MENU

BILINGUAL BLOG – BLOG SONG NGỮ ANH VIỆT SHARE KNOWLEGE AND IMPROVE LANGUAGE

--------------------------- TÌM KIẾM TRÊN BLOG NÀY BẰNG GOOGLE SEARCH ----------------------------

TXT-TO-SPEECH – PHẦN MỀM ĐỌC VĂN BẢN

Click phải, chọn open link in New tab, chọn ngôn ngữ trên giao diện mới, dán văn bản vào và Click SAY – văn bản sẽ được đọc với các thứ tiếng theo hai giọng nam và nữ (chọn male/female)

- HOME - VỀ TRANG ĐẦU

CONN'S CURENT THERAPY 2016 - ANH-VIỆT

150 ECG - 150 ĐTĐ - HAMPTON - 4th ED.

VISUAL DIAGNOSIS IN THE NEWBORN

Saturday, May 5, 2012

High Noon in Beijing Thế thượng phong tại Bắc Kinh



High Noon in Beijing

Thế thượng phong tại Bắc Kinh

Walter Russell Mead
The American Interest, 30 April 2012

Walter Russell Mead
The American Interest, 30/4/2012

Secretary of State Hillary Clinton will be arriving in Beijing at perhaps the diciest moment in US-China relations since Richard Nixon reached out to shake Chou Enlai’s hand on his historic visit to what American conservatives then still called Red China.
Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton sẽ đến Bắc Kinh có lẽ vào thời điểm gay cấn nhất trong quan hệ Mỹ-Trung kể từ khi Richard Nixon bắt tay Chu Ân Lai trong chuyến viếng thăm lịch sử tại một quốc gia mà nhiều người Mỹ bảo thủ lúc bấy giờ còn gọi là Trung Hoa Đỏ.

Last fall, the Obama administration pulled off a diplomatic revolution in maritime Asia — the coastal and trading states on and around the Asian mainland that stretch in an arc from Korea and Japan, down to Australia and Indonesia, and sweep around through southeast Asia to India and Sri Lanka. Via Meadia has been following this story closely; it is the biggest geopolitical event since 9/11 and, while it builds on a set of US policies that go back at least as far as the Clinton administration and were further developed in the Bush years, the administration’s mix of policies represent a decisive turning point in 21st century Asian history.

Mùa Thu vừa qua, chính quyền Obama đã thực hiện một cuộc cách mạng ngoại giao ngoạn mục trong khu vực biển châu Á – gồm các quốc gia duyên hải và đối tác thương mại trên và chung quanh lục địa châu Á, tạo thành một vòng cung chạy dài từ Hàn Quốc và Nhật Bản, xuống tận Australia và Indonesia, rồi xuyên qua Đông Nam Á đến tận Ấn Độ và Sri Lanka. Via Meadia [trang blog của Walter Russell Meade] đã và đang chăm chú theo dõi diễn biến này; đây là một biến cố địa chính trị quan trọng nhất kể từ vụ Khủng bố 11/9/2001 và, mặc dù diễn biến này đặt cơ sở trên một loạt chính sách Mỹ chí ít bắt nguồn từ Chính quyền Clinton và được triển khai thêm trong những năm cầm quyền của Bush, nhưng sự kết hợp chính sách của Chính quyền Obama tiêu biểu cho một bước ngoặt quyết định trong lịch sử thế kỷ 21 của châu Á.

The legacy press, still befuddled from drinking too much of the ‘US in decline’ Koolaid so widely peddled in recent years, has still not grasped just how audacious,  risky and above all successful the new strategy is: the United States is building a Pacific entente to counter — though not to contain — the consequences of China’s economic growth and military posture in the region. The US is lending its unequivocal support to the smaller Asian states who have boundary disputes with China in the resource-rich, strategically vital South China Sea. It has announced new deployments of troops and new military agreements as it extends its military network from northeast Asia (Japan, Korea, the Pacific islands) south and east to Australia, Singapore and beyond. It continues to deepen its strategic relation with India — Asia’s other nuclear superpower with a billion plus citizens and a country which openly states that the purpose of its (growing) nuclear arsenal is to balance China.

