MENU

BILINGUAL BLOG – BLOG SONG NGỮ ANH VIỆT SHARE KNOWLEGE AND IMPROVE LANGUAGE

--------------------------- TÌM KIẾM TRÊN BLOG NÀY BẰNG GOOGLE SEARCH ----------------------------

TXT-TO-SPEECH – PHẦN MỀM ĐỌC VĂN BẢN

Click phải, chọn open link in New tab, chọn ngôn ngữ trên giao diện mới, dán văn bản vào và Click SAY – văn bản sẽ được đọc với các thứ tiếng theo hai giọng nam và nữ (chọn male/female)

- HOME - VỀ TRANG ĐẦU

CONN'S CURENT THERAPY 2016 - ANH-VIỆT

150 ECG - 150 ĐTĐ - HAMPTON - 4th ED.

VISUAL DIAGNOSIS IN THE NEWBORN

Sunday, May 27, 2012

Why Asia Wants America Vì sao châu Á cần Mỹ?




Why Asia Wants America

Vì sao châu Á cần Mỹ?

By Sen. John McCain
TNS. John McCain

May 22, 2012

22/5/2012
The United States is still the partner of choice for many Asian nations, says Sen. John McCain. But Washington needs to put aside its political bickering.

Thượng nghị sĩ John McCain nói rằng Hoa Kỳ vẫn là đối tác được nhiều nước châu Á lựa chọn. Nhưng Washington cần phải đặt chuyện tranh cãi chính trị của mình sang một bên.

I met this month with a business delegation from Malaysia, and one of them said to me: “Senator McCain, when we look at America these days, you seem totally dysfunctional. Your political system seems incapable of making the basic decisions to fix your fiscal problems and project resolve to the world.” And by the way, he said, “some in Asia are citing these failings to undermine the confidence that your friends still have in you.” I couldn’t disagree with him.

Trong tháng này, tôi đã gặp một phái đoàn doanh nghiệp đến từ Malaysia, một người trong số họ đã nói với tôi rằng: “Thượng nghị sĩ McCain, khi chúng tôi nhìn vào nước Mỹ hiện giờ, dường như các ông hoàn toàn bị rối loạn. Hệ thống chính trị của các ông dường như không có khả năng đưa ra các quyết định cơ bản để khắc phục các vấn đề tài chính và cho thế giới thấy quyết tâm để giải quyết vấn đề“. Và nhân tiện, ông ấy cũng đã nói thêm: “Một số người ở châu Á sử dụng những thất bại đó để phá hoại lòng tin mà bạn bè của các ông vẫn còn tin vào các ông“. Tôi hoàn toàn đồng ý với ông ta.

This is an enormous problem. And it raises doubts about our commitment in the Asia-Pacific region. While it’s wrong to speak of a “pivot” to Asia, the idea that we must rebalance U.S. foreign policy with an increasing emphasis on the Asia-Pacific region is undoubtedly correct. The core challenge we face is how to make this rebalancing effort meaningful, because at the moment, amid all of our political and fiscal problems, we run the risk of over-promising and under-delivering on our renewed commitment across the Pacific.

Đây là một vấn đề rất lớn. Và điều này làm gia tăng nghi ngờ về sự cam kết của chúng ta trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Trong khi nói về việc “chuyển hướng” sang châu Á là sai lầm, nhưng ý kiến về việc chúng ta phải cân bằng lại chính sách đối ngoại của Mỹ, chú trọng hơn nữa vào khu vực châu Á-Thái Bình Dương thì hoàn toàn đúng. Nhưng thách thức quan trọng mà chúng ta phải đối mặt đó là, làm cách nào để cho nỗ lực tái cân bằng này có ý nghĩa, bởi vì vào lúc này, giữa lúc chúng ta đang gặp khó khăn về các vấn đề chính trị và tài chính, kết quả là chúng ta hứa hẹn quá nhiều, mà thực hiện thì quá ít các cam kết mới của chúng ta ở Thái Bình Dương.

It’s difficult to overstate the gravity of the choices before us right now. We face immediate decisions that will determine the vector of American power in the Asia-Pacific region – diplomatically, economically, and militarily – for decades to come. We have to get our bearings right. If we fail, we’ll drift off course and fall behind. However, if we get these big decisions right, we can create the enduring conditions to expand the supply of American power, to strengthen American leadership, and to secure America’s national interests across the Pacific.


