MENU

BILINGUAL BLOG – BLOG SONG NGỮ ANH VIỆT SHARE KNOWLEGE AND IMPROVE LANGUAGE

--------------------------- TÌM KIẾM TRÊN BLOG NÀY BẰNG GOOGLE SEARCH ----------------------------

TXT-TO-SPEECH – PHẦN MỀM ĐỌC VĂN BẢN

Click phải, chọn open link in New tab, chọn ngôn ngữ trên giao diện mới, dán văn bản vào và Click SAY – văn bản sẽ được đọc với các thứ tiếng theo hai giọng nam và nữ (chọn male/female)

- HOME - VỀ TRANG ĐẦU

CONN'S CURENT THERAPY 2016 - ANH-VIỆT

150 ECG - 150 ĐTĐ - HAMPTON - 4th ED.

VISUAL DIAGNOSIS IN THE NEWBORN

Sunday, June 17, 2012

Award Ceremony Speech Diễn văn trao giải Nobel Hòa bình 1991





Award Ceremony Speech

Diễn văn trao giải Nobel Hòa bình 1991
Presentation Speech by Francis Sejersted, Chairman of the Norwegian Nobel Committee

Phát Biểu của Francis Sejersted, Chủ tịch Ủy Ban Nobel Na Uy


We are assembled here today to honour Aung San Suu Kyi for her outstanding work for democracy and human rights, and to present to her the Nobel Peace Prize for 1991. The occasion gives rise to many and partly conflicting emotions. The Peace Prize Laureate is unable to be here herself. The great work we are acknowledging has yet to be concluded. She is still fighting the good fight. Her courage and commitment find her a prisoner of conscience in her own country, Burma. Her absence fills us with fear and anxiety, which can nevertheless only be a faint shadow of the fear and anxiety felt by her family. We welcome this opportunity of expressing our deepest sympathy with them, with her husband, Michael Aris, and with her sons, Alexander and Kim. We feel with you, and we are very grateful to you for coming to Oslo to receive the Nobel Prize on behalf of your wife and mother.

Hôm nay chúng ta tụ họp nơi đây để tôn vinh Aung San Suu Kyi vì sự cống hiến vĩ đại của bà cho dân chủ và quyền con người, và để trao tặng bà Giải Nobel Hòa Bình năm 1991. Sự kiện đặc biệt này gợi ra những tình cảm ít nhiều mâu thuẫn nhau. Chủ nhân Giải Nobel không thể có mặt cùng chúng ta ngày hôm nay. Sự cống hiến vĩ đại mà chúng ta cùng đang tôn vinh còn chưa đến hồi kết. Bà vẫn đang tiếp tục cuộc tranh đấu của mình. Sự dũng cảm và tận tụy của bà đã biến bà thành tù nhân lương tâm ngay trên đất nước mình, Burma. Sự vắng mặt của bà ngày hôm nay đem đến cho chúng ta mối quan ngại và lo lắng, cho dù những tình cảm này chỉ là cái bóng mờ so với sự âu lo mà gia đình bà đang trải qua. Chúng ta chào đón cơ hội này để bày tỏ đến họ sự đồng cảm sâu đậm nhất của mình tới họ, tới chồng bà, Micheal Aris, và tới các con trai bà, Alexander và Kim. Chúng tôi chia sẻ với các bạn, và chúng tôi rất hàm ơn các bạn đã tới Oslo để nhận Giải Nobel thay cho vợ và mẹ của các bạn.


Our fear and anxiety are mixed with a sense of confidence and hope. In the good fight for peace and reconciliation, we are dependent on persons who set examples, persons who can symbolise what we are seeking and mobilise the best in us. Aung San Suu Kyi is just such a person. She unites deep commitment and tenacity with a vision in which the end and the means form a single unit. Its most important elements are: democracy, respect for human rights, reconciliation between groups, non-violence, and personal and collective discipline.

Sự lo lắng và quan ngại của chúng ta được trộn lẫn với cảm giác tin tưởng và hi vọng. Trong cuộc tranh đấu tốt đẹp cho hòa bình và hòa hợp, chúng ta phụ thuộc vào những cá nhân mẫu mực, những người có thể trở thành biểu tượng của các giá trị mà chúng ta kiếm tìm, và có thể huy động những gì tốt nhất ẩn chứa trong từng cá nhân chúng ta. Aung San Suu Kyi chính là một người như thế. Bà hợp nhất sự tận tụy và bền bỉ với một viễn kiến mà theo đó, mục đích và các phương tiện kết hợp lại thành một. Những thành tố cơ bản của nó là: dân chủ, sự tôn trọng các quyền con người, hòa hợp giữa các nhóm, bất bạo động, kỷ luật cá nhân và tập thể.

She has herself clearly indicated the sources of her inspiration: principally Mahatma Gandhi and her father, Aung San, the leader in Burma's struggle for liberation. The philosopher of non-violence and the General differ in many respects, but also show fundamental similarities. In both, one can see genuine independence, true modesty, and "a profound simplicity", to use Aung San Suu Kyi's own words about her father. To Aung San, leadership was a duty, and could only be carried out on the basis of humility in face of the task before him and the confidence and respect of the people to be led.

