MENU

BILINGUAL BLOG – BLOG SONG NGỮ ANH VIỆT SHARE KNOWLEGE AND IMPROVE LANGUAGE

--------------------------- TÌM KIẾM TRÊN BLOG NÀY BẰNG GOOGLE SEARCH ----------------------------

TXT-TO-SPEECH – PHẦN MỀM ĐỌC VĂN BẢN

Click phải, chọn open link in New tab, chọn ngôn ngữ trên giao diện mới, dán văn bản vào và Click SAY – văn bản sẽ được đọc với các thứ tiếng theo hai giọng nam và nữ (chọn male/female)

- HOME - VỀ TRANG ĐẦU

CONN'S CURENT THERAPY 2016 - ANH-VIỆT

150 ECG - 150 ĐTĐ - HAMPTON - 4th ED.

VISUAL DIAGNOSIS IN THE NEWBORN

Saturday, June 30, 2012

Economics in One Page Kinh tế học trên một trang giấy



Economics in One Page
Kinh tế học trên một trang giấy

Mark Skousen

Mark Skousen
What makes it [economics] most fascinating is that its fundamental principles are so simple that they can be written on one page, that anyone can understand them, and yet very few do.[1]

—Milton Friedman

Điều làm cho nó [kinh tế học] trở thành môn học hấp dẫn nhất là ở chỗ những nguyên tắc căn bản của nó đơn giản đến mức có thể viết trên một trang giấy, ai cũng có thể hiểu, nhưng ít người làm như thế[1].

—Milton Friedman


The above statement by Friedman got me thinking: Is it possible to summarize the basic principles of economics in a single page? After all, Henry Hazlitt gave us a masterful summary of sound principles in Economics in One Lesson. Could these concepts be reduced to a page?

Lời tuyên bố bên trên của Friedman khiến tôi suy nghĩ: Có thể tóm tắt những nguyên lí cơ bản của môn kinh tế học vào một trang giấy được không? Xét cho cùng thì Henry Hazlitt đã cung cấp cho chúng ta một bản tóm tắt đầy sức thuyết phục những nguyên lí nền tảng của môn kinh tế chỉ trong một bài học [Economics in One Lesson]. Liệu có thể rút những khái niệm này xuống còn một trang không?

Friedman himself did not attempt to make a list when he made this statement in a 1986 interview. After completing a preliminary one-page summary of economic principles, I sent him a copy. In his reply, he added a few of his own, but in no way endorses my attempt.

Chính Friedman cũng không thử lập danh sách những khái niệm cơ bản đó khi ông tuyên bố như thế trong một cuộc phỏng vấn vào năm 1986. Sau khi lập được bản tóm tắt trên một trang giấy tôi có gửi cho ông. Trong bức thư trả lời ông có đưa thêm vài ý, nhưng ông không chịu kí xác nhận cố gắng của tôi.

After making this list of basic principles (see the next page), I have to agree with Friedman and Hazlitt. The principles of economics are simple: Supply and demand. Opportunity cost. Comparative advantage. Profit and loss. Competition. Division of labor. And so on.


Sau khi lập được danh sách những nguyên lí nền tảng, tôi buộc phải đồng ý với Friedman và Hazlitt. Những nguyên tắc của môn kinh tế học là khá đơn giản: Cung và cầu. Chi phí cơ hội. Lợi thế tương đối. Lời và lỗ. Cạnh tranh. Phân công lao động…v.v..

In fact, one professor even suggested to me that economics can be reduced to one word: price. Or maybe, I suggested alternatively, cost. Everything has a price; everything has a cost.

Thậm chí một ông giáo sư còn đề nghị với tôi là môn kinh tế học có thể rút lại chỉ còn một từ: giá cả. Tôi còn có thể đưa ra một đề nghị nữa: chi phí. Mọi thứ đều có giá, mọi thứ đều cần chi phí.


Additionally, sound economic policy is straightforward: Let the market, not the state, set wages and prices. Keep government’s hands off monetary policy. Taxes should be minimized. Government should do only those things private citizens can’t do for themselves. Government should live within its means. Rules and regulations should provide a level playing field. Tariffs and other barriers to trade should be eliminated as much as possible. In short, government governs best which governs least.