Khó có thể phóng đại tính nghiêm trọng về những sự lựa chọn đặt ra cho chúng ta hiện nay. Chúng ta phải đối mặt với các quyết định tức thời, sẽ định hướng cho sức mạnh của Mỹ trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương – về mặt ngoại giao, kinh tế, và quân sự – trong nhiều thập niên tới. Chúng ta phải đi đúng hướng. Nếu đi sai đường, chúng ta sẽ bị vuột khỏi tiến trình và bị tụt lại phía sau. Tuy nhiên, nếu những quyết định lớn này được quyết định đúng, chúng ta có thể tạo ra các điều kiện bền vững để mở rộng sức mạnh của Mỹ, nhằm tăng cường sự lãnh đạo của Mỹ, và để bảo đảm lợi ích quốc gia của Mỹ trong khu vực Thái Bình Dương.

After all, while the context in Asia is changing, U.S. interests in Asia have not. We still seek the same objectives we always have: the ability to prevent, deter, and if necessary, prevail in a conflict; the defense of U.S. allies; the extension of free trade, free markets, free navigation, and free commons in air, sea, space, and now cyber. And above all, the maintenance of a balance of power that fosters the peaceful expansion of human rights, democracy, rule of law, and the many other values that we share with increasing numbers of Asian citizens.


Cuối cùng, trong bối cảnh châu Á đang thay đổi, lợi ích của Mỹ ở châu Á vẫn không có gì thay đổi. Chúng ta vẫn vươn tới các mục tiêu tương tự như chúng ta vẫn luôn hướng tới, đó là khả năng phòng ngừa, ngăn chặn, và nếu cần, đánh bại trong một cuộc xung đột, bảo vệ các đồng minh của Mỹ, mở rộng tự do thương mại, thị trường tự do, tự do lưu thông, và tự do trên vùng trời, vùng biển, không gian, và bây giờ là không gian mạng. Và trên hết, duy trì sự cân bằng quyền lực để thúc đẩy việc mở rộng nhân quyền, dân chủ, pháp luật, và các giá trị khác một cách hòa bình, những giá trị mà chúng ta chia sẻ với những người dân châu Á ngày càng tăng.


None of these interests is directed against any other country, including China. The continued peaceful development of China is in our interest. We reject the notion that the United States wants to contain China or that we seek a new Cold War in Asia, where countries are forced to choose between the United States and China.


Tất cả những lợi ích này không có điểm nào chống lại bất kỳ nước nào khác, kể cả Trung Quốc. Trung Quốc tiếp tục phát triển hòa bình đó là lợi ích của chúng ta. Chúng ta phản đối khái niệm cho rằng Hoa Kỳ muốn kiềm chế Trung Quốc, hoặc [cho rằng] chúng ta đang nhắm tới một cuộc chiến tranh lạnh mới ở châu Á, nơi mà các nước buộc phải lựa chọn giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc.


In short, the question we must answer is: Can we in the United States make the big strategic decisions right now that will position us for long-term success in Asia?


Tóm lại, câu hỏi mà chúng ta cần phải trả lời là: chúng ta ở Hoa Kỳ, có thể ra các quyết định chiến lược lớn ngay bây giờ, các quyết định sẽ mang lại sự thành công cho chúng ta về lâu về dài ở châu Á?


One of those big decisions pertains to trade. It’s often said that the business of Asia is business, but when it comes to trade, the United States has been sitting on the sidelines, and Asia is sprinting forward without us. After four years, this administration still hasn’t concluded or ratified a single free trade agreement of its own making. It took them until last year just to pass the FTAs with Korea, Colombia, and Panama that the Bush administration had concluded. Meanwhile, since 2003, China has secured nine FTAs in Asia and Latin America alone. It’s negotiating five more, and it has four others under consideration.


Một trong những quyết định lớn liên quan đến thương mại. Người ta thường nói rằng công việc của châu Á là kinh doanh, nhưng khi nói đến thương mại, thì Hoa Kỳ đứng bên lề, và châu Á đang tiến về phía trước mà không có chúng ta. Sau bốn năm, chính phủ này (ND: ý nói chính phủ Obama) vẫn chưa ký hay phê chuẩn một hiệp định thương mại tự do nào cho riêng mình. Mãi cho đến năm ngoái, họ mới thông qua Hiệp định Thương mại Tự do (FTA) với Hàn Quốc, Colombia và Panama mà chính phủ Bush đã đúc kết trước đó. Trong khi đó, từ năm 2003, chỉ riêng Trung Quốc đã ký chín hiệp định thương mại tự do với châu Á và châu Mỹ Latin. Họ đang đàm phán thêm năm hiệp định khác, và đang xem xét bốn hiệp định nữa.


And it isn’t just China. The Japanese prime minister announced this month that he wants Japan to begin negotiations on a free trade area with China and South Korea. India is now negotiating an FTA with the European Union. And yet, we won’t even conclude a narrower Bilateral Investment Treaty with India, let alone a full FTA, as we should. As of last year, one report found that Asian countries had concluded or were negotiating nearly 300 trade agreements – none of which included the United States of America. The launch of the Trans-Pacific Partnership has brightened this picture a bit, but a deal may be years off – if it happens at all.