Bà đã tự mình chỉ rõ các mạch nguồn cảm hứng của bà: chính yếu là Thánh Gandhi và phụ thân của bà, Aung San, lãnh tụ cuộc đấu tranh giải phóng Burma. Triết gia về bất bạo động và vị Tướng Quân khác nhau ở nhiều điểm, nhưng cũng có nhiều tương đồng cơ bản. Trong cả hai, chúng ta có thể tìm thấy độc lập chân chính, sự khiêm nhường thành thực và “một sự giản dị hết mực”, như lời của Aung San Suu Kyi khi nói về phụ thân mình. Với Aung San, lãnh đạo là một trách nhiệm, và chỉ có thể được thực thi trên nền tảng là sự khiêm nhường trước việc mình làm và sự tin tưởng và kính trọng của những người được dẫn dắt.


While no doubt deriving a great deal of inspiration from Gandhi and her father, Aung San Suu Kyi has also added her own independent reflections to what has become her political platform. The keynote is the same profound simplicity as she sees in her father. The central position given to human rights in her thinking appears to reflect a real sense of the need to protect human dignity. Man is not only entitled to live in a free society; he also has a right to respect. On this platform, she has built a policy marked by an extraordinary combination of sober realism and visionary idealism. And in her case this is more than just a theory: she has gone a long way towards showing how such a doctrine can be translated into practical politics.

Trong khi không có gì phải nghi ngờ rằng Aung San Suu Kyi đã lấy cảm hứng lớn từ Gandhi và phụ thân mình, bà cũng đưa thêm những suy tư độc lập của mình vào cái đã trở thành cương lĩnh chính trị của bà. Sự tinh túy vẫn là tính giản dị hết mực như bà tìm thấy từ phụ thân mình. Việc quyền con người chiếm vị trí trung tâm trong tư tưởng của bà đã phản ánh cảm nhận chân thành của Suu Kyi về nhu cầu phải bảo vệ nhân phẩm của con người. Con người không chỉ có quyền sống trong một xã hội tự do, mà con người còn có quyền được tôn trọng. Trên cương lĩnh này, bà đã xây dựng một chính sách được đặc trưng bởi sự hòa quyện tuyệt vời giữa chủ nghĩa hiện thực tỉnh táo và chủ nghĩa lý tưởng nhìn xa trông rộng. Và trong trường hợp của bà, nó không chỉ là một lý thuyết: bà đã đi một con đường dài để chỉ ra cách làm thế nào áp dụng một học thuyết như thế trong thực tiễn chính trị.

For a doctrine of peace and reconciliation to be translated into practice, one absolute condition is fearlessness. Aung San Suu Kyi knows this. One of her essays opens with the statement that it is not power that corrupts, but fear.1 The comment was aimed at the totalitarian regime in her own country. They have allowed themselves to be corrupted because they fear the people they are supposed to lead. This has led them into a vicious circle. In her thinking, however, the demand for fearlessness is first and foremost a general demand, a demand on all of us. She has herself shown fearlessness in practice. She opposed herself alone to the rifle barrels. Can anything withstand such courage? What was in that Major's mind when at the last moment he gave the order not to fire? Perhaps he was impressed by her bravery, perhaps he realised that nothing can be achieved by brute force.2

Để một học thuyết về hòa bình và hòa hợp được đưa vào thực tiễn, một điều kiện tiên quyết là sự can đảm. Aung San Suu Kyi biết rõ điều này. Một trong các bài phát biểu của bà bắt đầu bằng lời khẳng định rằng không phải quyền lực làm cho tha hóa, mà chính là nỗi khiếp sợ. [1] Nhận định này hướng tới chế độ toàn trị trên đất nước bà. Họ đã tự cho phép mình bị tha hóa vì họ sợ hãi những người dân mà họ đáng nhẽ ra phải dẫn dắt. Điều này dẫn họ vào vòng luẩn quẩn. Dầu vậy, theo bà, đòi hỏi can đảm, đầu tiên và trước hết là một nhu cầu chung, cho tất cả chúng ta. Bà đã tự chứng minh sự can đảm của mình trong hành động. Bà đã một mình đứng trước họng súng. Liệu có gì chống nổi lòng can đảm nhường ấy? Điều gì đã diễn ra trong đầu người Thiếu Tá khi vào giây chót y đã ra lệnh không bắn? Có thể là y đã bị ấn tượng bởi sự quả cảm của bà, có thể là y đã nhận thấy rằng bạo lực vô nhân sẽ không đem lại bất kỳ điều gì. [2]

Violence is its own worst enemy, and fearlessness is the sharpest weapon against it. It is not least Aung San Suu Kyi's impressive courage which makes her such a potent symbol, like Gandhi and her father Aung San. Aung San was shot in the midst of his struggle. But if those who arranged the assassination thought it would remove him from Burmese politics, they were wrong. He became the unifying symbol of a free Burma and an inspiration to those who are now fighting for a free society. In addition to his example and inspiration, his position among his people, over forty years after his death, gave Aung San Suu Kyi the political point of departure she needed. She has indeed taken up her inheritance, and is now in her own right the symbol of the revolt against violence and the struggle for a free society, not only in Burma, but also in the rest of Asia and in many other parts of the world.