Ngoài ra, chính sách kinh tế đúng đắn là rất rõ ràng: Để cho thị trường, chứ không phải nhà nước xác lập giá cả và tiền lương. Không cho nhà nước can thiệp vào chính sách tiền tệ. Thuế phải thật thấp.  Chính phủ chỉ làm những việc mà các công dân không thể làm được cho mình. Chính phủ phải sống trong khuôn khổ số tiền mà họ có. Luật lệ và qui tắc phải tạo ra sân chơi bình đẳng. Thuế quan và những rào cản đối với ngành thương mại phải bị xóa bỏ càng nhiều càng tốt. Nói ngắn, chính phủ cai trị tốt nhất là chính phủ cai trị ít nhất.


Unfortunately, economists sometimes forget these basic principles and often get caught up in the details of esoteric model-building, high theory, academic research, and mathematics. The dismal state of the profession was expressed recently by Arjo Klamer and David Colander, who, after reviewing graduate studies at major economics departments around the country, asked, Why did we have this gut feeling that much of what went on there was a waste?[2]


Đáng tiếc là đôi khi các nhà kinh tế học lại quên mất những nguyên lí nền tảng này và họ thường sa đà vào những tiểu tiết của những mô hình khó hiểu, những lí thuyết cao xa, những nghiên cứu mang tính kinh viện và toán học. Tình hình đáng chán đến mức Arjo Klamer và David Colander, sau khi xem xét các luận văn tốt nghiệp tại các khoa kinh tế lớn trên khắp cả nước đã hỏi rằng vì sao chúng ta lại linh cảm được rằng tất cả những chuyện này đều là công toi hết?[2]


On the following page is my attempt to summarize the basic principles of economics and sound economic policy. If anyone has any suggested improvements, I look forward to receiving them.


Sau đây là bản tóm tắt những nguyên lí căn bản của kinh tế học và chính sách kinh tế lành mạnh. Nếu ai có bất kì đề nghị cải tiến nào, tôi sẵn sàng chấp nhận.

Economics in One Page

by Mark Skousen

1. Self-interest: The desire of bettering our condition comes with us from the womb and never leaves till we go into the grave (Adam Smith). No one spends someone else’s money as carefully as he spends his own.

Kinh tế học trên một trang giấy

Mark Skousen

1. Lợi ích cá nhân: Ước muốn cải thiện điều kiện sống xuất hiện cùng với chúng ta từ lúc ở trong bụng mẹ và sẽ không rời xa ta cho đến tận lúc xuống mồ (Adam Smith). Không ai chi tiền của người khác cẩn thận bằng chi tiền của chính mình.


2. Economic growth: The key to a higher standard of living is to expand savings, capital formation, education, and technology.

2. Phát triển kinh tế: Bí quyết để có mức sống cao hơn là gia tăng tiết kiệm, tạo vốn, giáo dục và công nghệ.


3. Trade: In all voluntary exchanges, where accurate information is known, both the buyer and seller gain; therefore, an increase in trade between individuals, groups, or nations benefits both parties.

3. Thương mại: Trong tất cả những vụ trao đổi tự nguyện, khi người ta có thông tin chính xác thì cả người mua lẫn người bán đều được lợi; vì vậy mà tăng cường buôn bán giữa các cá nhân, các nhóm người hay các nước làm cho cả hai bên đều có lợi.


4. Competition: Given the universal existence of limited resources and unlimited wants, competition exists in all societies and cannot be abolished by government edict.

4. Cạnh tranh: Nguồn lực của thế giới thì có hạn, còn nhu cầu thì vô hạn, cho nên cạnh tranh hiện diện trong tất cả các xã hội và nhà nước không thể ra sắc lệnh mà hủy bỏ được.


5. Cooperation: Since most individuals are not self-sufficient, and almost all natural resources must be transformed in order to become usable, individuals—laborers, landlords, capitalists, and entrepreneurs—must work together to produce valuable goods and services.