Báo chí truyền thống, vẫn còn mụ mẫm vì uống quá liều cái gọi là ‘nước Mỹ đang suy yếu’ được rao bán rộng rãi trong những năm gần đây, vẫn chưa nắm bắt được mức độ táo bạo, đầy rủi ro và nhất là mức độ thành công của chiến lược mới này: Mỹ đang xây đắp tình hữu nghị [qua các hiệp định] trong khu vực Thái Bình Dương nhằm đối phó những hậu quả do sự tăng trưởng kinh tế và thế đứng quân sự của Trung Quốc trong khu vực – mặc dù Mỹ không cố tình bao vây ngăn chặn nước này. Mỹ đang công khai hậu thuẫn những nước nhỏ có tranh chấp biên giới với Trung Quốc tại Biển Nam Trung Hoa [Biển Đông] giàu tài nguyên thiên nhiên và có địa vị chiến lược quan trọng. Mỹ đã công bố triển khai nhiều lực lượng quân sự mới và ký kết nhiều hiệp ước quân sự mới trong khi nới rộng mạng lưới quân sự từ Đông Bắc Á (Nhật Bản, Hàn Quốc, và các đảo quốc Thái Bình Dương) xuống phía nam và đông đến Australia, Singapore và xa hơn nữa. Mỹ tiếp tục củng cố quan hệ chiến lược với Ấn Độ – cũng là một siêu cường hạt nhân với dân số trên một tỉ người và là một quốc gia từng công khai tuyên bố rằng kho nguyên tử ngày càng hùng hậu của mình có mục đích quân bình lực lượng với Trung Quốc.

Additionally, the US has launched a new round of trade talks, the Trans-Pacific Partnership, or TPP that will open markets dramatically among a group of Asia-Pacific countries. China has not been invited to join.

Ngoài ra, Mỹ đã phát động một vòng đàm phán thương mại mới, Đối tác Xuyên Thái Bình Dương, hay TTP với mục đích mở rộng thị trường một cách nhanh chóng hơn nữa giữa một nhóm quốc gia châu Á-Thái Bình Dương. Trung Quốc chưa được mời tham gia nhóm này.

These are bold moves. Many China specialists were unnerved as the administration rolled the new policy out last fall, fearing that the US push back would strengthen hardliners in Beijing to commit to a full-on anti-US policy.

Đây là những động thái táo bạo. Nhiều chuyên gia nghiên cứu tình hình Trung Quốc đã lấy làm bực bội khi chính quyền Obama đưa ra chính sách mới này vào mùa Thu năm ngoái. Họ e ngại rằng việc Mỹ cố tình đẩy lùi Trung Quốc sẽ giúp củng cố thêm sức mạnh cho những thành phần cứng rắn tại Bắc Kinh trong việc theo đuổi một chính sách bài Mỹ triệt để hơn.

That hasn’t happened yet, largely because in spite of all the misguided hype about China’s inexorable rise there isn’t actually much Beijing can do about Washington’s new activism. The more it pushes its territorial claims in the South China Sea, the more tightly the other countries will cling to Washington’s skirts. Dumping its dollar hoard would wreck the Chinese economy. Taking a super hard line on Syria and Iran will annoy the Gulf Arabs whose oil keeps China’s factories running. Naval exercises with Russia don’t even impress North Korea, much less cow Washington.


Mối lo ngại này chưa trở thành hiện thực, phần lớn chỉ vì, mặc dù có sự cường điệu sai lầm về sự vươn dậy không ngừng của Trung Quốc, Bắc Kinh vẫn không làm được gì trước những vận động mới của Washington. Bắc Kinh càng đẩy mạnh những tuyên bố chủ quyền của mình trong Biển Nam Trung Hoa [Biển Đông] bao nhiêu thì các quốc gia khác trong khu vực càng bám lấy Mỹ chặt hơn bấy nhiêu. Nếu đem bán đổ trữ lượng đôla có được trong tay, Trung Quốc đương nhiên phá hoại nền kinh tế của mình. Nếu đi theo một đường lối về Syria và Iran siêu cứng rắn [đối với Mỹ], Bắc Kinh sẽ làm phật lòng luôn cả các lãnh đạo Ả-rập vùng Vịnh, mà dầu lửa của họ đang giúp các nhà máy Trung Quốc hoạt động. Việc Trung Quốc tập trận với Nga thậm chí không gây ấn tượng với cả Bắc Hàn, huống hồ làm cho Washington nao núng.


While a formidable power in many respects, and one potentially with a great future, China is simply not a peer competitor of Washington in Asia at this point, and its illusions and pretensions left China uncomfortably exposed when the real world power decided to raise its game in the Pacific Basin.