Bạo lực chính là kẻ thù tồi tệ nhất của chính nó, và sự can đảm là vũ khí sắc bén nhất chống lại bạo lực. Aung San Suu Kyi trở thành một biểu tượng nổi bật không đơn thuần chỉ vì sự can đảm đầy ấn tượng của bà, cũng giống như Gandhi và phụ thân của bà, Aung San. Aung San bị bắn ngay giữa cuộc kháng chiến. Nhưng nếu những kẻ dàn xếp vụ ám sát đó nghĩ rằng (cái chết đã) loại ông ra khỏi nền chính trị Burma, họ đã sai lầm. Ông trở thành biểu tượng đoàn kết của một Burma tự do, và là nguồn cảm hứng cho những người hiện nay đang tranh đấu cho một xã hội tự do. Ngoài những bài học và nguồn cảm hứng mà ông đem lại, vị trí của ông trong lòng người, hơn bốn mươi năm sau khi ông tạ thế, đã đem lại cho Aung San Suu Kyi xuất phát điểm chính trị mà bà cần có. Bà đã đón nhận lấy tài sản thừa kế ấy, và nay chính bản thân bà trở thành biểu tượng của công cuộc tranh đấu chống lại bạo lực và cho một xã hội tự do, không chỉ ở Burma, mà còn ở những phần còn lại của Á Châu và nhiều nơi khác trên thế giới.


We ordinary people, I believe, feel that with her courage and her high ideals, Aung San Suu Kyi brings out something of the best in us. We feel we need precisely her sort of person in order to retain our faith in the future. That is what gives her such power as a symbol, and that is why any illtreatment of her feels like a violation of what we have most at heart. The little woman under house arrest stands for a positive hope. Knowing she is there gives us confidence and faith in the power of good.

Tôi tin những người bình thường chúng ta đều cảm nhận được rằng với sự can đảm và những ý tưởng cao thượng của bà, Aung San Suu Kyi khơi dậy những gì tốt đẹp nhất trong từng con người chúng ta. Chúng ta cảm nhận rằng chúng ta cần chính xác những người như bà để gìn giữ niềm tin của mình vào tương lai. Đó chính là cái đã đem lại cho bà quyền lực với tư cách là một biểu tượng, và cũng là lý do tại sao sự đối xử bạo ngược với bà cũng giống như một sự xúc phạm những gì thiêng liêng nhất trong trái tim chúng ta. Người phụ nữ bé nhỏ bị quản chế đại diện cho một hi vọng lạc quan. Biết rằng bà vẫn còn đó đem đến cho chúng ta sự tin tưởng và niềm xác tín vào sức mạnh của lẽ phải.

Aung San Suu Kyi was born in 1945. Her father was killed when she was two. She has no personal memories of him. Her mother was a diplomat, and Aung San Suu Kyi was to spend many of her early years and much of her later life abroad. In 1967, she took a degree in Politics, Philosophy and Economics at St. Hugh's College, Oxford. From 1969 on, she worked for two years for the United Nations in New York. In 1972 she married Michael Aris, a British specialist on Tibet. For a time the family lived in Bhutan, but in the mid-seventies they moved back to Oxford. In addition to being a housewife with two small children, Aung San Suu Kyi kept up her academic work, gradually concentrating on modern Burmese history and literature. She was a visiting scholar at Kyoto University in Japan and at the Indian Institute of Advanced Studies in New Delhi. On her return to Burma in 1988, she broke off her studies at the London School of Oriental and African Studies. There is little in these outward events to suggest the role she was to embark on in 1988. But she was well prepared.

Aung San Suu Kyi sinh năm 1945. Phụ thân của bà bị giết khi bà mới hai tuổi. Bà không có ký ức riêng gì về cha mình. Thân mẫu của bà là một nhà ngoại giao, Aung San Suu Kyi đã sống nhiều năm tuổi trẻ và phần lớn phần đời về sau của mình ở nước ngoài. Vào năm 1967, bà lấy bằng về Chính Trị, Triết Học và Kinh Tế tại trường Cao Đẳng St. Hugh’s thuộc Đại Học Oxford. Từ năm 1969 về sau, bà làm việc hai năm cho Liên Hiệp Quốc tại New York. Năm 1972, bà thành hôn với Micheal Aris, một chuyên gia về Tây Tạng người Anh. Đã có thời gian gia đình họ sống ở Bhutan, nhưng vào giữa những năm bảy mươi, họ chuyển lại về Oxford. Ngoài việc là một người nội trợ với hai con nhỏ, Aung San Suu Kyi tiếp tục nghiên cứu và dần tập trung vào lịch sử và văn chương Burma hiện đại. Bà là học giả trong một thời gian ngắn tại Đại Học Kyoto, Nhật Bản và tại Học Viện Nghiên Cứu Cao Cấp Ấn Độ tại New Delhi. Khi bà quay trở lại Burma năm 1988, bà bỏ dở công việc nghiên cứu của mình tại Trường Nghiên cứu phương Đông và châu Phi London. Không có nhiều sự kiện bên ngoài gợi ý về vai trò mà bà (sẽ) dấn thân vào kể từ năm 1988. Tuy nhiên, bà đã sẵn sàng.

