MENU

BILINGUAL BLOG – BLOG SONG NGỮ ANH VIỆT SHARE KNOWLEGE AND IMPROVE LANGUAGE

--------------------------- TÌM KIẾM TRÊN BLOG NÀY BẰNG GOOGLE SEARCH ----------------------------

TXT-TO-SPEECH – PHẦN MỀM ĐỌC VĂN BẢN

Click phải, chọn open link in New tab, chọn ngôn ngữ trên giao diện mới, dán văn bản vào và Click SAY – văn bản sẽ được đọc với các thứ tiếng theo hai giọng nam và nữ (chọn male/female)

- HOME - VỀ TRANG ĐẦU

CONN'S CURENT THERAPY 2016 - ANH-VIỆT

150 ECG - 150 ĐTĐ - HAMPTON - 4th ED.

VISUAL DIAGNOSIS IN THE NEWBORN

Sunday, June 10, 2012

Aspiration drives sales in Vietnam Hàng hiệu giúp thúc đẩy sức bán ở Việt Nam




A Bentley on the street of Hanoi

Một chiếc Bentley trên đường phố Hà Nội
Aspiration drives sales in Vietnam

Hàng hiệu giúp thúc đẩy sức bán ở Việt Nam

Tim Johnston, The Financial Times
Tim Johnston, Thời báo Tài chính

Trinh Vinh Ha is 26, carries a diamond-studded mobile phone that complements his diamond-studded watch, and last month his showroom in Hanoi sold eight Bentleys at $680,000 each.

Trinh Vinh Ha ở tuổi 26, anh cầm một chiếc điện thoại di động nạm kim cương, đồng điệu với chiếc đồng hồ cũng nạm kim cương của mình, và tháng vừa qua, phòng trưng bày của anh ở Hà Nội đã bán được tám chiếc Bentley với giá 680 nghìn Mỹ kim mỗi chiếc.

This is the new face of the Socialist Republic of Vietnam.


Đây là bộ mặt mới của nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.

“People have no problem spending money,” says Xavier Codron, the managing director of Budweiser beer in Vietnam. “They want to show they are part of the international market. This is not the image of poor Vietnam – the boat people image? They don’t want to hear it.”

"Người ta không có vấn đề gì trong việc tiêu tiền," Xavier Codron, giám đốc điều hành của hãng bia Budweiser tại Việt Nam nói. "Họ muốn chứng tỏ mình là một phần của thị trường quốc tế. Đây không còn là hình ảnh của một Việt Nam nghèo khó - hình ảnh của những thuyền nhân? Họ chẳng muốn nghe đến nữa."

Vietnam, like China, has all but jettisoned the economic dogma that condemned it to a decade of economic misery after the end of the war in 1975. It joined the World Trade Organisation three years ago, but investors who once regarded the country’s 90m people merely as a source of cheap, well-disciplined labour to build exports now see them as an increasingly lucrative market in their own right.


Việt Nam, cũng như Trung Quốc, hầu như đã vứt bỏ thứ triết lý kinh tế đã từng đẩy quốc gia này vào tình trạng kiệt quệ kinh tế sau khi chiến tranh chấm dứt vào năm 1975. Ba năm trước, họ đã tham gia vào Tổ chức Thương mại Thế giới, nhưng những nhà đầu tư từng xem dân số 90 triệu người của quốc gia này như là một nguồn lao động rẻ tiền và kỷ luật để phát triển xuất khẩu giờ đây lại thấy họ là một thị trường chính đáng và ngày càng dồi dào.

Over the past 20 years, Vietnam’s economy has almost quadrupled in real terms. It has averaged 7.75 per cent annual growth, and even last year, at the height of the financial crisis, managed 5.8 per cent.

Trong suốt 20 năm qua, kinh tế Việt Nam thật sự đã tăng gấp bốn lần. Tỉ lệ tăng trưởng trung bình hằng năm của nước này là 7,75 phần trăm, và ngay cả vào năm ngoái, vào đỉnh điểm của cơn khủng hoảng tài chính, họ cũng đã đạt được 5,8 phần trăm.


This year Vietnam expects to achieve another milestone, when gross domestic product per capita passes $976 and it officially becomes a middle-income country. As incomes have grown, new opportunities have opened for international brands.

Năm nay Việt Nam dự định đánh dấu một bước tiến nữa khi bình quân tổng sản lượng nội địa vượt qua 976 Mỹ kim mỗi đầu người và chính thức trở thành một quốc gia có thu nhập hạng trung. Thu nhập tăng mở ra những cơ hội mới cho các thương hiệu quốc tế.

Omo, Unilever’s ubiquitous washing powder, controls some 60 per cent of the detergent market; Nokia makes almost 50 per cent of the mobile handsets sold in the country; and Heineken is the premium beer of choice. But the long-standing dominance of these first movers is being challenged.

Omo, hiệu bột giặt thịnh hành của Unilever, chiếm khoảng 60 phần trăm thị trường xà phòng; Nokia chiếm gần 50 phần trăm số điện thoại di động bán ra trong nước; và Heineken là loại bia cao cấp được ưa chuộng nhất. Nhưng vị thế thống lĩnh lâu dài của những thương hiệu tiên phong này đang bị thách thức.

Premium beer is one example. The Vietnamese market is expected to increase 33 per cent over the next three years, a trend that has attracted a flood of new investment.

Lấy bia cao cấp làm ví dụ. Thị trường Việt Nam đang có triển vọng tăng 33 phần trăm trong vòng ba năm tới, một khuynh hướng làm hấp dẫn hàng loạt những đầu tư mới.