Mặc dù trên nhiều phương diện Trung Quốc là một cường quốc đáng nể sợ và mang tiềm năng một cường quốc có tương lai huy hoàng, Bắc Kinh chưa phải là một địch thủ cân sức với Washington tại châu Á vào thời điểm này. Những ảo tưởng và khoa trương của Bắc Kinh chỉ phơi bày sự lúng túng của Trung Quốc khi cường quốc đích thực của thế giới [tức Mỹ] hạ quyết tâm nâng trận đấu của mình lên một tầm cao mới trong vùng Lòng chảo Thái Bình Dương.

Fine tuning diplomacy is a difficult thing, especially when adjusting the relations of great powers. Since the administration began to roll out its maritime initiatives last fall, a number of things have happened — some by coincidence, some as unforeseen consequences of steps the US took — that have actually made our China policy much stronger and more effective than planned.

Rà soát chính sách ngoại giao là một điều khó khăn, nhất là khi phải điều chỉnh các mối quan hệ giữa các cường quốc sao cho thích hợp với tình hình. Từ khi Chính quyền Obama bắt đầu triển khai các sáng kiến ngoại giao vào mùa Thu năm ngoái, một số vụ việc đã diễn ra – có vụ việc diễn ra do trùng hợp ngẫu nhiên, có vụ việc chỉ là hậu quả không thấy trước của những bước đi mà Mỹ đã chọn – thực sự khiến cho chính sách Trung Quốc của chúng ta trở nên vững mạnh hơn và có hiệu quả hơn hoạch định.

It is these follow-ons and the coincidences more than our actual Asia policies that make Clinton’s Beijing trip so fraught. Look at what has happened since the new US Asia policy launched last year:

Chính những hậu quả và những trùng hợp ngẫu nhiên này chứ không phải những chính sách châu Á thực sự của chúng ta khiến cho chuyến đi Bắc Kinh sắp tới của Bà Clinton chứa đầy ẩn số. Hãy nhìn vào những gì đã xảy ra kể từ khi chính sách châu Á mới của Mỹ được phát động năm ngoái:

Myanmar, one of China’s only two regional allies, has switched sides, and is working increasingly closely with America’s partners in the Pacific Entente.

Miến Điện, một trong hai đồng minh khu vực duy nhất của Trung Quốc, đã rời bỏ hàng ngũ và đang cộng tác chặt chẽ với những đối tác của Mỹ trong chủ trương Hữu nghị Thái Bình Dương (the Pacific Entente).

The Philippines have taken a highly visible, confrontational posture toward Chinese ‘interlopers’ in waters Manila claims, and have attempted to engage direct US support.

Philippines đã chọn thái độ đối đầu rất rõ ràng đối với ‘bọn xâm lấn’ Trung Quốc trong các tuyên bố chủ quyền lãnh lải của mình và đã toan tính cầu xin hậu thuẫn trực tiếp của Mỹ.

China’s economic growth has slowed and its exporters are experiencing shrinking demand even as labor unrest at home puts new pressure on manufacturers.

Mức tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc đã chậm lại và các công ty xuất khẩu Trung Quốc đang nhận thấy nhu cầu tiêu thụ ở nước ngoài đang suy giảm ngay cả trong lúc các vụ bất ổn lao động trong nước đang tạo thêm sức ép trên các công ty sản xuất.


The Bo Xilai fiasco has exposed the fissures in China’s leadership, destroyed hopes of a smooth power transition and shone a spotlight on entrenched corruption and the conflict and rivalries at the heart of China’s ruling elite.

Vụ Bạc Hi Lai (Bo Xilai) đã phơi bày những rạn nứt trong ban lãnh đạo Trung Quốc, phá tan mọi hi vọng về một cuộc chuyển giao quyền lực suôn sẻ, chiếu ánh sáng soi rọi vào tệ nạn tham nhũng đã ăn sâu vào chế độ và vào cuộc xung đột và những đấu đá đang diễn ra ở trung tâm của giới thống trị chóp bu Trung Quốc.

Now, the daring night time escape of Chen Guangcheng and his race across 500 kilometers to the shelter of the US embassy has both enraged and humiliated China’s government — hours before Secretary Clinton’s scheduled arrival.


