MENU

BILINGUAL BLOG – BLOG SONG NGỮ ANH VIỆT SHARE KNOWLEGE AND IMPROVE LANGUAGE

--------------------------- TÌM KIẾM TRÊN BLOG NÀY BẰNG GOOGLE SEARCH ----------------------------

TXT-TO-SPEECH – PHẦN MỀM ĐỌC VĂN BẢN

Click phải, chọn open link in New tab, chọn ngôn ngữ trên giao diện mới, dán văn bản vào và Click SAY – văn bản sẽ được đọc với các thứ tiếng theo hai giọng nam và nữ (chọn male/female)

- HOME - VỀ TRANG ĐẦU

CONN'S CURENT THERAPY 2016 - ANH-VIỆT

150 ECG - 150 ĐTĐ - HAMPTON - 4th ED.

VISUAL DIAGNOSIS IN THE NEWBORN

Sunday, May 27, 2012

In China, Fear at the Top Tại Trung Quốc, Nỗi Sợ Trên cao




In China, Fear at the Top

Tại Trung Quốc, Nỗi Sợ Trên cao

By RODERICK MacFARQUHAR
May 20, 2012

RODERICK MacFARQUHAR
20/5/2012

The New York Times
The New York Times

IN the heyday of the Soviet era, Communist leaders were described by the dissident Yugoslav theorist Milovan Djilas as the “New Class,” whose power lay not in ownership of wealth but in control of it: all the property of the state was at their beck and call. There was the apocryphal but appropriate story of Brezhnev’s showing his humble mother around his historic office, his magnificent collection of foreign luxury cars and his palatial dacha with its superb meals, and asking for her impressions — to which she replied: “It’s wonderful, Leonid, but what happens if the Bolsheviks come back?”

Vào những ngày vàng son nhất của thời đại Sô Viết, nhà chống đối và lý thuyết gia Nam Tư Milovan Djilas mô tả các nhà lãnh đạo cọng sản như là một “Giai Cấp Mới” mà quyền lực không nằm trong sự sở hửu tài sản nhưng trong việc họ quản lý được chúng: mọi tài sản quốc gia đều nằm trong tay họ để họ tùy tiện xử dụng. Ở đây, có thể kể một câu chuyện u uẩn nhưng thích hợp. Chuyện kể rằng (Tổng Bí Thư ĐCS Nga) Brezhnev đưa bà mẹ, một người đàn bà khiêm tốn, đi xem văn phòng làm việc lịch sử của ông ta, bộ sưu tầm tuyệt vời các xe sang trọng và nhà nghỉ mát với các bữa ăn tráng lệ, và khi ông hỏi mẹ có cảm tưởng gì – bà ta đã trả lời: “thât là tuyệt vời, Leonid ạ, nhưng nhỡ mà bọn Bolshevik trở lại thì làm sao đây?”


But if even a fraction of the stories about the wealth and lifestyles of China’s “princelings” — the descendants of Mao’s revolutionary generation — are to be believed, China’s New Class wants not only control, but also ownership. Few of China’s netizens are likely to believe that Bo Xilai, the Politburo member and party boss of the mega-city of Chongqing who was ousted in March on corruption charges, was an aberration.

Dù ta có cho rằng chỉ một phần nhỏ các câu chuyện về sự giàu có và lối sống của các “hoàng tử con” Trung Quốc – hậu duệ của thế hệ đã cùng làm cách mạng với Mao - là khả tín, Giai Cấp Mới Trung Quốc không những chỉ muốn kiểm soát, mà còn muốn sở hửu. Ít có cư dân mạng nào tại Trung Quốc lại có thể tin rằng ông Bạc Hy Lai, Ủy Viên Bộ Chính Trị và thủ lãnh đảng tại thành phố Trùng Khánh vừa bị hạ bệ vào tháng ba vì bị cáo buộc là tham nhũng, là một điều sai lầm.

Why has ownership of wealth become so important for the Chinese elite? And why have so many Chinese leaders sent their children abroad for education? One answer surely is that they lack confidence about China’s future.

Tại sao việc sở hửu tài sản trở thành quan trọng đến mức đó đối với các nhân vật ưu tú đang lãnh đạo Trung Quốc? Và tại sao lại có quá nhiều nhà lãnh đạo Trung Quốc cho con cái đi học nước ngoài? Một câu trả lời cho câu hỏi đó phải là: họ thiếu tin tưởng vào tuơng lai Trung Quốc.

This may seem strange, given that the Chinese have propelled their country into the top ranks of global economic powerhouses over the past 30 years. There are those who predict a hard landing for an overheated economy — where growth has already slowed — but the acquisition of wealth is better understood not just as an economic cushion, or as pure greed, but as a political hedge.


