụp của các trường đại học ở Đức (chiến tranh và chủ nghĩa quốc xã). Mĩ đã được lợi vì nước này thu nhận những giáo sư-nhập cư tài giỏi nhất vào các trường đại học của mình. Nhiều giáo sư hiện nay là học trò của những người di dân thuở nào. 


Но 1945 год был также тем временным рубежом, когда образование в американских университетах стало массовым: процент молодежи, обучающейся в университетах, возрос с 10 до 60 процентов на сегодняшний день. Это обусловило потребность в большем количестве университетов, преподавателей и, следовательно, в структурах, поощряющих инновации. В противоположность этому, например, французские университеты были ограничены централизованной структурой. А британские университеты, хотя и обладали большой долей внутренней автономии, попадали под все большее давление правительства как едва ли не монопольного источника финансирования.

Năm 1945 cũng là thời điểm mà giáo dục đại học Mĩ trở thành đại chúng: tỉ lệ thanh niên theo học đại học từ 10 phần trăm đã tăng dần và hiện chiếm tới lên 60 phần trăm. Điều này làm gia tăng nhu cầu số lượng trường đại học, giáo viên và kết quả là gia tăng những cơ cấu khuyến khích sáng kiến. Ở Pháp thì lại khác, các trường đại học ở nước này bị giới hạn bởi cơ cấu của trung ương. Các trường ở Anh, tuy có được khá nhiều quyền tự chủ, nhưng càng ngày càng bị chính phủ áp lực vì họ hầu như chỉ có một nguồn tài trợ duy nhất là ngân sách.
* * *

Американские университеты сейчас испытывают некоторые кратковременные затруднения. С тех пор, как элитные университеты стали получать немалые денежные пожертвования от частных лиц, они стали крупными игроками на фондовом рынке; поэтому в связи с рыночным спадом экономического кризиса последних двух лет, многие университеты стали составлять более консервативные бюджеты. Но так как это только один из источников доходов, я не думаю, что это сильно повлияет на их автономность.

* * *

Hiện nay các trường đại học Mĩ cũng gặp một số khó khăn tạm thời. Từ khi các trường tinh hoa nhận được nhiều tiền quyên góp của các cá nhân thì họ cũng trở thành những tay chơi có máu mặt trên thị trường chứng khóan, vì vậy mà cùng với sự suy thoái kinh tế trong hai năm vừa qua, họ đã phải đưa ra những kế hoạch tài chính mang tính bảo thủ hơn. Nhưng đây chỉ là một trong những nguồn thu cho nên tôi nghĩ rằng nó cũng không có ảnh hưởng lớn đối với tính tự chủ của họ.

В естественных науках существовало тесное сотрудничество между бизнесом и университетами в деле реализации специфических исследовательских проектов. Некоторые критики возмущались, что это заставило университеты забыть об идеалах стремления к знаниям, и толкнуло их в стяжательство. Такое давление существует, но есть и уравновешивающие факторы: важность удержания известных профессоров на одном факультете, что благоприятствует чисто интеллектуальной деятельности. Тем более, что великое открытие или теория все еще является лучшим способом приобрести известность. Также многие университетские профессора проявляют собственную инициативу найти своим открытиям коммерческое применение. Пример этому: бум биотехнологий последних лет. Поэтому не следует считать, что исследовательская деятельность университетов целиком и полностью определяется запросами бизнеса. Более того, многие высокотехнологичные предприятия стали напоминать университетские городки. Они имитируют университетский стиль.