Bây giờ, cuộc vượt thoát táo bạo vào ban đêm của Trần Quang Thành và cuộc chạy đua 500 cây số của ông để đến tị nạn tại Sứ quán Mỹ vừa gây bực tức vừa làm nhục chính phủ Trung Quốc – chỉ vài giờ trước khi Ngoại trưởng Clinton đến Bắc Kinh theo thời biểu.


It is a safe bet that some Chinese nationalists, including people high up in various state and military organizations, are shaking with rage and frustration as they contemplate these events. Conspiracy theories popular in some circles associate the US with the Bo Xilai scandal — after all, it was to the US consulate in Chengdu that Wang Lijun fled and where he spilled the beans about the reign of Bo in Chongqing. Chen’s flight to the embassy will further deepen the angry paranoia in some circles; it will seem obvious to some that he could not have made this escape without more help than a handful of dissidents could provide, and the timing is so spectacular that it must be part of some secret, long prepared American scheme. Put these ‘facts’ together with the new American assertiveness in the region, and many serious people in China will draw the conclusion that the US is trying to do to China what it did to the Soviet Union. Furthermore, they will think we are perilously close to success — so close, that any further concessions and retreats must be resisted as a matter of life and death.


Chắc chắn rằng một số người Trung Quốc có tinh thần dân tộc chủ nghĩa, kể cả các nhân vật có quyền cao chức trọng trong các tổ chức nhà nước và quân đội đang run lên cầm cập vì giận dữ và thất vọng khi chứng kiến những biến cố này. Các giả thuyết âm mưu đang phổ biến trong vài giới xã hội cho rằng có bàn tay của Mỹ trong vụ Bạc Hi Lai – dẫu sao, chính lãnh sự quán Mỹ tại Thành Đô là nơi [Giám đốc Công an Trùng Khánh] Vương Lập Quân đã chạy đến xin tị nạn và đây là nơi ông đã tiết lộ sự lộng quyền của Bạc Hi Lai tại Trùng Khánh. Cuộc vượt thoát của Trần Quang Thành đến xin tị nạn tại Sứ quán Mỹ sẽ đào sâu thêm tính đa nghi và sự phẫn nộ trong một số giới chức; đối với một số người, rõ ràng là nhà tranh đấu khiếm thị này không thể nào chạy trốn nếu không có được một hậu thuẫn lớn hơn sự giúp đỡ của một nhóm bất đồng chính kiến chỉ đếm được trên đầu ngón tay. Thời điểm diễn ra vụ việc trông ngoạn mục đến nỗi phải kết luận rằng nó nằm trong một âm mưu bí mật, chuẩn bị lâu dài của Mỹ. Nếu kết hợp những “sự kiện” này với hành vi quyết đoán của Mỹ trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương, nhiều người có thái độ nghiêm túc ở Trung Quốc sẽ rút ra kết luận là Mỹ đang ra sức phá hoại nội tình Trung Quốc như Mỹ đã từng làm với Liên Xô trước đây. Hơn thế nữa, họ còn cho rằng chúng ta đã gần kề với sự thành công ở mức độ nguy hiểm – gần kề đến nỗi Trung Quốc cần phải chống lại mọi khuynh hướng khoan nhượng thêm nữa, rút lui thêm nữa, vì đây là một vấn đề sống chết của họ.

(That within a few months a leading Chinese official and a leading dissident should both have turned in extremis to American diplomats should, by the way, make Americans everywhere stand a little taller. We have somehow managed to acquire a reputation for honest dealing and political courage in China; it should be our goal to preserve that. There are times when it is appropriate to be proud of your country, and this is one of them.)

(Sự thể chỉ trong vòng vài tháng mà một viên chức cao cấp Trung Quốc và một nhà bất đồng chính kiến hàng đầu Trung Quốc đã phải dùng đến biện pháp cực đoan là tìm sự che chở của các nhà ngoại giao Mỹ, do đó, đã làm cho người Mỹ ở khắp mọi nơi có thể ngẫng đầu cao hơn một chút. Bằng cách này hay cách nọ, chúng ta đã có được tiếng thơm về cách ứng xử lương thiện và thái độ chính trị can đảm tại Trung Quốc; tiêu chí của chúng ta là phải duy trì thanh danh đó. Có nhiều khi, tự hào về đất nước mình là điều chính đáng, và đây là một trong những thời điểm đó).

These events tap into some deep wounds in Chinese historical memory, and fears of being ignored, humiliated and pushed around by a self-righteous and imperial West, never far beneath the surface in modern China, are flaring up. It’s worse because so recently China seemed to be riding so high; many people inside China believed all the hype about China’s rise and America’s decline as thoroughly as any group of European intellectuals, and the shock of realizing how wrong they were is severe.