Và không chỉ Trung Quốc. Trong tháng này, Thủ tướng Nhật Bản cũng đã tuyên bố rằng ông muốn Nhật Bản bắt đầu đàm phán một khu vực thương mại tự do với Trung Quốc và Hàn Quốc. Ấn Độ đang đàm phán một hiệp ước thương mại tự do với Liên minh châu Âu. Tuy nhiên, chúng ta sẽ không hoàn thành hiệp ước đầu tư song phương hẹp với Ấn Độ, nói gì đến hiệp ước thương mại tự do đầy đủ mà chúng ta nên có. Hồi năm ngoái, một báo cáo cho thấy các nước châu Á đã ký hoặc đang thương lượng gần 300 hiệp ước thương mại, không có hiệp ước nào trong số đó mà Mỹ đã tham gia. Việc khởi động Hiệp ước Đối tác xuyên Thái Bình Dương đã làm cho hình ảnh của chúng ta sáng sủa hơn một chút, nhưng để đi đến một thỏa thuận, có thể phải mất thêm nhiều năm nữa, nếu có điều đó xảy ra.


Instead, we should be moving forward with a bilateral trade agenda, starting with India and Taiwan. We should also move more aggressively on a multilateral track. The Trans-Pacific Partnership splits the ASEAN countries. We either need to bring all of the ASEAN countries into the Trans-Pacific Partnership or push for a formal U.S.-ASEAN free trade agreement. The bottom line is that U.S. long-term strategic and economic success requires an ambitious trade strategy in Asia.


Thay vào đó, chúng ta nên đi tới một nghị trình thương mại song phương, bắt đầu với Ấn Độ và Đài Loan. Chúng ta cũng nên hành động tích cực hơn trong môi trường đa phương. Quan hệ Đối tác xuyên Thái Bình Dương đã chia rẽ các nước ASEAN. Chúng ta, hoặc là đưa tất cả các nước ASEAN vào Quan hệ Đối tác xuyên Thái Bình Dương, hoặc là thúc đẩy một hiệp ước tự do thương mại chính thức giữa Mỹ-ASEAN. Điểm mấu chốt là, thành công về  kinh tế và chiến lược lâu dài của Mỹ đòi hỏi một chiến lược thương mại đầy tham vọng ở châu Á.


A second decision with enormous implications is our regional force posture. We all share the same goals – strengthening the U.S.-Japan alliance, while maintaining our strategic commitments in the Asia-Pacific region through a robust presence of forward-deployed military forces. Like many of you, however, some of us on the Senate Armed Services Committee were critical of the previous plan to realign U.S. forces on Okinawa and Guam, which had become totally unaffordable. The costs of the Guam move alone had doubled in seven years to more than $20 billion.


Một quyết định thứ hai có tác động lớn đó là, việc bố trí lực lượng của chúng ta trong khu vực. Tất cả chúng ta đều chia sẻ cùng mục tiêu: tăng cường quan hệ liên minh Mỹ – Nhật, trong khi vẫn duy trì các cam kết chiến lược của chúng ta trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương, thông qua sự hiện diện mạnh mẽ của các lực lượng quân sự triển khai về phía trước. Tuy nhiên, cũng như nhiều người trong số quý vị, một số vị trong Ủy ban Quân vụ Thượng viện đã chỉ trích kế hoạch trước đó là, tổ chức lại lực lượng Hoa Kỳ ở đảo Okinawa và đảo Guam, kế hoạch này hoàn toàn không có khả năng chi tiêu. Chỉ riêng kinh phí bố trí binh lính ở đảo Guam không thôi cũng đã tăng gấp đôi trong bảy năm, lên tới hơn 20 tỷ đô la.


This crisis actually presents an opportunity for a broader look at our regional force posture. Some Asian countries are showing new interest in a greater rotational presence of U.S. forces in the region. The recent agreement to rotate 2,500 U.S. Marines through Australia could serve as a model for similar activities elsewhere, such as the Philippines. Ultimately, these and other new developments offer an opportunity to think creatively and comprehensively about a new regional force posture, which should include a fresh approach to the realignment on Okinawa and Guam. That’s why the Congress included a provision in last year's National Defense Authorization Act for an independent assessment of these force posture questions.


