MENU

BILINGUAL BLOG – BLOG SONG NGỮ ANH VIỆT SHARE KNOWLEGE AND IMPROVE LANGUAGE

--------------------------- TÌM KIẾM TRÊN BLOG NÀY BẰNG GOOGLE SEARCH ----------------------------

TXT-TO-SPEECH – PHẦN MỀM ĐỌC VĂN BẢN

Click phải, chọn open link in New tab, chọn ngôn ngữ trên giao diện mới, dán văn bản vào và Click SAY – văn bản sẽ được đọc với các thứ tiếng theo hai giọng nam và nữ (chọn male/female)

- HOME - VỀ TRANG ĐẦU

CONN'S CURENT THERAPY 2016 - ANH-VIỆT

150 ECG - 150 ĐTĐ - HAMPTON - 4th ED.

VISUAL DIAGNOSIS IN THE NEWBORN

Tuesday, June 5, 2012

Is China Trying to Split ASEAN? Phải chăng Trung Quốc đang cố chia rẽ ASEAN?




Is China Trying to Split ASEAN?

Phải chăng Trung Quốc đang cố chia rẽ ASEAN?

By Trefor Moss

Trefor Moss
May 30, 2012

30-05- 2012
Defense leaders from around Southeast Asia are meeting in Phnom Penh this week for the 6th ASEAN Defense Ministers’ Meeting (ADMM). The theme of the get together – “Enhancing ASEAN Unity for a Harmonized and Secure Community” – smacks of doublespeak: unity and harmony within ASEAN are sorely lacking at the moment, and no-one really thinks the ministerial meeting is going to rediscover them.

Bộ trưởng Quốc phòng các nước Đông Nam Á sẽ gặp nhau ở Phnom Penh vào tuần này để họp Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng các nước ASEAN lần thứ 6 (ADMM). Chủ đề của hội nghị: “Tăng cường đoàn kết ASEAN vì một cộng đồng hòa hợp và an ninh”, có vẻ nói nước đôi: đoàn kết và hòa hợp trong ASEAN đang vô cùng thiếu vắng vào lúc này, và không ai thực sự nghĩ cuộc họp bộ trưởng sẽ tìm lại được hai vấn đề này.


In the anarchy of the international arena, a club like the Association of Southeast Asian Nations ought to be a reassuring place to be. The organization gives its ten members – small or medium-sized players in geopolitical terms – the opportunity to close ranks when dealing with the greater powers, and to speak with one voice loud enough to be heard in Beijing, Washington and any other place that needs to listen.

Trong tình trạng vô tổ chức của diễn đàn thế giới, một tổ chức như Hiệp hội Các nước Đông Nam Á được xem như một nơi làm mọi người yên tâm. Hiệp hội 10 nước thành viên – các nước nhỏ hoặc trung bình, về ý nghĩa địa chính trị – cơ hội khép chặt hàng ngũ khi giao tiếp với những cường quốc lớn hơn, và để cùng nói chung một tiếng nói đủ lớn, vang tới Bắc Kinh, Hoa Thịnh Đốn và các nước khác cần lắng nghe.

Unfortunately, ASEAN doesn’t work like that: individualism swiftly trumps collectivism whenever contentious issues arise.


Tiếc thay, ASEAN không hoạt động như thế: chủ nghĩa cá nhân đã mau chóng lấn át chủ nghĩa tập thể bất cứ khi nào có vấn đề tranh chấp xảy ra.


In particular, ASEAN has a China problem. Ask the ten members about China, and you’ll get a kaleidoscope of opinions about what that country represents. Some ASEAN countries are very much pro-China: their own economic development is tied closely to Beijing’s, and they are comfortable with the political implications of their China connections. Others are cooler on relations with Beijing: they balance a wariness of Chinese influence with the obvious benefits of a healthy trading relationship. And finally, there are those that feel threatened by China and regard themselves as targets (or at least potential targets) of Chinese assertiveness.


Cụ thể, ASEAN có vấn đề về Trung Quốc. Hãy hỏi 10 nước thành viên về Trung Quốc, và bạn sẽ có muôn vàn ý kiến về những gì Trung Quốc tiêu biểu cho. Vài nước ASEAN rất ủng hộ Trung Quốc: sự phát triển kinh tế của họ liên hệ chặt chẽ với Bắc Kinh, và họ cảm thấy yên tâm với quan hệ chính trị mật thiết liên quan đến các mối quan hệ của họ với Trung Quốc. Các nước khác thì dửng dưng hơn trong quan hệ với Bắc Kinh: họ cố gắng cân bằng giữa cảnh giác về ảnh hưởng của Trung Quốc với các lợi ích hiển nhiên về quan hệ mậu dịch tốt đẹp. Và cuối cùng, có những nước cảm thấy bị Trung Quốc đe dọa và xem chính họ sẽ là mục tiêu (hay ít nhất có khả năng là mục tiêu) của sự tham vọng của Trung Quốc.