Trong các môn khoa học tự nhiện, có sự hợp tác gắn bó giữa giới doanh nghiệp và các trường thực hiện những dự án nghiên cứu đặc thù. Một số nhà phê bình phàn nàn rằng điều đó sẽ buộc các trường phải quên đi lí tưởng là tìm kiếm kiến thức và làm cho họ có thói hám lợi. Áp lực là có, nhưng cũng có những tác nhân cân bằng khác: tầm quan trọng của việc giữ các giáo sư nổi tiếng trong cùng một khoa, điều này sẽ thúc đẩy những hoạt động thuần túy trí thức. Tuy nhiên, phát minh vĩ đại hay lí thuyết mới vẫn là phương pháp tạo uy tín tốt nhất. Nhiều giáo sư đại học còn thể hiện sáng kiến riêng bằng cách đưa phát minh của mình ứng dụng vào lĩnh vực thương mại. Thí dụ như sự bùng nổ của công nghệ sinh học trong mấy năm gần đây. Vì vậy mà không được coi hoạt động nghiên cứu của các trường đại học hoàn toàn là do nhu cầu của doanh nghiệp. Hơn nữa, nhiều xí nghiệp công nghệ cao lại làm cho người ta liên tưởng tới khuôn viên đại học. Các xí nghiệp này bắt chước cách làm việc của trường đại học.

Не стоит преувеличивать интеллектуальный монополизм американских университетов в мире. В более интеллектуальных областях, таких как философия, литература и социология, мировой интеллектуальный центр последние 50 лет, вероятно, находился в Париже. Так сложилось благодаря уникальной комбинации элитных французских университетов, издательского и медиа-бизнеса, политического центра, мира искусств – отсюда знаменитые «французские мыслители», такие как Сартр, Леви-Стросс, Бурдье, которые приобрели широкую известность за пределами университетов.


Nhưng cũng không nên cường điệu sự độc quyền về trí tuệ của các trường đại học Mĩ. Trong những lĩnh vực trí tuệ như triết học, văn học và xã hội học, trung tâm tri thức thế giới trong 50 năm lại đây có lẽ nằm ở Paris. Chuyện đó xảy ra là do sự kết hợp một cách tài tình những trường đại học tinh hoa, ngành in ấn và công nghệ truyền thông, trung tâm chính trị và thế giới nghệ thuật của Pháp - từ đó mới có các "nhà tư tưởng" nổi tiếng của Pháp như Sartre, Lévi-Strauss vả Bourdieu, những người nổi tiếng cả ở bên ngoài khuôn viên đại học. 

Подобной структуры приобретения известности в самых разных областях нет в США – и американские интеллектуалы часто жалуются на это. Вашингтон является политическим, но не главным интеллектуальным центром; Нью-Йорк и Лос-Анджелес являются медиа-центрами, а также там есть несколько хороших университетов, но эти города – не столицы и не они доминируют в университетском мире. Крупные университеты расположились в Бостоне, Чикаго, Сан-Франциско, Филадельфии, и многих меньших по размеру городах, таких как Принстон или Нью-Хейвен.

Mĩ không có cơ chế như thế - các nhà trí thức Mĩ thường phàn nàn về chuyện đó. Washington là trung tâm chính trị chứ không phải là trung tâm trí thức; New York và Los-Angeles là trung tâm truyền thông, ở đấy cũng có một số trường đại học tốt, nhưng các thành phố này không phải là thủ đô và cũng không giữ thế thượng phong trong thế giới đại học. Các trường  đại học lớn nằm ở Boston, Chicago, San-Fransisco, Philadelphia, và nhiều thành phố nhỏ hơn như Princeton hay New-Haven. 



Рэндалл Коллинз  - американский социолог, философ науки. Президент Американской социологической организации. В начале 1970-х годов Коллинз выступает одним из основателей журнала «Theory and Society». В настоящее время Коллинз преподает в университете Пенсильвании, является членом редакторского совета журнала «Social Evolution & History».
Collinz Randall là nhà xã hội học, triết học khoa học người Mĩ, chủ tịch hiệp hội xã hội học Mĩ. Trong những năm 1970 ông là một trong những sáng lập viên tạp chí "Theory and Society". Hiện nay ông đang dạy tại trường đại học Pennsylvania và là thành viên ban biên tập tạp chí  "Social Evolution & History".



Translated by Phạm Nguyên Trường



No comments:

Post a Comment

your comment - ý kiến của bạn