There is a great deal of evidence that the fate of her own people had constantly weighed on her mind. Her husband has told us how she often reminded him that one day she would have to return to Burma, and that she would count on his support.3 Her studies, too, as we have seen, became increasingly concentrated on Burma's modern history. The study of her father and the part he played in Burmese history no doubt increased her political commitment and sense that his mantle had fallen on her.4


Có rất nhiều bằng chứng rằng số phận những đồng bào mình đã thường xuyên đè nặng trên tâm trí người phụ nữ này. Người bạn đời của bà cho chúng tôi biết rằng bà thường nhắc nhở ông về một ngày bà sẽ phải quay trở về Burma, và bà sẽ cần đến sự giúp đỡ của ông. [3] Những nghiên cứu của bà, như chúng ta thấy, đã ngày càng tập trung vào lịch sử Burma hiện đại. Nghiên cứu về phụ thân mình và vai trò của ông trong lịch sử Burma hiển nhiên đã tăng cường sự tận tâm chính trị của bà và cảm giác rằng sứ mệnh của ông đã chuyển sang vai bà. [4]

In moving to Japan, she was virtually following in her father's footsteps. During the Second World War, it was from a base in Japan that Aung San built up Burma's independent national army. When Japan invaded Burma, Aung San and his men went too. Before long, they switched from fighting the British colonial power to resisting the occupying Japanese and supporting the retaking of Burma by the Allies. After the war, he led the negotiations with the British which were to lead to final independence. Aung San Suu Kyi appears to have felt an urgent need to study the process which led to Burma's independent statehood, and to understand the ideals governing the politics. In a beautiful essay comparing the Indian and Burmese experience of colonisation, she also brings out the special features of Burma's cultural heritage.5 History is important. You choose who you are by choosing which tradition you belong to. Aung San Suu Kyi seeks to call attention to what she sees as the best aspects of the national and cultural heritage and to identify herself with them. Such profound knowledge and such a deep sense of identity are an irresistible force in the political struggle.

Khi chuyển sang Nhật Bản, bà đã thực sự theo bước chân của phụ thân mình. Trong Thế Chiến Hai, Aung San đã xây dựng lực lượng quân đội độc lập của Burma từ một căn cứ của Nhật Bản. Khi Nhật xâm lược Burma, Aung San và binh sỹ của ông cũng theo về nước. Không lâu sau, họ chuyển mục tiêu từ đấu tranh chống sự đô hộ của người Anh sang kháng chiến chống quân chiếm đóng Nhật và ủng hộ quân Đồng Minh tái chiếm Burma. Sau cuộc chiến, ông dẫn đầu các cuộc thương thảo với người Anh để dẫn đến nền độc lập cuối cùng. Aung San Suu Kyi có vẻ như đã cảm nhận được sự cấp thiết phải nghiên cứu quá trình dẫn tới nền độc lập của nhà nước Burma, và để hiểu những tư tưởng chi phối nền chính trị. Trong một bài viết sắc sảo so sánh sự thực dân hóa ở Ấn và Burma, bà đã chỉ ra những nét đặc thù trong di sản văn hóa Burma. [5] Lịch sử là quan trọng. Chúng ta lựa chọn chúng ta là ai thông qua việc lựa chọn truyền thống nào chúng ta sẽ thuộc về. Aung San Suu Kyi tìm kiếm những nét mà bà nhìn nhận là các mặt tinh hoa nhất của di sản dân tộc và văn hóa và gắn bó mình với chúng. Kiến thức uyên bác này cùng với sự ý thức sâu sắc về bản sắc của mình là những sức mạnh không thể khuất phục trong đấu tranh chính trị.

The occasion of Aung San Suu Kyi's return to Burma in 1988 was, characteristically enough, not the political situation but her old mother's illness. The political turbulence had just begun, however. There had been demonstrations and confrontations with the police with some two hundred killed. The unrest continued while she was nursing her dying mother. That was the situation in which she resolved to take an active part in what she herself called "the second struggle for national independence".


Sự kiện Aung San Suu Kyi quay trở lại Burma năm 1988, về danh nghĩa, không liên quan đến tình hình chính trị mà do thân mẫu của bà lâm trọng bệnh. Dầu vậy, sự bất ổn chính trị cũng vừa bắt đầu. Đã có những cuộc biểu tình và đụng độ với cảnh sát và khoảng vài trăm người bị thiệt mạng. Tình trạng bất ổn tiếp tục trong khi bà chăm sóc thân mẫu đang trong tình trạng hấp hối. Đó là tình huống mà bà đã quyết tâm tham gia tích cực vào cái mà bà gọi là “cuộc đấu tranh lần thứ hai cho độc lập dân tộc”.