Japan’s Sapporo is due to open a brewery this year, buying a 65 per cent stake in a brewing operation that had been set up by Carlsberg; Carlsberg has in turn raised its stake in Hanoi Brewery Company to 30 per cent; SABMiller is already selling domestically brewed beer; and Anheuser-Busch InBev’s Budweiser brand is hoping to break ground on a new brewery this year.

Hiệu bia Sapporo của Nhật sẽ mở một xưởng chế biến trong năm nay, họ đã mua 65 phần trăm phần kiểm soát hoạt động chế biến bia do Carlsberg thiết lập; Carlsberg xoay sang tăng thêm cổ phần của họ tại Tổng Công ty Rượu Bia Hà Nội lên 30 phần trăm; SABMiller đã đang bán bia được sản xuất trong nước; và hiệu Anheuser-Busch InBev’s Budweiser hy vọng sẽ khai trương xây dựng một nhà máy bia vào năm nay.


“The brand left Vietnam with the troops in ’75,” says Budweiser’s Mr Codron, but in spite of having no profile when it returned 18 months ago, Vietnam has become Budweiser’s largest market in south-east Asia, although Mr Codron declines to discuss volumes.

"Thương hiệu này từng cùng binh lính Mỹ rời bỏ Việt Nam vào năm 1975," Ông Codron của Budweiser nói, nhưng mặc dù chẳng có danh tiếng gì khi quay lại 18 tháng trước đây, Việt Nam đã trở thành thị trường lớn nhất của Budweiser ở khu vực đông nam châu Á, mặc dù ông Codron không cho biết sản lượng là bao nhiêu.


Aspirational brands like Budweiser have succeeded by appealing to the dreams of a younger generation unencumbered by the scars of the fight for independence.

Những thương hiệu nổi tiếng như Budweiser thành công nhờ quyến rũ những ước vọng của thế hệ trẻ hơn, vốn không bị ràng buộc bởi những vết thương trong những cuộc chiến tranh giành độc lập.


“The biggest change is demographic. Some 57 per cent of the population is under 25: consumers who don’t really remember the war and the hard times,” says Ralf Matthaes, the managing director of TNS, a consultancy that monitors consumer trends.

"Thay đổi lớn nhất là tuổi dân số. Khoảng 57 phần trăm dân số dưới tuổi 25: đây là những người tiêu thụ không thật sự nhớ đến chiến tranh và những giai đoạn khó khặn," Ralf Matthaes nói, ông là giám đốc điều hành của TNS, một công ty tư vấn chuyên theo dõi khuynh hướng tiêu thụ.


But Mr Matthaes says the aspirational purchases by upwardly mobile youth are only part of the story of why international brands have done so well.

Nhưng ông Matthaes cũng nói rằng việc mua sắm hàng hiệu bởi giới trẻ hãnh tiến và năng động chỉ là một phần của việc tại sao các thương hiệu quốc tế đã rất thành công ở đây.

“The reason that foreign brands were dominating in the past is that Vietnamese companies didn’t know how to market, and Vietnamese consumers don’t trust Vietnamese products for quality, but that is beginning to change,” he says.

"Nguyên nhân việc các thương hiệu nước ngoài thống lĩnh thị trường trong quá khứ là vì các công ty Việt Nam không biết cách tiếp thị, và giới tiêu thụ người Việt không tin tưởng vào chất lượng hàng Việt, nhưng điều này đang bắt đầu thay đổi," ông nói.

Until recently, the Hanoi Brewery Co, or Habeco, was content to plod along producing Bia Ha Noi, a raw, if idiosyncratic brew based on a recipe given to them by the Czechs 50 years ago. But in 2007, it diversified with Hanoi Beer, a lighter product in a smaller bottle that comes with an English-language label – and costs 50 per cent more.

Cho đến gần đây, Tổng Công ty Rượu Bia Hà Nội, còn gọi là Habeco, vốn chỉ chủ yếu sản xuất hiệu Bia Hà Nội, một loại bia thô thiển, đơn điệu dựa trên công thức có được từ Tiệp Khắc từ 50 năm trước. Nhưng đến năm 2007, công ty này đã đa dạng hoá Bia Hà Nội, cho ra một sản phẩm bia mới nhẹ độ hơn, chứa trong chai nhỏ hơn với nhãn hiệu bằng tiếng Anh và đắt hơn 50 phần trăm.

But in spite of the success that many premium brands such as Hanoi Beer and Budweiser are enjoying in Vietnam, Mr Matthaes says that newcomers need to be cautious.

Nhưng mặc dù các thương hiệu nổi tiếng như Bia Hà Nội và Budweiser đang có được thành công tại Việt Nam, ông Matthaes nói rằng những công ty mới đến cũng nên cẩn trọng.

“Brands have become very aspirational, but people tend to overvalue the size of the market in terms of what people can afford,” he says.

"Thương hiệu đã trở nên rất hấp dẫn, nhưng mọi người thường đáng giá quá cao tầm cỡ của thị trường trong việc người dân có xoay trở nổi hay không," ông nói.

“Although there is part of the population that is ordering Rolls Royce Phaetons for $1.4m each, there are still a lot of poor people.”

"Mặc dù một phần dân số đang đặt mua những chiếc Rolls Royce Phaeton giá 1,4 triệu Mỹ kim mỗi chiếc, bên cạnh đó vẫn còn có rất nhiều người nghèo."

Translated by Diên Vỹ



http://news.vietnamhotels.net/aspiration-drives-sales-in-vietnam_464.html

No comments:

Post a Comment

your comment - ý kiến của bạn