MENU

BILINGUAL BLOG – BLOG SONG NGỮ ANH VIỆT SHARE KNOWLEGE AND IMPROVE LANGUAGE

--------------------------- TÌM KIẾM TRÊN BLOG NÀY BẰNG GOOGLE SEARCH ----------------------------

TXT-TO-SPEECH – PHẦN MỀM ĐỌC VĂN BẢN

Click phải, chọn open link in New tab, chọn ngôn ngữ trên giao diện mới, dán văn bản vào và Click SAY – văn bản sẽ được đọc với các thứ tiếng theo hai giọng nam và nữ (chọn male/female)

- HOME - VỀ TRANG ĐẦU

CONN'S CURENT THERAPY 2016 - ANH-VIỆT

150 ECG - 150 ĐTĐ - HAMPTON - 4th ED.

VISUAL DIAGNOSIS IN THE NEWBORN

Wednesday, May 16, 2012

Why Philippines Stands Up to China Vì sao Philippines đương đầu với Trung Quốc?




Why Philippines Stands Up to China

Vì sao Philippines đương đầu với Trung Quốc?

By James R. Holmes

James R. Holmes
May 14, 2012

May 14, 2012

The Philippines is hopelessly mismatched against China in pure military terms. But there are historical reasons why it won't back down in the South China Sea.

Philippines chẳng có hy vọng gì khi so sánh với Trung Quốc chỉ đơn thuần về mặt quân sự. Nhưng có những lý do lịch sử để giải thích vì sao họ sẽ không lùi bước trước Trung Quốc ở biển Đông.

Last month, I wrote a column for Global Times in which I observed that a dominant Chinese Navy lets China’s leadership deploy unarmed surveillance and law-enforcement vessels as it implements policy in the ongoing stand off at Scarborough Shoal. It can flourish a small, unprovocative seeming stick while holding the big stick – overwhelming naval firepower, and thus the option of escalating – in reserve.

Tháng trước, tôi đã viết một bài trên báo Global Times, trong bài đó tôi lưu ý rằng, Hải quân Trung Quốc để cho giới lãnh đạo nước này triển khai các tàu giám sát phi quân sự và các tàu chấp pháp, khi thực thi chính sách đối đầu đang diễn ra ở bãi cạn Scarborough. Họ có thể phát triển chính sách cây gậy nhỏ, dường như không khiêu khích, trong khi đang nắm giữ cây gậy lớn, đó là năng lực hải quân áp đảo, do đó họ để dành sự lựa chọn leo thang.

That, I wrote, translates into “virtual coercion and deterrence” vis-à-vis lesser Asian powers. If weak states defy Beijing, they know what may come next. Global Times readers evidently interpreted this as my prophesying that Southeast Asian states will despair at the hopeless military mismatch in the South China Sea – and give in automatically and quickly during controversies like Scarborough Shoal.

Tôi đã viết, có thể diễn giải thành “cưỡng bức và ngăn chặn ảo” đối với các nước châu Á yếu kém hơn. Nếu các nước yếu thách thức Bắc Kinh, họ biết điều gì có thể xảy ra sau đó. Các độc giả của báo Global Times rõ ràng đã diễn giải điều này như là lời tiên đoán của tôi, rằng các nước Đông Nam Á sẽ tuyệt vọng do không cân sức về quân sự ở biển Đông, và tự động chịu thua ngay trong khi tranh chấp giống như ở bãi cạn Scarborough.

Not so. Diplomacy and war are interactive enterprises. Both sides – not just the strong – get a vote. Manila refuses to vote Beijing’s way.

Không phải thế. Ngoại giao và chiến tranh là các hoạt động ảnh hưởng qua lại. Cả hai phía, không chỉ có mỗi phía mạnh hơn có quyền lựa chọn. Manila từ chối lựa chọn theo cách của Bắc Kinh.

Military supremacy is no guarantee of victory in wartime, let alone in peacetime controversies. The strong boast advantages that bias the competition in their favor. But the weak still have options. Manila can hope to offset Beijing’s advantages, and it has every reason to try. Sounds familiar, doesn’t it? China has been the weaker belligerent in every armed clash since the 19th century Opium Wars. It nevertheless came out on top in the most important struggles.

Có ưu thế về quân sự vẫn không thể bảo đảm giành chiến thắng trong chiến tranh, nói chi đến các cuộc tranh cãi trong thời bình. Lợi thế của kẻ khoác lác mạnh mẽ có thể kéo cuộc tranh chấp về phía có lợi cho họ, tuy nhiên, kẻ yếu vẫn có các lựa chọn. Manila có thể hy vọng cân bằng với lợi thế của Bắc Kinh và họ có đủ lý do để cố gắng làm như vậy. Nghe quen quá, phải không? Trung Quốc là nước yếu khi tham chiến trong mọi cuộc đụng độ vũ trang kể từ cuộc Chiến tranh Nha phiến hồi thế kỷ thứ 19. Tuy nhiên, cuối cùng thì Trung Quốc vẫn đứng đầu trong các cuộc tranh đấu quan trọng nhất. 


