MENU

BILINGUAL BLOG – BLOG SONG NGỮ ANH VIỆT SHARE KNOWLEGE AND IMPROVE LANGUAGE

--------------------------- TÌM KIẾM TRÊN BLOG NÀY BẰNG GOOGLE SEARCH ----------------------------

TXT-TO-SPEECH – PHẦN MỀM ĐỌC VĂN BẢN

Click phải, chọn open link in New tab, chọn ngôn ngữ trên giao diện mới, dán văn bản vào và Click SAY – văn bản sẽ được đọc với các thứ tiếng theo hai giọng nam và nữ (chọn male/female)

- HOME - VỀ TRANG ĐẦU

CONN'S CURENT THERAPY 2016 - ANH-VIỆT

150 ECG - 150 ĐTĐ - HAMPTON - 4th ED.

VISUAL DIAGNOSIS IN THE NEWBORN

Sunday, June 10, 2012

The elusive fruits of inclusive growth Những thành quả khó nắm của sự tăng trưởng chung




The elusive fruits of inclusive growth

Những thành quả khó nắm của sự tăng trưởng chung

Banyan, The Economist

Banyan, The Economist
The tricky search for forms of economic growth that will offer opportunity and protection for everyone

Sự tìm tòi đầy phức tạp cho những dạng tăng trưởng kinh tế đem đến cơ hội và bảo vệ cho mọi người

SHINY Asia’s rapid economic growth over the past two decades, driven by cheap land and labour, technological change and the play of globalisation, has had a spectacularly improving effect on the lives of hundreds of millions. Since 1990 the number of those in extreme poverty, defined as earning less than $1 a day, has been halved, to under a fifth of developing Asia’s people.

Sự tăng trưởng kinh thế nhanh chóng của châu Á sáng láng trong hai thập niên qua nhờ đất đai và lao động giá rẻ, thay đổi kỹ thuật và vai trò của toàn cầu hoá, đã giúp nâng cao đời sống của hàng trăm triệu người một cách ngoạn mục. Từ năm 1990 con số những người nằm trong tình trạng đói nghèo cùng cực, theo định nghĩa thu nhập thấp hơn 1 Mỹ kim một ngày, đã giảm xuống phân nửa, thấp hơn một phần năm dân số của các nước đang phát triển tại châu Á.

So far so miraculous. Yet the shiny face has a tarnished flip side. Poverty and the vulnerabilities associated with it remain entrenched. Further, inequalities are rising fast. The realisation is spurring a rethink among development experts. Until recently, economic growth and social policy were thought of separately. Inequalities and social exclusion, as Sarah Cook of the United Nations Research Institute for Social Development puts it, were viewed as a residual outcome of necessary market-led growth. The development response was to get markets right first and then deal with any remaining pockets of the poor. Persistent poverty and growing social exclusion call the approach into question.

Đến nay điều này thật là một phép mầu. Nhưng khuôn mặt sáng láng này vẫn có một mặt trái nhơ nhuốc. Nghèo đói và những hệ luỵ của nó vẫn còn hằn sâu. Hơn nữa, sự bất bình đẳng đang tăng nhanh. Nhận thức này đang kích thích sự nghĩ lại của những chuyên gia về phát triển. Cho đến gần đây, tăng trưởng kinh tế và chính sách xã hội được cho là hai lĩnh vực riêng biệt. Bất bình đẳng và phân chia xã hội, theo Sarah Cook thuộc Học viện Nghiên cứu về Phát triển Xã hội của Liên Hiệp Quốc, được xem như hệ quả tồn đọng cần thiết của cho sự tăng trưởng được dẫn dắt bởi thị trường. Giải pháp phát triển là nên hướng thị trường đi đúng hướng trước và sau đó sẽ giải quyết những vùng trũng nghèo đói còn lại. Tình trạng phân biệt xã hội tăng cao và nghèo đói tiếp diễn đang dẫn đến nghi ngờ về phương hướng này.