The military regime had seized power in Burma in 1962. The disturbances which broke out in 1988 were a reaction to growing repression. In the summer of that year, at a time when the situation was very uncertain, Aung San Suu Kyi intervened with a open letter to the government, proposing the appointment of a consultative committee of respected independent persons to lead the country into multi-party elections. In the letter, she emphasised the need for discipline and for refraining from the use of force on either side, and demanded the release of political prisoners.6


Chính thể quân sự lên nắm quyền ở Burma từ năm 1962. Tình trạng hỗn loạn nổ ra năm 1988 là một phản ứng đối với sự đàn áp ngày càng tăng. Trong mùa hè năm đó, vào thời điểm mà tình hình hết sức bấp bênh, Aung San Suu Kyi can thiệp bằng một lá thư gửi tới chính phủ, đề nghị thành lập một ủy ban tư vấn gồm các nhân vật độc lập có uy tín nhằm dẫn dắt đất nước đi tới các cuộc tuyển cử đa đảng. Trong thư, bà nhấn mạnh tầm quan trọng phải có kỷ luật và tránh sử dụng các biện pháp bạo lực từ cả hai phía, và đề nghị thả các tù nhân chính trị. [6]


A couple of days later, she addressed several hundred thousand people in front of the large Shwedagon Pagoda in Rangoon, presenting a political program based on human rights, democracy and non-violence. On the 18th of September, after hesitating for a few weeks, the armed forces reacted by tightening the restrictions. The so-called "State Law and Order Restoration Council" (SLORC) was established, and martial law was introduced under which meetings were banned and persons could be sentenced without trial.

Vài ngày sau đó, bà có buổi nói chuyện với vài trăm ngàn người trước cửa ngôi Chùa Shwedagon lớn tại Rangoon, nêu ra cương lĩnh chính trị dựa trên các quyền con người, dân chủ và bất bạo động. Vào ngày 18 tháng Chín, sau một vài tuần lưỡng lự, các lực lượng quân sự phản ứng lại bằng cách thắt chặt các hạn chế. Cái gọi là “Hội Đồng Tái Lập Trật Tự và Luật Pháp Nhà Nước” (SLORC) ra đời, và thiết quân luật được áp dụng mà theo đó các cuộc hội họp bị cấm và cá nhân có thể bị kết án không qua xét xử.

Political parties were not prohibited (perhaps with meetings banned it was thought unnecessary). A week after the establishment of SLORC, Aung San Suu Kyi and a few other members of the opposition founded the National League for Democracy, the NLD. She went on to engage in vigorous political activity, defying the ban on meetings and military provocations, and holding heavily attended political meetings all over the country. One remarkable feature of her political campaign was the appeal she had for the country's various ethnic groups, traditionally at odds with each other.


Các chính đảng không bị cấm (có lẽ vì với việc cấm các cuộc hội họp, họ cho rằng không cần phải làm thêm điều này). Một tuần sau sự ra đời của SLORC, Aung San Suu Kyi và một số ít các thành viên của lực lượng đối lập thành lập Liên Minh Dân Tộc vì Dân Chủ”, viết tắt là NLD. Bà dấn bước, tham sự vào hoạt động chính trị mạnh mẽ, thách thức sự cấm đoán hội họp và các khiêu khích quân sự và tổ chức các cuộc mít tinh đông đảo trên toàn quốc. Một nét nổi bật trong chương trình chính trị là sự lôi cuốn của bà đối với nhiều nhóm sắc tộc khác nhau trên cả nước mà trước nay vẫn thường xung đột.

It must have been her personal prestige which caused the regime to hesitate so long, but in July 1989 she was placed under house arrest. In May 1990, elections were held, in which the NLD won an overwhelming victory and over 80 per cent of the seats in the national assembly. There is general agreement that this was principally a triumph for Aung San Suu Kyi.


Chắc chắn vì uy tín cá nhân của bà mà chế độ phải ngần ngại lâu đến như vậy, nhưng vào tháng 7 năm 1989, bà bị quản thúc tại gia. Tháng 5 năm 1990, các cuộc bầu cử được tổ chức, theo đó NLD đã thắng lớn với hơn 80 phần trăm số ghế trong quốc hội. Mọi người đều đồng tình rằng về cơ bản, đó là một chiến thắng của Aung San Suu Kyi.

Why did the SLORC allow free elections? Probably because they expected a very different result, a result which would somehow have provided the legitimacy they needed to retain power. The dilemma of such regimes was demonstrated - trapped in their own lies. At any rate, they refused to accept the election result. The election was in effect annulled. The SLORC continued, but with reduced legitimacy. Lack of legitimacy is often made up for by increased brutality. Amnesty International has reported continuing serious violations of human rights.7 Today, the Burmese regime appears to have developed into one of the most repressive in the world.

