MENU

BILINGUAL BLOG – BLOG SONG NGỮ ANH VIỆT SHARE KNOWLEGE AND IMPROVE LANGUAGE

--------------------------- TÌM KIẾM TRÊN BLOG NÀY BẰNG GOOGLE SEARCH ----------------------------

TXT-TO-SPEECH – PHẦN MỀM ĐỌC VĂN BẢN

Click phải, chọn open link in New tab, chọn ngôn ngữ trên giao diện mới, dán văn bản vào và Click SAY – văn bản sẽ được đọc với các thứ tiếng theo hai giọng nam và nữ (chọn male/female)

- HOME - VỀ TRANG ĐẦU

CONN'S CURENT THERAPY 2016 - ANH-VIỆT

150 ECG - 150 ĐTĐ - HAMPTON - 4th ED.

VISUAL DIAGNOSIS IN THE NEWBORN

Saturday, June 30, 2012

Диктатура и демократия - что эффективнее? Chuyên chế và dân chủ - Chế độ nào hiệu quả hơn?




Диктатура и демократия - что эффективнее?
Chuyên chế và dân chủ - Chế độ nào hiệu quả hơn?

Alvaro Vargas Llosa
Alvaro Vargas Llosa

The Wall Street Journal
19/06/2007

The Wall Street Journal
19/06/2007

Недавно я получил письмо от группы читателей-европейцев: они утверждают, что по темпам экономического роста страны с диктаторскими режимами уже много лет опережают демократические государства, и если эта тенденция продолжится, стимулы для замены самовластья верховенством закона крайне ослабнут.

Gần đây tôi có nhận được thư của một nhóm độc giả người châu Âu: họ khẳng định rằng trong nhiều năm qua, các nước với chế độ độc tài đã có tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh hơn các nước dân chủ và nếu xu hướng này cứ tiếp tục thì động lực cho việc thay thế nền độc tài bằng chế độ pháp trị sẽ ngày càng yếu đi.


Дискуссия на эту тему - с перерывами - идет уже давно. В последнее время она вспыхнула с новой силой из-за успехов в экономике, которых добиваются автократические режимы в странах, богатых природными ресурсами. Недавно в интернет-издании American.com появилась статья, где экономические показатели сопоставляются со степенью политической свободы и соблюдением гражданских прав в различных странах.


Những cuộc thảo luận về đề tài này – có những giai đoạn giải lao – đã diễn ra từ lâu. Thời gian gần đây những cuộc thảo luận như thế lại bùng nổ với một sức mạnh mới vì những thành quả kinh tế mà các chế độ độc tài tại những nước giầu tài nguyên thiên nhiên vừa đạt được. Gần đây một bài báo trên American.com đã làm việc so sánh các chỉ số kinh tế với mức độ tự do chính trị và bảo đảm quyền công dân ở những nước khác nhau.

Получается, что за последние 15 лет среднегодовые темпы экономического роста в странах, которыми правят деспоты, составляют 6,8% - это в два с половиной раза превосходит соответствующий показатель для стран, где существует политическая демократия. Авторитарные режимы, либерализовавшие в последние десятилетия экономику, но продолжающие ограничивать демократию, или не допускать ее развития - в качестве примеров можно назвать Китай, Россию, Малайзию и Сингапур - в экономическом плане демонстрируют лучшие результаты, чем большинство развитых и развивающихся стран, где существует значительная степень политической и индивидуальной свободы.

Hoá ra trong 15 năm qua những nước do các chế độ độc tài cai trị có tốc độ phát triển kinh tế trung bình hàng năm là 6,8%, nghĩa là gấp 2,5 lần các nước dân chủ. Các chế độ độc tài đã tiến hành đa dạng hoá nền kinh tế nhưng vẫn tiếp tục hạn chế hoặc ngăn chặn không cho dân chủ phát triển, thí dụ như Trung Quốc, Nga, Malaysia và Singapore, là những nước có chỉ số kinh tế tốt hơn phần lớn các nước đã và đang phát triển nhưng có mức độ tự do chính trị và tự do cá nhân cao hơn.

Было бы глупо отрицать, что диктаторский режим способен добиться немалых успехов в экономике. Независимо от политического строя устранение части барьеров на пути предпринимательской деятельности, инвестиций и торговли, и определенные гарантии прав частной собственности создают благоприятную экономическую конъюнктуру. Именно к такому результату привели реформы Франсиско Франко в Испании и Ли Кван Ю (Lee Kuan Yew) в Сингапуре в 1960-х гг., Дэн Сяопина в Китае в 1970-х, Аугусто Пиночета в Чили в 1980-х, и аналогичные шаги, предпринимавшиеся в разное время в других странах.