Cuộc khủng hoảng này thực sự là một cơ hội để chúng ta có một cái nhìn rộng hơn về việc sắp xếp lại lực lượng trong khu vực. Một số nước châu Á thể hiện sự quan tâm mới đối với sự luân chuyển lớn của lực lượng Hoa Kỳ trong khu vực. Thỏa thuận gần đây là đưa 2.500 lính thủy quân lục chiến Mỹ tới Úc, có thể xem như một mô hình cho các hoạt động tương tự ở những nơi khác, chẳng hạn như Philippines. Cuối cùng, những điều này và những phát triển mới khác đã tạo cơ hội để có được suy nghĩ sáng tạo và toàn diện về việc sắp xếp lại lực lượng quân sự trong khu vực, việc sắp xếp này bao gồm những thay đổi mới, trong việc tổ chức lại binh lính trên đảo Okinawa và đảo Guam. Đó là lý do vì sao quốc hội nên có một điều khoản trong Đạo luật Ủy nhiệm Quốc phòng hồi năm ngoái, cho một đánh giá độc lập về những câu hỏi liên quan đến việc bố trí lực lượng này.


It remains unclear how the recent Joint Statement of the U.S.-Japan Security Consultative Committee will fit into this requirement for a broader assessment of our regional force posture. At this time, the Joint Statement raises more questions than it answers – among them, questions on cost estimates, logistical requirements, force sustainment, master plans, and how this proposal relates to a broader strategic concept of regional operations. We need to get these important decisions right. And that’s why, even as we seek additional details on the Joint Statement, Congress won’t make any major funding decisions until we receive and evaluate the independent assessment on Asia-Pacific force posture that is required by law.


Vẫn chưa rõ tuyên bố chung gần đây của Hội đồng Tư vấn An ninh Mỹ – Nhật sẽ phù hợp với yêu cầu đánh giá sâu rộng hơn về việc bố trí lực lượng của chúng ta trong khu vực như thế nào. Hiện tuyên bố chung đó đặt ra nhiều câu hỏi hơn là có được câu trả lời – trong đó, các câu hỏi về ước tính chi phí, các yêu cầu hậu cần, duy trì lực lượng, các kế hoạch lớn, và đề nghị này liên quan đến khái niệm chiến lược rộng lớn hơn của các hoạt động trong khu vực như thế nào. Chúng ta cần thực hiện đúng những quyết định quan trọng này. Và đó là lý do tại sao, ngay cả khi chúng ta tìm thêm chi tiết trong bản tuyên bố chung, quốc hội sẽ không có bất kỳ quyết định tài trợ lớn nào cho đến khi chúng ta nhận được và đánh giá các đánh giá độc lập về tình hình lực lượng trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương, theo quy định của pháp luật.


A similar, and far larger, decision that we must also get right is our defense spending. The Asia-Pacific region is primarily a maritime theater, so our ability to project military power there depends mostly on the U.S. Navy. And yet, the Navy is still short of its own goal of 313 ships. What’s worse, the administration now proposes to retire seven cruisers earlier than planned, to phase out two major lift ships needed by the Marine Corps, and to delay the acquisition of one large-deck amphibious ship, one Virginia-class attack submarine, two Littoral Combat Ships, and eight high-speed transport vessels. We are now retiring ships faster than we are replacing them. Cuts to our naval capabilities such as these, without a plan to compensate for them, only put our goals in the Asia-Pacific region at greater risk.


Một quyết định tương tự và lớn hơn nhiều mà chúng ta cũng cần phải quyết định đúng, đó là chi tiêu quốc phòng. Khu vực châu Á – Thái Bình Dương chủ yếu là một đấu trường trên biển, nên khả năng phô trương sức mạnh quân sự của chúng ta phần lớn phụ thuộc vào Hải quân Hoa Kỳ. Tuy nhiên, Hải quân vẫn thiếu 313 tàu so với chỉ tiêu. Điều tệ hại hơn là chính quyền hiện nay đề xuất loại bỏ 7 tàu tuần dương sớm hơn dự định, loại bỏ 2 tàu vận chuyển loại lớn mà lực lượng Thủy quân Lục chiến cần, và hoãn việc mua lại một chiếc tàu đổ bộ có boong lớn, một tàu ngầm tấn công loại Virginia, 2 tàu chiến duyên hải, và tám tàu vận tải tốc độ cao. Hiện chúng ta loại bỏ các con tàu nhanh hơn là chúng ta có thể thay thế chúng. Cắt giảm khả năng hải quân như thế mà không có một kế hoạch bù lại, sẽ đặt mục tiêu của chúng ta ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương vào rủi ro lớn hơn.


And all of this is before the potential impact of sequestration. The cuts to our defense budget required under sequestration would be nothing less than a unilateral act of disarmament that would ensure the real decline of U.S. military power. A number of us in Congress have offered proposals to avoid sequestration, but we don’t have a monopoly on good ideas. We want to sit down with the president and work out a bipartisan deal. But the president refuses to engage. He has no proposal to prevent what his own Secretary of Defense has called “catastrophic” cuts to our national defense. Unless the president gets engaged on this issue, he will preside over the worst hollowing-out of our armed forces in recent memory.