Tại sao SLORC lại chấp nhận tuyển cử tự do? Có thể vì họ dự đoán một kết quả rất khác, một kết quả mà bằng cách nào đó cung cấp cho họ tính hợp hiến họ cần để duy trì quyền lực. Thế tiến thoái lưỡng nan của một chế độ như vậy đã lộ rõ – bị sa vào bẫy của chính những dối lừa mà họ tạo ra. Trong bất cứ trường hợp nào, họ từ chối công nhận kết quả bầu cử. Cuộc bầu cử đã bị thủ tiêu trên thực tế. SLORC tiếp tục cầm quyền, nhưng tính hợp hiến đã giảm đi. Mất tính hợp hiến thường được khỏa lấp bởi việc gia tăng đàn áp. Tổ chức Ân Xá Quốc Tế đã báo cáo các vi phạm nghiêm trọng và liên tục về các quyền con người. [7] Ngày nay, chính quyền Burma có vẻ như đã phát triển thành một trong những chính thể đàn áp mạnh nhất trên toàn cầu.

In recent decades, the Norwegian Nobel Committee has awarded a number of Prizes for Peace in recognition of work for human rights.8 It has done so in the conviction that a fundamental prerequisite for peace is the recognition of the right of all people to life and to respect. Another motivation lies in the knowledge that in its most basic form, the concept of human rights is not just a Western idea, but common to all major cultures. Permit me in this connection to quote a paragraph of Aung San Suu Kyi's essay In Quest of Democracy:

Trong những thập kỷ gần đây, Ủy Ban Nobel Na Uy đã trao tặng một số Giải Hòa Bình vinh danh những đóng góp vì quyền con người. [8] Việc này được thực hiện dựa trên niềm tin rằng điều kiện tiên quyết cơ bản nhất cho hòa bình là sự nhìn nhận quyền của mọi người được sống và được tôn trọng. Một động cơ khác nằm ở nhận thức rằng, ở dạng cơ bản nhất, quan niệm về các quyền con người không chỉ là ý tưởng Tây Phương, mà chung cho tất cả các nền văn hóa chính. Cho phép tôi được trích đọc một đoạn trong bài viết "Trong Cuộc Kiếm Tìm Dân Chủ" của Aung San Suu Kyi:


Where there is no justice there can be no secure peace.
    ...That just laws which uphold human rights are the necessary foundations of peace and security would be denied only by closed minds which interpret peace as the silence of all opposition and security as the assurance of their own power. The Burmese associate peace and security with coolness and shade:
Ở đâu không có công lý, ở đó không có hòa bình bền vững.
…Luật pháp công bằng nâng đỡ các quyền con người là những nền tảng cần thiết của hòa bình và an ninh, điều này chỉ bị phủ nhận bởi những bộ óc đóng kín, những kẻ cho rằng hòa bình là sự câm lặng của các lực lượng đối lập và an ninh là phương tiện bảo đảm quyền lực của họ. Người Burma liên tưởng hòa bình và an ninh với sự dịu mát và bóng râm:


The shade of a tree is cool indeed
The shade of parents is cooler
The shade of teachers is cooler still
The shade of the ruler is yet more cool
But coolest of all is the shade of the Buddha's teachings.

Bóng râm của cây cỏ luôn dịu mát
Bóng râm của mẹ cha còn dịu mát hơn
Bóng râm của thầy còn dịu mát hơn nữa
Vẫn chưa bằng bóng râm của người cai trị
Nhưng mát dịu hơn cả là bóng râm của lời Phật dạy.


Thus to provide the people with the protective coolness of peace and security, rulers must observe the teachings of the Buddha. Central to these teachings are the concepts of truth, righteousness and loving kindness. It is government based on these very qualities that the people of Burma are seeking in their struggle for democracy.9

Vì vậy, để đem lại cho người dân sự dịu mát cần thiết của hòa bình và an ninh, các nhà cai trị phải thấm nhuần lời dạy của Đức Phật. Tâm điểm của những lời dạy này là quan niệm về sự thật, về lẽ phải và sự nhân ái. Một chính phủ dựa trên những phẩm chất như thế là một chính phủ mà người dân Burma tìm kiếm trong cuộc tranh đấu vì dân chủ. [9]


This is not the first time that political persecution at home has prevented a Peace Prize Laureate from receiving the prize in person. It happened to Carl von Ossietzky in 1936, ill in one of Hitler's concentration camps.10 It happened to Andrei Sakharov and to Lech Walesa. Ossietzky died before the regime fell, but Sakharov and Walesa saw their struggles succeed.11 It is our hope that Aung San Suu Kyi will see her struggle crowned with success.