5. Hợp tác: Vì phần lớn người ta không thể tự túc được và vì hầu như tất cả mọi nguồn lực đều phải xử lí thì mới thành khả dụng được cho nên các cá nhân – người lao động, chủ đất, nhà tư bản và doanh nhân – phải cùng nhau làm việc để sản xuất ra các loại hàng hóa và dịch vụ có giá trị.

6. Division of labor and comparative advantage: Differences in talents, intelligence, knowledge, and property lead to specialization and comparative advantage by each individual, firm, and nation.


6. Phân công lao động và lợi thế so sánh: Sự khác nhau về tài năng, trí thông minh, hiểu biết và tài sản dẫn đến quá trình chuyên môn hóa và lợi thế tương đối của các cá nhân, các hãng và các dân tộc.

7. Dispersion of knowledge: Information about market behavior is so diverse and ubiquitous that it cannot be captured and calculated by a central authority.


7. Phân hữu tri thức: Thông tin về phản ứng của thị trường có mặt khắp nơi và rất đa dạng, chính quyền trung ương không thể nắm bắt và tính toán hết được.


8. Profit and loss: Profit and loss are the market mechanisms that guide what should and should not be produced over the long run.


8. Lời và lỗ: Lời và lỗ là cơ chế thị trường, là kim chỉ nam hướng dẫn cho người ta biết nên sản xuất cái gì và không nên sản xuất cái gì.


9. Opportunity cost: Given the limitations of time and resources, there are always trade-offs in life. If you want to do something, you must give up other things you may wish to do. The price you pay to engage in one activity is equal to the cost of other activities you have forgone.


9. Chi phí cơ hội: Vì nguồn lực và thời gian có hạn cho nên trong cuộc sống bao giờ cũng có sự thỏa hiệp. Nếu bạn muốn làm một cái gì đó thì bạn phải từ bỏ, không làm một cái gì đó khác mà bạn có thể muốn làm. Giá bạn trả cho việc tham gia vào hoạt động nào đó đúng bằng với chi phí cho những hoạt động mà bạn từ bỏ.


10. Price theory: Prices are determined by the subjective valuations of buyers (demand) and sellers (supply), not by any objective cost of production; the higher the price, the smaller the quantity purchasers will be willing to buy and the larger the quantity sellers will be willing to offer for sale.


10. Lí thuyết về giá cả: Giá cả được xác định bởi đánh giá mang tính chủ quan của người mua (cầu) và người bán (cung) chứ không phải bằng chi phí khách quan của quá trình sản xuất, giá càng cao thì người mua càng muốn mua ít, còn người bán thì càng muốn bán nhiều.


11. Causality: For every cause there is an effect. Actions taken by individuals, firms, and governments have an impact on other actors in the economy that may be predictable, although the level of predictability depends on the complexity of the actions involved.


11. Quan hệ nhân quả: Có nhân thì có quả. Hành động của các cá nhân, các hãng và các chính phủ bao giờ cũng có ảnh hưởng đối với những chủ thể khác trong nền kinh tế; ảnh hưởng này có thể dự đoán được, mặc dù mức độ chính xác của dự đoán phụ thuộc vào mức độ phức tạp của những hành động có liên quan.


12. Uncertainty: There is always a degree of risk and uncertainty about the future because people are often reevaluating, learning from their mistakes, and changing their minds, thus making it difficult to predict their behavior in the future.

12. Tính bất ổn: Tương lai bao giờ cũng chứa đựng rủi ro và không chắc chắn nào đó, vì người ta thường đánh giá lại, người ta học được từ sai lầm của mình và thay đổi ý kiến, khó mà dự đoán được hành vi của họ trong tương lai.


13. Labor economics: Higher wages can only be achieved in the long run by greater productivity, i.e., applying more capital investment per worker; chronic unemployment is caused by government fixing wage rates above equilibrium market levels.

13. Kinh tế học về sức lao động: Trong dài hạn, lương chỉ tăng khi năng suất lao động gia tăng, nghĩa là vốn đầu tư cho một lao động gia tăng; tiền lương cố định do nhà nước đưa ra cao hơn mức cân bằng của thị trường tạo ra thất nghiệp kinh niên.