Và tất cả những điều nói trên hiện đang đứng trước ảnh hưởng luật mới. Việc cắt giảm ngân sách quốc phòng của chúng ta, nếu được thực hiện theo quy định của luật mới này sẽ chẳng khác gì một hành động đơn phương giải trừ quân bị, chắc chắn dẫn đến sự giảm sút thực sự về sức mạnh quân sự của Mỹ. Một số vị trong quốc hội đã đưa ra đề nghị tránh chuyện tự động cắt giảm ngân sách quốc phòng theo luật định, nhưng chúng ta không có được độc quyền về những ý kiến hay (*). Chúng ta muốn ngồi xuống với Tổng thống để cho ra một thỏa thuận lưỡng đảng, nhưng tổng thống đã từ chối tham gia. Ông ấy không có đề nghị nào để ngăn chuyện cắt giảm ngân sách quốc phòng mà Bộ trưởng Quốc phòng của ông gọi là những cắt giảm “chết người”. Trừ khi tổng thống tham gia vào về vấn đề này, nếu không thì ông ấy sẽ làm tổng thống trong thời kỳ các lực lượng vũ trang của chúng ta bị thiếu hụt tồi tệ nhất trong giai đoạn lịch sử gần đây.


In addition to our military presence, we must sustain our means of engaging diplomatically in Asia. And here, we have a better story to tell – thanks largely to our Secretary of State, who is making U.S. diplomacy more present and impactful than ever in the region. That said, we face major tests now that will signal what role the United States will play in Asia and how relevant we will be to Asia’s challenges.


Ngoài sự hiện diện quân sự, chúng ta cần duy trì các phương diện ngoại giao ở châu Á. Và ở đây, chúng tôi có một câu chuyện hay hơn để kể – cám ơn ngoại trưởng của chúng ta rất nhiều, bà đang làm cho chính sách ngoại giao của Mỹ hiện diện trong khu vực và ảnh hưởng hơn bao giờ hết. Điều đó nói rằng, chúng ta hiện phải đối mặt với những thử thách lớn, những thử thách này báo hiệu cho biết Hoa Kỳ sẽ đóng vai trò gì ở châu Á, cũng như chúng ta liên quan đến những thách thức của châu Á như thế nào.


One such test is the South China Sea. The United States has no claims in this dispute, and we shouldn’t take positions on the claims of others. Nonetheless, this dispute cuts to the heart of U.S. interests in Asia – not just because $1.2 trillion of U.S. trade passes through the South China Sea every year, and not just because one claimant, the Philippines, is a U.S. ally, but because it’s crucial for a rising Asia to avoid the dark side of realpolitik, where strong states do as they please and smaller states suffer. Ultimately, this dispute isn’t about China and the United States. It’s about China’s relations with its neighbors. But we must support our ASEAN partners – as they request it – so they can realize their own goals of presenting a unified front and peacefully resolving their differences multilaterally.


Một trong những thử thách đó là biển Đông. Hoa Kỳ không có yêu sách trong vụ tranh chấp này, và chúng ta không nên đứng về phía bên nào trong các nước tranh chấp. Tuy nhiên, việc tranh chấp này đi vào trọng tâm lợi ích của Mỹ ở châu Á – không chỉ vì các thương vụ trị giá 1.200 tỷ của Mỹ đi ngang qua biển Đông mỗi năm, và cũng không phải vì Philippines, một trong các nước tranh chấp, là đồng minh của Mỹ, mà là vì rất quan trọng để một châu Á đang trỗi dậy tránh được những mãng tối của chính sách thực dụng, nơi mà những nước mạnh muốn làm gì thì làm và những nước yếu hơn thì phải chịu đựng. Cuối cùng, vụ tranh chấp này không chỉ giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ, mà là mối quan hệ của Trung Quốc với các nước láng giềng. Nhưng chúng ta phải hỗ trợ các đối tác ASEAN của chúng ta – khi họ yêu cầu – để họ có thể nhận ra mục đích của họ về việc cho ra một mặt trận thống nhất và giải quyết những sự khác biệt của họ một cách hoà bình, trên cơ sở đa phương.


Another major test for U.S. diplomacy is Burma. I’ve traveled to Burma twice over the past year. And to be sure, they still have a long way to go, especially in stopping the violence and pursuing genuine reconciliation with the country's ethnic minority communities. But the Burmese president and his allies in the government I believe are sincere about reform, and they are making real progress.


