MENU

BILINGUAL BLOG – BLOG SONG NGỮ ANH VIỆT SHARE KNOWLEGE AND IMPROVE LANGUAGE

--------------------------- TÌM KIẾM TRÊN BLOG NÀY BẰNG GOOGLE SEARCH ----------------------------

TXT-TO-SPEECH – PHẦN MỀM ĐỌC VĂN BẢN

Click phải, chọn open link in New tab, chọn ngôn ngữ trên giao diện mới, dán văn bản vào và Click SAY – văn bản sẽ được đọc với các thứ tiếng theo hai giọng nam và nữ (chọn male/female)

- HOME - VỀ TRANG ĐẦU

CONN'S CURENT THERAPY 2016 - ANH-VIỆT

150 ECG - 150 ĐTĐ - HAMPTON - 4th ED.

VISUAL DIAGNOSIS IN THE NEWBORN

Monday, June 18, 2012

McKinsey to Vietnam: Get Cracking Học viện McKinsey khuyên Việt Nam: cần tiếp tục đổi mới




A man works at a construction site of a bridge crossing in Hanoi.

Công nhân làm việc tại công trường xây cầu tại Hà Nội
McKinsey to Vietnam: Get Cracking

Học viện McKinsey khuyên Việt Nam: cần tiếp tục đổi mới

By Patrick Barta
Patrick Barta
Reuters
24.02.2012

The experts at global consulting firm McKinsey & Company have a message for Vietnam: Speed up economic reforms, or you’ll get left behind.


Các chuyên gia tại công ty tư vấn toàn cầu McKinsey & Company có một thông điệp đến Việt Nam: Tăng tốc đổi mới kinh tế, nếu không sẽ bị tụt hậu.

In a new report issued this week, the firm’s research arm – The McKinsey Global Institute – concluded Vietnam needs to do more to shake up its state-owned enterprises and boost labor productivity, among other steps – challenging tasks that if not executed could saddle Vietnam with sub-par growth for years to come.

Trong một báo cáo mới xuất bản tuần qua, chi nhánh nghiên cứu của Học viện Thế giới McKinsey - đã kết luận rằng Việt Nam cần phải làm thêm để thay đổi lĩnh vực doanh nghiệp nhà nước và thúc đẩy năng suất lao động cùng với những bước đi khác - những biện pháp đầy thách thức mà nếu không tiến hành, có thể làm mức tăng trưởng của Việt Nam nằm dưới mức trung bình trong nhiều năm tới.

According to the report, two main engines have driven Vietnam’s remarkable economic growth of recent years: an expanding labor pool, and a structural shift away from agriculture into more productive sectors such as manufacturing and services. Those factors combined to put more people to work, often in more-advanced jobs than farming, and together accounted for about two-thirds of Vietnam’s gross domestic product growth from 2005 to 2010, it said.

Theo bản báo cáo, hai động lực chính đang thúc đẩy tỉ lệ tăng trưởng kinh tế nổi bật trong những năm qua: một lực lượng lao động đang phát triển, và sự dịch chuyển từ nông nghiệp sang những lĩnh vực có năng suất hơn như sản xuất công nhiệp và dịch vụ. Những yếu tố này được tổng hợp để tạo thêm công ăn việc làm, thường là ở những công việc khá hơn là làm ruộng, và cả hai đã tạo ra khoảng hai phần ba tổng tăng trưởng GDP của Việt Nam từ 2005 đến 2010, bản báo cáo cho biết.

But now those two drivers are expected to fade. As Vietnam’s population ages, the growth in its labor force is likely to slow to around 0.6% a year over the next decade, from annual growth of 2.8% between 2000 and 2010, the report said. Moreover, the country can no longer count on the migration of people from farms to factories to drive productivity gains, since so many people have already completed that transition.

Nhưng giờ đây hai động lực này đang được cho là sẽ yếu đi. Khi dân số Việt Nam già đi, mức tăng trưởng lực lượng lao động chắc chắn sẽ chậm lại từ 2,8% trong giai đoạn 2000 - 2010 xuống còn khoảng 0,6% mỗi năm trong thập niên tới, bản báo cáo cho biết. Hơn nữa, quốc gia này không thể tiếp dục dựa vào lực lượng người nhập cư từ ruộng đồng sang nhà máy để thúc đẩy năng suất sản xuất vì đã có nhiều người hoàn tất quá trình chuyển hoá này.


The solution, according to the report, is that Vietnam must find other ways to boost its labor productivity growth — by more than 50%, from 4.1% annually to 6.4% — if the government wants to meet its target of 7% to 8% annual economic growth by 2020. Without such productivity gains, it said, Vietnam’s annual growth will likely wind up closer to 4.5% to 5% — not bad, but below the levels many economists think Vietnam needs to dramatically boost incomes and living standards.

Theo bản báo cáo, giải pháp là Việt Nam phải tìm những phương hướng khác để thúc đẩy mức tăng trưởng năng suất sản xuất của mình - lên hơn 50%, từ 4,1% lên đến 6,4% mỗi năm - nếu chính phủ muốn đạt được mục tiêu tăng trưởng kinh tế hàng năm ở mức 7% - 8% vào năm 2020. Nếu không có sự gia tăng năng suất này, bản báo cáo nói rằng mức tăng trưởng hàng năm của Việt Nam chắc chắn sẽ giảm xuống còn 4,5% - 5% - không quá tệ, nhưng vẫn dưới mức độ mà nhiều nhà kinh tế tin rằng Việt Nam cần phải có để nâng cao thu nhập và tiêu chuẩn sống một cách mạnh mẽ hơn.