Những vụ việc này đang đánh động những vết thương nằm sâu trong ký ức lịch sử của người Trung Hoa. Nỗi lo sợ bị coi thường, bị làm nhục và bị sai khiến bởi một phương Tây vừa tự cho mình nắm lẽ phải trong tay vừa có đầu óc đế quốc, một nỗi lo sợ không bao giờ chịu lắng sâu dưới bề mặt của một Trung Quốc hiện đại, đang lóe lên nhức nhối. Nhức nhối hơn nữa là vì mới gần đây thôi Trung Quốc có vẻ như ở thế thượng phong; nhiều người dân Trung Quốc đã tin tất cả những điều cường điệu về sự trỗi dậy của Trung Quốc và sự suy yếu của Mỹ, tin một cách triệt để như bất cứ nhóm trí thức châu Âu nào. Do đó cú sốc khi nhận ra mình đã sai lầm là rất nghiêm trọng.

Meanwhile, the strategy of China’s current leadership had been to use both the Bo Xilai affair and the painful blow back from China’s South China Sea adventure to deepen their hold on power and strengthen the country’s adherence to the path of reform at home, “peaceful rise” abroad. Wen Jiabao was using Bo’s fall as an opportunity to target the entire left-nationalist-populist bloc in Chinese politics and cement the power of the more modernizing, reformist wing of the ruling party. Bo’s fall allowed the political leadership to reassert its leadership over the military as well, as military leaders fell in line to fight against those in the army who favored Bo’s nostalgic, left-tinged nationalism.

Trong khi đó, chiến lược của giới lãnh đạo Trung Quốc hiện nay là sử dụng vụ Bạc Hi Lai và hậu quả gieo gió gặt bão rất đau đớn do hành động phiêu lưu của Trung Quốc trong Biển Nam Trung Hoa [Biển Đông] để nắm thêm quyền lực và củng cố sự tin tưởng của quốc gia vào đường lối cải tổ trong nước,  “vươn dậy hoà bình” đối với nước ngoài. Ôn Gia Bảo đã sử dụng sự sụp đổ của Bạc Hi Lai như một cơ hội để tấn công toàn khối dân túy-dân tộc chủ nghĩa-tả khuynh trong hệ thống chính trị Trung Quốc và để củng cố quyền lực cho cánh hiện đại hóa và cải cách mạnh dạn hơn trong đảng cầm quyền. Sự sụp đổ của Bạc Hi Lai cũng cho phép giới lãnh đạo chính trị tái xác quyết quyền lãnh đạo của mình đối với quân đội, trong khi các lãnh đạo quân sự bắt đầu đứng vào đội ngũ chống lại bất cứ kẻ nào trong quân đội vốn hậu thuẫn cho chủ nghĩa dân tộc tả khuynh luyến tiếc dĩ vãng của họ Bạc.

From a US perspective, that looked like a pretty good outcome. The Obama administration was ready to approach China with open hands, offering its newly strengthened reformist leadership an opportunity to move forward even as it applied some discreet pressure on issues like Iran and Syria where it hopes for more Chinese help.

Từ góc nhìn của Mỹ, điều này có vẻ là một kết quả khá tốt. Chính quyền Obama sẵn sàng chào đón Trung Quốc với hai bàn tay mở rộng, cống hiến giới lãnh đạo cải tổ vừa được củng cố một cơ hội để tiến lên thậm chí cả khi Mỹ áp dụng một ít sức ép kín đáo trên những vấn đề như Iran và Syria trong những trường hợp mà Mỹ hi vọng Trung Quốc có khả năng giúp đỡ nhiều hơn.

The Chen escape seriously complicates that strategy. From the standpoint of China’s leadership, the flight points to a degree of incompetence and laxity that is deeply humiliating to all concerned. How can a single blind man in poor health outwit the security establishment of the most powerful one party state on earth? How can a dissident under house arrest pop up in American hands on the eve of vital talks with the American Secretary of State?