Một thách thức lớn cho ngoại giao Mỹ là Miến Điện. Tôi đã đi đến Miến Điện hai lần trong năm qua. Chắc chắn là họ vẫn còn một chặng đường dài để đi tới, đặc biệt trong việc ngăn chặn bạo lực và theo đuổi tiến trình hòa giải thật sự với cộng đồng các dân tộc thiểu số của đất nước. Nhưng tôi tin là tổng thống Miến Điện và các đồng minh của ông trong chính phủ chân thành trong cải cách, và họ đang tiến bộ thực sự.


For the past year, I’ve said that concrete actions by Burma’s government toward democratic and economic reform should be met with reciprocal actions by the United States that can strengthen these reforms, benefit ordinary Burmese, and improve our relationship. Following the recent election that brought Aung San Suu Kyi and the National League for Democracy into the parliament, I think now is the time to suspend U.S. sanctions, except for the arms embargo and targeted measures we maintain against individuals and entities in Burma that undermine democracy, violate human rights, and plunder the nation’s resources. This wouldn’t be a lifting of sanctions, just a suspension. And this step, as well as any additional easing of sanctions, would depend on continued progress and reform in Burma.


Trong năm qua, tôi đã nói rằng các hành động cụ thể của chính phủ Miến Điện đối với cải cách dân chủ và kinh tế, cần được đáp lại bằng các hành động đối ứng của Hoa Kỳ để có thể giúp gia tăng những cải cách này, mang lại lợi ích cho những người Miến Điện bình thường, và cải thiện mối quan hệ của chúng ta. Cuộc bầu cử mới đây đã đưa bà Aung San Suu Kyi và Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ vào quốc hội, tôi nghĩ rằng bây giờ đã đến lúc nên ngưng các biện pháp trừng phạt của Mỹ, ngoại trừ lệnh cấm vận vũ khí và các biện pháp mà chúng ta duy trì, nhằm chống lại các cá nhân và các tổ chức ở Miến Điện phá hoại nền dân chủ, vi phạm nhân quyền, và cướp bóc tài nguyên của quốc gia. Đây không phải là dỡ bỏ lệnh trừng phạt, mà chỉ tạm dừng. Và bước này cũng như bất kỳ sự nới lỏng các biện pháp trừng phạt, sẽ tùy thuộc vào sự tiến bộ và cải cách liên tục ở Miến Điện.


We must also establish principled – and ideally binding – standards of corporate social responsibility for U.S. business activities in Burma. Aung San Suu Kyi has made the distinction between the right and the wrong kinds of investment. The right investment would strengthen Burma’s private sector, benefit its citizens, and ultimately loosen the military’s control over the economy and the civilian government. The wrong investment would do the opposite – entrenching a new oligarchy and setting back Burma’s development for decades. For this reason, I’m not convinced that U.S. companies should be permitted to do business at this time with state-owned firms in Burma that are still dominated by the military.


Chúng ta cũng phải thiết lập các chuẩn mực mang tính nguyên tắc, và cả ràng buộc về trách nhiệm cho các hoạt động kinh doanh của Mỹ ở Miến Điện. Bà Aung San Suu Kyi đã nêu ra những điều phân biệt giữa các loại đầu tư đúng và sai. Đầu tư đúng đắn sẽ đẩy mạnh khu vực kinh tế tư nhân ở Miến Điện, mang lại lợi ích cho người dân Miến, và cuối cùng là nới lỏng sự kiểm soát của quân đội đối với nền kinh tế và chính phủ dân sự. Đầu tư sai lầm thì sẽ đi ngược lại, tạo ra một tập đoàn chính trị mới và đẩy lùi sự phát triển của Miến Điện trong nhiều thập kỷ. Vì lý do đó, tôi tin rằng vào lúc này các công ty Mỹ không nên được cấp giấp phép làm ăn với các công ty chính phủ Miến Điện, hiện vẫn còn do quân đội điều hành.




U.S. businesses will never win a race to the bottom with some of their Asian, or even European, competitors. And they shouldn’t try. Rather, they should align themselves with Aung San Suu Kyi and the Burmese people – who want the kinds of responsible investment, high labor and environmental standards, and support for human rights and national sovereignty that define American business at its best. Our goal should be to set the global standard for corporate social responsibility in Burma – a standard that we, as well as Aung San Suu Kyi, could use to pressure others to follow our lead, and that could become the basis for new Burmese laws.