Đây không phải lần đầu tiên sự ngược đãi chính trị tại quê hương đã ngăn cản Chủ Nhân Giải Hòa Bình đích thân tới nhận giải. Nó đã từng xảy ra với Carl von Ossietzky vào năm 1936, đau yếu trong một trại tập trung của Hitler. [10] Nó cũng từng xảy ra với Andrei Sakharov và với Lech Walesa. Ossietzky qua đời trước khi chế độ sụp đổ, nhưng Andrei Sakharov và Lech Walesa đã nhìn thấy những công cuộc đấu tranh của họ viên mãn. [11] Chúng ta hi vọng rằng Aung San Suu Kyi sẽ nhìn thấy cuộc tranh đấu của bà lên ngôi trong thành công.


However, we must also face up to the likelihood that this will not be the last occasion on which a Peace Prize Laureate is unable to attend. Let that remind us that in a world such as ours, peace and reconciliation cannot be achieved once and for all. We will never be able to lower our standards. On the contrary, a better world demands even greater vigilance of us, still greater fearlessness, and the ability to develop in ourselves the "profound simplicity" of which this year's Laureate has spoken. This applies to all of us as individuals, but must apply especially to those in positions of power and authority. Show humility and show fearlessness - like Aung San Suu Kyi. The result may be a better world to live in.

Tuy nhiên, chúng ta cũng đối mặt với một khả năng rằng đây không phải là lần cuối cùng Chủ Nhân Giải Hòa Bình không thể tới tham dự. Hãy để điều đó nhắc nhở chúng ta rằng trong một thế giới như thế giới của chúng ta đang có đây, hòa bình và hòa hợp không thể đạt được một lần và cho mãi mãi. Chúng ta không bao giờ được phép hạ thấp các tiêu chuẩn của chúng ta. Ngược lại, một thế giới tốt đẹp hơn đòi hỏi ở chúng ta sự tỉnh táo hơn nữa, can đảm hơn nữa, và khả năng hình thành trong mỗi chúng ta sự “giản dị hết mực” như những gì Chủ Nhân Nobel của năm nay đã nói. Điều này áp dụng với mỗi chúng ta với tư cách là những cá nhân, và đặc biệt cần cho những người ở vị trí quyền lực và lãnh đạo. Hãy tỏ ra can đảm và khiêm nhường – như Aung San Suu Kyi. Kết quả có thể là một thế giới tốt đẹp hơn.



Translated by Lâm Yến

1. "Freedom from Fear" in Freedom, pp. 180-185. The reference is to the oft-quoted dictum of Lord Acton, "Power tends to corrupt and absolute power corrupts absolutely".

2. In 1988, despite opposition by the government, Aung San Suu Kyi made a speechmaking tour throughout the country. She was walking with her associates along a street in a town, when soldiers lined up in front of the group, threatening to shoot if they did not halt. Suu Kyi asked her supporters to step aside, and she walked on. At the last moment the major in command ordered the soldiers not to fire. She explained later, "It seemed so much simpler to provide them with a single target than to bring everyone else in."

3. Freedom, Introduction, p. xvii.

4. "My Father", in Freedom, pp. 3-38. First published by Queensland Press in 1984 in the Leaders of Asia series under the title of Aung San. Reprinted in 1991 by Kiscadale, Edinburgh, as Aung San of Burma: A Biographical Portrait by His Daughter.

5. "Intellectual Life in Burma and India under Colonialism", in Freedom, pp. 82-139.

6. "The Formation of a People's Consultative Committee", 15 August 1988, translated by Suu Kyi, in Freedom, pp. 192-197. Her first political initiative.

7. Amnesty International received the Nobel Peace Prize in 1977. See Irwin Abrams, ed., Nobel Lectures, Peace. 1971-1980 (Singapore: World Scientific, 1997): 161-177. Amnesty International campaigned for Suu Kyi's release from detention as a "prisoner of conscience".

8. The 1935 award to the concentration camp prisoner Carl von Ossietzky may be considered the earliest human rights prize. Later such recipients were Albert Lutuli (1960), Martin Luther King, Jr. (1964), René Cassin (1968), Séan MacBride (1974), Amnesty International (1977), Adolfo Pérez Esquivel (1980), Lech Walesa (1983), Desmond Tutu (1984), Elie Wiesel (1986), and the 14th Dalai Lama (1989). After 1991 such grantees were Rigoberta Menchú Tum (1992), and the 1996 laureates from East Timor, José Ramos-Horta and Bishop Belo. See Abrams, The Nobel Peace Prize and the Laureates (Boston: G.K. Hall), 3rd printing, 1990): 175-6 and entries on these laureates. Also the lectures of the most recent human rights laureates in Abrams, ed., Nobel Lectures, Peace. 1971-1980, cited in the previous endnote, and the companion volume for 1981-1990.