Vụ trốn thoát của Trần Quang Thành làm phức tạp chiến lược này một cách nghiêm trọng. Từ quan điểm của giới lãnh đạo Trung Quốc, vụ này phơi bày một mức độ bất lực và lỏng lẻo gây nhục nhã sâu sắc cho mọi giới liên hệ. Bằng cách nào mà một người đơn độc khiếm thị thiếu sức khỏe có thể qua mặt mạng lưới an ninh của một nhà nước độc đảng mạnh nhất thế giới? Bằng cách nào mà một nhà bất đồng chính kiến bị quản chế tại nhà đột nhiên xuất hiện trong vòng tay che chở của người Mỹ ngay trước khi các cuộc đàm phán quan trọng với Ngoại trưởng Mỹ diễn ra?

And finally there is another shadow that will hang over Secretary Clinton in Beijing. Japan’s Prime Minister Noda will be meeting President Obama while Secretary Clinton is meeting the Chinese, and the Japanese and American leaders are expected to discuss enhanced security cooperation that would see Japanese troops training on US bases even as the island nation expands military ties, arms shipments and “strategic” aid throughout Asia. High on both President Obama’s and Prime Minister Noda’s to-do list: developing strategies to rein in China’s last remaining regional ally North Korea.

Và sau cùng còn có một bóng dáng khác sẽ chờn vờn trong tâm tư Ngoại trưởng Clinton tại Bắc Kinh. Thủ tướng Noda của Nhật Bản sẽ gặp Tổng thống Obama trong khi Ngoại trưởng Clinton đang gặp các lãnh đạo Trung Quốc. Hai nhà lãnh đạo Nhật và Mỹ chắc chắn sẽ bàn về gia tăng hợp tác an ninh với triển vọng là quân đội Nhật được phép huấn luyện trên các căn cứ Mỹ ngay cả trong khi đảo quốc này mở rộng các quan hệ quân sự, chuyên chở vũ khí và viện trợ “chiến lược” khắp châu Á. Chiếm ưu tiên cao trên chương trình làm việc của cả Tổng thống Obama lẫn Thủ tướng Noda là: phát triển các chiến lược để kềm hãm đồng minh còn lại cuối cùng của Trung Quốc trong khu vực châu Á, tức Bắc Hàn.

None of this suggests easy bargaining over the fate of Mr. Chen, nor does it make it any easier for the Chinese leadership to cooperate right now on other issues of mutual concern. The Obama administration cannot force Mr. Chen to walk out into Chinese custody without a serious loss of prestige and moral capital; the Chinese authorities cannot let him go without paying a high price.

Sự kiện này không cho thấy việc mặc cả về số phận Trần Quang Thành là dễ dàng, huống hồ đòi lãnh đạo Trung Quốc phải hợp tác tức khắc trên các vấn đề khác mà hai bên đều có quan tâm. Chính quyền Obama không thể buộc ông Trần Quang Thành phải rời Sứ quán Mỹ để trở lại tình trạng quản chế mà không bị mất uy tín nghiêm trọng, kể cả mất vốn liếng đạo lý của mình; nhà cầm quyền Trung Quốc không thể trả tự do cho họ Trần mà không trả một cái giá rất đắt.

When the Obama administration set out to check China last year, it did not intend to corner or contain it. But America is a bit stronger and China somewhat weaker and more fragile than most people thought, and our policies have succeeded perhaps a bit more than we might have liked.

Khi Chính quyền Obama bắt đâu kềm chế Trung Quốc vào năm ngoái, Mỹ không có ý định đưa Trung Quốc vào thế chân tường hay bao vây ngăn chặn Trung Quốc. Nhưng hiện nay Mỹ đã mạnh thêm một chút và Trung Quốc có phần yếu thế và bất ổn hơn mọi người đã tưởng trước đây, và các chính sách của chúng ta đã thành công có lẽ nhiều hơn chúng ta mong muốn một chút.

Kurt Campbell, Clinton’s chief Asia deputy, flew quietly to Beijing to try to prevent the Chen question from spoiling the summit; no doubt he and Secretary Clinton will have to talk fast and talk well to provide their hosts with some reassurance that the US genuinely does want reasonable and respectful relations with Beijing.

Kurt Campbell, phụ tá chính của Bà Clinton về tình hình châu Á, đã lặng lẽ bay đến Bắc Kinh nhằm cố gắng ngăn chặn vấn đề Trần Quang Thành làm hỏng cuộc họp thương đỉnh; rõ ràng là Ông Campell và Ngoại trưởng Clinton sẽ phải đàm phán nhanh và đàm phán giỏi để trấn an nước chủ nhà phần nào rằng Mỹ thực tâm muốn xây đắp quan hệ hợp lý và trân trọng với Bắc Kinh.