Cách doanh nghiệp Hoa Kỳ sẽ không bao giờ thắng trong một cuộc đua ngược dòng với một số đối thủ cạnh tranh ở châu Á, và ngay cả châu Âu. Không nên cố đua như vậy. Thay vào đó, họ nên hợp tác với bà Aung San Suu Kyi và người dân Miến Điện, những người muốn sự đầu tư có trách nhiệm, tiêu chuẩn lao động và môi trường cao, và ủng hộ nhân quyền và chủ quyền quốc gia, được xác định làm ăn với người Mỹ là tốt nhất. Mục tiêu của chúng ta là thiết lập các tiêu chuẩn toàn cầu về trách nhiệm xã hội cho các tập đoàn công ty ở Miến Điện, một tiêu chuẩn mà chúng ta, cũng như bà Aung San Suu Kyi, có thể dùng để áp lực lên những công ty khác làm theo chúng ta, và điều đó có thể trở thành cơ sở cho luật pháp mới Miến Điện.


These are all undoubtedly large challenges, and they will require all of us to set aside political bickering and point-scoring in order to advance some of our most vital national security interests. I am confident we can come together and do this. I’m confident that the prophets of American decline can once again be proved wrong. And I will tell you why – because even as we work to sustain the supply of American power, the demand for American power in Asia has never been greater.


Những thách thức này chắc chắn là lớn, và nó đòi hỏi tất cả chúng ta phải đặt những tranh cãi chính trị và ghi điểm sang một bên, để thúc đẩy một số lợi ích an ninh quốc gia quan trọng nhất của chúng ta. Tôi tin tưởng rằng chúng ta có thể ngồi lại với nhau và làm điều này. Tôi tin rằng các tiên đoán về suy sụp của Mỹ một lần nữa được chứng minh là sai. Và tôi sẽ cho quý vị biết lý do tại sao – bởi vì ngay cả khi chúng ta làm việc để giữ vững sức mạnh của Mỹ, nhu cầu về sức mạnh quân sự của Mỹ ở châu Á chưa bao giờ lớn hơn như bây giờ.


For example, on my last visit to Burma, I met with the president. He had most of his cabinet there, and after the meeting, I walked over to shake their hands. As I went down the line, one of them said: “Fort Leavenworth, 1982.” Then another said: “Fort Benning, 1987.” And it went on like that. And I realized: Many of these guys were former military officers who had been part of our military exchange programs prior to our severing relations with the Burmese military. Even after all this time, all of our troubled history, they remembered America fondly, and they wanted to get closer to the United States once again.

Ví dụ, trong chuyến đi thăm Miến Điện vừa rồi, tôi đã gặp tổng thống Miến. Hầu hết các thành viên trong nội các của ông cũng có mặt ở đó, và sau cuộc họp, tôi bước tới bắt tay họ. Khi tôi đi xuống, một người trong số họ đã nói: “Fort Leavenworth, 1982″. Rồi một người khác nói: “Fort Benning, 1987″. Và cứ tiếp tục như thế. Tôi nhận ra rằng: nhiều người trong số những người này là các cựu sĩ quan quân đội, những người đã tham gia vào các chương trình trao đổi quân sự của chúng ta, trước khi chúng ta cắt đứt quan hệ với quân đội Miến Điện. Ngay cả sau một thời gian như thế, đã trải qua giai đoạn lịch sử sóng gió như thế, nhưng họ vẫn nhớ đến Mỹ một cách trìu mến, và họ muốn được gần gũi hơn với Mỹ.


Take another example: Why are dissidents and asylum seekers in China running to the American embassy when they fear for their safety? They aren’t going to the Russian embassy, or the South African embassy, or even European embassies. Why is that? Is it because we are powerful? Surely, but other nations also have great power. Is it because we are a democracy that stands for the equal rights and dignity of all people? Certainly, but these values are not ours alone.


Một ví dụ khác: Vì sao các nhà bất đồng chính kiến và người xin tị nạn ở Trung Quốc lại chạy vào Đại Sứ quán Mỹ, khi sự an toàn của họ bị đe dọa? Họ không chạy vào Đại Sứ quán Nga, hay Đại Sứ quán Nam Phi, hay thậm chí các đại sứ quán châu Âu. Vì sao vậy? Bởi vì chúng ta mạnh? Chắc chắn, nhưng các nước khác cũng là những cường quốc. Phải chăng vì chúng ta là một nước dân chủ, bênh vực cho các quyền bình đẳng và nhân phẩm của tất cả mọi người? Chắc chắn là như thế, nhưng các giá trị này là không phải chỉ có mỗi chúng ta có.


So then why is it?

In short, it is because we marry our great power and our democratic values together, and we act on this basis. It’s because, among the community of nations, America still remains unique – exceptional – a democratic great power that uses its unparalleled influence not just to advance its own narrow interests, but to further a set of transcendent values. Above all, this is why so many countries in Asia and elsewhere are drawn to us – because we put our power into the service of our principles. This is why, during my repeated travels through Asia, I meet person after person, leader after leader, who wants America to be their partner of choice. They don’t want less of America. They want more – more of our trade, more of our diplomatic support, and yes, more of our military assistance and cooperation.

