MENU

BILINGUAL BLOG – BLOG SONG NGỮ ANH VIỆT SHARE KNOWLEGE AND IMPROVE LANGUAGE

--------------------------- TÌM KIẾM TRÊN BLOG NÀY BẰNG GOOGLE SEARCH ----------------------------

TXT-TO-SPEECH – PHẦN MỀM ĐỌC VĂN BẢN

Click phải, chọn open link in New tab, chọn ngôn ngữ trên giao diện mới, dán văn bản vào và Click SAY – văn bản sẽ được đọc với các thứ tiếng theo hai giọng nam và nữ (chọn male/female)

- HOME - VỀ TRANG ĐẦU

CONN'S CURENT THERAPY 2016 - ANH-VIỆT

150 ECG - 150 ĐTĐ - HAMPTON - 4th ED.

VISUAL DIAGNOSIS IN THE NEWBORN

Saturday, June 30, 2012

Guarding the guardians Canh gác người canh gác




The party makes sure that the people who guarantee its rule are themselves under tight control

Đảng muốn chắc chắn những người thi hành mệnh lệnh phải bị kiểm soát chặt chẽ



Guarding the guardians

Canh gác người canh gác

The Economist
Jun 30th 2012
The Economist
30/6/2012


CHINA’S leaders, it seems, are stepping up the policing of the police who help secure their rule. In the provinces police chiefs are being put more firmly under the Communist Party’s thumb. Some liberals detect in this a sign of possible reform in the way the party polices China’s citizens. More probable, however, is that after a season of tumult, the control of the police force itself is now under scrutiny. China’s vast and costly domestic-security apparatus is still behaving as aggressively as ever.


Dường như các lãnh đạo Trung Quốc đang gia tăng kiểm soát lực lượng an ninh đang bảo vệ quyền hành của đảng. Tại các tỉnh thành, các cảnh sát trưởng đang bị xiết chặt hơn dưới bàn tay của Đảng Cộng sản. Vài nhà cấp tiến phát hiện ra rằng, đây là dấu hiệu của sự thay đổi về chính sách kiểm soát người dân Trung Quốc của Đảng. Tuy nhiên, có khả năng là sau một thời gian xáo trộn, chính việc kiểm soát lực lượng cảnh sát hiện đang được xem xét kỹ lưỡng. Bộ máy an ninh quốc nội to lớn và tốn kém của Trung Quốc vẫn hành động một cách hung hăng như thuở nào.


In the run-up to this autumn’s Communist Party Congress, at which China will change its most senior leaders for the first time in ten years, provincial- and lower-level party committees have already been revamped. In the process, provincial chiefs of police are being taken down a peg.

Trong thời gian sắp tới ngày Đại hội Đảng Cộng sản vào mùa thu năm nay, thời điểm Trung Quốc sẽ thay đổi các lãnh đạo cao cấp nhất lần đầu tiên trong vòng 10 năm, các chi bộ đảng cấp tỉnh và thấp hơn đã được thay đổi. Trong tiến trình đó, các cảnh sát trưởng của tỉnh đang bị kiềm chế.


First, they are being dropped as leaders of the party’s “political-legal” committees, which oversee the police, courts and prosecutors. These committees have enormous power. The security forces they oversee are not just officers of the law but guardians of Communist rule. In recent years they have faced a series of crises, such as ethnically charged unrest in the regions of Tibet, Xinjiang and Inner Mongolia, and challenges from lawyers and activists. Their response has been to crackdown, often with mass detentions; some detainees disappear.


Trước tiên, họ bị tước bỏ chức lãnh đạo ủy ban “chính trị-pháp luật” của đảng, có nhiệm vụ giám sát cảnh sát, tòa án và viện kiểm sát. Các ủy ban này có quyền hành rất lớn. Lực lượng an ninh mà họ coi sóc không chỉ là những viên chức an ninh mà còn là những kẻ bảo vệ sự cai trị của đảng. Trong những năm gần đây, họ đối diện với một loạt khủng khoảng, như bất ổn sắc tộc ở các khu vực Tây Tạng, Tân Cương và Nội Mông, và những thách thức từ giới luật sư và các nhà hoạt động. Sự đáp trả của họ là đàn áp, thường đi kèm với các vụ bắt bớ tập thể; vài người bị bắt đã biến mất.


According to Southern Weekend, a Chinese newspaper, the party’s organisation department decreed in 2010 that political-legal committee heads should no longer double as police chiefs. The paper seems to have been right, at least about the trend. Of the 30 secretaries of provincial political-legal committees chosen this year, only nine are police chiefs, down from 13 out of 31 less than five years ago. And—unthinkable until recently—in Guangdong province in the south and Qinghai in the west, not one of the 29 police chiefs at the administrative tier below the province, the prefecture, is also the political-legal head.