Đây có thể là một điều khó hiểu, vì trong vòng 30 năm qua, người Trung Quốc đã thúc đẩy nước họ trở nên một trong những nước hùng mạnh nhất về mặt kinh tế trên thế giới. Có người đang tiên đoán một nền kinh tế nung nóng quá mức sẽ ngã nặng – khi mà tăng suất đã chậm lại – nhưng có một cách hay hơn để giãi thích việc thu gom tài sản đó: đó chính là một rào chắn phòng ngừa các rủi ro chính trị, thay vì chỉ là một biện pháp nhằm giảm thiểu các rủi ro kinh tế, hay chỉ là lòng tham thuần tuý mà thôi.


China’s Communist leaders cling to Deng Xiaoping’s belief that their continuance in power will depend on economic progress. But even in China, a mandate based on competence can crumble in hard times. So globalizing one’s assets — transferring money and educating one’s children overseas — makes sense as a hedge against risk. (At least $120 billion has been illegally transferred abroad since the mid-1990s, according to one official estimate.)

Các nhà lãnh đạo cọng sản Trung Quốc bám víu vào niềm tin của Đạng Tiểu Bình theo đó các tiến bộ về mặt kinh tế quyết định quyền tiếp tục cai trị đất nước của họ. Nhưng chính ngay tại Trung Quốc, việc được ủy thác quyền cai trị đất nước dựa trên tài cán vẫn có thể sụp đổ khi thời thế trở nên khó khăn. Do đó, việc toàn cầu hóa tài sản –chuyển tiền ra nước ngoài và cho con cái du học – là một biện pháp hợp lý nhằm giảm thiệu các rủi ro. (Từ giửa thập niên 1990, theo ước tính chính thức, trên 120 tỷ dồng đô la đã được chuyển ra nước ngoài một cách bất hợp pháp.)

Mao and his colleagues had a self-confidence born of many factors: triumph in civil war; a well-organized party apparatus; a Marxist-Leninist ideological framework, the road map to a socialist future; and the bulwark of the victorious People’s Liberation Army. Today, more than 60 years after the civil war, only the P.L.A. looks somewhat the same, and the self-confidence is fraying.

Mao và các đồng nghiệp đã tự tin vì nhiều lý do: họ đã chiến thắng trong chiến tranh, có một bộ máy đảng có tổ chức tốt, có một khung ý thức hệ trong học thuyết Mác-Lê, có một lộ trình tiến lên một tương lai xã hội chủ nghĩa, và có một Quân Đội Nhân Dân đắc thắng đóng vai trò thành lủy bão vệ họ. Ngày nay, 60 năm sau cuộc nội chiến, chỉ có QDND là còn như xưa trong chừng mực nào đó, và niềm tự tin thì đang bị cọ sờn dần.

The denunciations of party leaders and officials by the Red Guards during the Cultural Revolution undermined the party’s authority and legitimacy. The party’s insecurity was accentuated by Deng’s rejection (in practice) of Marxism-Leninism. The cloak of ideological legitimacy was abandoned in the race for growth.

Việc Hồng Vệ Binh tố cáo các nhà lãnh đạo đảng và các quan chức nhà nước trong cuộc Cách Mạng Văn Hoá đã làm suy yếu uy quyền và tính hợp pháp của đảng. Nỗi âu lo bất ổn của đảng đậm nét hơn khi ông Đặng (về mặt thực hành) chối bỏ chủ nghĩa Mác-Lê. Cái áo choàng kín ý thức hệ mang lại cho đảng tính hợp pháp đã bị bỏ rơi phía sau trong cuộc chạy đua theo tăng trưởng.

Today, the party’s 80 million members are still powerful, but most join the party for career advancement, not idealism. Every day, there are some 500 protests, demonstrations or riots against corrupt or dictatorial local party authorities, often put down by force. The harsh treatment that prompted the blind human-rights advocate Chen Guangcheng to seek American protection is only one of the most notorious cases. The volatile society unleashed against the state by Mao almost 50 years ago bubbles like a caldron. Stories about the wealth amassed by relatives of party leaders like Mr. Bo, who have used their family connections to take control of vast sectors of the economy, will persuade even loyal citizens that the rot reaches to the very top.

Vào lúc này, 80 triệu đảng viên của đảng vẫn còn có quyền lực, nhưng đa số những người này vào đảng vì lý do họ muốn thăng quan tiến chức chứ không phải vì lý tuởng. Mổi ngày, có khoảng 500 cuộc chống đối, biểu tình, hay rối loạn chống lại các nhà lãnh đạo đảng thối nát hay chuyên quyền tại các địa phương, các cuộc biểu dương này thường bị triệt hạ bằng vũ lực. Việc ông Trần Trung Thành, một nhà tranh đấu nhân quyền mù, đã tìm đến người Mỹ xin che chở vì bị ngược đãi thậm tệ chỉ là một trong những trường hợp nổi bật nhất. Việc xã hội (Trung Quốc) vốn dễ bị kích động đã từng được Mao mở dây xích thả ra để chống lại nhà nước 50 năm về trước nay như một cái nồi lớn đang sôi sục sủi bọt. Các mẩu chuyện góp nhặt được về các nguời thân thuộc của các nhà lãnh đạo đảng, như ông Bạc, những người đã dùng các quan hệ gia đình của mình để nắm quyền kiểm soát nhiều khu vực to lớn của nền kinh tế, sẽ thuyết phục được ngay cã những công dân trung thành là sự thối rữa đã lên đến tuyệt đỉnh.