Unity on the question of how to handle China has therefore eluded ASEAN. And given the association’s nature, this is unsurprising: neutrality and non-intervention, not unity and collectivism, are ASEAN’s most cherished principles.


Cho nên đoàn kết trong câu hỏi về việc làm cách nào để đối phó với Trung Quốc đã vượt quá khả năng ASEAN. Và với bản chất của hiệp hội, thì điều này không có gì ngạc nhiên: trung lập và không can thiệp, thiếu đoàn kết và chủ nghĩa tập thể, là những nguyên tắc mà ASEAN yêu chuộng nhất.


Nonetheless, it’s clear that the member states which feel most insecure about China – the Philippines and Vietnam – had hoped for at least some ASEAN solidarity in managing their territorial disputes with Beijing in the South China Sea. They didn’t get it. Philippine proposals in 2011 for the creation of an ASEAN-China “Zone of Peace, Freedom, Friendship and Cooperation” in the South China Sea were hung out to dry by the other ASEAN countries, with only the Vietnamese expressing real support. Most instead backed a bilateral approach to arguments with China: in other words, they said they’d rather not get involved.


Tuy nhiên, rõ ràng Philippines và Việt Nam là những nước thành viên cảm thấy bất an nhất với Trung Quốc, mong muốn tối thiểu của họ là cần có vài nước ASEAN liên kết với nhau trong việc giải quyết tranh chấp lãnh thổ với Bắc Kinh ở khu vực Biển Đông. Họ đã không có được điều đó. Các đề nghị của Philippines trong năm 2011 tạo một “Khu vực Hòa bình, Tự do, Thân thiện và Hợp tác” giữa ASEAN và Trung Quốc trong khu vực Biển Đông, các nước ASEAN khác không ủng hộ, mà chỉ có người Việt Nam thể hiện sự ủng hộ thật sự. Hầu hết các nước yểm trợ phương cách tiếp cập song phương trong tranh chấp với Trung Quốc: nói cách khác, chẳng thà họ không can dự vào.


As the stand-off between China and the Philippines at Scarborough Shoal – a disputed territory in the South China Sea – comes close to entering its third month, there’s certainly hope that diplomacy might still provide a solution to the complex problem of China-ASEAN tensions. This week’s ADMM could make some headway. More significantly, ASEAN officials last week completed a draft version of a new Code of Conduct governing behavior in the South China Sea; once finalized internally, this will be presented to China for discussion over the summer, though Beijing is presumed to have already had some unofficial input.


Khi sự đối đầu giữa Trung Quốc và Philippines ở bãi cạn Scarborough – vùng lãnh thổ tranh chấp ở biển Đông – kéo dài gần tới tháng thứ ba, chắc chắn vẫn còn hy vọng các phương pháp ngoại giao sẽ đưa ra một giải pháp cho vấn đề phức tạp trong căng thẳng giữa Trung Quốc –ASEAN. Hội nghị ADMM trong tuần này có thể có một số tiến triển. Quan trọng hơn, các viên chức ASEAN tuần qua đã hoàn tất bản thảo về một Quy tắc Ứng xử mới, chi phối cách hành xử trên biển Đông; một khi được thông qua trong nội bộ, thì bản thảo này sẽ được trao cho Trung Quốc để thảo luận vào mùa hè, mặc dù được biết Bắc Kinh đã có vài góp ý không chính thức.


However, in ASEAN’s security discussions China has become the elephant in the room. At the ADMM, China is quite literally in the room: Defense Minister General Liang Guanglie is attending the event in Phnom Penh, even though this isn’t a gathering of the ADMM Plus, of which China is an official member. As for the drafting of the new Code of Conduct, there are concerns that the proposed regime will fail to take the all-important step: the setting out of clear rules in disputed zones. China is the constraining factor, with the draftees wary of presenting Beijing with a code that it cannot accept. But equally, drafting a code that fails to get to the heart of the South China Sea’s problems would be to squander a once-in-a-decade opportunity.

Tuy nhiên, trong các buổi thảo luận về vấn đề an ninh của ASEAN, Trung Quốc trở thành con voi trong phòng. Tại Hội nghị ADMM, Trung Quốc gần như có mặt thật sự trong phòng họp: Bộ trưởng Quốc phòng [Trung Quốc], tướng Lương Quang Liệt tham dự hội nghị ở Phnom Penh, mặc dù đây không phải là Hội nghị ADMM Mở rộng để Trung Quốc làm thành viên chính thức. Khi soạn bản thảo Quy tắc Ứng xử mới, có những quan ngại rằng, chính phủ đưa ra đề nghị này sẽ thất bại trong việc thi hành bước quan trọng nhất: đặt ra luật lệ rõ ràng trong vùng tranh chấp. Trung Quốc là yếu tố cản trở, những người soạn thảo không muốn trao cho Bắc Kinh một bản quy tắc mà họ không thể chấp nhận. Nhưng bên cạnh đó, soạn thảo một bản quy tắc mà không đi vào trọng tâm của các vấn đề [nan giải] ở biển Đông, sẽ phí cơ hội một thập niên chỉ xảy ra một lần.