Theo tuần báo Trung Quốc, Southern Weekend, năm 2010, vụ tổ chức [các bộ] của đảng đã ban hành sắc lệnh, chủ tịch ban chính trị-pháp luật không được kiêm thêm chức cảnh sát trưởng. Tuần báo này nói đúng, ít nhất về chiều hướng [thay đổi]. Trong số 30 bí thư của ủy ban chính trị-pháp luật tỉnh được chọn năm nay, chỉ có 9 người là cảnh sát trưởng, giảm từ 13 so với 31 người cách đây gần 5 năm. Và điều không thể tưởng tượng được cho tới gần đây, tỉnh Quảng Đông, miền nam [Trung Quốc] và tỉnh Thanh Hải, miền tây [Trung Quốc], không có một người nào trong số 29 cảnh sát trưởng thuộc bộ phận hành chánh bên dưới cấp tỉnh, tức cấp quận, kiêm chức bí thư ủy ban chính trị-pháp luật.


A corollary of this trend is a second blow to the police chiefs’ standing: they are also being denied places on the Communist Party’s regional standing committees. These rule the provinces much as the nine-member Politburo standing committee in Beijing rules China as a whole. Of the 30 provincial-level committees named so far this year (ie, all except Beijing’s, whose congress begins on June 29th), only ten include the regional police chief, down from 14 less than five years ago. This change makes the provincial set-up look more like that in the central party and government, where the minister of public security, Meng Jianzhu, is not on the 24-member Politburo, let alone the standing committee.


Một hệ quả của xu hướng này là một cú đánh vào vị thế cảnh sát trưởng: họ cũng không được xếp vào ủy ban thường vụ khu vực của Đảng Cộng sản. Các ủy ban này điều hành các tỉnh thành giống như 9 ủy viên Ban Thường vụ Bộ chính trị Đảng Cộng sản Trung quốc cai trị toàn bộ đất nước Trung Quốc. Trong số 30 [bí thư] ủy ban chính trị-pháp luật cấp tỉnh đã được chỉ định năm nay (nghĩa là tất cả các tỉnh thành, ngoại trừ ở Bắc Kinh, nơi mà đại hội bắt đầu vào ngày 29 tháng 6), chỉ có 10 bí thư kiêm chức cảnh sát trưởng, giảm xuống từ 14 người cách đây gần 5 năm. Sự thay đổi này làm cho cơ cấu tổ chức tỉnh thành giống như trung ương đảng và chính phủ, nơi mà Bộ trưởng Công an Mạnh Kiến Trụ không phải là một trong 24 ủy viên của Bộ Chính trị, chứ đừng nói tới [ủy viên] Ban Thường vụ.


One reason to think the power of the police is on the wane is the recent decline in the fortunes of the central political-legal chief, Zhou Yongkang. Mr Zhou was party secretary at the ministry of public security from 2002-07, before becoming the Politburo’s man in charge of domestic security—secret police and all. He was an ally of Bo Xilai, a fellow Politburo member, until Mr Bo was purged earlier this year.


Một lý do để nghĩ rằng quyền hành công an đang trên đà suy giảm, là sự suy sụp gần đây của Chu Vĩnh Khang, bí thư ủy ban chính trị- pháp luật trung ương. Ông Chu là bí thư của bộ công an từ năm 2002 – 2007, trước khi trở thành người của Bộ Chính trị, phụ trách an ninh quốc nội – công an mật vụ và tất cả các ngành liên hệ. Ông là một đồng minh với Bạc Hy Lai, là ủy viên Bộ Chính trị, cho tới khi ông Bạc bị thanh lọc đầu năm nay.


Mr Zhou, who is said to have backed Mr Bo to succeed him, has presided over heady days for the men and women in blue (and plainclothes). China’s domestic-security budget has surged to an astonishing $110 billion a year, larger than declared defence spending. Some party rivals must surely have chafed at such a grab for power and money, and grumbled privately about Mr Zhou’s effectiveness. After all, the number of destabilising protests across China has continued to climb, to as high as 180,000 in 2010, by one estimate.


Ông Chu, người được cho là đã hỗ trợ ông Bạc để thay thế chức vụ của ông, đã chỉ huy các nhân viên an ninh áo xanh (và thường phục) trong những ngày tháng xáo trộn. Ngân sách an ninh quốc nội của Trung Quốc đã tăng lên đến con số kinh ngạc là 110 tỷ đô la một năm, lớn hơn chi tiêu quốc phòng đã được công bố. Vài đối thủ trong đảng hẳn phải ganh ghét với sự sở hữu quyền lực và số tiền đó, và kín đáo phàn nàn về hiệu quả làm việc của ông Chu. Cuối cùng, số lượng những cuộc biểu tình gây bất ổn khắp Trung Quốc tiếp tục gia tăng, tới mức 180.000 vụ trong năm 2010, theo một nguồn tin ước đoán.