That the weak can vanquish the strong is an idea with a long pedigree. Roman dictator Quintus Fabius fought Hannibal – one of history’s foremost masters of war – to a standstill precisely by refusing to fight a decisive battle. Demurring let Fabius – celebrated as “the Delayer” – marshal inexhaustible resources and manpower against Carthaginian invaders waging war on Rome’s turf.

Nước yếu có thể đánh bại nước mạnh là một ý tưởng có từ lâu. Nhà độc tài La Mã Quintus Fabius đã chiến đấu chống lại Hannibal – một trong những nhân vật vĩ đại nhất trong lịch sử chiến tranh – trong hoàn cảnh bế tắc hoàn toàn khi từ chối đánh trong một trận quyết định. Do dự đã giúp cho Fabius – được tôn vinh là “Người trì hoãn” – sắp xếp nguồn tài nguyên phong phú và nhân lực chống lại quân xâm lược Carthage tiến hành chiến tranh trên đất La Mã.

Fabius bided his time until an opportune moment. Then he struck.

Similarly, sea power theorist Sir Julian Corbett advised naval commanders to wage “active defense” in unfavorable circumstances. Commanders of an outmatched fleet could play a Fabian waiting game, lurking near the stronger enemy fleet yet declining battle. In the meantime they could bring in reinforcements, seek alliances with friendly naval powers, or deploy various stratagems to wear down the enemy’s strength. Ultimately they might reverse the naval balance, letting them risk a sea fight – and win.

Fabius đã chờ thời cơ thuận lợi. Rồi mới ra tay.

Tương tự như vậy, nhà lý luận về sức mạnh trên biển, ngài Julian Corbett khuyên các chỉ huy hải quân tiến hành “phòng thủ chủ động” trong những hoàn cảnh không thuận lợi. Chỉ huy của một hạm đội áp đảo có thể chơi trò chơi Fa-biên (trò chơi trì hoãn để kéo dài thời gian), ẩn trốn gần hạm đội của kẻ thù mạnh hơn, dù trận đánh đang suy giảm. Trong khi đó, họ có thể đưa thêm quân tiếp viện, tìm kiếm các đồng minh thân thiện là các cường quốc hải quân, hoặc triển khai nhiều mưu kế khác để làm cho kẻ thù kiệt sức. Cuối cùng thì họ có thể đảo ngược sự cân bằng hải quân, cho phép họ tránh sự rủi ro từ một cuộc chiến trên biển và giành chiến thắng.

Victory through delay represents time-honored Chinese practice. Mao Zedong built his concept of protracted war on stalling tactics, and, like Corbett, he dubbed his strategic vision “active defense.” For both theorists, active defense was about prolonging wars to outlast temporarily superior opponents.

Chiến thắng nhờ trì hoãn chính là tập quán được ưa chuộng lâu đời của Trung Quốc. Mao Trạch Đông đã xây dựng khái niệm cuộc chiến kéo dài về chiến thuật trì hoãn, và cũng như Corbett, ông gán cho tầm nhìn chiến lược của mình bằng cái tên “phòng thủ chủ động”. Đối với hai lý thuyết gia này, chủ động phòng thủ là kéo dài cuộc chiến, để tồn tại lâu hơn các đối thủ vượt trội.

Mao pointed out that China boasted innate advantages over the Japanese Army that occupied Manchuria and much of China during the 1930s. It merely needed time to convert latent power – abundant natural resources and manpower in particular – into usable military power. Mao’s Red Army later overcame stronger Nationalist forces by winning over popular support, and with it the opportunity to tap resources, establish base areas in the countryside, and the like.

Mao chỉ ra rằng, Trung Quốc tự hào về những lợi thế bản địa đối với Quân đội Nhật Bản, đã chiếm đóng Mãn Châu và phần lớn lãnh thổ Trung Quốc trong thập niên 1930. Họ chỉ cần thời gian để chuyển đổi sức mạnh tiềm ẩn – đó là nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú và nguồn nhân lực đặc biệt – vào sức mạnh quân sự có thể sử dụng được. Hồng quân của Mao Trạch Đông sau đó đã vượt qua các Lực lượng Quốc dân mạnh hơn, bằng cách thu phục được sự ủng hộ của dân chúng, và với cơ hội khai thác các nguồn lực, thiết lập các khu vực cơ sở ở nông thôn, và những điều tương tự.

Good things came to those who waited.

Những điều tốt đẹp chỉ đến với những người biết chờ đợi.

So there’s some precedent for Philippine leaders to hope for diplomatic success at Scarborough Shoal. The Philippine military is a trivial force with little chance of winning a steel-on-steel fight. But like lesser powers of the past, Manila can appeal to law, to justice, and to powerful outsiders capable of tilting the balance its way. Sure enough, Philippine officials have advocated submitting the dispute to the Law of the Sea Tribunal and invoked a longstanding U.S.-Philippine mutual defense pact.

