MENU

BILINGUAL BLOG – BLOG SONG NGỮ ANH VIỆT SHARE KNOWLEGE AND IMPROVE LANGUAGE

--------------------------- TÌM KIẾM TRÊN BLOG NÀY BẰNG GOOGLE SEARCH ----------------------------

TXT-TO-SPEECH – PHẦN MỀM ĐỌC VĂN BẢN

Click phải, chọn open link in New tab, chọn ngôn ngữ trên giao diện mới, dán văn bản vào và Click SAY – văn bản sẽ được đọc với các thứ tiếng theo hai giọng nam và nữ (chọn male/female)

- HOME - VỀ TRANG ĐẦU

CONN'S CURENT THERAPY 2016 - ANH-VIỆT

150 ECG - 150 ĐTĐ - HAMPTON - 4th ED.

VISUAL DIAGNOSIS IN THE NEWBORN

Friday, May 4, 2012

Sea Change Biển Động




Sea Change
Biển Động
Dialog between Ted Galen Carpentier and Robert Kaplan
Đối thoại giữa Ted Galen Carpentier và Robert Kaplan
The Cato Institute's Ted Galen Carpenter asks whether the United States can afford the naval confrontation with China envisioned by Robert Kaplan.
Viện Cato của Ted Galen Carpenter hỏi liệu Hoa Kỳ có thể đủ khả năng đối đầu hải quân với Trung Quốc theo hình dung của Robert Kaplan.
NOVEMBER 2011
11/2011
Ted Galen Carpentier nêu câu hỏi
Robert D. Kaplan's often incisive analysis of the current and prospective geostrategic rivalry in the South China Sea ("The South China Sea Is the Future of Conflict," September/October 2011) suffers from three deficiencies.
Sự phân tích thường là sâu sắc của Robert D. Kaplan về sự cạnh tranh địa chiến lược hiện nay và trong tương lai trên Biển Đông [nguyên văn: Biển Nam Trung Hoa] (như trong bài “Biển Đông là tương lai của sự xung đột”, tháng 9/tháng 10 năm 2011) vấp phải ba khuyết điểm.
First, Kaplan says surprisingly little about how such East Asian powers as Japan and South Korea are likely to respond to the looming prospect of a Chinese bid for hegemony.
Một là, Kaplan bàn quá ít về khả năng các cường quốc châu Á như Nhật Bản và Nam Hàn phản ứng lại một viễn cảnh đang xuất hiện là Trung Quốc ra sức trở thành một bá quyền.
A second deficiency is his comparison of China's projection of power in the South China Sea today to the United States' drive to make the Caribbean a U.S. lake in the early 20th century. The United States had no credible competitors in the Western Hemisphere capable of thwarting its ambitions. China faces a more challenging environment. Japan and India are credible competitors, and Indonesia has the potential to achieve that status.
Khuyết điểm thứ hai là sự so sánh của ông về sự bành trướng lực lượng hiện nay của Trung Quốc trên Biển Đông với tham vọng của Hoa Kỳ trong nỗ lực biến Biển Caribbean thành một cái hồ của Mỹ vào đầu Thế kỷ XX. Vào lúc đó, Mỹ không có một đối thủ đáng kể trong khu vực Tây Bán Cầu đủ khả năng chặn đứng tham vọng của Mỹ. Trung Quốc đang đối mặt với một môi trường đầy thách đố hơn nhiều. Nhật Bản và Ấn Độ là những đối thủ có thực lực, và Indonesia có tiềm năng đạt tư thế đó.
The third problem is Kaplan's prescription for the United States. His conclusion that the optimal situation is a U.S. air and naval presence at approximately the current level creates an incentive structure that inhibits the development of an East Asian balance of power.
Vấn đề thứ ba nằm trong đơn thuốc mà Kaplan kê ra cho Mỹ. Kết luận của ông, rằng tình hình tối ưu là một sự hiện diện không và hải quân của Mỹ ở mức tương đương với hiện nay, sẽ tạo ra một cấu trúc không mấy khuyến khích cho sự phát triển một thế quân bình lực lượng tại Đông Á.
Countries like Japan, South Korea, and Taiwan woefully underinvest in their own defenses because they believe that they can rely indefinitely on U.S. protection. Given America's own fiscal woes and its excessive commitments in other regions, their expectation may prove to be more illusion than substance in the coming decades. If Washington wants to complicate Beijing's strategic calculations in the South China Sea and elsewhere, it needs to change the incentive structure so that China's logical competitors realize that they must put forth more serious efforts. Kaplan's insistence on preserving the current oversized U.S. military presence in the Western Pacific would encourage the continuation of an unhealthy security dependence.
Những nước như Nhật Bản, Nam Hàn, và Đài Loan đang đầu tư vào nỗ lực quốc phòng ở mức ít ỏi đến thảm hại chỉ vì họ tin tưởng rằng họ có thể mãi mãi dựa vào sự che chở của Mỹ. Trong tình hình Mỹ đang gặp phải những khốn đốn về ngân sách và có những cam kết quá đáng ở những vùng khác, những kỳ vọng của các đồng minh châu Á có thể hoá ra ảo vọng hơn là có đủ thực chất trong những thập niên tới. Nếu Washington muốn tạo rắc rối cho những tính toán chiến lược của Bắc Kinh trong Biển Đông và những nơi khác, nó cần phải thay đổi cơ cấu thúc đẩy (incentive structure) nhằm khuyến khích các đối thủ chính của Trung Quốc phải có những nỗ lực nghiêm chỉnh hơn trước. Việc Kaplan đòi hỏi Mỹ duy trì sự hiện diện quân sự quá lớn hiện nay tại Tây Thái Bình Dương chỉ khuyến khích kéo dài sự lệ thuộc an ninh thiếu lành mạnh của các đồng minh châu Á mà thôi.