The Bo affair is not just about massive corruption but also succession. Mr. Bo had developed a high-profile “Chongqing model” characterized by crime busting, Maoist singalongs, cheap housing and other welfare provisions. It was a populist, and popular, attempt by a charismatic “princeling,” son of a revolutionary hero, to assert his natural right to ascend to the nine-member Politburo Standing Committee at the 18th Chinese Communist Party Congress later this year. Among the rumors circulating in China is that, once on the committee, Mr. Bo would have tried to replace the party’s incoming general secretary and president agreed to by the outgoing leadership: Xi Jinping.

Việc ông Bạc, ngoài chuyện tham nhũng đại quy mô, còn dính đến quyền thừa kế. Ông Bạc đã thiết kế được một “Mô Hình Trùng Khánh” nổi bật qua các đặc điểm như bài trừ tội ác, hát đồng ca các bài hát thời ông Mao, các căn hộ rẻ tiền, và các quy định khác về phúc lợi. Mô hình đó có đối tượng là quần chúng và đã được quần chúng ưa thích. Mô hình đó cũng là một nổ lực của một “hoàng tử con” có khả năng lôi cuốn, một người con trai của một vị anh hùng cách mạng, muốn khẳng định quyền đương nhiên có của mình để trèo lên chiếm cứ một trong chín cái ghế trong Ban Thường Vụ Bộ Chính Trị trong kỳ đại hội Đảng Cọng Sản Trung Quốc vào cuối năm sắp đến. Theo các tin đồn đang lưu truyền tại Trung Quốc, nguời ta nói là một khi ông Bo đã chen chân vào đuợc Ban Thường Vụ , ông sẽ tìm cách thay thế người mà ban lảnh đạo sắp rút lui đã chọn vào chức vụ Tổng Bí Thư đảng và Tổng Thống: ông Tập Cận Bình.

Mao, who died in 1976, hand-picked his successor. Deng, who died in 1997, blessed Jiang Zemin and Hu Jintao to follow him. Mr. Hu, not being a revolutionary hero like Mao or the godfather of economic reform like Deng, did not have the prestige to appoint his successor. The low-key Mr. Xi, a princeling like Mr. Bo, emerged as a result of jostling behind closed doors. Lacking institutional legitimacy and a laying of hands by an elder, he might have looked an easy target to an ambitious Mr. Bo.

Mao, chết năm 1976, đã đích thân chọn người kế vị. Đặng, chết năm 1997, đã ban phép lành cho Giang Trạch Dân và Hồ Cầm Đào kế vị ông ta. Ông Hồ, vì không phải là một anh hùng cách mạng như Mao hay là một người cha đở đầu đổi mới kinh tế như Đặng, đã không có đủ uy tín để bổ nhiệm người kế vị. Ông Tập, một người không cao ngạo, một hoàng tử con như ông Bạc, nổi lên sau các cuộc tranh hậu trường kín cửa. Vì không có sự hậu thuẫn của các định chế và vì không được được một thái thượng hoàng ban phép lành, có thể ông ta đã được một ông Bạc đầy tham vọng đáng giá như là một con mồi dể nuốt.

In the months ahead, party leaders will use every propaganda tool to dissipate the damage inflicted on leadership unity, party discipline and national “harmony” by the Bo debacle. They might divert criticism from Bo by depicting his allegedly murderous wife as China’s Lady Macbeth. But members of China’s New Class will still worry that the revelations about elite corruption have exposed them to the danger of the Bolsheviks coming back.

Trong những tháng sắp đến, các nhà lãnh đạo đảng sẽ dùng mọi dụng cụ tuyên truyền nhằm hoá giải các thiệt hại mà tai họa Bạc Hy Lai đã mang lại cho tình đoàn kết và kỹ luật đảng, và sự “hài hòa” toàn quốc. Có thể họ sẽ chuyển hướng các phê bình về vụ bạc Hy Lai bằng cách mô tả bà vợ của ông ta như là một Công Nương McBeth của Trung Quốc. Nhưng các thành viên của Giai Cấp Mới của Trung Quốc vẩn sẽ còn âu lo vì các tiết lộ về sự tham nhũng và thối nát của giai cấp lãnh đạo đã cho họ thấy được hiểm họa khi các người Bolshevik trở về.

Roderick MacFarquhar, a professor of government at Harvard, is a co-author of “Mao’s Last Revolution.”
Roderick MacFarquhar, một giáo sư chính phủ học tại Đại học Harvard, là đồng tác giả của "cuộc cách mạng cuối cùng của Mao".


http://www.nytimes.com/2012/05/21/opinion/in-china-fear-at-the-top.html?_r=1&ref=contributors

No comments:

Post a Comment

your comment - ý kiến của bạn