9. Quest for Democracy", in Freedom, pp. 167-179, esp. pp. 177-178.

10. The international campaign for the prize for Carl von Ossietzky had already brought about his removal from the camp to a hospital in Berlin before the Norwegian Nobel Committee announced in 1936 that he would be awarded the postponed prize of 1935. The Nazi government refused permission for him to go to Oslo for the award ceremony. See Irwin Abrams, The Nobel Peace Prizes, pp. 125-129; Abrams, "Carl von Ossietzky Retrospective", The Nobel Prize Annual 1989 (Boston: G.K. Hall, 1990): 12-23.
[1]“Freedom from Fear” trong Freedom, pp. 180-185. Trích dẫn lời châm ngôn thường được dẫn của Huân Tước Acton, “Quyền lực luôn có khuynh hướng tha hóa và quyền lực tuyệt đối dẫn đến tha hóa tuyệt đối”.
[2]Năm 1988, mặc cho sự phản đối của nhà nước, Aung San Suu Kyi thực hiện chuyến diễn thuyết khắp đất nước. Khi bà đang dạo bước cùng các đồng sự trên một con phố, binh lính đã dàn hàng trước nhóm của bà và đe dọa sẽ nổ súng nếu họ không dừng bước. Suu Kyi yêu cầu các đồng sự của mình lùi ra và bà bước lên. Vào giây phút cuối cùng, người thiếu tá chỉ huy đã hạ lệnh cho binh sĩ không khai hỏa. Bà sau đó đã giải thích, “Có vẻ như sẽ đơn giản hơn nhiều khi đem đến cho họ một mục tiêu hơn là đem tất cả những người khác vào”
[3]Freedom, Lời giới thiệu, trang. xvii.
[4]“My Father”, in Freedom, pp. 3-38. Lần đầu tiên xuất bản do Queensland Press năm 1984 trong loạt bài về các Lãnh Đạo của Á Châu dưới tên Aung San. Tái bản năm 1991 do Kiscadale, Edinburgh, với tên Aung San of Burma: A Biographical Portrait by His Daughter.[Aung San của Miến Ðiện: Chân dung Tiểu sử qua Con gái ông].
[5]“Intellectual Life in Burma and India under Colonialism” [Ðời sống trí thức ở Miến Ðiện và Ấn Ðộ trong thời Thuộc điạ], trong Freedom, pp. 82-139.
[6]“The Formation of a People’s Consultative Committee” [Sự hình thành một Ủy ban Cố vấn của Nhân dân], 15 Tháng Tám 1988, dịch bởi by Suu Kyi, trong Freedom, trang. 192-197. Đề xướng chính trị đầu tiên của bà.
[7]Tổ chức Ân Xá Quốc Tế nhận Giải Nobel Hòa Bình năm 1977. Xem Irwin Abrams, ed., Nobel Lectures, Peace. 1971-1980 [Các diễn văn Nobel Hòa bình] (Singapore: World Scientific, 1997): 161-177. Ân Xá Quốc Tế tổ mở chiến dịch tranh đấu gây áp lực bãi bỏ quản chế với Suu Kyi, một “tù nhân lương tâm”.
[8]Giải thưởng năm 1935 cho tù nhân trại tập trung Carl von Ossietzky có thể được coi là giải thưởng nhân quyền sớm nhất. Những người nhận giải sau này gồm Albert Lutuli (1960), Martin Luther King, Jr. (1964), René Cassin (1968), Séan MacBride (1974), Tổ chức Ân Xá Quốc Tế (1977), Adolfo Pérez Esquivel (1980), Lech Walesa (1983), Desmond Tutu (1984), Elie Wiesel (1986) và Dalai Lama thứ 14 (1989). Sau năm 1991, gồm Rigoberta Menchú Tum (1982), và chủ nhân của năm 1996 từ Đông Timor, José Ramos-Horta và giám mục Belo. Xem Abrams, The Nobel Peace Prize and the Laureates (Boston: G.K. Hall), 3rd printing, 1990): 175-6 và phần giới thiệu về những người nhận giải này. Và những bài giảng của các chủ nhân giải Nobel nhân quyền gần đây nhất trong Abrams, ed., Nobel Lectures, Peace. 1971-1980, trích dẫn trong phần chú trên, và tập dành cho năm 1981-1990.
[9]Quest for Democracy”, trong Freedom, trang. 167-179, đặc biệt trang 177-178.
[10]Chiến dịch quốc tế vận động trao giải cho Carl von Ossietzky đã khiến ông được đưa ra khỏi trại tập trung và chuyển đến một bệnh viện tại Berlin trước khi Ủy Ban Nobel Na Uy tuyên bố vào năm 1936 rằng ông được nhận giải thưởng hoãn từ năm 1935. Chính quyền Phát xít từ chối không cho ông tới Oslo tham dự lễ nhân giải. Xem Irwin Abrams, The Nobel Peace Prizes, pp. 125-129; Abrams, “Carl von Ossietzky Retrospective”, The Nobel Prize Annual 1989 (Boston: G.K. Hall, 1990): 12-23.
[11]Từ Nobel Lectures, Peace 1991-1995, Editor Irwin Abrams, World Scientific Publishing Co., Singapore, 1999.
http://www.nobelprize.org/nobel_prizes/peace/laureates/1991/presentation-speech.html

No comments:

Post a Comment

your comment - ý kiến của bạn