Vì vậy, có một số tiền lệ cho các lãnh đạo Philippines hy vọng về sự thành công ngoại giao, liên quan tới bãi cạn Scarborough. Quân đội Philippines là một lực lượng tầm thường, có rất ít cơ hội chiến thắng trong một cuộc chiến khốc liệt. Nhưng cũng giống như những nước yếu hơn trong quá khứ, Manila có thể cầu viện tới luật pháp, công lý, và các nước hùng mạnh bên ngoài, có khả năng điều chỉnh cái thế đang nghiêng [về phía Trung Quốc] để cân bằng về phía Philippines. Chắc chắn, các quan chức Philippines chủ trương đệ trình việc tranh chấp này lên Toà án về Luật Biển và cầu viện đến hiệp ước có từ lâu, Hiệp ước Phòng thủ chung Mỹ – Philippines.

Despite all of this, the deck remains heavily stacked against Manila. Why persevere in defying China, with its overwhelming physical might? Thucydides would salute the Filipinos’ pluck. The Greek historian chronicled the Peloponnesian War, the protracted 5th century BC struggle between Athens and Sparta. One of Thucydides’ best-known precepts is that “fear, honor, and interest” represent “three of the strongest motives” driving societies’ actions.

Cho dù có sử dụng tất cả những điều nói trên đi nữa, vẫn còn nhiều bất lợi đang đè nặng lên Manila. Vì sao kiên trì thách thức Trung Quốc, bất chấp sức mạnh áp đảo của họ? Thucydides (sử gia Hy Lạp) sẽ chào đón sự can trường của người Philippines. Nhà sử học Hy Lạp này đã ghi chép lại cuộc chiến Peloponnesus, một cuộc chiến kéo dài giữa Athens và Sparta hồi thế kỷ thứ 5 trước công nguyên. Một trong những câu châm ngôn nổi tiếng nhất của Thucydides là “sợ hãi, danh dự và lợi ích” là “ba trong số các động cơ mạnh nhất” thúc đẩy các hành động.

In one infamous episode, Athenian emissaries inform the leaders of Melos, a small island state, that “the strong do as they will and the weak suffer what they must” when their interests collide. They demand submission. The Melians balk, but have no hope of help from Sparta or any other rescuer. When they remain defiant anyway, the Athenians put the men to the sword while enslaving the women and children.

Trong một đoạn nổi tiếng*, các sứ thần Athens thông báo cho các nhà lãnh đạo của Melos, một đảo quốc nhỏ, rằng khi lợi ích bị xung đột thì “kẻ mạnh làm những gì họ muốn và kẻ yếu phải chịu thua thiệt”. Các sứ thần muốn người Melian khuất phục. Người Melian phản đối, nhưng chẳng hy vọng nhận được sự giúp đỡ nào từ Sparta hoặc từ bất kỳ người nào đến cứu giúp. Khi họ vẫn có vẻ thách thức, người Athens đã giết tất cả những người đàn ông và bắt những người phụ nữ và trẻ em làm nô lệ.



*[trong sách “chiến tranh Peloponnesus” của Thucydides]

Fear, honor, and interest animate small states like Melos and the Philippines as much as they do superpowers like Athens and China. Maritime claims are a matter of self-interest for Filipinos. They are also a matter of honor. Beijing can't expect Manila to simply tally up the balance of forces, acknowledge it faces a hopeless mismatch, and buckle. Philippine leaders can solicit foreign support, and they know Beijing has no Melian option.

Sợ hãi, danh dự và lợi ích là động cơ thúc đẩy các nước nhỏ như Melos và Philippines cũng nhiều như chúng cổ vũ các siêu cường như Athens và Trung Quốc. Đòi chủ quyền trên biển là một vấn đề lợi ích riêng đối với người Philippines, nhưng đó cũng là vấn đề danh dự. Bắc Kinh không thể trông đợi Manila chỉ cân nhắc đến cán cân lực lượng, thừa nhận là họ đang vô vọng khi đối chọi với một lực lượng không cân sức, và rút lui. Các nhà lãnh đạo Philippines có thể cầu viện sự hỗ trợ nước ngoài, và họ biết Bắc Kinh không có lựa chọn kiểu Melian.

Why admit defeat prematurely, any more than Fabius or Mao did?

Vậy thì, việc gì [Philippines] phải chấp nhận thất bại sớm, hơn cả Fabius hay Mao?

James Holmes is an associate professor of strategy at the US Naval War College. The views voiced here are his alone.
James Holmes là giáo sư về chiến lược của trường Cao đẳng Hải Chiến Hoa Kỳ. Bài viết thể hiện quan điểm của ông.



Translated by Dương Lệ Chi


http://the-diplomat.com/2012/05/14/why-philippines-stands-up-to-china/

No comments:

Post a Comment

your comment - ý kiến của bạn