TED GALEN CARPENTER
Senior Fellow
The Cato Institute
Washington, D.C.
Robert D. Kaplan replies:
It is a pleasure to be engaged by Ted Galen Carpenter, whose own incisive analyses about subjects as diverse as Mexico and East Asia I read regularly.
TED GALEN CARPENTER
Hội viên cấp cao
Viện Cato
Washington, D.C.
Robert D. Kaplan trả lời
Tôi hân hạnh được đối thoại với Ted Galen Carpenter, một người có những bài phân tích sâu sắc liên quan những đề tài đa dạng như Mexico và Đông Á mà tôi thường đọc.
Carpenter asks a serious question: If wealthy countries such as South Korea and Japan do not do more in their own military defense, why should American taxpayers pick up the burden? I am in agreement that hundreds of billions of dollars could be saved from our defense budget through various means, but I do not agree that this should be done by reducing the presence of carrier strike groups in the Western Pacific.
Carpenter nêu lên một câu hỏi rất nghiêm chỉnh: Nếu những nước giàu có như Nam Hàn và Nhật Bản không tăng cường nỗ lực quốc phòng của chính họ, thì tại sao người đóng thuế tại Mỹ phải đưa vai gánh lấy trách nhiệm của họ? Tôi đồng ý rằng chúng ta có thể tiết kiệm hàng trăm tỷ Mỹ kim trong ngân sách quốc phòng bằng nhiều phương tiện khác nhau, nhưng tôi không đồng ý làm việc này bằng cách cắt giảm sự hiện diện của những toán tàu sân bay chiến đấu của chúng ta trong vùng Tây Thái Bình Dương.
It is an exaggeration to say that East Asian nations are simply not rising to the challenge that China's military poses. I write these lines from Vietnam, where I can tell you that, as the Australian analyst Desmond Ball writes, East Asia is in the midst of an "action-reaction" arms race, rather than a more benign general defense buildup. South China Sea nations are enlarging their submarine fleets, even as South Korea and Japan continue to modernize their own navies in reaction to what China is doing.
Quả là nói quá đáng khi cho rằng các nước Đông Á không chịu đứng dậy để trả lời sự thách thức mà quân đội Trung Quốc đang đặt ra. Tôi viết những dòng này từ Việt Nam, tại đây tôi có thể nói với bạn rằng – như nhà bình luận Úc Desmond Ball đã viết – Đông Á đang ở vào giữa một cuộc chạy đua vũ trang “có tác động qua lại”, chứ không phải chỉ là một cuộc xây dựng khả năng quốc phòng lành mạnh chung chung. Các nước chung quanh Biển Đông đang phát triển các đội tàu ngầm của họ, thậm chí trong lúc Nam Hàn và Nhật Bản tiếp tục hiện đại hoá hải quân của họ để phản ứng lại các hành động của Trung Quốc.
Carpenter seems willing to bet that if we do less, East Asian countries will do more. But that may not be the case, since all these countries have no choice but to accept China as their biggest trading partner. It is the very combination of China's economic might, rising military strength, demographic heft, and geographical proximity that could force a form of Finlandization on countries of East Asia were the United States to reduce its naval and air presence.
Carpenter có vẻ muốn đánh cuộc rằng nếu chúng ta làm ít lại, thì các nước Đông Á sẽ làm nhiều hơn. Nhưng thực tế có thể không phải như vậy, vì tất cả các nước này không còn cách nào khác hơn là phải chấp nhận Trung Quốc như một đối tác thương mại lớn nhất. Chính sự kết hợp nhiều yếu tố như sức mạnh kinh tế, sức mạnh quân sự đang gia tăng, khối dân số khổng lồ, và vị trí địa lý sát nách của Trung Quốc có thể áp đặt lên các nước Đông Á một dạng thức trung lập dưới ảnh hưởng của Trung Quốc nếu Mỹ cắt giảm sự hiện diện hải quân và không quân ở đây.
I am all for leveraging like-minded others to do more in their own defense so as to reduce our own burden; but it cannot be done by forcing an either-or decision on them. It is precisely our willingness to keep our own forces at adequate strength that is encouraging smaller countries of the region to enlarge or at least modernize their own militaries. On another matter, while the differences between the South China Sea and the Caribbean are real, it is the similarities that are fascinating and therefore worth recording.
Tôi đồng ý khuyến khích các quốc gia cùng lý tưởng với chúng ta cần phải hành động nhiều hơn nữa để tự bảo vệ lấy mình nhằm giảm bớt gánh nặng của chúng ta; nhưng việc này không thể được thực hiện bằng cách bắt buộc họ phải quyết định thế này, nếu không thì phải chịu hậu quả thế kia (an either-or decision). Chính quyết tâm duy trì sức mạnh hùng hậu của các lực lượng quân sự Mỹ đang khích lệ các nước nhỏ trong khu vực phát triển hay ít ra hiện đại hoá quân đội của họ. Trên một khía cạnh khác, mặc dù có sự khác biệt giữa Biển Đông và Biển Caribbean, nhưng chính những sự giống nhau của chúng đang có sức thu hút và vì vậy đáng ghi nhận.
Translated by TNC
http://www.foreignpolicy.com/articles/2011/10/11/sea_change

No comments:

Post a Comment

your comment - ý kiến của bạn