No senior leader has argued in public, however, that the rise of the security state has been counterproductive. Wen Jiabao, the prime minister, who presents himself as reform-minded, may have opposed Mr Zhou’s preference for the iron fist. But if so, he was outnumbered. Police and security powers have steadily expanded at the expense of legal procedure, the courts, prosecutors and even other party leaders. Their leadership of the political-legal committees, which are charged with balancing the interests of the police, courts and prosecutors, enhanced the police chiefs’ scope to sidestep formal institutions. Lofty hopes for the rule of law have repeatedly dashed against the rocks of the security state.


Tuy nhiên, không có lãnh đạo cao cấp nào tuyên bố công khai rằng sự gia tăng lực lượng an ninh chính phủ trở nên phản tác dụng. Thủ tướng Ôn Gia Bảo, người tự cho là có đầu óc cải cách, có lẽ chống đối khuynh hướng bàn tay sắt của ông Chu. Nhưng nếu chống đối như thế, thì ông đã bị áp đảo. Quyền hành của cảnh sát và an ninh đã từ từ mở rộng, lấn át quy trình luật pháp, tòa án, công tố và ngay cả những lãnh đạo đảng khác. Sự lãnh đạo của họ (lực lượng an ninh) trong ủy ban chính trị- pháp luật, với nhiệm vụ cân bằng quyền lợi của cảnh sát, tòa án và các công tố, đã gia tăng quyền hạn của các cảnh sát trưởng để né tránh quy trình luật pháp. Những hy vọng hão huyền về pháp trị liên tục đụng phải những tảng đá của lực lượng an ninh.




Cheng Li, an expert on Chinese elite politics at the Brookings Institution, a Washington think-tank, says police power grew partly because Mr Zhou lacked powerful rivals in China’s “collective leadership” system; partly in response to the threat posed by lawyers and activists keen to use the law against the party; and partly in reaction to the crises of unrest.


Ông Cheng Li, một chuyên gia nghiên cứu về chính trị trong giới cao cấp Trung Quốc, thuộc Viện Brookings, một viện nghiên cứu ở Washington (Hoa Kỳ), nói rằng quyền lực cảnh sát lớn mạnh một phần do ông Chu thiếu đối thủ mạnh trong hệ thống “lãnh đạo tập thể”; một phần để đáp trả lại mối đe dọa từ các luật sư và các nhà hoạt động chuyên dùng luật pháp để chống lại đảng, và một phần để đối phó với các cuộc khủng hoảng do bất ổn.


Until this year each perceived new challenge to party rule seemed to bolster Mr Zhou’s personal standing. As central political-legal chief, he is also in charge of state security and shadowy irregular units, including the 610 Office, which was created in 1999 to crush the Falun Gong spiritual movement and remains active today.


Cho tới năm nay, một cảm nhận về thách thức mới đối với sự cầm quyền của đảng dường như ủng hộ vị thế cá nhân của ông Chu hơn. Với chức vụ bí thư ủy ban chính trị- pháp luật trung ương, ông ta cũng chịu trách nhiệm về vấn đề an ninh của đất nước và những đơn vị bất thường trong bóng tối, gồm Phòng 610, được thành lập vào năm 1999, để đàn áp phong trào Pháp Luân Công và [văn phòng này] vẫn còn hoạt động cho tới nay.


The security strategy itself has not changed this year. But Mr Zhou seems a diminished figure. A turning-point came in February when Wang Lijun, the former police chief of the south-western municipality of Chongqing, briefly took refuge in an American consulate. That was one tile in a tumble of dominoes that ended the career of Mr Bo, Chongqing’s party secretary.


Chiến lược an ninh vẫn không thay đổi trong năm nay. Nhưng ông Chu có vẻ là một nhân vật mờ nhạt. Một bước ngoặt quyết định đã đến vào tháng 2, khi Vương Lập Quân, cảnh sát trưởng thành phố Trùng Khánh, miền tây nam [Trung Quốc], đã ẩn náu một thời gian ngắn ngủi tại lãnh sự quán Hoa Kỳ. Đó là một miếng gạch trong sự sụp đổ dây chuyền đã chấm dứt sự nghiệp của ông Bạc, bí thư thành ủy Trùng Khánh.


Mr Zhou’s record, damaged by his links to Mr Bo, was further besmirched in April, when Chen Guangcheng, a blind legal activist, escaped from his home in Shandong province, where he was being detained—illegally—by the authorities. The episode highlighted the extralegal powers of the security forces, which had hired thugs to guard and intimidate Mr Chen and his family, and to keep well-wishers at bay, sometimes by beating them up. The political-legal chief and the police chief in Shandong were both soon sacked. Reformers took this as a hopeful sign, but it was hardly surprising: when Mr Chen also sought American protection, the incident became a national embarrassment.