Sẽ là ngốc ngếch khi cho rằng chế độ độc tài không có khả năng phát triển kinh tế. Dù chế độ chính trị có như thế nào thì việc loại bỏ các rào cản trong hoạt động kinh doanh, đầu tư và thương mại cũng như việc bảo đảm quyền sở hữu tư nhân nhất định sẽ tạo ra nhiều thuận lợi cho cục diện kinh tế. Những cuộc cải cách của Franco ở Tây Ban Nha, của Lí Quang Diệu ở Singapore những năm 1960, của Đặng Tiểu Bình ở Trung Quốc những năm 1990, của Pinochet ở Chi-lê những năm 1980 và những bước đi tương tự tại những nước khác đã cùng dẫn đến kết quả như thế.


Однако это лишь часть картины. Из 15 самых богатых стран мира 13 относятся к числу либерально-демократических государств. Две другие - Гонконг, особая зона Китая, чьи жители пользуются куда большими гражданскими свободами, чем остальное население страны, и Катар, где гигантские нефтегазовые запасы и крайняя малочисленность населения оборачиваются высоким среднедушевым доходом.


Nhưng đấy chỉ là một phần của bức tranh. Trong 15 nước giầu có nhất thế giới thì đã 13 nước có chế độ dân chủ. Hai nước còn là là Hồng Công, một khu vực đặc biệt của Trung Quốc, nơi dân chúng được hưởng nhiều quyền tự do dân chủ hơn đa phần dân chúng đại lục; nước thứ hai là Quatar với những mỏ dầu trữ lượng cực lớn và dân số ít, thu nhập tính trên đầu người rất cao.


Все это говорит о том, что в долгосрочной перспективе наиболее важными предпосылками экономического процветания являются стабильность и уверенность. В Испании, которая считается эталоном экономического успеха в последние десятилетия, уровень благосостояния с 1985 г. удвоился, однако за последнюю четверть века она ни разу не демонстрировала темпов роста на уровне китайских. Аналогичным образом, объем ВВП США с 1940 г. увеличился в 13 раз, но и там показатели роста были несравнимы с 'азиатскими'.


Điều đó chứng tỏ rằng về dài hạn, sự ổn định và lòng tin chính là điều kiện tiên quyết cho phát triển kinh tế. Tây Ban Nha, nước được coi là hình mẫu của thành tựu kinh tế trong mấy thập kỉ, phúc lợi đã tăng gấp đôi kể từ năm 1985, nhưng trong suốt một phần tư thế kỉ qua chưa bao giờ nước này có tốc độ tăng trưởng cao như Trung Quốc. Tương tự như vậy, nếu lấy năm 1930 làm mốc thì tổng sản phẩm xã hội của Mĩ đã tăng 13 lần, nhưng các chỉ số kinh tế cũng không thể nào so sánh được với “các nước châu Á”.


Когда 'среда обитания' экономики зависит от институтов, а не от воли диктатора или партии, возникающая стабильность и уверенность порождает те самые долгосрочные результаты, которые мы обозначаем понятием 'развитие'. Возможно, именно этим объясняется тот факт, что после ухода Пиночета Чили добилась более впечатляющих результатов в экономике, чем за годы его правления. Кроме того, не стоит забывать, что экономические успехи диктаторских режимов во многом зависят от технологий, созданных в странах, где за полет творческой фантазии вам не грозит тюрьма.


Khi “môi trường sống” của kinh tế phụ thuộc vào các thể chế chứ không phải vào ý chí của nhà độc tài hay của một đảng nào đó thì sự ổn định và lòng tin sẽ xuất hiện và sẽ tạo ra các kết quả mà ta gọi là “phát triển”. Có lẽ đấy chính là lí do vì sao sau khi Pinochet rút lui, Chi-lê đã giành được những thành quả kinh tế rực rỡ hơn thời kì ông ta còn nắm quyền. Ngoài ra cũng không được quên rằng các thành tựu kinh tế của các chế độ độc tài phụ thuộc rất nhiều vào công nghệ được tạo ra tại những nước mà người có sáng kiến được khuyến khích chứ không phải bị đe doạ bởi cánh cổng nhà tù.