What we all seem to be learning in Asia is that events have a logic and a pace of their own. America can set a policy in motion, but we can’t control or fine tune the consequences of our policies as they ripple out across the world. Many conversations with US officials in this and in prior administrations have left me convinced that the US is not trying to contain China the way we once contained the Soviet Union. While virtually all Americans at senior levels believe that over time economic progress will lead to political change in China, this is because most Americans are hardwired to think in those terms and this whiggish faith in the historical process is not a statement of policy or intent.

Cái điều mà tất cả chúng ta có vẻ đang học được tại châu Á là, các biến cố đi theo một lôgic và nhịp độ riêng của chúng nó. Hoa Kỳ có thể khởi động một chính sách, nhưng chúng ta không thể kiểm soát hay điều chỉnh hậu quả  các chính sách của chúng ta khi những hậu quả này lan toả khắp thế giới. Nhiều cuộc trao đổi với các quan chức Mỹ trong chính quyền Obama hay các chính quyền trước đây giúp tôi tin rằng Mỹ không có ý định bao vây ngăn chặn Trung Quốc như chúng ta từng bao vây ngăn chặn Liên Xô trước đây. Mặc dù gần như tất cả các viên chức Mỹ cấp cao tin tưởng rằng về lâu về dài tiến bộ kinh tế sẽ dẫn đến thay đổi chính trị tại Trung Quốc, sở dĩ như vậy là vì đại đa số người Mỹ được lập trình để suy nghĩ theo chiều hướng này, nhưng niềm tin đặt vào sự tiến bộ tất yếu trong tiến trình lịch sử không phải là một tuyên bố chính sách hay là một ý định.

Leading Americans in both parties generally hope for a peaceful and gradual reform process rather than violent conflict in China; they do not want to dismember or impoverish China and they would not welcome its disintegration. Nor do Americans see the evolution of a future Asian security order in zero-sum terms. The United States wants to prevent Chinese domination of Asia but we do not want to dominate the region ourselves.

Các chính trị gia hàng đầu của Mỹ trong cả hai đảng [Cộng hòa và Dân chủ] thường hi vọng về một sự cải tổ hoà bình và tuần tự hơn là một tình trạng xung đột bạo động tại Trung Quốc; họ không muốn chia năm xẻ bảy hay bần cùng hoá Trung Quốc và nhất định họ không vui mừng trước sự tan rã của nó. Người Mỹ cũng không nhận thấy diễn biến của một trật tự an ninh châu Á tương lai theo ý nghĩa “bên lở bên bồi”, bên này được thì bên kia phải mất. Hoa Kỳ muốn ngăn chặn việc Trung Quốc thống trị châu Á nhưng bản thân chúng ta không muốn khống chế khu vực này.


Many Chinese, I have found on my visits there, have a much darker view of our intentions, and see the US and China entangled in a zero sum battle for dominance which only one side can win. For now, it appears that the US, surprisingly to some Chinese analysts, is winning that contest. We should not expect Chinese hard liners to accept that situation with calm and resignation, even if their present options are limited.

Trong những chuyến viếng thăm Trung Quốc, tôi nhận thấy nhiều người dân bản xứ có một cái nhìn bi quan hơn nhiều về ý định của chúng ta: họ thấy Mỹ và Trung Quốc vật lộn nhau trong một trận chiến một mất một còn, để chỉ có một bên giành trọn quyền thống trị. Tạm thời, lạ thay trước mắt một số nhà nghiên cứu Trung Quốc, Mỹ đang giành được phần thắng trong cuộc đọ sức này. Chúng ta không nên trông đợi phe cứng rắn Trung Quốc chấp nhận tình hình này bằng một thái độ thanh thản và cam chịu, cho dù sự lựa chọn của họ hiện nay là rất hạn chế.

Secretary Clinton will be flying from China on to India by way of Bangladesh. With Japan’ Noda in Washington and Clinton in New Delhi, the view from Beijing is likely to remain dark. Additional irritating events are sure to occur. It is in the interest of smaller powers like Vietnam and the Philippines to exploit their new support from Washington for what they can; this will make them more assertive in the South China Sea and new incidents will likely occur that confront the Chinese government with an unpalatable choice between looking weak or enduring a crisis. The question of US arms sales to Taiwan will no doubt come up. North Korea can be expected to misbehave. More actions by more dissidents at home will agitate domestic opinion and affect China’s standing abroad. The global economic uncertainties will force China’s hand on economic policy in ways that may complicate its relations with trading partners, including the US. During the interminable US election campaign now already under way, the two candidates and their surrogates will compete to sound tough about China on trade, security and humanitarian issues.