China and Vietnam have seen huge improvements but in South Asia extreme poverty remains widespread. What is more, Ifzal Ali and Juzhong Zhuang of the Asian Development Bank (ADB) argue, when measured by a $2-a-day threshold, Asia’s performance in cutting poverty is less impressive, with about half of developing Asia remaining poor, and so susceptible to natural disasters, global economic turmoil and daily uncertainties.

Trung Quốc và Việt Nam đã cho thấy sự tiến bộ lớn nhưng tại khu vực Nam Á tình trạng nghèo đói cùng cực vẫn lan tràn. Hơn thế nữa, Ifzal Ali và Juzhong Zhuang thuộc Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) cho rằng khi thẩm định sự nghèo đói ở mức 2 Mỹ kim mỗi ngày, thành tích xoá đói giảm nghèo của châu Á lại không ấn tượng mấy, với khoảng phân nửa những quốc gia đang phát triển vẫn nằm trong tình trạng nghèo, và vì thế rất nhạy cảm đối với thiên tai, khủng hoảng kinh tế toàn cầu và những rủi ro hàng ngày.


Almost everywhere, success is inequitably shared. Measured by the Gini coefficient, income inequality has leapt in Bangladesh, Cambodia, Nepal, Sri Lanka and China. The few countries where inequality has not worsened, notably Indonesia, Malaysia and Thailand, were those worst hit by the Asian financial crisis of 1997-98—hardly a commendation.

Hầu như ở mọi nơi, thành công không đường san sẻ đều. Khi hệ số Gini để thống kê, bất bình đẳng thu nhập đã nhảy vọt tại Bangladesh, Cambodia, Nepal, Sri Lanka và Trung Quốc. Một vài quốc gia nơi sự bất bình đẳng không tăng thêm, đáng lưu ý là Indonesia, Malaysia và Thái Lan, từng bị ảnh hưởng nặng nhất trong đợt khủng hoảng tài chính 1997-98 - cũng chẳng đáng được tuyên dương.

Income inequality matters. For one, it entrenches discrimination in other areas, such as access to education and health care. Child mortality, school enrolment and the like have improved more slowly than have straight measures of poverty. Second, exclusion raises social and political tensions. The evidence lies not only with persistent armed conflicts, especially in South Asia. In China, President Hu Jintao’s call for a “harmonious society” recognises the risks from growing inequalities between regions, between cities and the surrounding countryside, and within cities.

Sự bất bình đẳng về thu nhập rất quan trọng. Trước hết, nó đào sâu thêm nạn kỳ thị ở những lĩnh vực khác như việc cung cấp giáo dục và y tế. Tỉ lệ trẻ sơ sinh tử vong, trẻ đến trường và những điều tương tự đã tiến triển chậm chạp hơn so với sự thống kê trực tiếp về mức độ nghèo đói. Thứ hai, việc phân biệt xã hội làm tăng thêm căng thẳng xã hội và chính trị. Bằng chứng của việc này không chỉ nằm trong những mâu thuẫn vũ trang, đặc biệt là ở khu vực Nam Á. Ở Trung Quốc, Chủ tịch Hồ Cẩm Đào đã kêu gọi một "xã hội hài hoà" khi nhận ra những đe doạ từ việc bất bình đẳng đang tăng cao giữa các khu vực, giữa những thành phố và vùng quê chung quanh, và cả trong các thành phố.

Yet a seminar at the ADB’s annual meeting in Tashkent this month brought home how hard it is to agree on a common framework for ensuring “inclusive” growth and social protection. True, imaginative policy is multiplying. In 2001 the then prime minister of Thailand, Thaksin Shinawatra, introduced universal health care, a radical move. Known as the 30-baht project after the co-payment patients had to make, it was too popular to scrap even after Mr Thaksin was ousted in a coup. Indeed, the co-payment has since been abolished. Since 2005 Indonesia has won praise for cash-transfer schemes directed at the country’s 19m poorest households at a time of rising food and fuel prices, followed by global turmoil. To pay for the scheme, the government slashed subsidies on fuel that, as ever, mainly benefited the rich.