14. Government controls: Price-rent-wage controls may benefit some individuals and groups, but not society as a whole; ultimately, they create shortages, black markets, and a deterioration of quality and services. There is no such thing as a free lunch.


14. Kiểm soát của chính phủ: Kiểm soát giá cả-tiền thuê-lương bổng có thể làm cho một số người hay nhóm người được lợi, nhưng không phải cho toàn xã hội; rút cục, việc kiểm soát như thế sẽ tạo ra thiếu hụt, thị trường chợ đen và làm cho chất lượng hàng hóa và dịch vụ kém đi. Không làm gì có bữa ăn miễn phí.


15. Money: Deliberate attempts to depreciate the nation’s currency, artificially lower interest rates, and engage in easy money policies inevitably lead to inflation, boom-bust cycles, and economic crisis. The market, not the state, should determine money and credit.


15. Tiền: Cố tình hạ thấp giá đồng tiền quốc gia, lãi suất thấp một cách giả tạo và chính sách tiền tệ dễ dàng [tăng cung tiền bằng cách hạ lãi suất -ND] chắc chắn sẽ dẫn tới lạm phát, chu kì bùng nổ-suy thoái và khủng hoảng kinh tế. Thị trường, chứ không phải nhà nước, phải quyết định chính sách tiền tệ và tín dụng.


16. Public finance: In all public enterprises, in order to maintain a high degree of efficiency and good management, market principles should be adopted whenever possible: (1) Government should try to do only what private enterprise cannot do; government should not engage in businesses that private enterprise can do better; (2) government should live within its means; (3) cost-benefit analysis: marginal benefits should exceed marginal costs; and (4) the accountability principle: those who benefit from a service should pay for the service.

16. Tài chính công: Muốn có hiệu quả cao và quản lí tốt, thì phải áp dụng các nguyên tắc của thị trường trong các công sở ngay khi điều đó trở thành khả thi: (1) Chính phủ chỉ nên làm những việc mà doanh nghiệp tư nhân không thể làm được, chính phủ không được tham gia làm những việc mà doanh nghiệp tư nhân có thể làm tốt hơn; (2) chính phủ phải sống trong khuôn khổ số tiền mà họ có; (3) phân tích chi phí-lời lãi: lợi ích biên tế phải lớn hơn chi phí biên tế; và (4) nguyên tắc thanh toán: người nhận được lợi ích từ dịch vụ nào thì phải trả tiền cho dịch vụ đó.



Dr. Skousen is an economist at Rollins College, Department of Economics, Winter Park, Florida 32789, and editor of Forecasts & Strategies, one of the largest investment newsletters in the country. The third edition of his book Economics of a Pure Gold Standard has recently been published by FEE.

Tiến sỹ Skousen giảng dạy kinh tế học tại Rollins College, khoa kinh tế học học, Winter Park, Florida 32789, và biên tập viên tờ Forecasts & Strategies, một trong những bản tin định kì chuyên về lĩnh vực đầu tư lớn nhất trong cả nước. Cuốn Economics of a Pure Gold Standard của ông vừa được quĩ FEE xuất bản lần thứ tư.


1.   Quoted in interview, Lives of the Laureates, William Breit and Roger W. Spencer, eds. (Cambridge, Mass.: MIT Press, 1986), p. 91.

2.   Arjo Klamer and David Colander, The Making of an Economist (Boulder, Colo.: Westview Press, 1990), p. xiv. See also David Colander and Reuven Brenner, Educating Economists (Ann Arbor: University of Michigan Press, 1992).
[1] Trích dẫn từ bài phỏng vấn trong Lives of the Laureates, do William Breit và Roger W. Spencer biên tập (Cambridge, Mass.: MIT Press, 1986), trang 91.

[2] Arjo Klamer và David Colander, The Making of an Economist (Boulder, Colo.: Westview Press, 1990), p. xiv. See also David Colander and Reuven Brenner, Educating Economists (Ann Arbor: University of Michigan Press, 1992).





Translated by Phạm Nguyên Trường


http://www.thefreemanonline.org/columns/economics-in-one-page/#comment-101352

No comments:

Post a Comment

your comment - ý kiến của bạn