Hồ sơ của ông Chu bị tổn hại do các mối liên hệ với ông Bạc, lại càng bị lem luốc hơn vào tháng 4, khi ông Trần Quang Thành, một nhà hoạt động pháp lý khiếm thị, trốn khỏi nhà của ông ở tỉnh Sơn Đông, nơi ông bị nhà cầm quyền giam giữ bất hợp pháp. Câu chuyện này đã làm nổi bật vấn đề quyền hành của lực lượng an ninh cao hơn cả luật pháp, như lực lượng an ninh đã từng thuê mướn côn đồ để canh giữ và đe dọa ông Trần và gia đình ông, và ngăn cản những người tới thăm ông, bằng cách thỉnh thoảng đánh đập họ. Bí thư ủy ban chính trị-pháp luật và cảnh sát trưởng ở Sơn Đông chẳng bao lâu sau đã bị sa thải. Những nhà cải cách xem đây như một dấu hiệu đầy hy vọng, nhưng điều này không có gì đáng ngạc nhiên là: khi ông Trần tìm kiếm sự bảo vệ từ người Mỹ, thì sự cố này đã trở thành một điều xấu hổ cho đất nước [Trung Quốc].


There is much speculation in Beijing as to whether the successor to Mr Zhou as political-legal chief to be named this autumn will also join the new Politburo standing committee. Mr Li of Brookings and Fu Hualing of the University of Hong Kong believe that the system of political-legal committees will eventually be abolished as a step towards the rule of law. That reform, however, does not seem imminent.


Có nhiều sự đồn đoán ở Bắc Kinh, liệu người kế vị ông Chu với chức vụ bí thư ủy ban chính trị-pháp luật sẽ được chỉ định vào mùa thu này, có được vào Ban Thường vụ Bộ Chính trị mới hay không. Ông Li thuộc viện Brookings và ông Fu Hualing thuộc Đại học Hong Kong tin rằng, hệ thống ủy ban chính trị-pháp luật rốt cuộc sẽ bị phế bỏ như một bước tiến tới tinh thần pháp trị. Tuy nhiên, sự cải cách đó dường như vẫn chưa sắp xảy ra.


Put simply, it looks as if China’s police chiefs are being reminded who is in charge. In the same vein, since the downfall of Mr Bo, who counts some army generals among his friends, party leaders have also repeatedly reminded the army that its master is the Communist Party, not the state, let alone any individual.


Một cách đơn giản, có vẻ như các cảnh sát trưởng của Trung Quốc đang được nhắc nhở rằng ai là người [thực sự] nắm quyền. Trong cùng ý hướng, từ sự thất thế của ông Bạc, người có vài người bạn là tướng lãnh quân đội, lãnh đạo đảng cũng liên tục nhắc nhở quân đội rằng người chỉ huy của quân đội là Đảng Cộng sản, không phải chính phủ, chứ đừng nói tới bất kỳ cá nhân nào.


Out of the barrel of the party

The dilemma for the party, as Mr Li sees it, is that the very factors that threaten the party and made Mr Zhou and the security state powerful still exist: “If you reduce the spending on police, on security, then how to deal with the possible protests?” So murky units such as the 610 Office, whose members have surfaced, for example, in Mr Chen’s security cordon, still thrive. Ai Weiwei, a dissident and artist who was detained in irregular fashion last year by police, says security officers can be vague about precisely which branch of the party-state they work for. One way or another, though, they do the same job. Communist Party leaders cling tightly to their security state, even as they struggle to control it.
Ra khỏi nòng súng của đảng

Như ông Li nhận thấy, thế khó xử của đảng là, các yếu tố đe dọa đảng và làm ông Chu và bộ máy an ninh chính phủ có nhiều quyền hành thì vẫn còn đó: “Nếu anh cắt giảm chi tiêu của cảnh sát, an ninh, thì anh đối phó với các cuộc biểu tình thế nào?” Vì thế những đơn vị bí mật như Phòng 610, mà các thành viên đã tiết lộ, ví dụ như hàng rào an ninh canh giữ ông Trần vẫn phát triển. Ngải Vị Vị, một người bất đồng chính kiến và là họa sĩ, đã bị cảnh sát giam giữ một cách bất thường hồi năm ngoái, nói rằng, các nhân viên an ninh có thể không biết chính xác họ làm việc cho bộ phận nào của đảng và nhà nước. Tuy nhiên, bằng cách này hay cách khác, họ làm cùng công việc. Các lãnh đạo Đảng Cộng sản bám chặt bộ máy an ninh nhà nước, ngay cả khi họ cố gắng kiểm soát nó.






Translated by Trần Văn Minh




http://www.economist.com/node/21557760

No comments:

Post a Comment

your comment - ý kiến của bạn