Nhưng trong một hội nghị hàng năm của ADB trong tháng này tại Tashkent cho thấy việc đồng ý về một cơ cấu chung để bảo đảm việc tăng trưởng "bao gồm" và bảo vệ xã hội đã khó như thế nào. Thật vậy, chính sách không tưởng đăng tăng vọt. Trong năm 2001, cựu thủ tướng Thái Lan, Thaksin Shinawatra đã đưa ra một chính sách y tế toàn khắp, một bước đi rất mạnh bạo. Được biết như là dự án 30 Baht, sau khi bệnh nhân đóng phần chi phí của mình, nó được ưa chuộng đến nỗi không huỷ bỏ được, ngay cả khi ông Thaksin bị truất phế sau một cuộc đảo chính. Từ năm 2005 Indonesia đã được khen ngợi với những chính sách chu cấp tiền nhắm vào 19 triệu hộ dân nghèo nhất trong nước trong thời điểm giá lương thực và nhiên liệu đang tăng, theo sau bởi cuộc khủng hoảng toàn cầu. Để chi trả cho chính sách này, chính phủ đã cắt bỏ việc hổ trợ nhiên liệu vốn luôn làm lợi cho giới giàu.

The most ambitious social-protection scheme is India’s National Rural Employment Guarantee Act (NREGA). Every rural household has the right to 100 days of work a year spent improving village infrastructure such as irrigation systems. In 2009 some 50m Indian households signed up, in places slowing migration patterns from poor to rich regions. The long-run benefits of such schemes, however, remain unclear. In the case of Indonesia, indicators for health and education remain dismal. As for the NREGA, even in the short-term demand for work outstrips supply and wages and benefits are often paid late or not at all. Ms Cook says that the scheme misses a trick by not building schools and redeveloping slums. And that the scheme was needed at all is a consequence of India’s abject failure to create enough jobs.

Chính sách bảo vệ xã hội tham vọng nhất là Đạo luật Quốc gia Bảo đảm Việc làm ở Nông thôn (NREGA) của Ấn Độ. Mỗi hộ dân ở vùng nông thôn có quyền được 100 ngày công làm việc trong những công trình phát triển cơ sở hạ tầng làng xã như hệ thống thoát nước. Năm 2009 có khoảng 50 triệu hộ dân Ấn đăng ký, nhờ đấy đã làm chậm đi tình trạng nhập cư từ những khu vực nghèo sang những vùng giàu có. Nhưng những lợi ích lâu dài của chính sách này thì vẫn không được rõ mấy. Trong trường hợp Indonesia, những chỉ số về y tế và giáo dục vẫn nằm ở mức báo động. Đối với chính sách NREGA, ngay cả con số đòi hỏi về việc làm ngắn hạn đã vượt hẳn số công việc có được và lương bổng cũng như phụ trội bị trả chậm hoặc thậm chí không được trả. Bà Cook nói rằng những chính sách này không thành công vì đã bỏ qua việc xây dựng trường học và những xây dựng lại những khu nhà ổ chuột. Và lý do những chính sách này được cần đến là vì hệ quả từ sự thất bại thảm hại của Ấn Độ trong việc tạo ra đủ công ăn việc làm.

This begs a closer look at the political roots of social exclusion. At the ADB meeting several angry Asians blamed, for the umpteenth time, the IMF’s harsh adjustment programmes following the Asian financial crisis. They might instead look closer to home. Commendably, China is attempting a dramatic expansion of health care and other social welfare, largely by imposing obligations on county governments. But in failing to provide portable benefits, the government excludes the country’s hundreds of millions of rural migrant workers, treated as second-class citizens in the cities which they have largely built.