There’s no doubt that ASEAN is split on the issue of China and territorial disputes. What is less clear is whether ASEAN’s disunity is simply playing into China’s hands, allowing it to deal with each country individually, or whether Beijing is actively driving a wedge between ASEAN members that oppose China and those that are more sympathetic to the Chinese position.


Rõ ràng là ASEAN bị chia rẽ trong vấn đề Trung Quốc và tranh chấp lãnh thổ. Điều không rõ là, phải chăng sự thiếu đoàn kết của ASEAN là thế cờ trong tay Trung Quốc, cho phép họ giải quyết vấn đề với từng quốc gia một, hay là Bắc Kinh đang cố ý tạo ra vết nứt giữa các nước thành viên ASEAN chống đối và các nước thành viên có cảm tình với quan điểm của Trung Quốc.


“Beijing has consistently pursued a strategy to prevent the South China Sea issue [becoming] one between China and ASEAN,” suggests Zhang Baohui, an associate professor at Lingnan University. “It has argued that the any conflict is bilateral. To this end, Beijing has succeeded by using a few Southeast Asian countries to prevent the emergence of a united ASEAN agenda or strategy.” Zhang points to China’s economic leverage over Cambodia and Thailand in particular, and also to the fact that these two countries (and several others within ASEAN) have no direct stake in the South China Sea disputes. Their membership of ASEAN is their only real link to these affairs.


Theo ông Zhang Baohui, giáo sư tại đại học Lingnan: “Bắc Kinh liên tục theo đuổi chiến thuật nhằm ngăn cản vấn đề Biển Đông [trở thành] vấn đề giữa Trung Quốc và ASEAN. Trung Quốc lập luận rằng, bất kỳ sự xung đột nào cũng là song phương. Với lý do này, Bắc Kinh đã sử dụng một vài nước Đông Nam Á để ngăn cản sự xuất hiện của một nghị trình hay chiến thuật để ASEAN đoàn kết”. Ông Zhang dẫn chứng trường hợp tiêu biểu về tác động kinh tế của Trung Quốc lên Cambodia và Thái Lan, và cũng chỉ ra thực tế rằng hai nước này (và nhiều nước khác trong khối ASEAN) không có lợi ích trực tiếp trong các tranh chấp Biển Đông. Vai trò thành viên của ASEAN là mối liên hệ thực tế duy nhất đối với các vấn đề này.


The spotlight has fallen on Cambodia especially: the country is China’s closest regional ally and a major beneficiary of economic aid from Beijing. It’s also the current ASEAN chair, which has given rise to suggestions that China is currently exerting undue influence on ASEAN through Cambodia at what it obviously a sensitive time for China-ASEAN relations.


Điểm chú ý đặc biệt là, Cambodia là đồng minh khu vực thân cận nhất với Trung Quốc và là một kẻ thừa hưởng viện trợ kinh tế lớn của Bắc Kinh. Cambodia cũng là chủ tịch hiện tại của ASEAN, đã dẫn tới suy nghĩ rằng Trung Quốc đang áp đặt ảnh hưởng lên ASEAN qua Cambodia vào thời điểm nhạy cảm trong quan hệ Trung Quốc-ASEAN.


Hun Sen, the Cambodian prime minister, was moved to declare publicly last month that his country had “not been bought” by China as a means of influencing ASEAN policy. However, even in public it hasn’t been difficult to see how Beijing links the issue of economic assistance with political support for China’s stance. When Hu met Hun Sen at the end of March, Reuters, for example, reported their discussions as follows: “Chinese President Hu Jintao asked close economic ally Cambodia on March 31 not to push talks on the vexed issue of the South China Sea "too fast" as he pledged to double bilateral trade to $5 billion and announced fresh aid to the impoverished country.”


Ông Hun Sen, Thủ tướng Cambodia, đã phải tuyên bố công khai hồi tháng trước rằng, Cambodia “chưa từng bị mua chuộc” bởi Trung Quốc để làm phương tiện tác động lên chính sách của ASEAN. Tuy nhiên, ngay cả giữa thanh thiên bạch nhật, không khó để có thể thấy rằng, Bắc Kinh tìm cách liên kết vấn đề viện trợ kinh tế với sự ủng hộ quan điểm của Trung Quốc như thế nào. Chẳng hạn như, khi ông Hồ Cẩm Đào gặp ông Hun Sen hồi cuối tháng 3, hãng tin Reuters đã đưa tin về các cuộc bàn thảo của họ như sau: “Hôm 31 tháng 3, Chủ tịch Hồ Cẩm Đào yêu cầu đồng minh kinh tế thân cận Cambodia, không được thúc đẩy “quá nhanh” các cuộc bàn thảo về vấn đề rắc rối ở biển Đông, trong lúc ông ta hứa sẽ gia tăng gấp đôi mậu dịch song phương, lên tới 5 tỷ đô la và thông báo viện trợ mới cho quốc gia nghèo này.