Vậy thì vì lý do gì?

Tóm lại, đó là vì chúng ta ràng buộc sức mạnh vĩ đại và các giá trị dân chủ của chúng ta lại với nhau, và chúng ta hành động dựa trên cơ sở này. Đó là vì, trong cộng đồng các quốc gia, thì nước Mỹ vẫn là nước độc nhất – một nước đặc biệt – một cường quốc dân chủ, sử dụng ảnh hưởng chưa từng có không chỉ để nâng cao lợi ích hẹp hòi của mình, mà còn đẩy mạnh một loạt các giá trị siêu việt. Trên hết, đây là lý do vì sao rất nhiều nước ở châu Á và ở những nơi khác bị chúng ta hấp dẫn – bởi vì chúng ta đem sức mạnh của chúng ta vào phục vụ cho những nguyên tắc của chúng ta. Đó là lý do tại sao, trong các chuyến đi của tôi đến châu Á, tôi đã gặp hết người này đến người, hết lãnh đạo này đến lãnh đạo khác, những người muốn chọn Mỹ làm đối tác. Họ không muốn ít mà họ muốn nhiều hơn nữa từ Mỹ – thương mại nhiều hơn, hỗ trợ ngoại giao của chúng ta nhiều hơn, và hỗ trợ quân sự và hợp tác của chúng ta nhiều hơn.


At a time when most Americans say they are losing faith in our government, we should remember that there are millions of people in the world, especially in the Asia-Pacific region, who still believe in the United States, and who still want to live in a world shaped by American power, American values, and American leadership. With so many people counting on us – and by no means counting us out – the least we can do is endeavor to be worthy of the high hopes they still have in us.

Và vào lúc mà hầu hết người Mỹ nói rằng, họ đang mất niềm tin vào chính phủ của chúng ta, chúng ta nên nhớ rằng, có hàng triệu người trên thế giới, đặc biệt ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương, những người này vẫn còn tin tưởng vào Hoa Kỳ, và họ vẫn muốn sống trong một thế giới được định hình bởi sức mạnh của Mỹ, các giá trị Mỹ, và sự lãnh đạo của Mỹ. Với rất nhiều người đang trông cậy vào chúng ta – và không có cách nào để loại chúng ta ra ngoài – ít nhất chúng ta có thể làm là nỗ lực hơn nữa để xứng đáng với sự kỳ vọng mà họ đặt vào chúng ta.

John McCain is the senior U.S. Senator from Arizona and Ranking Member of the Senate Armed Services Committee. This article is based on remarks delivered at the Center for Strategic and International Studies in Washington, DC this month.
Ông John McCain là Thượng nghị sĩ cao cấp của Mỹ từ bang Arizona và là thành viên cao cấp của Ủy ban Quân vụ Thượng viện. Bài viết này dựa trên bài phát biểu của ông tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế ở Washington, DC trong tháng này.




Translated by Dương Lệ Chi











Ghi chú: Để hiểu đoạn này, cần hiểu bối cảnh cắt giảm ngân sách ở Mỹ. Đề nghị đưa ra là sẽ cắt 1.200 tỉ trong 10 năm tới. Trong khi Đảng Cộng hòa muốn cắt ngân sách liên quan đến các chương trình xã hội (non-security programs), thì Đảng Dân chủ muốn cắt ngân sách liên quan đến các chương trình an ninh (security programs), như ngân sách quốc phòng. Cả hai đảng không thể đi đến một thỏa thuận, nên theo luật mới ra cách đây không lâu là sẽ tự động cắt, nghĩa là sẽ chia đều ra, mỗi bên bị cắt phân nửa, non-security programs: 600 tỉ và security programs: 600 tỉ, trong đó, ngân sách quốc phòng có thể bị cắt 500 tỉ.

Ông John McCain thuộc Đảng Cộng hòa và đã từng là một sĩ quan hải quân, dĩ nhiên là ông phản đối việc cắt giảm ngân sách quốc phòng. Ông nói: “Một số vị trong quốc hội đã đưa ra đề nghị tránh chuyện tự động cắt giảm ngân sách quốc phòng theo luật định, nhưng chúng ta không có được độc quyền về những ý kiến hay”. Câu này có nghĩa là, ông cho chuyện không ủng hộ cắt giảm ngân sách quốc phòng của những người trong quốc hội là ý kiến hay, bởi vì đó cũng là ý kiến của ông.


http://the-diplomat.com/2012/05/22/why-asia-wants-america/?all=true

No comments:

Post a Comment

your comment - ý kiến của bạn