Việc này khiến ta phải thẩm định lại kỹ hơn nguồn gốc chính trị của nạn phân biệt xã hội. Tại hội nghị ADB một số quốc gia châu Á đã liên tục đổ lỗi cho Quỹ Tiền tệ Quốc tế là đã vội vã điều chỉnh các chương trình sau đợt khủng hoảng tài chính ở châu Á. Thay vì thế, họ nên nhìn kỹ lại mình. Trung Quốc đáng được biểu dương khi đã cố gắng phát triển mạnh mẽ mạng lưới y tế và những phúc lợi xã hội khác bằng cách bắt buộc các chính quyền cấp huyện phải thi hành. Nhưng cùng lúc ấy, họ cũng đ thất bại trong việc cung cấp phúc lợi một cách linh hoạt, từ đó chính quyền đã bỏ rơi hàng trăm triệu nhân công nhập cư từ vùng nông thôn, đối xử với họ như những công dân hạng hai tại những thành phố được xây dựng bởi chính bàn tay của họ.

Get your political house in order

And it is one thing to build a new road, but quite another to put in place complex new systems providing social security. In China, with mounting inequalities and disparate interests that need accommodating, it is not clear that the country’s political system, top-heavy and authoritarian, is up to the task. Not that democracies have fared much better: witness India, Indonesia and the Philippines, where the presidential election this week underscored how power and wealth lie in the hands of a few families.

Nên chấn chính lại hệ thống chính trị của quí vị

Xây một con đường mới là một chuyện, nhưng thành lập những hệ thống phức tạp nhằm cung cấp an sinh xã hội lại là chuyện khác. Ở Trung Quốc, với sự bất bình đẳng tăng cao cùng với những quyền lợi tạp nham đang cần được chu cấp, không rõ rằng hệ thống chính trị của quốc gia này, vốn nặng ở phần đầu và độc tài, thì đã sẵn sàng cho việc này hay không. Nhưng những quốc gia dân chủ cũng chẳng khá hơn: hãy xem Ấn Độ, Indonesia và Philippines, nơi cuộc bầu cử tổng thống trong tuần này sẽ cho thấy rõ quyền lực và của cải nằm trong tay của chỉ vài gia đình.

They do, however, offer the poor a better chance of genuine electoral retribution; unlike, for example, most Central Asian countries. Until April’s coup in abject Kyrgyzstan, the ruling clan attempted to commandeer almost the entire state economy. And in Uzbekistan, the ADB’s host this month, the regime shows more interest in its own survival than in citizens’ well-being: shadowy business groups control much of the economy, and Soviet-style agriculture is chiefly a tool of social control, to keep pesky people out of the cities. It all throws light on why development experts struggle to devise frameworks for social inclusion: they would not be in business if they took rulers to task over their unwholesome politics.

Nhưng những chính thể này cho phép người nghèo có cơ hội tốt hơn trong việc đáp trả bằng lá phiếu thật sự của mình. Không như những quốc gia Trung Á. Trước vụ đảo chính vào tháng Tư tại đất nước Kyrgyzstan thảm hại, giới cầm quyền đã tìm cách nắm hầu như toàn bộ nền kinh tế của quốc gia. Và ở Uzbekistan, chủ nhà của ADB trong tháng này, chính quyền chú ý đến sự tồn tại của mình hơn là đời sống người dân: những nhóm doanh nghiệp mờ ám kiểm soát hầu hết nền kinh tế, và nền nông nghiệp mang phong cách Sô Viết chủ yếu là công cụ để kiểm soát xã hội, giữ những người nông dân phiền phức khỏi các thành phố. Việc tại sao các chuyên gia phát triển đang phải vật lộn để tìm ra giải pháp công bằng xã hội giờ đây đã được sáng tỏ: Họ sẽ không được hưởng ứng nếu họ bắt buộc những người lãnh đạo đặt trách nhiệm lên trên những thủ đoạn chính trị nhơ bẩn.



http://www.economist.com/node/16106603?story_id=16106603

No comments:

Post a Comment

your comment - ý kiến của bạn