“Deep structural reforms within the Vietnamese economy will be necessary, as well as strong and sustained commitment from policy makers and firms,” to get the kind of productivity growth it needs, the report said.


“Phải cần có những cải cách cơ chế sâu đậm hơn bên trong nền kinh tế Việt Nam, cũng như giới lãnh đạo và các công ty cần cam kết mạnh mẽ và lâu dài,” để đạt được sự tăng trưởng năng suất cần có, bản báo cáo cho biết.

The needed reforms include steps to encourage more business innovation and bring change to the country’s many state-owned enterprises, which account for 40% of Vietnam’s output but in many cases have a reputation for inefficiency. Although Vietnamese leaders have long talked about prodding state enterprises into becoming more efficient or even privatizing them, the efforts to date have fallen far short of targets suggested by private-sector economists.

Những cải cách cần thiết bao gồm những bước đi nhằm khuyến khích tính sáng tạo trong thương mại cũng như đem đến những thay đổi trong nhiều doanh nghiệp nhà nước, vốn chiếm đến 40% sản lượng quốc gia nhưng trong nhiều trường hợp lại nổi tiếng với nạn thiếu hiệu quả. Mặc dù giới lãnh đạo Việt Nam đã bàn thảo từ lâu về việc thúc đẩy các doanh nghiệp nhà nước trở nên hiệu quả hơn hoặc thậm chí tư nhân hoá chúng, nhưng cho đến nay những nỗ lực này vẫn không đạt được đến những mục tiêu mà các nhà kinh tế lĩnh vực tư nhân đề xuất.

Other possible reforms could include steps to promote Vietnam as a global outsourcing hub, upgrade technology in industries such as fish farming, expand telecommunications and electricity infrastructure, improve education to get more skilled workers, and push factories to embrace more value-added manufacturing. At the moment, Vietnam’s exports tend to be relatively “low-value” compared to other Southeast Asian countries and China, the report said.

Những cải cách khác có thể làm được bao gồm những bước đi nhằm biến Việt Nam thành trung tâm sản xuất thuê (outsource) của toàn thế giới, nâng cấp kỹ thuật trong những ngành như nuôi trồng thuỷ sản, mở rộng cơ sở hạ tầng viễn thông và điện, nâng cấp giáo dục để có thêm lao động có kỹ năng, và thúc đẩy các xí nghiệp sản xuất thêm mặt hàng tăng thêm giá trị. Trong thời điểm này, ngành xuất khẩu của Việt Nam còn thiên những mặt hàng tương đối có “giá trị thấp” so với những quốc gia khác ở Đông nam Á và Trung Quốc, bản báo cáo viết.

The McKinsey folks also identified other long-term risks to the Vietnamese economy, including an overall lack of transparency and a rapid expansion of bank lending that leaves the country vulnerable to financial-sector distress. Bank lending expanded 33% a year over the past decade in Vietnam, the highest growth rate in Southeast Asia, the report said. Although reported data indicate non-performing loans are not a serious issue, McKinsey – echoing other experts –said the latest figures likely understate the problem. There’s also a concern that state banks may at times lend based on political grounds instead of financial merit, the report said, further exposing them to losses.

Những người tại Mckinsey cũng nhận diện những rủi ro dài hạn đến nền kinh tế Việt Nam, bao gồm việc hầu hết thiếu vắng tính minh bạch và việc ngân hàng cho vay ở mức độ nhanh và rộng, khiến cho đất nước bị dễ tổn thương khi lĩnh vực tài chính bị kiệt quệ. Mức độ cho vay của ngân hàng đã tăng 33% mỗi năm trong thập niên qua, là tỉ lệ tăng nhanh nhất ở Đông nam Á, bản báo cáo viết. Mặc dù dữ kiện báo cáo cho thấy những món nợ xấu không phải là một vấn đề nghiêm trọng, McKinsey cũng đồng ý với các chuyên gia rằng những con số mới nhất chắc chắn đã không nói hết được tính nghiêm trọng của vấn đề. Cũng có một quan ngại rằng các ngân hàng nhà nước đôi khi có thể cho vay dựa trên nền tảng chính trị thay vì lý do tài chính, bản báo cáo nói, điều này sẽ khiến làm họ dễ bị thua lỗ hơn.

Vietnam policymakers say the McKinsey experts aren’t telling them anything they haven’t heard already.

Các nhà lãnh đạo Việt Nam nói rằng các chuyên gia của McKinsey cũng chẳng nói được những điều gì mới mà họ chưa nghe qua.


“I totally agree with what is mentioned in the report,” said Vo Tri Thanh, vice director of the Central Institute for Economic Management, a government think tank. “These are not new discoveries, however. Where Vietnam should start, and how to do it, is still a question.”

“Tôi hoàn toàn đồng ý với những gì được đề cập trong bản báo cáo,” Võ Trí Thanh, phó giám đốc Học viện Quản lý Kinh tế Trung ương, một cơ quan nghiên cứu của nhà nước. “Tuy nhiên chúng không phải là những phát hiện mới. Câu hỏi là Việt Nam cần phải bắt đầu từ đâu và bằng cách nào.”



With contributions from Nguyen Anh Thu
Với sự đóng góp của Nguyen Anh Thu


http://blogs.wsj.com/searealtime/2012/02/24/mckinsey-to-vietnam-get-cracking/

No comments:

Post a Comment

your comment - ý kiến của bạn