Другая причина, по которой страны с диктаторскими режимами обгоняют по темпам роста либерально-демократические государства, заключается в том, что многие из последних уже достигли высокого уровня развития. Когда страна начинает двигаться вперед, свободные мощности и нереализованный потенциал позволяют ей двигаться быстрее, чем развитые страны. Более того, если учесть, что на средние экономические показатели для группы несвободных стран огромное влияние оказывает Китай, ее опережающие темпы роста по сравнению с либерально-демократическими государствами не покажутся столь уж удивительными.


Một lí do nữa làm cho các nước có chế độ độc tài có tốc độ phát triển kinh tế nhanh hơn các nước dân chủ là do các nước dân chủ đã đạt được mức độ phát triển khá cao. Khi một nước nào đó bắt đầu phát triển, sức sản xuất vừa được giải phóng và năng lực tiềm tàng sẽ giúp cho nó tiến nhanh hơn những nước đã phát triển. Hơn nữa, nếu biết rằng Trung Quốc có ảnh hưởng rất lớn đối với các chỉ tiêu kinh tế trung bình của nhóm các nước chưa được tự do, mà tốc độ tăng trưởng kinh tế cao của nước này so với các nước dân chủ không phải là điều đáng ngạc nhiên đến như thế.


На деле последние вполне способны конкурировать с диктаторскими режимами даже в краткосрочной перспективе. Так, в Индии, занимающей по темпам экономического роста одно из первых мест в мире, существует либерально-демократический строй. То же самое можно сказать о Перу, где среднегодовой рост составляет 7%. Конечно, демократия в этих странах еще несовершенна. Но достигнутые ими успехи наглядно свидетельствуют о том, что выборы, свобода печати и собраний вполне совместимы с динамичным развитием экономики.


Trên thực tế, các nước dân chủ có thể cạnh tranh với những nước độc tài ngay cả trong ngắn hạn. Thí dụ, Ấn Độ là nước có chế độ dân chủ nhưng cũng là nước có tốc độ phát triển kinh tế vào loại hàng đầu thế giới. Peru cũng có tốc độ phát triển kinh tế 7% một năm. Tất nhiên là nền dân chủ của hai nước này chưa hoàn thiện. Nhưng các thành tựu mà họ đạt được chứng tỏ rõ ràng rằng bầu cử, tự do báo chí và tự do hội họp là hoàn toàn phù hợp với một nền kinh tế phát triển năng động.


С нравственной же точки зрения относительное благосостояние, достигнутое в условиях диктатуры, превращается в палку о двух концах - оно дает облегчение людям, которые подвергаются угнетению в других сферах, но одновременно служит аргументом, чтобы оттягивать политические реформы до бесконечности.


Nếu xét về đạo đức thì sự cải thiện về mặt phúc lợi trong một nhà nước độc tài có thể biến thành chiếc đòn xóc nhọn hai đầu: một mặt nó làm cho những người dân còn đang bị áp bức cảm thấy dễ thở hơn về mặt kinh tế, nhưng mặt khác nó lại tạo cho người ta lí do trì hoãn hay câu giờ đến vô cùng tận các cuộc cải cách chính trị.

Две вещи, впрочем, очевидны. Во-первых, как показывает история, сочетание политической, гражданской и экономической свободы является лучшей гарантией постоянного роста благосостояния, чем капиталистическая диктатура. Во-вторых, существуют наглядные примеры, - достаточно вспомнить Португалию и прибалтийские государства - когда недостаточно развитым странам удается за счет политической свободы создать атмосферу стабильности и уверенности. Они убедительно опровергают тезис о том, что экономическая 'зрелость' страны должна непременно предшествовать ее 'взрослению' в плане политических и гражданских свобод.

Hai điều sau đây là rất rõ ràng. Thứ nhất, như lịch sử đã cho thấy, việc kết hợp giữa tự do chính trị, quyền công dân và tự do kinh tế chứ không phải chế độ độc tài tư bản là bảo đảm tốt nhất cho việc tăng trưởng một cách đều đặn phúc lợi. Thứ hai, có những bằng chứng rõ ràng - chỉ cần nhìn vào Bồ Đào Nha và các nước vùng Ban-tích - chứng tỏ các nước chưa phát triển có thể dựa vào tự do chính trị để tạo lập được sự ổn định và tự tin. Các nước này đã phủ nhận một cách thắng lợi luận điểm cho rằng nền kinh tế của đất nước phải “chín” trước khi nó có thể trở thành “thành niên” trên bình diện tự do chính trị và quyền công dân.



Translated by Phạm Nguyên Trường


http://inosmi.ru/world/20070619/235027.html

No comments:

Post a Comment

your comment - ý kiến của bạn