Irrespective of the extent of Beijing’s control over Cambodia, its ability to split ASEAN – whether intentional or coincidental – is undeniable. However, China is also one of the few issues with the power to unite ASEAN. According to Mark Thompson, director of the Southeast Asia Research Centre at the City University of Hong Kong, non-intervention remains central to the ASEAN philosophy, with the result that ASEAN members are naturally in favor of balancing the competing influences of the US and China.


Chưa kể đến việc Bắc Kinh kiểm soát Cam Bốt, khả năng chia rẽ ASEAN của Trung Quốc – cho dù cố ý hay chỉ là trùng hợp ngẫu nhiên – là không thể phủ nhận. Tuy nhiên, Trung Quốc cũng là một trong vài yếu tố có sức mạnh để kết hợp ASEAN. Theo ông Mark Thompson, giám đốc trung tâm nghiên cứu tại trường City University of Hong Kong, trọng tâm triết lý ASEAN là không can thiệp, với hậu quả là các thành viên ASEAN tự nhiên thiên về cân bằng sự cạnh tranh gây ảnh hưởng giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc.


However, in its territorial disputes with the Philippines and Vietnam, China risks overstepping the mark, and violating ASEAN’s core principles. Chinese military action could therefore trigger the very circling of ASEAN wagons that Beijing’s policy has so far successfully prevented. “At the moment I think China has played its cards smartly enough,” says Thompson. “If ASEAN stands for anything, it stands for neutrality. Generally, the principle of the ASEAN Way, of non-interference, is accepted and even believed in, and so if push comes to shove you could see ASEAN rally [against China]. China understands that, and that’s why it has been acting relatively cautiously.”


Tuy nhiên, trong các tranh chấp lãnh thổ với Philippines và Việt Nam, Trung Quốc mạo hiểm vượt qua giới hạn và vi phạm nguyên tắc cốt lõi của ASEAN. Cho nên hành động quân sự của Trung Quốc có thể châm ngòi cho sự nối kết ASEAN mà cho tới bây giờ, chính sách Bắc Kinh đã thành công trong việc ngăn chặn. Ông Thompsons nói, “Hiện nay, tôi nghĩ Trung Quốc chơi cờ một cách khôn khéo. Nếu ASEAN đại diện cho điều gì đó, thì đó chính là sự trung lập. Nói chung, nguyên tắc không can thiệp của ASEAN là chấp nhận và ngay cả tin tưởng vào đó, và khi bị áp lực, bạn có thể thấy ASEAN tập hợp lại để [chống lại Trung Quốc]. Trung Quốc hiểu điều đó, và đây là lý do tại sao họ hành động tương đối thận trọng”.


China’s involvement in ASEAN constrains the group’s behavior, and militates against unity. But equally, China’s involvement in ASEAN is a self-constraint: only by treading relatively softly can Beijing continue to handle territorial issues bilaterally, as it prefers, as opposed to having to tackle ASEAN en bloc. So for all the damage that the long-running stand-off at Scarborough Shoal might be inflicting on ASEAN, it is at least encouraging to conclude that military action in the South China Sea is not in Beijing’s playbook. China can only divide and conquer ASEAN politically, not militarily.
Sự can dự của Trung Quốc vào ASEAN đã kềm hãm hành vi của cả nhóm và cản trở sự đoàn kết. Nhưng bên cạnh đó, sự can dự vào ASEAN của Trung Quốc cũng chính là sự tự kiềm chế: chỉ với bước chân tương đối nhẹ nhàng, Bắc Kinh mới có thể giải quyết vấn đề tranh chấp lãnh thổ song phương như họ mong muốn, thay vì phải đối đầu với cả khối. Vì thế, với tất cả thiệt hại do sự đối đầu dai dẵng ở bãi cạn Scarborough có thể gây ra cho ASEAN, ít nhất cũng đáng khích lệ để kết luận rằng, hành động quân sự ở biển Đông không nằm trong luật chơi của Bắc Kinh. Trung Quốc chỉ có thể chia rẽ ASEAN để trị bằng chính trị, không thể bằng quân sự.




Translated by Trần Văn Minh


http://the-diplomat.com/flashpoints-blog/2012/05/30/is-china-trying-to-split-asean/

No comments:

Post a Comment

your comment - ý kiến của bạn