Ngoại trưởng Clinton sẽ bay từ Trung Quốc sang Ấn Độ qua ngã Bangladesh. Với Thủ tướng Noda của Nhật Bản có mặt tạiWashington và Ngoại trưởng Clinton có mặt tại New Delhi, quan điểm của Beijing rất có thể vẫn còn âm u. Thêm nhiều biến cố làm gai mắt Bắc Kinh chắc chắn sẽ diễn ra. Vì lợi ích quốc gia, những tiểu cường như Việt Nam và Philippines sẽ khai thác sự hậu thuẫn mới mẻ mà họ nhận đưọc từ Washington để giành lấy những gì mà họ có thể; điều này làm cho họ trở nên quyết đoán hơn trong Biển Nam Trung Hoa [Biển Đông] và thêm nhiều vụ việc khác có thể diễn ra, đặt Trung Quốc trước một lựa chọn cay đắng: hoặc trông nhu nhược hoặc phải đương đầu một cuộc khủng hoảng. Vấn đề liên quan thương vụ vũ khí Mỹ bán cho Đài Loan chắc chắn sẽ cộm lên. Sẽ có thêm nhiều hành động của nhiều nhà bất đồng chính kiến Trung Quốc gây kích động cho dư luận trong nước và ảnh hưởng đến thế đứng của Trung Quốc ở nước ngoài. Những bất ổn kinh tế toàn cầu sẽ ép buộc bàn tay của Trung Quốc trong chính sách kinh tế trong những cách thế làm phức tạp quan hệ của Trung Quốc với các đối tác thương mại, kể cả Mỹ. Trong cuộc tranh cử Tổng thống dài lê thê đang diễn ra tại Mỹ, hai ứng viên và đại diện của họ sẽ tranh nhau tuyên bố cứng rắn về Trung Quốc trên các vấn đề thương mại, an ninh và nhân đạo.

America’s new stance in Asia is real and it won’t be changing soon. The consequences of that shift for Asian politics and for US-China relations are complex and won’t be fully understood for some time. But this is a murky and even a dangerous time; we wish Secretary Clinton every possible success as she attempts to build bridges between two very different political cultures and world views.
Lập trường mới của Mỹ tại châu Á là có thực và nó sẽ không thay đổi một sớm một chiều. Hậu quả của sự chuyển hướng chiến lược này đối với chính trị châu Á và đối với quan hệ Mỹ-Trung là phức tạp và không dễ gì nắm bắt đầy đủ trong một thời gian ngắn. Nhưng đây là một thời điểm tranh sáng trang tối và thậm chí nguy hiểm; chúng ta nên chúc Ngoại trưởng Clinton mọi thành công có thể có được khi bà ra sức xây dựng những chiếc cầu cảm thông giữa hai nền văn hóa chính trị và thế giới quan rất khác nhau.


Translated by Trần Ngọc Cư

Walter Russell Mead is the James Clark Chase Professor of Foreign Affairs and Humanities at Bard College and Editor-at-Large of The American Interest. From 1997 to 2010, Mr. Mead was a fellow at the Council on Foreign Relations, serving as the Henry A. Kissinger Senior Fellow for U.S. Foreign Policy from 2003 until his departure. Until 2011, he was also a Brady-Johnson Distinguished Fellow in Grand Strategy at Yale, where he had taught in the Yale International Security Studies Program since 2008.
Walter Russell Mead là Giáo sư về Đối Ngoại và Nhân văn tại đại học Bard College và biên tập viên về các vấn dề quốc tế của The American Interest. Từ năm 1997 đến 2010, ông là một nhà nghiên cứu tại Hội đồng Quan hệ đối ngoại, là nghiên cứu sinh cao cấp về chính sách đối ngoại của Mỹ từ năm 2003 cho đến khi ra đi. Ông cũng là một thành viên xuất sắc của Brady-Johnson cho đến năm 2011 vê Đại Chiến lược tại đại học Yale, nơi ông đã giảng dạy trong khuôn khổ chương trình nghiên cứu an ninh quốc tế của đại học Yale từ năm 2008.

No comments:

Post a Comment

your comment - ý kiến của bạn